Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

pdf 31 trang thienle22 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_to_chuc_tro_choi_van_dong.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

  1. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. 4 III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 4 1.Khách thể nghiên cứu: 4 2. Đối tượng nghiên cứu. 4 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 4 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 6 I. VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS 6 II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 6 1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS. 7 2. Một số đặc điểm tâm lý. 8 III- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS. 10 1. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân cách. 10 2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 11 IV - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 15 I - THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 15 1- Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động vui chơi15 2-Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động vui chơi 16 II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NÓI RIÊNG TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. 17 1. Thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ hoạt động tập thể 17 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ hoạt động tập thể.19
  2. III. NHỮNG NGUYỆN VỌNG CỦA HỌC SINH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.20 CHƯƠNG III: MỘT SỐ NỘI DUNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. 23 I - MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 23 1.- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, tự giác của học sinh trong giờ vui chơi 23 2.- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs 23 3.- Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác có sự hướng dẫn của giáo viên 24 4.- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục trong mỗi nội dung 24 5.-Nguyên tắc tận dụng mọi tiềm năng cơ sở vật chất sẵn có vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể 25 II -XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 25 1. Trò chơi thứ nhất “KÕt b¹n”. 25 2. Trò chơi thứ 2: Trò chơi: “chuyền bóng tiếp sức”. 26 3. Trò chơi t©ng cÇu 26 III -MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VỀ HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG TRÒ CHƠI MÀ TÔI ĐÃ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2011-2012 27 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 28 I. KẾT LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 28 II. KHUYẾN NGHỊ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 30 1
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển cùng với xu thế phát triển chung của thế giới. Trong công cuộc đổi mới không thể không kể đến đổi mới giáo dục và đào tạo , bởi đổi mới giáo dục và đào tạo là tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Hiện nay, mục tiêu giáo dục ở trường thcs đã được xác định rõ ràng đó là: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những vốn trí thức có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường còn phải giáo dục cho học sinh về mọi mặt để các em phát triển toàn diện. Như chúng ta đã biết, trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn thuần giải trí, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng rất quan trọng góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh về mọi mặt như “Đức – Trí - Thể - Mỹ”. Trong xã hội nói chung và trường học nói riêng , chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, nó là một hoạt động tự do, bất định không gò ép hoặc bắt buộc. Đây là một đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn , sự thu hút bởi vì không ai giám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi. Tuy nhiên , trò chơi là một hoạt động có quy tắc. Dù trò chơi có đơn giản bao nhiêu cũng phải có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa những người tham gia trò chơi. Người ta thường nhắc đến các luật chơi, do đó mọi hành động của các em khi tham gia trò chơi thường chịu sự chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định đối với các em, trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực của mỗi em, góp phần tạo nên bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chơi là để giải toả những căng thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển tâm hồn và thể chất, chơi là để học làm người , để phát triển nhân cách một cách toàn diện. 2
