Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở

doc 48 trang thienle22 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_khoa_ngu_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở

  1. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" MÃ SKKN (Dùng cho HĐ chấm của Sở) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực: Ngữ văn NĂM HỌC 2014 - 2015 Trang 1/48
  2. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do đề tài. Môn Ngữ văn là một bộ môn có đặc trưng riêng khác với các môn văn hóa khác. Một mặt đòi hỏi sự thông minh, tư duy logic, cách lập luận khoa học mặt khác đòi hỏi khả năng cảm thụ và xúc cảm tinh tế có tính cá nhân. Để đạt được điều này, yêu cầu học sinh đặc biệt là khối trung học cơ sở, các em đang độ tuổi từ 11 đến 15, lứa tuổi mà sự định hình về cá tính và sự hiểu biết chưa thực sự ổn định, phải có vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về tác phẩm. Và đặc biệt là phải có một tâm hồn nhạy cảm để trước những vấn đề của cuộc sống, của Văn học các em phải biết cảm nhận, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của những vấn đề đó. Vậy để có thể đạt được những điều kiện trên, theo tôi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học ( Nếu có thể được cần tồn tại song song hai hoạt động này trong quá trình dạy học) nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ và tăng cường năng lực cảm thụ , kĩ năng diễn đạt và khả năng tư duy cho học sinh. Hơn nữa điều quan trọng là bồi dưỡng cho các em vốn sống, có tâm hồn và tình cảm tốt đẹp. Bởi thế, trong các giờ chính khóa, người giáo viên phải hướng dẫn các em cách tìm tòi, cách cảm nhận nội dung tác phẩm một cách sáng tạo , chủ động bằng các câu hỏi có chọn lọc trong phần hướng dẫn soạn bài, tìm hiểu bài để cung cấp cho các em kiến thức, sự hiểu biết về tác phẩm , về con người , về thực tế cuộc sống. Hơn nữa môn Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội , chính vì vậy nó rất được coi trọng trong nhà trường phổ thông. Nó còn là môn học công cụ để học tập các môn học khác. Song thực tế học sinh lại rất ngại học văn vì nó khó, nó trừu tượng, vì theo học môn học này cơ hội việc làm của các em sau này cũng kho khăn Cho nên việc dạy văn để học sinh ham thích là điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có niềm say mê đối với văn chương nghệ thuật để có thể khơi gợi ở các em niềm yêu thích, hứng thú với môn học. Mà để có thể làm được điều này giáo viên bên cạnh việc chú trọng tới những giờ dạy chính khóa trên lớp thì rất cần phải tổ chức những tiết học, những buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn để cho các em có cơ hội phát huy năng khiếu, sở trường của mình về việc tổ chức, thiết kế những hoạt động ngoại khóa bổ ích để từ đó hình thành tình yêu với môn học. Trang 2/48
  3. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Bên cạnh những yêu cầu cơ bản đối với một giờ học chính khóa, để tăng cường năng lực cảm thụ, sự say mê môn học, môt trong những hoạt động theo tôi là cần thiết đó là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học cho học sinh. Hoạt động này có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau như: -Tổ chức tham quan dã ngoại -Tổ chức xem biểu diễn kịch hoặc phim, chèo,tuồng -Nghe các nhà văn, nhà thơ nói chuyện -Tập sáng tác -Tập tìm hiểu qua sách báo,tài liệu -Tập trình bày một vấn đề .Nhìn chung hoạt động ngoại khóa là phong phú song trong những điều kiện cụ thể của nhà trường và yêu cầu của môn học, việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh về bộ môn Ngữ văn trong nhà trường thường bị coi nhẹ, bởi lẽ chỉ chú trọng phần dạy học các tiết chính khóa, còn các tiết thực hành văn học như luyện nói, tập làm thơ, chương trình địa phương, hoặc những hoạt động ngoại khóa ít khi được để ý tới. Chính vì thế mà học sinh thường máy móc và khô khan trong cách diễn đạt, sự hiểu biết còn thụ động, vốn sống và vốn hiểu biết còn quá ít ỏi. Thấy rõ được những hạn chế trên nhằm tăng cường bồi dưỡng năng lực cảm thụ, lòng say mê môn học cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở. Trăn trở trước điều này tôi đã suy nghĩ và cố gắng tìm ra những hình thức ngoại khóa phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo ra những hiệu quả nhất định trong việc tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết và năng lực cảm thụ văn học, khả năng diễn đạt của học sinh. Mặc dầu chỉ là những việc làm chưa thật hệ thống còn có nhiều khiến khuyết nhưng sau đây tôi cũng xin mạnh dạn được trình bày tóm tắt những hoạt động mà tôi đã tiến hành ở từng năm học ( Từ lớp 6 đến lớp 9- khối trung học cơ sở ) và rất mong được các cấp chỉ đạo , các bạn đồng nghiệp góp ý trao đổi để cùng rút kinh nghiệm qua đề tài: “ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở.” II.Mục đích của đề tài - Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn là cầu nối giữa kiến thức của môn học với kiến thức các môn học khác và kiến thức đới sống thực tế qua đó giúp các em làm giàu có thêm vốn kiến thức của bản thân. - Từ thực tế trong các tiết dạy học Ngữ văn trên lớp và các tiết, các buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn ta thấy học sinh rất hào hứng với các hoạt động Trang 3/48
  4. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" ngoại khóa lí thú bổ ích để từ đó kiến thức của môn học vốn nặng nề, trừu tượng đi vào đầu các em một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. -Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành lựa chọn nhiều văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn rất phong phú ; được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp nên nó kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc kết nối kiến thức đời sống và kiến thức bộ môn khi giảng dạy Ngữ văn. Và cũng rất thuận cho giáo viên khi thiết kế các hoạt động ngoại khóa. Nhưng trên thực tế việc thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn là không dễ bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau như: chuẩn bị rất mất nhiều thời gian và công sức, việc tổ chức thực hiện cần sự hỗ trợ của nhiều bộ phận Chính bởi vậy nên trong đề tài này mục đích của tôi là trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp những kinh nghiệm thực hiện các hoạt động ngoại khóa một cách đơn giản, hiệu quả ít tốn kém mà hiệu quả không hề nhỏ chút nào. Có thế nói việc tổ chức và đổi mới tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn thực chất là để đem đến hiệu quả tối ưu cho việc giảng dạy môn học và nó cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục dạy học ở trương Trung học cơ sở mà tôi đã và đang thực hiện tại trường tôi. III. Phạm vi đề tài - Đề tài được áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở ( các khối lớp từ 6-9) - Thời gian nghiên cứu: Trong bốn năm qua tôi được phân giảng dạy và theo lớp 6A(Năm học:2011-2012) và nay là lớp 9A(Năm học:2014-2015); cá nhân tôi đã áp dụng những hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn cho các em trong suốt bốn năm qua nên trong năm học này tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm đề cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hoạt động để thực hiện ngoại khóa Ngữ văn ở trường THCS. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu như tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đặc biệt là thực tế giảng dạy Ngữ văn của bản thân đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình tổ chức và hướng dẫn các em tổ chức ngoại khóa. Trang 4/48
  5. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lý luận 1. Hoạt động ngoại khóa là gì? Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục- Đào tạo cùng với Khoa học Công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong mục tiêu giáo dục, điều 2, Luật Giáo dục viết: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bỗi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Nói về giáo dục toàn diện, Rabowle (1494-1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kì Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “ Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ ngoài việc học ở trường, ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng,tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.” Còn Makarenco- nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỉ XX cũng đã nói: “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lơp.” Tất cả các quan điểm trên thực chất đều muốn nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động ngoại khóa trong giáo dục. Và thực tế nền giáo dục của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khóa có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu nhằm củng cố khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp; mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn Hoạt động giáo dục ngoại khóa giúp học sinh biết vận dụng những tri thức Trang 5/48
  6. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa, những thói quen trong học tập, lao động, kĩ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá,hòa nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Vây: Hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. 2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học Ngữ văn. Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói riêng, dạy học đối với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải nuôi dưỡng, phát triển hứng thú của các em đối với môn học. Đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, việc bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với việc học Văn được thực hiện trước tiên thông qua các hoạt động chính khóa trên lớp, nhưng do những đặc trưng của bộ môn, các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức , chuẩn bị hành trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ học lý thuyết suông trên lớp mà không thực hành thí nghiệm thì các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học khó mang lại cho người học điều bổ ích, thiết thực. Đối với môn Ngữ văn thực hành lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ đây là môn học giữ vị trí quan trọng; môn Ngữ văn không chỉ là mục đích ( dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của văn chương nghệ thuật) mà còn là phương tiện (rèn cho học sinh nói, viết hàng ngày) hay nói cách khác nó còn là môn học công cụ để học tập các môn học khác. Nói và viết có đúng cách, diễn đạt có rõ ràng mạch lạc thì người nghe, người đọc mới hiểu được ý của mình có như vậy mục đích giáo tiếp mới thực hiện được. Mà ở đó hoạt động ngoại khóa là phương thức thực hành hữu hiệu, thiết thực nhất của môn Ngữ văn. Đối với môn Ngữ văn hoạt động ngoại khóa cụ thể có những vai trò sau: - Tằng cường tính thực hành, học sinh luôn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói. Trang 6/48