  4. Ở lứa tuổi các em học là hoạt động chủ đạo nhưng hoạt động vui chơi vẫn giữ một vị trí quan trọng, nó trở thành hoạt động không thể thiếu ở các em. Mặt khác, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em sẽ tạo nên một tập thể lành mạnh, góp phần rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Có thể nói, bản chất của trò chơi theo ý nghĩa sinh học là sự điều hoà , cân bằng nguồn năng lượng dư thừa được sản sinh trong cơ thể , vì thế có người cho rằng “chơi là sống”. Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu: Thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền , tính phản xạ Trò chơi còn giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kỹ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống hàng ngày. “Học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em. Hiệu quả của trò chơi còn phụ thuộc vào khả năng bản thân người hướng dẫn. Không nên dừng lại ở mức độ giải trí đơn thuần mà phải xem trò chơi thực sự là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, dễ tiếp thu nhất, góp phần thực hiện trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Trò chơi chính là sự bổ trợ tích cực, cơ bản cho giờ chơi và hoạt động tập thể. Qua đó, thành tích và kĩ năng được tăng lên. Nhiều trò chơi tốt, tích cực còn có tác dụng hạn chế và đi tới bỏ xa những trò chơi không lành mạnh, mất vệ sinh, phản tác dụng giáo dục. Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói chung và trong giờ thể dục nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lý do đã nêu, đồng thời để góp phần hỗ trợ và củng cố cho chơi và hoạt động tập thể thêm phong phú và có hiệu quả. Tôi mạnh dạn 3
  5. chọn đề tài này với chủ đề: “Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh.” II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang tính giáo dục cao thông qua các hoạt động. Nghiên cứu nội dung hoạt động vui chơi và xây dựng thiết kế một số trò chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Với những vấn đề trên, tôi lĩnh hội và phát huy kiến thức được học tập trong nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, gây hứng thú cho các em trong mỗi tiết học với quan điểm “học mà chơi , chơi mà học” để từ đó thu hút các em thích chơi và tham gia hoạt động tập thể, đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1.Khách thể nghiên cứu: Hoạt động vui chơi của học sinh thcs, đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh thcs trên địa bàn quận §èng §a, chủ yếu là học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh 2. Đối tượng nghiên cứu. Nội dung hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh và vai trò của các hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, ý nghĩa , vai trò của nó trong quá trình giáo dục học sinh. 2.Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể. 3.Đề xuất một số nội dung hoạt động và thiết kế một số trò chơi cho học sinh trong mỗi giờ chơi và hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện nhà trường và nhu cầu của học sinh hiện nay. 4
  6. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Do điều kiện và thời gian có hạn, trong đề tài này tôi mới tiến hành điều tra 10 giáo viên thcs và hơn 100 học sinh løa tuæi 13-14 ở tr•êng THCS Th¸i ThÞnh VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp điều tra. 3. Phương pháp quan sát. 4. Phương pháp thống kê toán học. * Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu. Đây là quan trọng chúng ta muốn làm bất cứ công việc gì không thể chỉ dựa vào sự nhiệt tình là đủ. Mà sự nhiệt tình đó phải gắn liền với những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của công việc nhằm giải quyết nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 3. Từ đó hiệu quả đạt được sẽ như mong muốn. Từ những suy nghĩ trên tôi luôn tìm tòi, thu thập các tài liệu liên quan đến củng cố thêm cho công việc của mình. * Phương pháp điều tra (ankét). Nhằm đánh giá, tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3. * Phương pháp quan sát. Dự giờ chơi và hoạt động tập thể có tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh. * Phương pháp thống kê toán học. Nhằm sử lý số liệu và kết quả điều tra thu thập. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: đàm thoại, tổng kết rút kinh nghiệm. Trong phương pháp trên, phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu. 5
  7. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. I. VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS. Hiện nay nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, các chủ nhân của thế kỉ XXI phải là những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh và một thân thể cường tráng Con người của văn hoá thời hiện đại, văn minh không chỉ giỏi một lĩnh vực mà còn phải là con người toàn diện, có năng lực, có sức khoẻ, luôn luôn vận động phù hợp với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế mà giáo dục được đặt lên hàng đầu, toàn xã hội tôn vinh nghề giáo và cũng đặt cho chúng ta một nhiệm vụ to lớn là khâu đột phá đưa đất nước ta đi vào kỷ nguyên mới, sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Trong các kỳ đại hội Đảng đã đề ra “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ hôm nay một cách toàn diện chính là chúng ta đã đặt nền móng vững chắc cho toàn nhà tri thức trong tương lai. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. K.D.Uinxki đã từng nói: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển và các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các bạn muốn vận dụng chúng vào đó để tổ chức cho học sinh THCS vui chơi và thấy được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý của các em có ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi. Học sinh THCS ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi, ở lứa tuổi này bản thân mỗi đứa trẻ có sự tích luỹ kinh nghiệm sống nhất định và có những đặc điểm về thể lực, khả năng vận động, khả năng hoạt động trí tuệ, hứng thú tình cảm cũng như vốn tri thức tích luỹ được Vì vậy, để giáo dục trẻ có hiệu quả, thì 6
  8. việc nắm vững những đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tổi này là rất quan trọng. 1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs. Cơ thể của trẻ em là nền tảng vật chất và trí tuệ tâm hồn, nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt “Thân thể có khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt” ngược lại “Tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Ở lứa tuổi này, cơ thể của các em đang có sự phát triển và hoàn thiện dần về cấu trúc, chức năng. Thể lực của các em phát triển tương đối đồng đều, chiều cao mỗi năm chỉ trên dưới 4 cm trọng lượng cơ thể mỗi năm chỉ tăng khoảng 3kg. Bộ xương đang ở giai đoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn, quá trình hoá xương chưa kết thúc và đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy cần phải chú đến tư thế đi, đứng , nghỉ, chạy nhảy của các em đề phòng cong vẹo, gù xương ở trẻ, tránh để các em mang vác vật quá nặng, tránh để các em viết lâu, làm các việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em. Nói đến đặc điểm thể chất học sinh không thể không nhắc đến đặc điểm của hệ thần kinh. Hệ thần kinh cảu các em trong giai đoạn này đang phát triển mạnh. Bộ óc của các em đang phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 13, 14 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện về chất lượng và sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Điều này tạo điều kiện cho các phản xạ có điều kiện nhanh và nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này khả năng ức chế của hệ thần kinh còn yếu, vì thế ta cần phải chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác cũng không được doạ nạt các em vì làm như thế không những làm tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển hệ thần kinh và bộ óc của các em. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi chất và năng lượng của trẻ lại lớn dần đến các cơ quan phải tăng cường hoạt động làm cho các em chóng mệt mỏi. Do đó , tổ chức hoạt động vui chơi phải chú ý sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của các em. 7
  9. 2. Một số đặc điểm tâm lý. 2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức: Nói đến đặc điểm tâm lý của học sinh THCS thì vấn đề đầu tiên cần phải nói đến đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những nhận thức nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó tỏ thái độ và có hành vi hoạt động tham gia vào mối quan hệ xã hội. -Về tri giác: Tri giác của các em còn mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động. Do đó các em còn phân biệt các đối tượng còn không chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn. Các em thích quan sát những gì sinh động những đặc điểm, những sự vật trực tiếp gây cho các em cảm xúc. Ngoài ra tri giác của các em còn hạn chế và khả năng lập kế hoạch chưa tốt. -Về trí nhớ: Các em có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp đến tri giác của trẻ và nhớ lâu những gì chúng đã tiến hành hành động trên nó. Do đó trẻ thích tham gia những hoạt động mang tính thực tiễn có tính chất vận dộng. -Về tư duy: Tư duy của trẻ bậc thcs đang chuyển dần từ trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát. Học sinh trường ở từng khối lớp có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Tóm lại, đặc điểm tư duy của trẻ bậc thcs không có ý nghĩa tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối. 2.2-Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS. Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh thcs không mang tính chất “đột biến” nhưng trong giai đoạn này sự hình thành nhân cách của các em diễn ra khá rõ nét. Khi bước chân tới trường trẻ được gia nhập một cuộc sống mới: tập thể lớp học. Tất cả đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành quan hệ mới, hình thành thái độ với người khác đối với tập thể và đối với học tập, hình thành các phẩm chất của ý trí, tình cảm và đạo đức ở học sinh . *Về tính cách: 8