  7. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, giúp học sinh ham thích Văn học, yêu văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người. - Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng,viết đúng tiếng Việt. - Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, yêu thiên nhiên góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực của Văn học. - Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư duy, năng lực khái quát. - Đưa lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống. - Thông qua các hoạt động ngoại khóa để củng cố thêm những kiến thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống. Môn Ngữ văn mang một đặc thù riêng nên sinh hoạt ngoại khóa giữ một vị trí không kém phần quan trọng trong dạy học Ngữ văn của chúng ta trong nhà trường. Nếu công tác ngoại khóa được coi trọng thì không những chúng ta khắc sâu, bổ sung kiến thức mà còn tạo niềm say mê, thắp lên cái chất men say đối với văn chương cho các em. Nếu chúng ta làm tốt công tác ngoại khóa thì hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn chắc chắn sẽ được nâng lên rõ rệt. II/ Cơ sở thực tiễn 1.Sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động Ngữ văn. Ngoại khóa Ngữ văn đem lại nhiều lợi ích là điều không có gì phủ nhận được. Và những hoạt động này cần thiết được tổ chức một cách đại trà trong nhà trường phổ thông bởi những lí do sau: - Ngoại khóa góp phần làm sáng rõ những vấn đề về đặc trưng thể loại. Ví dụ khi dạy Chèo “Quan Âm Thị Kính” để học sinh dễ dàng nắm bắt được cái cốt của vở chèo gắn với những đặc điểm diễn xướng dân gian thì không gì hiệu quả bằng cách tổ chức cho học sinh xem vở diễn hoặc cho học sinh trong lớp tập diễn những trích đoạn của vở chèo. - Ngoại khóa Ngữ văn cho phép chúng ta khai thác tác phẩm văn học ở nhiều góc độ, thỏa mãn nhu cầu làm “sống lại” tác phẩm văn học. - Ngoại khóa Ngữ văn cho phép người day khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng, đào sâu những nội dung quan trọng. - Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp học sinh thực hành những kiến thức tiếng Việt đã học, rèn kĩ năng giáo tiếp ứng xử, rèn luyện cả tư duy thông qua ngôn ngữ Trang 7/48
  8. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp các em được rèn luyện kĩ năng viết văn, nuôi dưỡng niềm đam mê văn học, khơi gợi phát hiện những cây bút trẻ thơ 2.Thực trạng hoạt động ngoại khóa Ngữ văn a. Thưc trạng chung Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng là điều không ai có thể phủ nhận được. Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông ,hoạt động ngoại khóa Ngữ văn được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là hoạt động phụ. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lâu nay nó vẫn được coi là hoạt động gải trí và thường được tổ chức dưới hình thức một chương trình văn nghệ thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về nội dung . Nhiều giáo viên thậm chí còn không chú trọng, lưu tâm về vấn đề này mặc dù hiểu rất rõ ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa hoặc có thực hiện thì cũng còn rất mờ nhạt như đan cài vào chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với công tác chủ nhiệm hoặc kết hợp với Nếp sống văn minh thanh lịch. Nếu có chăng thì thực hiện dưới dạng giao bài tập làm dưới dạng bài thực hành, sưu tầm, tổ chức chơi trò chơi, đóng những hoạt cảnh nhỏ gắn với các tác phẩm trong chương trình Chính bởi lẽ đó nên hiệu quả của nó chưa cao. Đã đến lúc chúng ta cần phải xác định cho đúng và trả lại vị trí xứng đáng cho hoạt động Ngữ văn ở trường phổ thông để nhằm từng bước nâng cao hiệu quả dạy học của bộ môn này. b. Thực trạng chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn tai trường tôi đang công tác. Xuất phát từ mục tiêu chung của cấp học đã xác định rất rõ tầm quan trọng của môn Ngữ văn, môn học này không chỉ có ý nghĩa về việc trang bị kiến thức, kĩ năng, thái độ như bất cứ một môn học khác trong nhà trường mà nó còn có vai trò đặc biệt trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người như Macxim Gorki từng nói: “ Văn học là nhân học”. Song thực tế giảng dạy bộ môn tại các nhà trường vẫn còn rất nhiều khó khăn vì nhiều những lí do khác nhau cả về phía khách quan và chủ quan mang lại. Đặc biệt ở trường tôi là một ngôi trường nhỏ, nằm sâu trong ngõ với một địa bàn khó khăn , phức tạp, trình độ dân trí của người dân còn thấp cho nên họ rất ít quan tâm tới việc học tập của con em. Rồi áp lực thi hai bộ môn: Ngữ văn – Toán vào THPT càng đè nặng lên tâm lí của mỗi người giáo viên đứng lớp giảng dạy môn học này. Cá nhân tôi cũng luôn day dứt làm thế nào để học sinh của mình học tốt hơn, làm thế nào để kết quả thi vào 10 của học sinh trường mình được cải thiện. Rõ ràng ở đó là vai trò là trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Vẫn biết là đầu vào tuyển sinh của trường còn thấp cũng là một hạn chế đáng kể. Cho nên người giáo viên Trang 8/48
  9. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" muốn thu hút học sinh vào mỗi giờ học thì không còn cách nào khác là phải tạo cho các em niềm hứng thú với môn học. Mà để tạo hứng thú thì tạo bằng cách nào? Có rất nhiều con đường nhưng một trong những cách là làm sao để mỗi học sinh không cảm thấy sợ, không cảm thấy nặng nề khi học. Chính bởi lẽ đó nên cần phải tạo cho các em có những giờ học sôi nổi, sinh động, linh hoạt tránh sự gò bó. Người giáo viên phải biết tôn trọng các em để mỗi em có những cơ hội nói ra những điều mình nghĩ , mình hiểu và mình cảm và sau đó giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em để có thể đưa ra được những biện pháp hữu hiệu lôi cuốn các em vào bài học. Trên thực tế học sinh cấp THCS phần lớn đang trong độ tuổi từ 12-16 nên các em rất ưa thích hoạt động, rất hứng khởi với các trò chơi và vô cùng hào hứng với những công việc khám phá thể hiện năng lực của bản thân nên những hoạt động ngoại khóa khiến cho các em đều vô cùng yêu thích và khi đó các em sẽ rất say mê với những gì giáo viên nói và hướng dẫn các em. Yêu cầu đặt ra với giáo viên Ngữ văn ở đây mà tôi nhận ra là cần tổ chức kết hợp các hoạt động ngoại khóa và chính khóa một cách hiệu quả để từng bước nâng cao chất lượng môn học. III/ Các giải pháp Xuất phát từ những nhận thức trên, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường nên Tổ bộ môn và cá nhân tôi đã cố gắng xây dưng những chương trình ngoại khóa Ngữ văn cho học sinh trong khối lớp mình dạy và nhân rộng ra toàn trường. Và tôi cũng mạnh dạn đưa ra những công việc mình đã và đang làm để cùng trao đổi với các đồng nghiệp. Không nên hiểu một cách đơn thuần hoạt động ngoại khóa là tổ chức một chương trình để học sinh trình diễn các hoạt đông cảm thụ văn chương hay nhưng trò chơi xoay quanh các nội dung đã học mà cần hiểu hoạt đông ngoại khóa là những gì không diễn ra trên lớp nhưng lại gắn kết với nội dung học mà người giáo viên có thể hướng dẫn các em làm dưới nhiều hình thức khác nhau. Và quan trọng hơn là dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh làm được những gì, học được những gì qua các hoạt động ngoại khóa đó. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể những điều mình đã làm và minh họa cụ thể bằng một số hoạt động cụ thể trong chương trình ngoại khóa Ngữ văn ở cấp THCS. 1. Các công việc chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa 1.1.Phân loại học sinh: Đây là công việc quan trọng , cần phải thực hiện ngay từ lớp 6. Bởi lẽ hoạt động ngoại khóa đòi hỏi cần có khâu tổ chức, có chương trình, có kế hoạch phải tập hợp được những kiến thức tổng hợp. Công việc tưởng đơn giản nhưng lại rất Trang 9/48
  10. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" phức tạp bởi vậy người giáo viên phải biết chọn ra những em học sinh có năng lực tu duy, biết tự chủ trong việc diễn đạt để làm nòng cốt cho mọi hoạt động, phải tập hợp được kiến thức, có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, sôi nổi và đặc biệt là phải tự chủ trong khâu tổ chức để có thể hỗ trợ với giáo viên bộ môn làm cho hoạt động ngoại khóa thêm phong phú sinh động. Để thực hiện được việc làm trên, tôi dùng một hệ thống bài tập ngắn, để các em suy nghĩ có thể tự trả lời bằng lời văn hoặc tranh minh họa. Điều quan trọng là giáo viên phải coi trọng ý kiến của các em , sáng suốt chọn ra những em có khả năng diễn đạt của mình một cách tự chủ đúng yêu cầu , có lối diễn đạt riêng, không bị lệ thuộc vào bất cứ một tài liệu hướng dẫn nào. Hoặc đưa ra những tình huống trong thực tế để em nêu hướng xử lí và cách giải quyết tình huống đó như thế nào ? Từ đó có thể đánh giá sự tinh tế, sự linh hoạt và tính cá nhân của em đó ra sao? Tất nhiên mới 12 tuổi để các em có được một cách giải quyết như người lớn là rất khó. Nhưng điều quan trọng là người giáo viên phải nhạy cảm , đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó, tôi phân loại các em thành ba đổi tượng: - Những em có kiến thức , có sự hiểu biết về mọi lĩnh vực văn học, xã hội, hội họa - Những em có khả năng tư duy tốt , có thể trình bày những vấn đề bằng văn nói, văn viết một cách sâu sắc, tự chủ. - Những em có khả năng trong khâu tổ chức, nhanh nhẹn, hoạt bát, hóm hỉnh, năng động. Rồi lấy những em đó chia thành những tổ, mỗi tổ đảm nhận một công việc - Khâu biên tập - Khâu trình bày minh họa - Khâu đạo diễn, dàn dựng - Khâu tổ chức, kế hoạch Có những hạt nhân nòng cốt trên, tôi hướng dẫn các em làm việc theo nội dung chương trình của từng năm học. Mục đích là để rèn luyện và nâng dần kĩ năng cảm thụ văn học cho các em 1.2 Lựa chọn hình thức ngoại khóa Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi sáng tạo, phải nắm được đặc điểm tâm lí, khả năng của học sinh cũng như nội dung chương trình học tập. Từ đó chọn được hình thức ngoại khóa phù hợp. Các hình thức ngoại khóa đó có thể áp dụng ở mỗi năm học một cách khác nhau. Trang 10/48