  10. Phần lớn học sinh có nhiều nét tính cách tốt như: lòng vị tha, tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng thương người hồn nhiên trong quan hệ với người lớn, với thầy cô, bạn bè, hồn nhiên nên rất cả tin, tin vào sách vở, tin vào người tốt, tin vào khả năng của bản thân. Tất nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Chúng ta có thể tận dụng điều này để giáo dục các em, sao cho các em dần dần hết “ngây” nhưng còn giữ được chất “thơ”. Bên cạnh đó tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. Tính bắt chước chính là con dao hai lưỡi, bởi trẻ bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều. Ngoài ra tính cách của các em cũng có nhược điểm là bướng bỉnh và bất thường cho nên chúng ta cũng phải chú ý đến điều này để giáo dục các em. *Về nhận thức: ë løa tuæi nµy nhận thức của học sinh rất rõ nét. Nhu cầu nhận thức chính là một trong nhu cầu tinh thần. Nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ . Một đặc điểm quan trọng là nhu cầu nhận thức của trẻ ở giai đoạn này thường gắn liền với nhu cầu vui chơi, nhu cầu hoạt động tập thể trường lớp xã hội. *Về tình cảm Các em rất dễ xúc động, sống nhiều trong tình cảm. Tình cảm thẩm mỹ và tình cảm trí tuệ đang phát triển. Tình cảm của các em dễ nảy sinh nhưng chưa bền vững. *Về hứng thú: Ở lứa tuổi này các em chưa có hứng thú chuyên biệt với từng bộ môn, từng hoạt động, điều này dẫn đến các em học vì điểm. Đối với vui chơi các em thường hứng thú với hoạt động tập thể có quy tắc đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, hay những hoạt động vui chơi giàu trí tưởng tượng, luôn vận động. *Về năng khiếu và sự phát triển của năng khiếu: Học sinh thường bộc lộ năng khiếu thơ , ca, nghệ thuật ( múa hát , vẽ). 9
  11. Việc phát triển những khả năng của các em trong lĩnh vực này là rất quan trọng và cần thiết để bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho các em. Trò chơi sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển và rèn luyện tài năng nơi các em. Tóm lại, ở lứa tuổi này các em có những biến đổi sâu sắc cả về tâm sinh lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Để tổ chức các hoạt động học tập cũng như các hoạt động vui chơi cho các em có hiệu quả thì người giáo viên cần phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này để từ đó tổ chức hoạt động cho phù hợp với tâm sinh lý của các em. III- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS. 1. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Về vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lý luận và thực tiễn đã khẳng định “Cuộc sống của con người được tạo bởi dòng các hoạt động” hay nói cách khác hoạt động chính là phương thức tồn tại của con người. Năng lực của trẻ được hình thành và bộc lộ trong quá trình hoạt động của các em. Khi ta chưa xem xét, chưa quan sát hoạt động của trẻ thì ta chưa thể nói một em nào đó có hay không có năng lực đối với loại hình hoạt động đó. Ví dụ ta không thể nói về năng lực âm nhạc của một em nếu em chưa học nhạc dù là hình thức sơ đẳng nhất chỉ có hoạt động học tập được tổ chức đúng đắn thì ta mới biết em đó có biểu hiện năng lực về mặt nào. Con người sinh ra không có sẵn năng lực đối với một loại hình hoạt động nào đó. Năng lực của con người chỉ được hình thành và phát triển nhân cách con người đặc biệt là khi con người còn ở lứa tuổi thiếu nhi. Hoạt động của trẻ rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động này góp phần làm bộc lộ và phát triển những tính cách của trẻ. Do đó, vai trò của giáo viên thể dục là phải lựa chọn xây dựng tổ chức cho các em tham gia nhiều loại 10
  12. hình hoạt động khác nhau, để qua đó các em có điều kiện bộc lộ, hình thành và phát triển năng lực riêng và nhân cách nói chung. 2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chơi là hoạt động cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi , nhưng đối với trẻ chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống, do đó ta có thể nói: chơi đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống trẻ, đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng. Đúng như nhà giáo dục vĩ đại Ma-ren- kê đã tổng kết: Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng như những hoạt động công tác và phục việc phục vụ của người lớn. Chính vì vậy nên những người lao động tương lai được giáo dục trước hết là lúc chơi. Vậy để thấy rõ được hoạt động vui chơi đối với cuộc sống của trẻ trước hết chúng ta phải biết được thế nào là chơi, hoạt động vui chơi ? 