  11. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 1.2.1. Hình thức ngoại khóa diễn kịch cho học sinh lớp 6: Các em mới từ cấp I lên, chủ yếu ở độ tuổi 12, đặc điểm tâm lí còn ngây thơ, hồn nhiên, sự hiểu biết nghiêng về trực quan nhiều hơn tư duy logic. Và phần văn học các em được trong chương trình phần lớn là mảng văn học dân gian với những thể loại của phân môn Tập làm văn là tự sự và miêu tả Tôi hướng dẫn các em chuyển thể từ tác phẩm truyện sang hoạt cảnh ngắn rồi sử dụng những tiết thực hành văn học để các em trình bày những hoạt cảnh của mình. Để các em không bị lúng túng trong khâu chuyển từ nội dung truyện sang kịch bản, tôi hướng dẫn các em lấy những truyện có kết cấu đơn giản và có dung lượng ngắn để khi chuyển thành kịch bản dễ hơn VD: “Thầy bói xem voi”, “Chân Tay Tai Mắt Miệng” Còn những truyện khó chuyển thành kịch bản , tôi hướng dẫn các em chuyển thể trích đoạn. Ví dụ: Truyện “Con rồng cháu tiên” tôi chỉ cho các em diễn hoạt cảnh cuộc chia tay đầy nước mắt của Lạc Long Quân và Âu Cơ; cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh Bên cạnh đó , để các em có kiến thức về kĩ năng dàn dựng trang phục, đạo cụ và khả năng diễn xuất, tôi cho các em tham khảo từ tranh ảnh , băng hình rồi quy định số thời gian của một hoạt cảnh , các em tự chọn diễn viên , tự tập luyện , tự hóa trang rồi trình diễn. Với hình thức ngoại khóa này, các em thường rất thích thú, nắm chắc tác phẩm và trên cơ sở đó khi tôi cho các em làm các đề bài tập làm văn kể chuyện sáng tạo các truyện dân gian hoặc nêu cảm nhận của em về một chi tiết, một sự việc trong truyện các em đều thực hiện rất tốt. Bên cạnh hình thức ngoại khóa, để giúp các em tích lũy thêm vốn sống, vốn hiểu biết, khả năng suy luận một vấn đề , tôi đã thành lập “ Tổ phóng viên nhỏ”, lấy lực lượng nòng cốt là những em học giỏi văn, chăm học, ham học hỏi và những em có năng khiếu hội họa để các em sưu tầm những mẩu truyện vui cười, tập sáng tác những bài báo ngắn, những tin tức cập nhật trong tháng của tập thể lớp rồi lựa chọn , tập hợp thành những số báo phát hành trong toàn lớp, hay báo tường, tập san ở trường . Với hình thức này, tôi đã cho các em làm quen với kĩ năng viết văn , luyện các em sức sáng tạo và khả năng khái quát một vấn đề nào đó. 1.2.2 Hình thức ngoại khóa sinh hoạt câu lạc bộ văn học cho học sinh lớp 7 Phần lớn chương trình các em học từ lớp 6 đến lớp 7 vẫn là mảng văn học dân gian như là cac dao, tục ngữ và thơ trữ tình Trung đại và hiện đại với các thể loại Tập làm văn là : biểu cảm,nghị luận Suy nghĩ, cân nhắc tôi quyết Trang 11/48
  12. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" định chuyển hình thức ngoại khóa từ “ Tổ phóng viên nhỏ” thành “Câu lạc bộ văn học” với lực lượng tham gia đông hơn, bao gồm tất cả những thành viên trong lớp nhưng vẫn lấy lực lượng chính là các em học sinh giỏi trong ban biên tập. Để các em trong ban biên tập có thể hoạt động tốt tôi hướng dẫn các em kĩ năng viết. Sau đó tôi nêu đề tài : + Viết về gia đình , nhà trường như: bạn bè, thầy cô, cha mẹ, anh chị em - những người thân yêu, gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra tôi còn nêu them một số đề tài : + Viết về anh bộ đội + Viết về phòng chống tệ nạn xã hội + Viết về những trẻ em nghèo lang thang, không nơi nương tựa. Sở dĩ tôi nêu những đề tài có tính thực tế trên là vì tôi muốn tìm hiểu xem trước tệ nạn xã hội hay tệ nạn ma túy học đường – một vấn đề thời sự nóng hỏi đang được tất cả mọi người quan tâm, các em đã nhận thức nó như thế nào ? Cảm nhận và có cách giải quyết riêng ra sao ? Hay vượt qua pham vi gia đình, nhà trường, tôi yêu cầu viết về anh bộ đội, về các chú thương bện binh, viết về những đứa trẻ lang thang để xem tình cảm và ý thức trách nhiệm của các em với những trong cộng đồng của mình như thế nào? Sau đó quy định số câu, số từ, các em suy nghĩ có thể chọn hình thức thể hiện như: truyện kể, thơ, vè Giáo viên hướng dẫn ban biên tập thành một tuyển tập truyện với nhan đề “ Truyện ngắn lớp tôi”. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em tập làm thơ với những thể thơ dễ như thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ lục bát Trong đó những truyện ngắn những bài thơ được tập thể bình chọn hay nhất là - Một kỉ niệm đáng ghi nhớ của tôi - Đêm giao thừa của cô bé mồ côi - Kịch bản: “Thầy bói xem voi”. - Tiểu phẩm: “ Thị Mẹt mất gà” - Cô ốm - Vè hoa Với tập truyện ngắn này, tôi đã luyện tập cho các em nắm vững thể loại tự sự, biết tập làm thơ Từ đó bỗi dưỡng các em khả năng tư duy, cách lựa chọn sắp xếp tình tiết và khả năng khái quát vấn đề. Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho các em. Trang 12/48
  13. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 1.2.3 Hình thức ngoại khóa bồi dưỡng chuyên đề cho học sinh lớp 8 và 9 Vẫn dưới hình thức câu lạc bộ văn học, qua nghiên cứu chương trình và lứa tuổi của các em tôi đã chủ trương thay đổi hình thức hoạt động cho phù hợp nhằm nâng cao kĩ năng tư duy và khẳ năng trình bày những vấn đề văn học bằng những hoạt động có tính chất chuyên sâu hơn. Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 8 có mảng văn học hiện thực với các tác giả: Ngô Tất Tố, Nam Cao tôi suy nghĩ chọn ra những vấn đề để các em cùng suy nghĩ và viết cảm nhận như: “Số phận người nông dân Việt Nam trước cánh mạng tháng Tám”. Cái hay của đề bài này là các đề này là giúp các em biết làm dạng bài tổng hợp vấn đề, biết so sánh giữa các tác phẩm cùng viết về đề tài người nông dân những mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận ở các góc cạnh khác nhau. Hay trong chương trình Ngữ văn 9 có học về “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương” tôi giao cho các em cùng viết về đề tài: “Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến” Đặc biệt ở chương trình lớp 8 các em còn học những thể loại văn nghị luận cổ như: Cáo, Hịch, Chiếu, Tấu mà việc tiếp cận những văn bản này không hề đơn giản bởi học các tác phẩm này đã khó và việc cảm thụ nó còn khó hơn rất nhiều vì đây đều là những văn bản cổ chứa nhiều điển tích, điền cố , những từ ngữ cổ xưa nên rất xa lạ với các em Mà muốn cảm nhận được những tác phẩm điều quan trọng là phải hiểu được nội dung tác phẩm đó nói gì? Phải nắm được bối cảnh xã hội , hoàn cảnh ra đời của những tác phẩm văn học và hiểu cuộc đời của các tác giả đó. Phải tìm được mối liên hệ giữa tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. Xuất phát từ động cơ đó tôi đã tổ chức những buổi diễn đàn văn học để các em có cơ hội trình bày những nội dung mà các em tự sưu tầm được về các tác phẩm như: - Trình bày các kiến thức về tiểu sử, về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Ví dụ như khi trình bày về tác giả Trần Quốc Tuấn với hoàn cảnh ra đời của “Hịch tướng sĩ”, học sinh trình bày những điều ngoài SGK như mối hiềm kích giữa cha Trần Quốc Tuấn và nhà vua Hay khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi tôi cho các em tìm hiểu về cái chết oan khốc của tác giả qua vụ án Lệ Chi Viên. - Thi giải thích những từ ngữ khó trong các tác phẩm văn học cổ. - Học sinh trình bày tiểu luận + Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong “Hịch tướng sĩ”. + Quan niệm tiến bộ của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc. + Tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn qua “Thiên đô chiếu” + Chúng em với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du Trang 13/48
  14. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Với hình thức ngoại khóa này qua việc sưu tầm, tìmđọc tài liệu,sách báo chẳng những các em được bổ sung một lượng kiến thức nhất định cho những tác phẩm và tác giả được học trong chương trình mà các em còn được rèn thêm khả năng tổng hợp khái quát và trình bày bằng văn nói những hiểu biết, những thu hoạch của mình. Bên cạnh việc động viên, khuyến khích sáng tác viết bài tôi còn hướng dẫn các em trình bày những cản nhận của mình về một bộ phim, bài hát có sự chuyển thể kịch bản hay phổ nhạc từ những tác phẩm văn học như bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, bài hát Đồng chí, Mùa xuân nho nhỏ Rõ ràng với các hình thức ngoại khóa trên các em học sinh đã chủ động trong việc diễn đạt, không bị rơi vào tình trạng bị động quá lệ thuộc vào một bài văn mẫu. Tôi cho rằng đó là kết quả và là mong muốn của tôi cũng như của nhiều đồng nghiệp đối với học sinh của mình. 2.Minh họa cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trên đây tôi đã trình bày các bước để có thể trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho những hoạt động ngoại khóa Ngữ văn. Còn trong phần này tôi xin đưa ra một số cách thức tiến hành các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn. Các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và hướng dẫn học sinh của mình cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách bổ ích và tạo được hứng thú cho các em trong môn học này. 2.1.Đố vui Ngữ văn Câu 1 * Mục đích: thông qua trò chơi giúp các em nhận diện và tìm ra những thành ngữ, tục ngữ để làm giàu có thêm vốn ngôn ngữ cho bản thân đồng thời rèn luyện sự phạn xạ nhanh cho các em qua kĩ năng đọc, viết. * Cách thức tổ chức: Có thể in bài thơ và câu hỏi vào phiếu bài bằng cách mảnh giấy bìa màu cứng sau đó phát cho những người chơi.Yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định thi xem ai tìm được nhiều và đúng các câu thành ngữ, tục ngữ nhất. * Câu hỏi cụ thể: Tìm những câu tục ngữ , thành ngữ có tên các con vật trong bài thơ sau. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ Lợn giò, bò bắp rất ngon Chó treo ,mèo đậy mới còn mà măm Trâu buộc thường ghét trâu ăn Bút sa gà chết ăn năn muộn rồi Đừng để cốc mò cò xơi Trang 14/48
  15. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Tẩm ngẩm mà đấm chết voi mới tài Thân lừa ưa nặng đường dài Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung Đánh rắn phải đánh giập đầu Chỉ đường cho hươu chạy đi đâu? Nuôi ong tay áo chuốc sầu có khi Cháy nhà mới ra mặt chuột Quạ tắm thì ráo sáo tắm thì mưa Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm Con giun xéo lắm cungx quằn Én bay thấp mưa ngập dần cầu ao Đoàn Tiến Lộc Câu 2 * Mục đích : Rèn cho học sinh khẳ năng tư duy, kĩ năng tìm và giải nghĩa của từ dưới hình thức giải đố câu hỏi dân gian nên rất thú vị. * Cách thức: Người dẫn chương trình có thể nêu câu hỏi và người chơi giơ tay phát biểu trả lời. * Câu đố: “ Nhà tôi không nuôi bò mà tôi lại bị mất một con bò.Con bò nhà tôi không phải bò đen, không phải bò vàng, không phải bò đực mà cũng không phải bò cái. Con bò nhà tôi mất không phải năm ngoái, không phải mất năm nay, không phải mất tháng này, không phải mất tháng trước, không thuộc giờ nòa. Người lấy con bò không phải người ngoài cũng không phải người trong nhà.” Hỏi: Con bò đó là gì? Ai đã đánh cắp nó và đánh cắp vào lúc nào? Đáp án: Con bò đúc bằng bạc, do con rể đánh cắp vào lúc giao thừa. Câu 3 * Mục đích : Rèn cho học sinh tư duy và phản ứng nhanh thông qua kĩ năng nghe-hiểu về ngữ âm, từ vựng Tiếng Việt * Cách thức: Người dẫn chương trình đọc cấu hỏi, người chơi suy nghĩ trả lời. * Câu đố: Nghe những câu thơ sau và cho biết đó là những chữ gì? (1) Tên tôi đồng nghĩa với lười Mất nhờ trái nghĩa với người thiện tâm Mất cờ châu lục đông dân Thêm mờ người mẹ ân cần nuôi ta. (Đáp án: nhác-ác-á-má) Trang 15/48
  16. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" (2) Vào hàng tốc đọ không tồi Bắt đầu một chữ nắng trời mùa đông Thêm huyền gia vị phổ thông Thêm giờ có nghĩa là sông rộng dài. ( Đáp án: nhanh-hanh-hành-gianh) (3) Loài cây nhiều tán, ngang cành Không ngờ là bậc sinh thành ra cha Là cha nếu bỏ huyền ra Nờ với huyền đến giúp ta học hành. (Đáp án: Bàng-bà-ba-bàn) (4) Bỏ đầu thứ bậc dưới anh Bỏ đuôi tôi lại chạy nhanh hơn người Nếu mà có cả đầu đuôi Ở đâu có hội xin mời tôi đi (Đáp án: xem-em-xe) 2.2.Trò chơi Ngữ văn 2.2.1.Trò chơi: Chiếc nón kì diệu * Mục đích: Rèn kĩ năng đọc và nhớ tục ngữ, thành ngữ, ca dao * Chuẩn bị: - Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt hoặc Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt Nam. - Làm vòng quay như chiếc nón kì diệu gồm các chữ cái: A,Ă,Â,B,C,D,Đ, E,Ê,G,H,K,L,M,N,Q,R,S,T,U,V,Y * Cách chơi: - Người chơi lần lượt quay kim mũi tên chỉ chữ cái nào thì phải đọc một câu tục ngữ, thành,ngữ, ca dao bắt đầu bằng chữ cái đó. - Bấm thời gian quy định mỗi lần chơi và tính điểm mỗi câu đúng cho 10 điểm. - Cử thư kí ghi điểm của mỗi người chơi để kết thúc trò chơi tổng kết xem ai là người chiến thắng. * Gợi ý một số câu: - Anh em như thể tay chân - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Cày sâu cuốc bẫm - Chân cứng đá mềm - Đi ngược về xuôi - Máu chảy ruột mềm Trang 16/48
  17. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Quê cha đất tổ - Uống nước nhớ nguồn 2.2.2.Trò chơi: Thử làm phóng viên nhí. * Mục đích: - Rèn kĩ năng tự giới thiệu về mình và người khác. - Rèn kĩ năng phát triển cuộc hội thoại trong giao tiếp. * Chuẩn bị: - Mỗi người chơi chuẩn bị một vài thông tin về mình hoặc chuẩn bị một ít kiến thức về lĩnh vực nào đó. * Cách chơi: - Có thể chia theo cặp phỏng vấn và trả lời về một chủ đề nào đó sao cho cuộc phỏng vấn, trò chuyện đó ấn tượng nhất. -Các thành viên còn lại hoặc khán giả là ban giám khảo chấm điểm cho các cặp chơi. 2.2.3. Trò chơi Ôchữ * Mục đích: Rèn kĩ năng đọc nhớ các câu ca dao và bỗi dưỡng tình yêu quê hương đất nước qua những chủ đề cụ thể. * Chuẩn bị: - Kẻ bảng ô chữ ra bảng phụ, giấy A0 hoặc kẻ trên máy - Chuẩn bị hệ thông các câu hỏi theo chủ đề lựa chọn. * Cách chơi: - Người chơi lựa chọn các ô hàng ngang rôì từ đó tìm ra từ chìa khóa nằm trong ô hàng dọc - Có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo đội * Ô chữ và câu hỏi: (1) Đường lên xứ Lạng bao xa Cách một núi với ba quãng đồng (2) Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ mồng mười tháng ba (3) Bao phen nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhều cá tôm (4) Gió đưa cành trúc la đà Tiếng Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Trang 17/48
  18. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" (5) Gò Công anh dũng tuyệt vời Ông Trương đám lá trời đánh Tây (6) Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Sơn (7) Thấy dừa thì nhớ Bến Thây bông sen nở, nhớ quê Tháp Mười (8) Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba sáu phố rành rành chẳng sai. ĐÁP ÁN: Ô chữ hàng dọc: Tổ quốc em Ô chữ hàng ngang: 1.Trái 2.Tổ 3.Quạ 4.Chuông 5.Đối 6.Ngọc 7.Tre 8. Mươi 2.2.4 Trò chơi : Đi tìm ẩn số qua câu Kiều vấn vương * Mục đích: Giúp học sinh nhớ về những câu thơ và nhân vật trong “Truyện Kiều” * Cách thức: Người dẫn chương trình đọc bài thơ ( chiếu lên máy cho học sinh dễ theo dõi) và yêu cầu tìm những ẩn số qua bài thơ đó * Những câu hỏi cụ thể như sau: Câu số 1: Trong một buổi hội thảo, nhóm học sinh trường tôi có một ý tưởng ghép các câu thơ của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều thành một sự kiện có ý nghĩa. Mời các bạn cùng đọc và đoán xem sự kiện ấy là gì? " Nỗi lòng báo đáp từ lâu Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi Quá niên trạc ngoại tứ tuần Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong Phong lưu rất mực hồng quần Họ từ tên Hải vốn người Việt –đông Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam Một hai nghiêng nước nghiêng thành Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời Ngày xuân con én đưa thoi Trải qua một cuộc bể dâu Thanh minh trong tiết tháng ba Chiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Trăm năm trong cõi người ta Trang 18/48
  19. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Một trai con thứ rốt lòng Khi vô chín khúc khi chau đôi mày Năm trăm trời bể ngang tàng Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng". ( Đáp án: Báo Thiếu niên Tiền Phong Việt Nam thành lập ngày 1thangs 3 năm 1954) Câu số 2: Câu Kiều nào được giấu trong bài thơ sau? Câu Kiều ấy nói về nhân vật nào? " Thương một kiếp hoa vẹn sắc tài Hóa công ghen ghét hóa công dày Tình thua thiên mệnh đành vui gượng Hiếu thắm nhân tâm khổ vẫn hoài Mưa gió dập vùi thân liễu héo Tháng năm hờn tủi má hồng phai Phải đâu hèn kém mà cam phận Cả tuổi xuân xanh chịu lạc loài". ( Đáp án: Câu “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” nói về nhân vật Thúy Kiều) 2.2.5 Thi kể chuyện bằng một dấu thanh hoặc bằng một chữ cái * Mục đích: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và sử dụng tiếng Việt cho học sinh. * Cách thức: Có thể giao trước yêu cầu cho các nhóm học sinh rồi cử đại diện lên thi kể sao cho câu chuyện không chỉ đảm bảo đầy đủ các yêu cầu mà con hay và thú vị. Khán giả sẽ là những người bình chọn trực tiếp choc au chuyện nào hay. ( Trong phần mục lục tôi xin phép sẽ dẫn ra những câu chuyện của học sinh tự viết) 2.2.6 Văn nghệ Ngoài ra trong chương trình ngoại khóa có thể kết hợp xen vào đó các tiết mục văn nghệ như hát những bài dân ca của các vùng miền để giúp các em nhận ra và phân biệt được giữa ca dao và dân ca mà đã được học ở chương trình Ngữ văn 7. hoặc cho các em diễn những trích đoạn kịch mà các em đã chuyển thể kịch bản từ các tác phẩm văn học như: Thầy bói xem voi, Chèo Quan Âm Thị Kính, Lão Hạc, Chị Dậu vùng lên bảo vệ chồng ,Cảnh chia tay của Trương Sinh với vợ và mẹ trước khi đi lính Trang 19/48
  20. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" III. Kết quả 1. Kết quả định tính Qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn tôi thu nhận được một số kết quả như sau: * Đối với học sinh : - Các em yêu thích môn học hơn, thực sự có cảm hứng hơn với môn học qua từng tiết học cụ thể. - Các em được tự khám phá, thể hiện khả năng của mình đối với các tác phẩm văn hoc. - Khi làm những bài tập làm văn, khi viết những bài thu hoạch trong bài viết của học sinh phong phú hơn và diễn đạt cũng tốt hơn rất nhiều vì có được những chất liệu thực tế sống động từ giờ ngoại khóa. -Qua những giờ ngoại khóa này còn tích hợp được việc rèn luyện kĩ năng nói, học sinh giao tiếp tự tin hơn đặc biệt là khả năng nói trước tập thể được lưu loát hơn. * Đối với giáo viên: Hoạt đông ngoại khóa rất quan trọng vì nó sẽ giúp mỗi giáo viên chúng ta nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa người giáo viên còn được bỗi dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế và giờ dạy không còn nghèo nàn, thiếu cơ sở minh họa cho lý luận . 2. Kết quả định lượng Sau khi áp dụng việc tổ chức ngoại khóa Ngữ văn cho học sinh, bằng phướng pháp lấy ý kiến học sinh và cắn cứ vào kết quả học tập của các em trong 3 năm học 6,7,8 và kì I lớp 9 vừa qua tôi thu được những kết quả cụ thể như sau: - Khối 6 ( Năm học 2011-2012) Số Chưa Hiểu bài Chất lượng cả Thái độ với Hiểu bài HS hiểu bài chưa kĩ năm trên TB môn học SL % SL % SL % SL % SL % 52 9 17,3 12 22,7 31 60 39 73,2 36 67,6 - Khối 7 ( Năm học 2012-2013) Số Chưa hiểu Hiểu bài chưa Hiểu bài Chất lượng cả Thái độ với HS bài kĩ năm trên TB môn học 51 SL % SL % SL % SL % SL % 4 6,9 5 9,7 42 83,4 41 79,6 45 86,7 Trang 20/48
  21. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Khối 8( Năm học 2013-2014) Số Chưa hiểu Hiểu bài chưa Chất lượng cả Thái độ với Hiểu bài HS bài kĩ năm trên TB môn học SL % SL % SL % SL % SL % 53 3 3,8 4 5,7 48 90,5 45 83,7 49 91,8 - Khối 9, Học kì I( Năm học 2014-2015) Số Chưa hiểu Hiểu bài chưa Chất lượng cả Thái độ với Hiểu bài HS bài kĩ năm trên TB môn học SL % SL % SL % SL % SL % 52 2 2,7 3 4,3 47 93,1 49 93,2 50 96,1 Nhận xét: - Khẳ năng tiếp thu bài của học sinh ngày một nâng lên rõ rệt , số học sinh chán nản , sợ môn Văn giảm đáng kể. Trong các tiết học thực sự đã phát huy được tính tích cực, chủ động của các em trong việc tìm tòi , lĩnh hội và vận dụng tri thức. - Các em đã mạnh dạn, chăm phát biểu bài hơn rất nhiều, kĩ năng nói,viết đều được cải thiện và trở nên nhuần nhuyễn hơn và năm học sau kết quả khả quan hơn năm trước. 3. Bài học rút ra: Qua quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa tôi cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Muốn tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, trong tổ nhóm chuyên môn cần bàn bạc thảo luận trong từng khối lớp để lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp. - Phải đề ra rõ mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể cho học sinh, giáo viên và các bộ phận cần hỗ trợ. - Tránh biến những hoạt động ngoại khóa thành giờ vui chơi, giải trí đơn thuần. - Sau hoạt động ngoại khóa phải có bài viết thu hoạch của học sinh để từ đó nắm được kết quả phản hồi để điều chỉnh cho những hoạt động sau sao cho hiệu quả nhất. Trang 21/48
  22. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Tổ chức những hoạt động ngoại khóa là tốt, là cần thiết nhưng không được xem nhẹ những tiết dạy chính khóa, không nên tổ chức quá nhiều và quá tốn kém. - Hoạt động ngoại khóa phải được đa số học sinh tham gia một cách tự nguyện và tích cực. Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cá nhân tôi sẽ cố gắng phát huy những điểm mạnh đã làm được và khắc phục những hạn chế trong những năm học sau. Trang 22/48
  23. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I Kết luận Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho môn học nói riêng và đáp ứng mục tiêu chung trong giáo dục dạy học hiện đại đòi hòi người giáo viên phải nắm vững các kiến thức cơ bản, kiến thức về dạy học tích cực, dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh Bên cạnh đó người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bởi trong giảng dạy để thu hút được học sinh vào bài giảng của mình và hứng thú với môn học người giáo viên phải không ngừng sáng tạo để khơi gợi niềm say mê học tập của các em. Trong mỗi tiết dạy trên lớp phải làm sao để lôi cuốn được nhiều nhất số học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào bài học đồng thời thông qua các hoạt động ngoại khóa để cho các em có cơ hội thử sức với chính mình, có cơ hội trải nghiệm ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống Trong thực tế giảng dạy hơn 8 năm quá cá nhân tôi đã rút ra được những bài học sau: - Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, không ngại khó ngại khổ để khắc phục những khó khăn, thiếu thốn trong giảng day, không nản lòng trước những học sinh hư, học sinh lười. - Để làm một người giáo viên đã khó những làm một người giáo viên dạy Ngữ văn càng khó hơn bởi tính đặc trưng của môn học. Môn văn vừa là bộ môn khoa học xã hội cơ bản lại vừa là bộ môn nghệ thuật chính vì vậy dạy văn đúng thôi chưa đủ mà phải dạy văn sao cho hay. Chính bởi lẽ đó nên người giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho mỗi tiết dạy và luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cho các em để đạt hiệu quả cao nhất cho môn học. - Giáo viên cần xây dựng các nhóm, các tổ học tập và hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. - Cần ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí và hiệu quan trong các tiết dạy và trong các hoạt động Ngữ văn. II. Khuyến nghị Ai cũng biết rằng sự nghiệp Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng toàn và đặt trong bối cảnh của xu thế hội nhập của toàn cầu đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới căn bản và toàn diện trong Giáo dục để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vị trí vai trò của mỗi người giáo viên vì thế cũng trở nên vinh quang và nặng nề hơn rất nhiều bởi họ sẽ góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong tương lai Trang 23/48