2.1. Trò chơi Trong nhµ trường hiện nay hoạt động vui chơi không kém phần quan trọng. Các em “Học mà chơi- chơi mà học”. Trò chơi một chủ đề mà nhiều tác giả trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khoa học đề cập đến và cũng được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Nhưng để đi đến một cái chung thì chưa, hay nói một cách khác đi là đẻ hiểu thế nào là trò chơi và đưa ra khái niệm cụ thể thì chưa mà mới chỉ miêu tả hoặc lý giải nó mà thôi. Để một trò chơi diễn ra phải có thời gian và địa điểm cụ thể. Với từng trò chơi nó yêu cầu có không gian và thời gian nhất định có thể là rất rộng mà cũng có thể rất hẹp. Vì trò chơi là một hành động giả định, nằm ngoài cuộc sống bình thường nên không gian và thời gian diễn ra nó cũng phải ở phạm vi riêng. Khi nói “ Trò chơi là một hoạt động vô thường không ai có thể xác định trước diễn biến của nó cũng như kết quả cuối cùng của trò chơi”. Điều này chỉ đúng với trò chơi thể thao, còn trong các trò chơi khác thì chưa hoàn toàn chính xác, ví dụ như trong trò chơi sắm vai thì khi bắt đầu trò chơi, 11
  13. người tham gia đã phần nào biết được diễn biến của trò chơi và kết quả của nó. Tuy nhiên trong khi chơi, luôn có giới hạn giành cho sự sáng tạo của ng•êi chơi, đây là một đặc điểm chung của trò chơi. Từ điển tiếng Việt giải nghĩa trò chơi như sau: “ Trò chơi là một loại hình hoạt động, trong các tình huống có điều kiện mà hoạt động đó hướng đến sự tái tạo và lĩnh vực kinh nghiệm xã hội được ấn định trong các phương thức tồn tại của các hoạt động vật chất, trong các đối tượng của khoa học và văn hoá. Qua trò chơi với tư cách là hoạt động thực tiễn xã hội các tiêu chuẩn của cuộc sống và hoạt động của con người được tái tạo việc tuân thủ các tiêu chuẩn đó đảm bảo việc nhận thức và lĩnh hội hiện thực vật chất và xã hội, đảm bảo sự phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức của nhân cách”. Khái niệm này đã khẳng định được bản chất xã hội của trò chơi. Trò chơi được xem là một hoạt động xã hội nó mang tính chất xã hội cả về nguồn gốc ra đời, nội dung và hình thức biểu hiện. Và khái niệm này cũng khẳng định tác động tích cực của trò chơi với sự phát triển nhân cách. Có nhiều trò chơi cụ thể khác nhau, mỗi trò chơi cụ thể lại có những đặc điểm riêng của mình, tuỳ theo góc độ nghề nghiệp, tuỳ theo góc độ quan sát mà các nhà nghiên cứu định ra các tiêu chuẩn khác nhau. *Một số dạng trò chơi cho học sinh . + Trò chơi phát triển trí tuệ là một trò chơi có luật, có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của người để giải quyết các tình huống xảy ra trong trò chơi nhằm đạt được những nhiệm vụ nhận thức nhất định. +Trò chơi vận động: Đây là loại trò chơi nhằm hình thành và phát triển thể lực của học sinh. +Trò chơi lắp ghép xây dựng: Là trò chơi khi đứa trẻ phản ánh hoạt động xây dựng của xã hội người lớn như: xây dựng nhà cửa , lâu đài, công viên, kho tàng, trường học, 12
  14. +Trò chơi dân gian: là loại trò chơi có từ rất lâu, nó phản ánh đời sống tâm lý, thiên nhiên của từng dân tộc nhằm giáo dục, xây dựng nhân cách văn hoá dân tộc cho các em học sinh. 2.2. Hoạt động vui chơi Trong trường hiện nay hoạt động vui chơi không kém phần quan trọng các em được “Học mà chơi, chơi mà học” nếu đến trường chỉ học văn hoá mà không có các hoạt động khác các em sẽ nhanh chóng không phù hợp với lứa tuổi các em và rất sợ khi phải đến trường. Như Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi phụ trách thiếu nhi năm 1946 “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. Vì vậy trong nhà trường THCS chúng ta phải hết sức chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em để các em được mở rộng giao lưu với bạn bè, học hỏi, đoàn kết, thương yêu gần gũi nhau hơn. Hoạt động vui chơi không phải là một khái niệm khoa học với đúng nghĩa của nó vì vui chơi là một hoạt động mang tính tự phát, tự nguyện của con người nhằm thoả mãn nhu cầu sở thích hứng thú, phát triển thể chất , trí tuệ, ý trí, tình cảm của cá nhân. Theo từ điển tiếng Việt-2000 NXB Đà Nẵng – thì thuật vui chơi được tác các giả giải nghĩa như sau: “ Vui chơi là một hoạt động giải trí một cách thích thú”. Hoạt động của trẻ thường có những đặc điểm sau: 1- Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động mang tính chất vô tư. Trong khi chơi, đứa trẻ không chú tâm nhằm tới một lợi ích thiết thực nào cả. Chính vì vậy nhiều nhà tâm lý học cho rằng: “Động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ không phải nằm ở kết quả, hành động chơi mang kết quả tự do”. 2- Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, chính các hoạt động vui chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ, kích thích cho trí tưởng tượng phát triển. 13