  24. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" bằng các thế hệ học sinh ưu tú. Chính vì vây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau: - Đảng và nhà nước cần tiếp tục quan tâm hơn nữa tới Giáo dục và Đào tạo bằng vào việc đầu tư thỏa đáng cho giáo dục. - Cần phải thay đổi nếp nghĩ thói quen của mọi người về giáo dục dạy học, bệnh thành tích trong giáo dục, đừng đặt ra mục tiêu quá lớn lao cho một cấp hoc. - Cần có những chương trình kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên một cách hiệu quả và thực tế. - Quan tâm, chú trọng hơn nữa cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh trong nhà trường. Trên đây là một vài những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn xin được đưa ra để trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu đề tôi có cơ hội hoàn thiện đề tài và tự hoàn thiện mình hơn trong công việc giảng dạy bộ môn nói riêng và giáo dục học sinh nói chung. Xin trân trọng cảm ơn! Trang 24/48
  25. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phương pháp dạy học Ngữ văn- Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm 2.Vui học Tiếng Việt- Tác giả Đỗ Minh Thu và Nguyễn Thị Thúy 3. Tạp chí Giáo dục Thủ đô 4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS- Nguyễn Hải Câu 5. Thơ văn học trò- Nhà xuất bản Giáo dục 6. Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng THCS Trang 25/48
  26. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Trường THCS Lớp : PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH 1. Trong chương trình Ngữ văn năm học vừa qua mức độ hiểu bài và thái độ của em với môn học này ra sao? Hãy cho ý kiến của em bằng cách đánh dấu x vào các ô từ (2)-(7)và có thể ghi một vài lí do của bản thân vào ô (8) mà em cho là phù hợp với mình. Mức độ hiểu bài Thái độ với môn học Môn học Không Hiểu Hiểu Không Thích Rất Lí do hiểu bài bài thích thích bài chưa kĩ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Ngữ văn 2. Theo em các hoạt động ngoại khóa có cần thiết trong môn Ngữ văn không và em có yêu thích hoạt động ngoại khóa Ngữ văn không? 3. Em có mong muốn hay đề nghị gì đối với thầy cô và nhà trường trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn nói riêng và trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung? Hà Nội, ngày tháng .năm Người nêu ý kiến (Em có thể ghi hoặc không ghi họ tên của mình) Trang 26/48
  27. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" E. PHỤ LỤC ( Những bài sang tác và kêt quả sưu tầm của học sinh.) I. THƠ CÔ ỐM Một buổi sang mùa đông lạnh lẽo Tôi đến lớp chẳng thấy cô đâu Cái bảng đen thầm lặng u sầu Nhìn chúng tôi mắt buồn sắp khóc Giờ học đó trôi qua dằng dặc Thiếu vắng cô lớp chẳng vui gì Binh minh đến mà sao buồn vậy Chim ngừng ca gió thổi ào ào Cô ơi cô mong cô tới dạy Cô ơi cô đừng ốm nữa nghe Bởi vì thiếu cô chúng em buồn lắm Thương cô nhiều nhiều lắm cô ơi! Nguyễn Hồng Nhung Trang 27/48
  28. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" VÈ HOA Ve vẻ vè ve Tôi kể bạn nghe Cái vè hoa đẹp Hoa xoan tim tím Rụng đầy ngõ quê Nở thắm mùa hè Là hoa phượng đỏ Thoang thoảng trong gió Hoa nhài trắng xinh Nở thơm ao đình Là hoa sen ngát Đêm khuya thơm mát Là hoa dạ lan Nở mãi không tàn Là hoa bất tử Mùa thu hoa nở Bông cúc dịu dàng Ấm áp xuân sang Hoa đào khoe sắc Nụ hoa e ấp Hương của hoa hồng Tay ai vun trồng Muôn hoa đua nở. Nguyễn Đức Toàn Trang 28/48
  29. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" II. Tiểu phẩm: THỊ MẸT MẤT GÀ Lời dẫn : ở một làng nọ, có một bà goá tên Thị Mẹt rất hay bị mất trộm gà. Mỗi lần mất gà là Thị lại chửi, chửi cả làng trên xóm dưới, chửi cả hàng xóm láng giềng, một mất mười ngờ, thị chửi cho sướng cái tai, cho vẻ vang cái miệng. Một hôm thị lại mất gà ( hôm nay Thị mà không chửi thì mới lạ sự lạ ) Thị Mẹt : Cúc cù cu cu! Cúc cù cu cu! Tiếng vọng : Ò ó o o o Thị Mẹt : Quái, gà gì mà gáy giữa trưa, mà gáy gì như ma gáy. À bà hiểu rồi.Này! Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi, đứa nào ăn cắp con gà mái của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này. Bà chửi cho mày đui con ngươi, mày đui con mắt, mày đứt khúc ruột, mày tuột cái quần. Đứa nào ăn trộm con gà của bà, dỏng tai lên mà nghe bà chửi nhé! Cái con gà nó ở nhà bà nó là con công con phượng, chứ nó về đến nhà mày nó thành con cú, con quạ, con đành hanh, con mỏ đỏ. Tiếng vọng : ò ó o o o ! Ò ó o o o Thị Mẹt : Ừ! Mày cứ gáy mày trêu tức bà đi, rồi bà chửi cho mày quên mất cả đường về quê mẹ ấy chứ chả chơi đâu! Nói vậy thôi chứ bà là bà từ bi hỉ xả lắm đấy. Mày trộm gà nhà bà thì truyền hồn báo danh cho mày biết. Khôn hồn thì mang trả ngay con gà mái cho bà ! Bằng không bà rủa cho mày là mày ngủ giường: giường sập, mày ngủ võng: võng đứt, mày thức mày cũng mơ thấy ma móc mắt mày ra, mày tắm ở ao mày chết chìm trong chậu, mày đi ra đường xe bò cán mày bẹp đầu, mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt Tiếng vọng : Ò ó o o o ! Ò ó o o o Trang 29/48
  30. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" III. Phỏng vấn siêu tưởng: Trò chuyện với nàng Kiều Phóng viên( PV): -Trong em uẩn khúc nhiều điều Nay phiền hỏi chị Thuý Kiều được ha? Thuý Kiều ( TK): - Hữu tình ta lại gặp ta Chớ nề u hiển mới là chị em. PV: - Chị học chăm chỉ ngày đêm Nên thơ, đàn hát được xem rất tài? TK: - Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. PV: - Lớp em có kẻ hâm hâm Nhà nghèo kiết xác mà ngầm ăn chơi Em khuyên hắn cũng phí lời Chị xem người ấy là người kiểu chi? TK: - Người mà đến thế thì thôi Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi PV: - Ma tuý nhiều lắm chị ơi Mong chị chỉ giáo đôi lời được không? TK: - Trơ như đá , vững như đồng Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời. PV: - Với em đức độ có rồi Nhưng buồn chưa phải là người tài hoa. Trang 30/48
  31. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" TK : - Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài PV: - Cảm ơn chị giúp những lời Điều hay lẽ phải chuyện đời cùng em. Trang 31/48
  32. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" IV. KỂ CHUYỆN BẰNG MỘT DẤU THANH, BẰNG MỘT CHỮ CÁI 1.THĂM QUÊ ( Kể chuyện không dấu) Thi xong xuôi, sau dăm hôm, hai anh em Thanh, Loan theo cha vô quê chơi thăm ông.Quê hương thân yêu, nơi cha sinh ra, nơi cha ra đi, nơi cha luôn không quên, chưa khi nguôi ngoai. Theo như cha cho hay, quê hương khi xưa tuy không đông vui như hôm nay nhưng luôn xanh tươi bao nương khoai nương ngô. Nhân dân thi đua tăng gia nên luôn no nê.Thăm quê hôm nay, hay tin Thanh, Loan do chăm ngoan, vươn lên cao trong năm qua nên ông vui hơn. Ông đưa đi thăm danh lam chung quanh thôn. Như cha ông, hai anh em thêm yêu quê hương, mong sao mai sau chung tay xây quê hương thêm vui hơn, thêm văn minh. 2. HÈ VỀ LÀNG ( Kể chuyện toàn thanh huyền) Chiều hè, ngày tàn, người người thường lùa đàn bò về nhà. Đường về làng mùa này tràn trề toàn màu vàng. Nhiều người cày đồng cùng về, cười đùa ồn ào. Giờ này bà ngồi chờ ngoài đầu làng.Mùa hè về làng cùng bà, cùng dì làm đồng thì còn gì bằng. Chiều hàng ngày, chừng đàn gà vào chuồng là đoàn người ngoài đồng về. Ngày rồi ngày làm nhiều thành nghiền, mình cùng vài người làng vừa làm vừa hò, vừa đùa, vừa cười bò.Chiều chiều, vừa cầm chừng đàn bò, vừa vồ cào cào, vừa nhìn đàn cò là là về triền đồi mà lòng cồn cào. Nhiều người còn cùng trèo vào vườn, trèo hồng bì rồi về cùng nhồm nhoàm. Hè về cùng bà cùng dì, cùng người làng làm đồng, cùng lùa bò, cùng nhào vào nhiều trò đùa, tình người càng dồi dào, nồng nàn. Trang 32/48
  33. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 3.TỚ CHÉN QUÁ MỨC ( Kể chuyện toàn thanh sắc) Sáng sáng thấy đói, tớ bước xuống phố, chén bún cá, bánh cuốn. Xế xế đói ngấu nghiến, tớ chén chín chiếc bánh trứng, bốn cái bánh ú với ít chuối chín. Tối chén tiếp mấy cái trứng với bốn cốc nước yến, ít bắp nướng với mít chín.Suốt mấy tháng tớ cứ chén thế. Thấy tớ chén quá mức, Phú nháy mắt với tớ: “Chén ít, khéo khéo béo múp míp, xấu lắm đấy!”. Tớ quắc mắt hét Phú rắc rối, Phú chúm chím: “Đến lúc đó mới tiếc!”. Tớ liếc Phú, cứ chén tới tấp.Đến tháng chín, đến lớp mới biết. Lớp tớ cứ xúm xít: “Ối! Ối! Béo quá! Bước khéo léo, nứt đất!”.Tớ hốt qúa, mếu máo kéo Phú. Phú nói: “Nếu muốn hết béo, tới Phú!”.Sáng sớm, tớ vác thúng bánh ít tới Phú “Đút lót”. Phú phán “Nếu muốn hết béo, bớt bớt chén nhé. Sáng sáng chớ biếng nhác: hít đất, đánh bóng, giúp má sách nước !" Suốt mấy tháng quyết chí, tớ bớt múp míp, hết biếng nhác. Má tớ chúm chím nói : "Tốt! Tốt! Cố nhé!" 4.ĐÁ BÓNG (Kể chuyện toàn thanh sắc) Chiến chán giúp bố bán bánh. Chiến cứ thế lấy trái bóng đá. Chiến đến kéo Thắng, xách bóng đến cuối phố đá. Chiến đá bóng khiến mấy chú bé sắp té. Thấy thế, Chiến thích quá, cứ đá đến mức đá trúng cái kính của bác Chí. Cái kính cứ thế nứt toác. Chiến luống cuống phát khóc. Mếu máo, Chiến nói: “Cháu trót phá phách quá!”. Bác Chí nói: “Cấm đá bóng cuối phố đấy nhé!”. Chiến thấy thế, hối lắm, Chiến quyết giúp bố bán bánh Trang 33/48
  34. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 5.TUẤN TI TOE ( Kể chuyện toàn chữ T) Tuấn “Ti toe” tên thật: Trần Thanh Tuấn, trú tại thôn Tân Thới (Thới Thuận, Thừa Thiên). Tuấn tuổi Tí, Tết ta tới tính tròn tám tuổi.Tuần trước, Tuấn “Ti toe” theo thằng Thành tới thăm trang trại thím Thuỷ tại thôn Tân Tiến (Thới Thuận). Trang trại thím Thuỷ trồng toàn táo tàu, trái to, thơm tim tím. Thấy táo trĩu trịt, Thành thèm tợn. Thành tất tưởi trèo táo, tay thoăn thoắt. Tuấn thấy thế ti toe trèo theo Trời! Tuấn trèo theo tuột tay, té trên thảm tía tô. Tuấn tím tái Thành tất tả tụt thân táo. Thím Thuỷ trông thấy Tuấn té, tức tốc tới thửa trồng tía tô. Thím tiêm thuốc trên tay trái Tuấn. Tuấn từ từ tỉnh Tuấn thú thực: Tuấn tập tọng trèo, thích ti toe, thiếu thận trọng thành thử té. Tuấn toạc tay tí ti. Thảm tía tô thương tình Tuấn, Tuấn thoát tử thần. Tuấn thút tha thút thít Thím Thuỷ thấy tinh thần tỉnh táo, thân tình thì thầm: “Thím thương Tuấn tại Tuấn thôi! Trèo thạo thì trèo, trèo tập tọng thì tránh ti toe tổ thân tội!”. Thành tỉ tê tận tai Tuấn: “Tại tớ, tại tớ trèo thành thử Tuấn trèo theo Tội! Tớ tặng túi táo, thứ tư tới, tụi ta thết thằng Thân, thằng Toàn, thằng Trí. Thôi thôi thút thít - Tuấn ! Trang 34/48
  35. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" V. NHỮNG BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH 1. BIỂU CẢM VỀ NGƯỜI CHA THÂN YÊU Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, , Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ! Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề ! Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày. Trang 35/48
  36. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 2. Tả cây hoa hồng Trong một chuyến đi công tác ở Lâm Đồng, bố mua về rất nhiều giống hoa lạ mà ở vùng đồng bằng quê tôi rất hiếm. Tất cả chúng đều đã có nụ và sắp sửa ra hoa. Cây hoa mà được mẹ và em chăm chút nhiều nhất chính là cây hồng nhung được trồng trong một cái chậu sứ. Vẫn biết hoa Hồng rất đẹp và lộng lẫy nhưng từ trước tới nay em chưa thấy cụm hồng nào đẹp như thế. Thoạt nhìn cây hồng có vẻ như khẳng khiu mảnh khảnh nhưng kì thực thì nó rất cứng, rất khỏe. Toàn thân là những gai nhọn sắc đâm ra tua tủa. Càng lên đến ngọn, màu xanh của thân cây nhạt dần, chuyển sang màu đọt chuối và gai cũng mềm đi. Chính những cái gai này là vũ khí tự vệ đảm bảo sự an toàn cho chính loài hoa hồng. Có lần em vô ý bắt một con nhện đang giăng tơ buổi sáng, đụng phải một cái gai gần gốc ngay trên mu bàn tay, máu chảy ra, em giận nó lắm. Hình như nó không thích ai ôm ấp vỗ về nó. Thích lắm mà đành phải đứng ngắm nhìn thôi chứ không được sờ. Nó giống như một tiểu thơ con nhà đài các dễ thương mà ưa nhõng nhẽo. Đây là loài hoa mà “nắng không ưa, mưa không chịu” khó “nuôi” lắm. Nhìn những chiếc lá hình bầu dục to bằng muỗng ăn cơm và một hàng răng cưa như những nét hoa văn bao xung quanh lá đã thấy một sự kiêu kì đáng yêu của hồng nhung. Ở gần gốc màu lá xanh đậm, lên đến ngọn thì màu lá chuyển sang sắc tím của trời chiều. Đây đó những nụ hoa to bằng đầu đũa vươn mình lên cao như muôn phô bày dáng vẻ kiêu sa quyền quý của mình. Và kia, một đóa hồng đang độ hàm tiếu còn ngậm một giọt sương long lanh, sắc hồng mới được phô ra vài ba cánh. Tuy chưa rực rỡ nhưng cũng đủ cho muôn loài ghen tị. Mẹ bảo hoa hồng là “chúa của các loài hoa”. Em nghĩ mẹ nói đúng. Vâng! Mới có vài ba cánh mà lộng lẫy đến mức mê hồn như thế thì thử hỏi đến lúc hoa nở tròn, đầy đặn thì có loài hoa nào sánh được. Ngay cả đến hương thơm của hoa thì quả là một kì tích của tạo hóa dành cho loài hoa này. Vừa dìu dịu lại thanh lao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng. Đó là những gì của cây hồng nhung của em đấy. Ai ai đi qua đây cũng phải đều phải dừng lại vài phứt để chiêm ngưỡng vì vẻ đẹp kiêu kì của cây hồng nhung nhà em. Em rất lự hào về chậu hồng “quý phái của em”. Em tự nhủ phải chăm sóc nó thật tốt để nó trổ những bông hoa đẹp hơn. Trang 36/48
  37. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" VI. TƯ LIỆU HỌC SINH SƯU TẦM THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN – NỖI ĐAU,DAY DỨT NHIỀU THẾ HỆ PGS.TS. NGUYỄN TRUNG QUẾ Là một người con của quê hương Đại Lai - Gia Bình – Bắc Ninh, nơi ngày xưa các đời Lý- Trần đã xây một hành cung. Sau này nhà trần gọi là ly cung, nhà Lê đổi tên là cung Yên Hà, người đời sau gọi là Lệ Chi Viên. Chính nơi đây vua Lê Thái Tông đã băng hà sau chuyến công du duyệt quân vùng Chí Linh vào năm 1442. Từ đó đã xảy ra vụ thảm án gắn với cái tên Lệ Chi Viên, một vụ án oan sai kinh động trong lịch sử Việt Nam. Từ âm mưu thâm độc của Thần phi Nguyễn Thị Anh và bọn quan lại xiểm nịnh đã vu oan để giết hại cụ Nguyễn Trãi nhà chính trị, quân sự, nhà thơ, nhà văn hóa và lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ - người vợ tài hoa cùng ba họ của cụ. Khi tôi lớn lên đã được ông nội kể lại cho nghe về vụ án và truyền thuyết “Rắn báo thù”. Ông tôi còn chỉ cho tôi vị trí của hành cung Lệ Chi Viên ngày xưa, lúc đó hành cung không còn dấu vết gì để lại. Những năm tháng sau, vì mải học hành, kiếm sống, chiến tranh triền miên không ai để ý đến nữa. Những năm 90 của thập kỉ 20, khi cụ Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO công nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới”.Vụ án Lệ Chi Viên- Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ lại được người dân quê tôi ôn lại với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, kính yêu và thương sót hai cụ. Vốn là người ham thích văn học - lịch sử, tôi bắt đầu tìm tài liệu để đọc và hiểu thêm về vụ án oan Lệ Chi Viên ngoài những điều đã được học trong sách giáo khoa vào thời kì 1958-1964. Những năm 1993-1997 tôi tiến hành xây dựng một số dự án kinh tế - xã hội tại Bắc Ninh và Hà Nội, tôi có dịp tìm hiểu thực trạng kinh tế - xã hội của các địa phương, qua thực địa và tài liệu, tôi càng thấy yêu quê mình, nhất là một dải sông Đuống chỉ dài hơn 60 km nằm gọn trong lòng đất Kinh Bắc mà gắn với bao nhiêu di tích lịch sử: Đền Nguyên phi Ỷ Lan, chùa Dâu, Bút Tháp, Kinh Dương Vương, Thành Luy Lâu, đền Sĩ Nhiếp, chùa Phật Tích, làng tranh Đông Hồ, Núi Thiên Thai quê hương của Trạng Nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh, Lệ Chi Viên, chùa Đại Bi gắn với đệ tam Trúc Lâm thiền phái Lý Đạo Tái, Cao Lỗ Vương, bến Bình Than, Lục đầu giang, đền Ba Vua, đền Nguyễn Minh Không Đi đến đâu cũng thấy chứng tích của lịch sử nhưng cũng gắn liền với nhiều vụ án oan động trời trong lịch sử Việt Nam. Tôi Trang 37/48
  38. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" trao đổi với nguyên chủ tịch huyện Thuận Thành Đỗ Văn Vinh và nguyên chủ tịch Gia Lương Trần Văn Túy lúc đó: “sau này sẽ xây dựng tuyến du lịch sông Đuống” các Đ/c còn hài hước nói: “Đặt tên là du lịch con đường oan khuất”. Những năm gần đây tôi có dịp trở lại thăm các di tích lịch sử đã có những thay đổi và khang trang rất nhiều so với cách đây vài chục năm. Phải chân thành cám ơn sự quan tân của chính quyền các cấp, sự đóng góp của nhân dân, của các nhà hảo tâm tài trợ, những người tâm huyết, Hội những người yêu quí các nhân vật lịch sử. Vào năm 2002-2003, tôi có trao đổi với Giám đốc sở NN&PTNT Bắc Ninh Trần Văn Túy ủng hộ dự án quy hoạch và khôi phục di tích lịch sử Lệ Chi viên. HĐND và UBND huyện Gia Bình đã có nghị quyết về việc xây dựng di tích lịch sử Lệ Chi Viên, UBND xã Đại Lai, Chính quyền và nhân dân thôn Đại Lai nhiệt tình ủng hộ nhưng việc triển khai thì khá chậm trễ, vì nhiều lí do. Cũng trong thời gian này Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc Hội chủ “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ” đã tìm về Đại Lai có nguyện vọng và mong muốn góp phần xây dựng nơi thờ tự, ghi dấu ấn Lệ Chi Viên. Với nhiệt tình cao cả và tấm lòng kính yêu hai cụ. Miệng nói tay làm, năm 2009 đền thờ cụ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ do Hội của cụ Chúc vận động xây dựng đã hoàn thành. Đài tưởng niệm mang tên đài “Giọt Lệ” cũng được xây dựng với sự tài trợ của cựu Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Xuân Thảo cùng gia đình. Một khối đá hình giọt lệ, màu huyết dụ nặng 8 tấn được mang từ Bình Định ra đặt trên đài nền là cuốn sách mở, phía trước là ao sen hình bán nguyệt. Ngoài ra còn nhiều hiện vật quí giá cho việc thờ cúng. Tôi rất vui khi được gặp Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc. Nhà giáo đã kể cho tôi nghe về quá trình 10 năm vừa qua với tất cả tấm lòng kính yêu hai cụ, đã làm được nhiều việc có ý nghĩa và thiết thực kính dâng lên hương hồn hai cụ. Tôi rất mừng vì được nhà giáo Hoàng Đạo Chúc tặng cho cuốn sách “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”. Đây là cuốn sách tổng hợp nhiều tư liệu phong phú, một cuốn sách quí và hấp dẫn đối với tôi. Sau khi đọc tôi càng hiểu rõ nội tình của nhà hậu Lê và hiểu rõ thêm tài năng, đức độ và mối tình cao đẹp và thủy chung của hai cụ. Những tư liệu mới đầy tính thuyết phục về vụ án đã làm thay đổi tư duy của tôi, so với những gì tôi đã đọc ngày xưa. Tôi tiếp tục tìm kiếm các thông tin trong sách lịch sử ViệtNam và các thông tin trên mạng Internet. Trong bài viết này tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình về vụ thảm án Lệ Chi Viên Trang 38/48
  39. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" 1. Cụ Nguyễn Thị Lộ gặp và trở thành vợ của cụ Nguyễn Trãi từ khi nào và cụ Lộ sinh vào năm nào? Đây là một vấn đề liên quan đến nhiều sự kiện mà lịch sử đã ghi lại, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra trong vụ án. Nhiều tài liệu cho rằng: Hai cụ gặp nhau trong thời gian cụ Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ tức là vào khoảng1403-1407 . Lúc đó cụ bà khoảng 16-17, còn cụ ông khoảng 25-26, điều này cũng phù hợp với gia phả của họ Nguyễn chép lại. “ Chuyên bà học sĩ di biên Hồ triều tao ngộ, kết duyên Châu Trần Tuổi bà đôi tám thanh xuân Tiên sinh khi ấy trong vòng ba mươi” Sau khi tiễn cha đi biệt xứ và lưu lạc nơi quê người, hai cụ đã về góc Thành Nam sinh sống vào khoảng năm 1413-1423, là địa danh Khuyến Lương – Hà Nội. Chính tại đây cụ đã dạy học, viết sách “Bình Ngô” và cụ đã vào đầu quân cho Lê Lợi cùng với Trần Nguyên Hãn vào năm 1423 tại Lỗi Giang. Trong thời gian hai cụ dạy học ở Khuyến Lương đã được nhân dân yêu quý, vì hai cụ có tấm lòng bao dung, dạy dân làm điều lương thiện, sau ngày hai cụ mất đi, đân đã xây đền thờ hai cụ. Lại có ý kiến cho rằng hai cụ gặp nhau vào năm 1410 khi đó Nguyễn Trãi đi gặp Trần Nguyên Hãn từ Phú Thọ về Thăng Long, có tài liệu khác viết hai cụ gặp nhau khi cụ làm quan cho nhà Lê. Căn cứ vào nhiều tư liệu thì hai cụ gặp nhau lúc Nguyễn Trãi tiên sinh làm quan cho Nhà Hồ là có cơ sở và hợp lí nhất. Tôi tâm đắc vơi tư liệu dẫn ra của GS.TSKH Phan Đăng Nhật về di bản 5 truyện Chu Tuệ và Kiều Oanh. Tôi cho rằng bài thơ xướng họa nổi tiếng khi hai cụ gặp nhau là do người sau sáng tác dựa theo tích của Tàu gán vào cho hai cụ, đó không phải chất thơ và con người của Nguyễn Trãi. Có thể một ai đó cũng nhắn nhủ rằng kẻ gây tội ác đã sử dụng truyền thuyết của Tàu để che dấu tội ác chúng đã gây ra. Hoặc vì quá kính yêu hai cụ mà sáng tác ra để ca ngợi. Bài thơ đối đáp ấy được lưu truyền đến nay giống như bài ca dao truyền miệng, mỗi người thay đổi một từ mà mình cho là hay và hợp lí nhất. Ngay trong sách “Lễ nghi học sĩ” mỗi tác giả cũng chép khác nhau về câu chữ của hai bài thơ tình này. Theo Trang nhà Lê Anh Chi thì chính Lê Thái Tổ mới là người phong nữ quan đầu tiên và người được phong là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ chứ không phải Lê Thái Tông phong chức cho cụ Lộ. Lê Thái Tổ là người biết rõ tài năng của cụ Lộ vì có nhiều năm cụ cùng Nguyễn Trãi trong quân Trang 39/48
  40. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" doanh của Lê Lợi và được cụ Ngô Từ là anh nuôi của Lê Lợi giới thiệu. Cũng vì vậy cụ Lộ đã giúp chồng thoát khỏi tù đày vì bị ảnh hưởng của vụ Lê thái Tổ xử Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi là cuộc khởi nghĩa nông dân, những người có công đa phần là tướng lĩnh trong dòng tộc và vợ con của chính vua cũng không được học hành. Lê Thái Tổ đã nhận thấy sự cần thiết phải có quan Lễ nghi học sĩ dạy cho những người ở hậu cung, Hoàng tử chức đó không ai có thể đảm nhiệm hơn Cụ Nguyễn Thị Lộ. Cụ nguyễn Trãi hơn cụ Lộ chỉ trong khoảng 10 tuổi mới có được các sự kiện trên. Có nhiều khả năng Cụ Nguyễn Thị Lộ sinh vào 1389 tuổi Kỷ Tị. Tôi tin điều đó là hợp lí và phù hợp với các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử triều hậu Lê. Điều đó còn khẳng định: Lê Thái Tổ phong Cụ Lộ làm Lễ nghi học sĩ và lúc đó cụ đã ở tuổi trên dưới 40. Chứ không phải Lê Thái Tông phong cho cụ là Lễ nghi học sĩ như lịch sử đã chép. Điều này chứng minh rằng không có chuyện tình ái giữa vua Thái Tông và cụ Nguyễn Thị Lộ như lịch sử đã chép, chỉ có tình cảm mẫu tử, thày trò. Vì năm 1442 Lê Thái Tông mới 19 tuổi mà cụ Lộ đã 53 tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính Nguyễn Thị Anh đã phao tin mối quan hệ bất chính giữa Nguyễn Thị Lộ và Lê Thái Tông, để bôi nhọ thanh danh của cụ Lộ, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa hai vợ chồng cụ và muốn cụ Lộ không có mặt trong triều, để thị Anh dễ bề thao túng. 2. Cái chết đột tử của Lê Thái Tông được lịch sử ghi lại đầy bí ẩn mập mờ và sự thật như thế nào? Đại Việt sử kí toàn thư do nhóm sử gia Ngô Sĩ Liên chép: “Tháng 8, ngày 4, Vua đến vườn Lệ Chi Viên bỗng bị bệnh ác rồi băng. Trước đây Vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi, xã Đại Lai trên sông Thiên Đức, Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng. Các quan bí mật đưa về, ngày mồng 6 đến kinh sư, nửa đêm đem vào cung mới phát tang. Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua” Cách vài dòng lại viết tiếp “Ngày 16 giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời” . Thật là một sự mập mờ chết người để sau này có nhiều suy luận và thêm thắt: Vua ngủ với cụ Lộ bị “phạm phòng” rồi chết, lúc chết chỉ có mình cụ Lộ ở bên cạnh Khâm định Việt sử thông giám cương mục của quốc sử quán triều Nguyễn lại chép “Tháng 8 nhà vua về đến huyện Gia Định, mất. Nhà vua ở ngôi 9 năm thọ 20 tuổi. Trước kia, Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Lê Trãi, người đẹp mà lại Trang 40/48
  41. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, vời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Đến đây, đi tuần phía Đông, xa giá quay về đến trại Vải, làng Đại Lai huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất. Trăm quan giữ kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô. Nửa đêm vào đến trong cung, mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ. Cũng trang 928 viết: “Giết Thừa chỉ nhập nội hành khiển, trí sĩ Lê Trãi tru di cả họ. Trãi phải liên lụy vì người vợ lẽ Thị Lộ. Người ta đều nói là oan”. Qua hai cuốn lịch sử của hai triều đại phong kiến chép về một vụ đại án mà chỉ có thế để cho thế hệ sau tha hồ mà suy đoán. Ở đây có điều gì đó không mang tính chính sử; nhưng dù sao cũng cho chúng ta khẳng định Lê Thái Tông chết vào ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất tại Lệ Chi Viên vì bạo bệnh. Người ta cùng đồng lòng vu cho Cụ Lộ giết vua, để khép cụ vào tội chết và cả ba họ cụ Nguyễn Trãi. Giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định những thông tin cho rằng: Nguyễn Thị Lộ là do rắn hóa thành để báo thù, phun nọc độc vào lưỡi vua, phun nọc độc vào chén trà tại nhà của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Chí Linh, Vua uống rồi chết là bịa đặt để vu khống cho Cụ và lừa bịp nhân dân thời kì đó. Sau 22 năm, vào năm 1464, cụ Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan. Đương nhiên như các nhà lịch sử và đông đảo trí thức cho là chưa thỏa đáng, còn nhiều hạn chế do tình thế của Lê Thánh Tông lúc bấy giờ: vẫn kiêng nể Thái hậu Nguyễn Thị Anh, không muốn đụng chạm đến nỗi đau của Triều Lê sơ. Làm cho vụ án oan thảm khốc này vẫn không được làm sáng tỏ đến nơi đến chốn. Bằng rất nhiều các bằng chứng lịch sử ngoài chính sử, bằng tâm huyết của bao nhà viết sử, nhà nghiên cứu, văn hóa của nhiều thế hệ và nhiều năm. Nếu ai đã đọc kĩ cuốn “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ và Thảm án Lệ Chi Viên” do Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc là chủ biên - Nhà xuất bản văn hóa Thông tin Hà nội – 2004 và tham khảo thêm các thông tin trên Internet thì sẽ hiểu rõ hơn bản chất của vụ thảm án này theo đúng tư duy biện chứng logic. 3. Vua Lê Thái Tông chết- có thể là một vụ đảo chính lật đổ ngai vàng, người đáng nghi chủ mưu là Thần phi Nguyễn Thị Anh Xét theo lịch sử các cuộc âm mưu giết vua là chiếm đoạt ngai vàng, đó là vị trí quyền lực cao nhất là ước mơ của mọi ước mơ đối với nhiều người, đương nhiên không phải tất cả. Các cuộc đảo chính đều phải có mục đích, chuẩn bị, tính toán công phu, cẩn trọng. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ âm mưu giết vua để làm gì? Trang 41/48
  42. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Cụ Nguyễn Trãi là trí thức thấm nhuần Nho giáo, là người trung quân ái quốc, yêu nước thương dân được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn chương và cuộc đời của cụ. Là một người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không phải là đầu tiên nhưng có nhiều đóng góp to lớn. Khi cuộc khởi nghĩa thành công cụ không phải là người được phong chức cao nhưng cụ vẫn tận tụy phục vụ cho triều đình nhà Lê, với tư tưởng vì dân. Trong thời Lê Thái Tổ do bị nghi ngờ, có liên quan trong vụ Trần Nguyên Hãn cụ đã bị tống giam vào hầm sâu. Đến đời Lê Thái Tông cụ được ông vua trẻ tin dùng giao cho cụ nhiều trọng trách. Hai vợ chồng cụ hết lòng phục vụ triều đình và luôn mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng các mâu thuẫn trong cung đình vẫn gay gắt nên cụ đã về Côn Sơn ẩn dật. Nhà sử học Phan Huy Lê đã chỉ ra Triều hậu Lê khi mới lên cầm quyền có nhiều phức tạp có nhiều mâu thuẫn (trang 93-99) Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng thấy rõ mâu thuẫn trong triều đình giữa một bên là những khai quốc công thần thuộc hàng tướng lĩnh quân sự họ Lê, ít học và những nhà Nho học tham gia triều đình mà Nguyễn Trãi là đại diện. Những mâu thuẫn trong hậu cung của những người có quyền chức nhưng ít học, mâu thuẫn giữa liêm quan và bọn nịnh thần, hoạn quan trong triều. Hai cụ là người muốn bảo vệ vua, bảo vệ lẽ phải chứ không thể là người giết vua. Gần đây có nhiều công trình và tư liệu được khai thác, công bố. Tuy nhiên chưa thật đầy đủ để khẳng định chắc chắn và có cơ sở khoa học về một vụ án đã xảy ra gần 560 năm. Những tư liệu tôi muốn dẫn ra đây không có hàm ý phá án Lệ Chi Viên mà chỉ nói lên tư duy, lập trường của cá nhân mình. Một tâm lý của các vua sau khi khởi nghĩa thành công ngồi trên ngai vàng thường bằng mọi giá giữ vững ngai vàng, cho nên có tính đa nghi, cảnh giác cao. Chính vì lập trường không vững Lê Lợi cũng không tránh khỏi qui luật đó. Những lời ân hận trước khi chết đã xác minh điều đó “ Trước tình hình ấy những năm cuối đời mình, vì quá lo cho người nối nghiệp là ấu chúa mà Lê Thái Tổ đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng, nghi kị và sát hại công thần. Đây là sai lầm lớn nhất mà đến khi nhắm mắt xuôi tay chính nhà vua cũng đã tự nhận ra và ông đã dặn lại Hoàng Thái tử nối ngôi rằng: “Trẫm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp gian nan, hơn hai mươi năm mới lên nghiệp lớn, những nỗi đau khổ của nhân dân thảy đều hiểu hết. Những đường gian nan trong thế sự, thảy đều trải qua. Thế mà đến khi lên ngôi lòng người thực giả cũng chưa dễ tỏ tường, những việc nghi ngờ, cũng chưa dễ gì phán đoán” Sau khi lên ngôi chính Lê Lợi đã giết tướng quốc Trần Nguyên Hãn và Thiếu úy Phạm Văn Xảo và bỏ tù Nguyễn Trãi. Trang 42/48
  43. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Vua Lê Thái Tông lên ngôi lúc 11 tuổi, tự mình điều hành đất nước cùng với trăm quan của triều đình, không có ai nhiếp chính. Theo sử sách và các tài liệu đều có nhận xét là ông vua thông minh. Vua đã biết trọng dụng nhân tài, có học như Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và đã biết trừng trị một số công thần vì vậy Trang nhà Lê Anh Chi cho rằng đó là một minh quân nhưng nhiều tài liệu lại đánh giá là một ông vua ham tửu sắc. Lê Thái Tông mới 20 tuổi đã có tới 6 phi tần và rất nhiều cung nữ phục vụ, Thái Tông là người hay nghe lời sàm tấu, đặc biệt là của người phi có nhan sắc, chính vì vậy gây loạn trong hậu cung. Chỉ trong mấy năm mà đã phế bỏ 4 bà phi, hạ bệ Hoàng Thái tử Nghi Dân, để lập Bang Cơ chỉ hơn một tuổi làm Hoàng Thái tử. Nếu không có sự giúp đỡ của cụ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và Tướng Đinh Liệt thì hai mẹ con Lê Thánh Tông đã bị hãm hại. Theo nhiều tài liệu thì chính là có bàn tay của Nguyễn Thị Anh, người đàn bà này xinh đẹp đã làm nhà vua mê mệt, cộng thêm một số nịnh thần và quan hoạn a dua đã làm khuynh đảo triều đình. “Khi mới vào cung Thị Anh được vua Thái Tông cho làm phi thứ tư nhưng chẳng bao lâu mụ đã ngoi lên đến Nguyên Phi, ngày đêm quấn quýt bên vua khiến vua lơi lỏng triều chính. Trung thần can ngăn vua không nghe. Đinh Liệt than vãn: “Mầm họa đã mọc ngay bên nách nhà vua, triều chính nghiêng ngả, yêu ghét lệch sai, trung, gian, thiện, ác lẫn lộn, nịnh béo, thật gầy, sắc nghiêng thành đổ” . Một khi đã được vua sủng ái thì quyền lực của người đàn bà có nhan sắc ấy có sức mạnh kinh khủng. Những quan lại trong triều đình vốn ngu dốt, hèn kém, nịnh bợ tìm cách bu quanh để kiếm chác quyền lợi, hại người. Vây cánh của Nguyễn Thị Anh càng ngày càng đông. Cụ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ càng bị cô lập và sớm muộn cũng trở thành kẻ thù không đội trời chung với bè lũ đó. Thị Anh vào cung không rõ lai lịch, có sách viết do Lê Thận tiến dẫn . Thị Anh vào cung đã có thai ba tháng với Thượng thư Lê Nguyên Sơn, chỉ sau sáu tháng đã sinh ra Bang Cơ. Sự kiện này đã được Đinh Liệt ghi lại trong bài thơ: “Nhân tông sáu tháng đã sinh ra Chẳng rõ loài nào cũng quí mà Thái Tông nào phải có linh dược Rượu mới bình xưa mới khéo là” Việc tày đình này các quan trong cung đều bết, Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ biết, đặc biệt Đinh Thắng, Đinh Phúc là quan hoạn ghi chép ngày tháng các bà phi vào hầu vua càng biết rõ hơn. Nếu chuyện này lộ ra thì Trang 43/48
  44. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Thị Anh phải chu di đến cửu tộc, cho nên đây là điểm mấu chốt mà phe phái của Thị phải tìm mọi âm mưu, bằng mọi giá phải bưng bít. Vì vậy việc hai cụ Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ là người trung thần có uy tín và gần gũi với vua đã trở thành mục tiêu số một của bọn gian thần. Hơn nữa hai cụ còn bênh vực cứu bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Giao cùng con là Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông sau này khỏi cái án voi dày mà Thị Anh đã xui Lê Thái Tông phán quyết. Bà Ngọc Giao sinh con trai, thì Bang Cơ khó bề giữ được ngôi thái tử. Vì vậy kiểu gì Thị Anh và phe phái của họ cũng tìm cách trừ khử. Thị Anh và phe cánh dự đoán trước sau Thái Tông cũng biết chuyện cho nên việc trừ khử Thái Tông là biện pháp an toàn nhất. Việc giết vua không đơn giản, họ chờ cơ hội. Việc vua Lê Thái Tông chết vẫn còn nghi án: Thái Tông chết là do bị mắc chứng sốt rét khi đi duyệt quân ở Chí Linh, đã được Trịnh Khả chăm sóc thuốc men không khi nào rời. Vua đã cố về Lệ Chi Viên, phải dừng lại cúng thần ở mộ Bạch Sư ở cầu Bông - Đại Toán - Quế Dương mất một canh giờ sau đó tiếp tục về Lệ Chi Viên. Lê Thái Tông chết vì tiến độc, thì ai tiến độc, tiến độc khi nào? Thì không có căn cứ, chỉ là truyền thuyết. Nếu có thì chỉ người hầu cận do phái Thị Anh tiến độc mà thôi. Vì khi tra tấn cụ Nguyễn Thị Lộ thì bọn họ chỉ hỏi có một câu “Mày tiến độc Đức Đại hành Hoàng đế là do âm mưu của Nguyễn Trãi phải không?” Vì sao sau đó lại giết 4 cô thị tì hầu cận Vua trong chuyến công du đó? Do thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi chết, mà truyền thuyết cho rằng vì đam mê tửu sắc quá đà bị chứng “phạm phòng” chết. Lúc chết chỉ có một mình Nguyễn Thị Lộ ở bên hầu hạ. Điều này không hợp lý và hợp tình như nhiều nhà sử học và khoa học đã phân tích trong sách Lễ nghi học sĩ và thảm án Lệ Chi Viên và tôi cũng đã có ý kiến cá nhân ở phần trên. Nhưng nếu có chuyện đó thì lỗi không phải do cụ Lộ mà kẻ có lỗi là Thái Tông < như ý kiến của Đại đức Thích Đức Thiện. Vậy Vua Thái Tông chết, tôi nghiêng về do bị chứng bệnh hiểm nghèo khi đi Chí Linh về đến Lệ Chi Viên đã bị bệnh nặng. Phe phái của Thị Anh đã có âm mưu từ trước, họ đã bố trí thị tỳ dâng thuốc chữa bệnh nhưng thực chất là thuốc độc, nắm được thời cơ, họ bố trí cho một mình bà Lộ chăm sóc bên cạnh vua và lấy cớ để vu cho vợ chồng cụ Nguyễn Trãi. Thật là một âm mưu thâm độc và tàn bạo, đúng là “Nữ sắc hại người ta quá lắm” trong sách Toàn Thư cũng là ám chỉ sự ác độc của Thị Anh. Chưa có nhiều bằng chứng cụ thể về Nguyễn Thị Anh và bè lũ tiến độc Vua nhưng cũng có nhiều yếu tố để nghi ngờ. Trang 44/48
  45. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Sau khi Bang Cơ đã lên ngôi vua, Thị Anh đã nhận vai Nhiếp chính, trong triều đa số quan lại là phe cánh của Thị, còn những người trung thần phải im lặng, hoặc miễn cưỡng theo để khỏi vạ đàn áp. Câu “Mọi người đều nói Thị Lộ giết Vua” là ở trong hoàn cảnh đó. Trong hoàn cảnh đa số thắng thiểu số. Cho nên số đông cơ hội nịnh bợ và hèn yếu thì tai hại vô cùng cho xã hội và đặc biệt là người trung thực. Trong thực tế cuộc sống không ít người bị số đông người xấu vu oan đã phải chịu tội. Người xưa đã tổng kết “Trúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết”. Chưa yên tâm với cương vị Nhiếp chính điều khiển Triều chính, Thị Anh tiếp tục thanh trừng nội bộ và bịt miệng những ai còn có khả năng làm lung lay cái ngai vàng của ấu chúa và vai trò nhiếp chính của mụ. Tháng 9-1442 giết Đinh Thắng, Đinh Phúc là người ghi chép ngày các phi tần vào hầu vua, ngày sinh của các Hoàng tử. Năm 1451 Thị Anh giết Tạ Thanh rồi Thiếu úy Trịnh Khả còn gọi Lê Khả và con là Lê Quát, Tư khấu Trịnh Khắc Phục và con là phò mã đô uý Trịnh Bá Nhai .Thị Anh cho Lê Thận điều tra bài thơ về Nhân Tông, chửa 6 tháng đã ra đời của Đinh Liệt, cả hai vợ chồng bị nhốt xuống hầm sâu dưới đất. Bốn cô nàng hầu của Thái Tông tuy không có mặt khi Thái Tông chết cũng bị giết. Cuộc giết người diệt khẩu và răn đe đối với quan lại trong triều của Nguyễn Thị Anh quả là khủng khiếp. Nguyễn Thị Anh và bè lũ không có tài năng, đức độ trị nước nhưng những âm mưu đảo chính và hãm hại trung thần thì quá xảo quyệt, đặc biệt là vợ chồng cụ Nguyễn Trãi. Cái chết của mẹ con Nguyễn Thị Anh sau này cũng là trời báo oán kẻ ác mà thôi. Vụ án oan Lệ Chi Viên đã thi hành, nhưng mấy thế kỉ qua vẫn không ai có thể yên lòng, để làm sáng tỏ mọi nghi ngờ quả là khó. Bởi vì các quan chép sử thường là theo quan điểm của Vua, của tư tưởng người cầm đầu, quan chép sử trung thành theo quan điểm của mình thì không nhiều. Lịch sử nhà Lê sơ phần lớn là do Triều Mạc viết và nhà Lê trung hưng do nhà Trịnh viết. Vụ án Lệ Chi Viên do nhà sử học Ngô Sĩ Liên chép, năm 1442 xảy ra vụ án thì Ngô Sĩ Liên mới đỗ Tiến sĩ đồng xuất thân. Ngô Sĩ Liên là người có tì vết cho nên độ tin cậy cũng bị hạn chế. Các thông tin cụ thể không có, lịch sử cũng bị thất lạc, truyền thuyết quá nhiều, làm thế nào tìm được bằng chứng cụ thể Nguyễn Thị Anh là chủ mưu; nhưng người thực hiện thì nhiều làm sao truy xét được. Ngay cả Trịnh Khải, Lê Thụ là người biết rõ sự thật vua chết ra sao nhưng cũng không dám nói ra sự thật. Gần đây do có nhiều thông tin được thu thập và có nhiều tư duy mới mẻ cũng gợi ra một số vấn đề làm sáng tỏ nỗi oan của Cụ Lộ: Trang 45/48
  46. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" - Trang nhà Lê Anh Chi cho rằng ngày 4 tháng 8 vua Thái Tông đã chết trước khi về đến Vườn vải. Không có sự kiện vua cùng với Nguyễn Thị Lộ thức suốt đêm rồi băng. Ca ngợi hai vua nhà Hậu Lê là các vị Minh quân không có chuyện quan hệ với vợ của các quan trong Triều. Khẳng định không có việc vua có quan hệ tình ái với vợ của quan Thị lang Nguyễn Trãi, với nhiều thông tin khá mới mẻ. - Có một điều để chuẩn bị cho việc làm mất danh dự của cụ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thi Lộ bè lũ tham quan đã sử dụng các truyền thuyết “Rắn báo oán” là truyền thuyết của Tàu mà nhà khảo cứu GS.TSKH Phan Đăng Nhật đã tóm tắt lại từ trang 212-221 trong sách “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” thực sự là một mưu hiểm nhằm bôi xấu Nguyễn Thị Lộ và Lê Thái Tông, đồng thời chia rẽ tình cảm vợ chồng cụ Nguyễn Trãi và phủ nhận tội lỗi tày trời của bọn chúng, đánh lừa nhân dân. Vài trăm năm sau chính Vua Tự Đức cũng vẫn còn nhầm tưởng về cụ Nguyễn Thị Lộ. Thật là oan khuất cho một con người tài hoa, bị mang tiếng oan bao nhiêu thế kỉ. 4. Thế hệ sau cần tiếp tục làm sáng tỏ tài năng, đức độ của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Tôi rất vui lòng và thấy rất bổ ích khi đọc cuốn sách “Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”. Tôi rất khâm phục các tác giả đã viết bài cung cấp những thông tin quí giá cho bạn đọc, đặc biệt khâm phục Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, người đã đề xuất hội thảo minh oan cho Cụ Lộ mà nhiều thế kỉ nay chưa ai quan tâm và làm sáng tỏ. Qua hội thảo và các tư liệu của hội thảo cung cấp đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cho đông đảo độc giả. Tài liệu này cần được hoàn thiện và phổ cập cho đông đảo các lứa tuổi được đọc, đó là một cách minh oan tốt nhất cho Cụ Lộ. Loại bỏ truyền thuyết “rắn báo oán” trong tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam trong nhiều thế kỉ nay. Đó là truyền thuyết nhằm che dấu tội ác của một triều đại u mê và ngu dốt đã gây ra vụ thảm án đối với những người có công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, dựng lên Vương triều hậu Lê và xây dựng đất nước, bậc tài hoa và đức độ như cụ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ. Bài học này mọi triều đại phải khắc sâu ghi nhớ. Cần phải những hình thức thích đáng để tôn vinh cụ Nguyễn Thị Lộ. Thông qua những tư liệu mới mẻ mang tính hệ thống, toàn diện đã làm sáng tỏ bản chất của vụ án và có nhiều bằng chứng có thể vạch mặt, chỉ tên kẻ chủ mưu với âm mưu hiểm độc đó là Nguyễn Thị Anh và bè đảng của Thị đã vạch ra, nắm được cơ hội để ra tay. Bản chất của vụ án không chỉ ghen ghét với người Trang 46/48
  47. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" tài năng đức độ mà thực chất là cuộc đảo chính để giành lấy vương triều, việc này không hiếm trong nhiều triều đại. Cuốn sách này là việc làm tiếp theo để minh oan cho hai cụ mà Lê Thánh Tông chưa làm trọn vẹn. Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho cụ Nguyễn Trãi, nhân dân ta và tổ chức UNESCO đã ca ngợi cụ, suy tôn cụ là “Danh nhân văn hóa thế giới”. Nhưng còn cụ Nguyễn Thị Lộ một người phụ nữ tài năng, người phụ nữ đầu tiên được vua phong làm quan dưới chế độ phong kiến, nhà giáo đầu tiên dạy học trong cung, người phụ nữ xinh đẹp tài năng và đức độ, bị vu oan, giết hại một cách dã man khi chôn cũng nằm trong cũi, vẫn chịu những tiếng xấu dưới suối vàng, chưa hề được minh oan sau nhiều thế kỉ. Tôi cho rằng Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc với cái tâm kính yêu hai cụ đã đứng ra vận động các nhà khoa học lịch sử, văn học, khảo cổ và các địa phương có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của hai cụ, tổ chức thành công Hội thảo Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ và Thảm án Lệ Chi Viên năm 2002. Sau hội thảo ông cùng với hội những người yêu mến Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ đã làm được nhiều việc có ý nghĩa to lớn. Chính cuốn sách “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” đã đưa đến cho độc giả những thông tin tuyệt vời, đó là bằng chứng để cho nhân dân minh oan cho cụ Nguyễn Thị Lộ. Có lẽ không có lời lẽ nào hay hơn và cô đọng hơn khi nói về cụ là bốn chữ trong bức hoành phi tại đền thờ hai cụ ở Lệ Chi Viên “Trung Trinh Tiết Liệt”. Vụ án Lệ Chi Viên xảy ra vào 16 tháng 8 năm 1442 gây kinh hoàng cho dân tộc Việt lúc bấy giờ, cái chết oan uổng và tức tưởi của hai vĩ nhân và hàng trăm mạng người vô tội “Bởi lưỡi dao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu muội” Dù hai cụ có mang theo nỗi oan xuống dưới mồ, nhưng thế hệ này kế tiếp thế hệ kia đã luôn quan tâm tìm tòi, khai thác các nguồn tư liệu để làm sáng tỏ một vụ thảm án với những lời mập mờ của sử sách ghi lại. Hai cụ đã sống mãi với thời gian và trong lòng nhân dân. Tòa án lương tâm của nhân dân Việt Nam sẽ giải oan cho cụ Lộ. Tôi muốn nói về nhà giáo Hoàng Đạo Chúc và “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ”. Với cái tâm và sự nhiệt tình hiếm có, nhà giáo đã đi nhiều lần không quản tuổi cao, sức yếu đến các địa phương có liên quan đến hai cụ như: Hải Triều, Nhị Khê, Khuyến Lương, Côn Sơn, Lệ Chi Viên để tìm hiểu về cội nguồn và dấu ấn còn lại gắn với cuộc đời của hai cụ. Từ đó nhà giáo với tuổi đời gần 80, bệnh tật đầy mình, đi khắp nơi quyên góp để trùng tu, xây dựng mới những ngôi đền, đúc tượng đồng, làm tượng gỗ để có nơi thờ hai cụ. Tôi được chứng kiến một cụ già gần 80 tuổi vẫn đi xe máy nhiều lần từ Trang 47/48
  48. "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở" Hà Nội về Lệ Chi Viên khoảng trên 50 km trong nhiều năm để khôi phục lại di tích Lệ Chi Viên, để hôm nay có đền thờ hai cụ, có đài Giọt Lệ v.v Cụ cố gắng gặp bằng được trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Trần Văn Túy để trình bày mong muốn của mình khôi phục Lệ Chi Viên. Tôi rất khâm phục tấm lòng yêu quí Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ của Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, là người con quê hương Đại Lai tôi mãi biết ơn những đóng góp to lớn của Nhà giáo cho Lệ Chi Viên quê hương tôi nói riêng và những nơi Thờ cúng hai cụ. Tôi tin tưởng các thế hệ sau, khi tiếp cận được với các tư liệu, sách vở, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các di tích và nơi thờ tự các cụ sẽ hiểu đúng về đức hạnh cao đẹp và tài năng của cụ. Hãy cùng chung tay làm cho các di tích được khang trang và ngày càng đẹp hơn. Trang 48/48