  15. 3- Hoạt động vui chơi của trẻ không phải là một hành động bắt buộc mà là một hoạt động mang tính tự do. Vui chơi là một hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm nên hành động chơi không buộc phải chấm theo phương thức chặt chẽ của hoạt động thực tiễn. 4- Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động độc lập và tự điều khiển. Chính tính độc lập và sự tự điều khiển hành vi đó không những cho trẻ niềm hoà hứng và lòng tự tin trong cuộc chơi mà còn giúp cho chúng phát huy khả năng tự lập của mình trong cuộc sống. 5- Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động mang tính màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ. Như vậy, hoạt động vui chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mỗi nội dung chơi, trò chơi đều đòi hỏi những điều kiện riêng và tất cả mọi hình thức đều kích thích, đều giúp các em phát hiện ra chính mình và thế giới xung quanh. Điều đáng nói là nhân cách của trẻ muốn được phát triển một cách toàn diện thì những hoạt động của trẻ phải được diễn ra trong quá trình tác động qua lại giữa các cá nhân với những người xung quanh. Ngoài ra tổ chức vui chơi cho trẻ một cách khoa học hợp lý mà còn mang một ý nghĩa về mặt xã hội không nhỏ. Nói tóm lại, vui chơi là trường học để vào đời, là hoạt động quan trọng để khuôn đúc hình thành nên tâm lý và nhân cách trẻ. Do vậy, nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải nắm được điều này để tiến hành giáo dục trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. IV - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Mục đích cơ bản là giúp học sinh tổ chức những hoạt động của mình, thông qua trò chơi. Ở đây, học sinh có thể lập kế hoạch bàn những biện pháp tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện. Nhờ đó, giáo dục cho học sinh nhiều nét tính cách, phẩm chất, nhân cách tích cực. 14
  16. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH THCS TRONG CÁC GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Theo như phần cơ sở lý luận đã trình bày ở trên thì hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thcs. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh ở trường nói chung và ở các giờ hoạt động tập thể nói riêng rất cần được quan tâm. Thế nhưng trong thực tế, ở trường học hiện nay, thì việc nhận thức tầm quan trọng của hoạt động này và việc tổ chức nó ra sao? Nguyên nhân của việc tổ chức đó, những nguyện vọng của học sinh như thế nào? Để tìm hiểu những vấn đề này chúng tôi tiến hành các bước điều tra thực trạng như sau: I - THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: 1- Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động vui chơi: Tiến hành điều tra giáo viên về việc nhận thức vai trò của hoạt động vui chơi trong sự hình thành phát triển nhân cách học sinh thcs bằng cách ra các trò chơi, yêu cầu giáo viên đánh dấu (x) vào các vai trò theo 3 mức độ. Quan trọng, không quan trọng, phân vân. Kết quả được như sau: Các mức độ STT Các vai trò Không Phân vân Quan trọng quan trọng 1 Góp phần phát triển thể chất 100% 2 Góp phần phát triển thẩm 65% 15 20 mỹ 3 Góp phần phát triển trí tuệ 93% 7 4 Hình thành hành vi đạo đức 90% 8 2 5 Hình thành tinh thần tập thể 100% 6 Hình thành những phẩm 98% 2 chất tâm lý Bảng 1:Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động 15
  17. Theo kết quả trên, ta thấy các thầy cô đều thừa nhận các hoạt động vui chơi có vai trò phát triển mọi mặt nhân cách của học sinh: thẩm mỹ, thể chất, trí tuệ, đạo đức, ý thức tập thể, các phẩm chất tâm lý. Tuy nhiên sự chênh lệch về tỷ số giữa các vui chơi của hoạt động vui chơi không đáng kể. Khi được hỏi về vấn đề: Việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh thcs trong giờ hoạt động tập thể có tác dụng gì? Thì phần lớn giáo viên đều cho rằng: Tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ hoạt động tập thể có rất nhiều tác dụng như rèn luyện tính tự giác, tinh thần tập thể, tăng cường khả năng giao tiếp, giải trí mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh, đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện tính trung thực cho học sinh đặc biệt là 100% giáo viên đều cho rằng tổ chức các hoạt động vui chơi sẽ làm cho giờ hoạt động tập thể trở nên hấp dẫn đối với học sinh. Những tác dụng này cũng chính là các mặt: Đức, trí, thể, mỹ các phẩm chất tâm lý. STT Các tác dụng Kết quả (%) 1 Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh 100 2 Rèn luyện tính tự giác cho học sinh 98 3 Đáp ứng nhu cầu vui chơi cho học sinh 100 4 Tăng cường khả năng giao tiếp của học sinh 95 5 Giải trừ mệt mỏi 100 6 Rèn luyện tính trung thực, tinh thần tập thể 85 7 Làm cho giờ hoạt động tập thể thêm hấp dẫn hơn 85 Bảng 2: Tác dụng của việc tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ chơi và hoạt động tập thể. Như vậy, phần lớn giáo viên ở các trường thcs mà chúng tôi tiến hành điều tra đều thừa nhận các hoạt động vui chơi trong giờ hoạt động tập thể có tác dụng rất lớn về nhiều mặt cho học sinh . Kết quả này đã phản ánh được mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động vui chơi. 2-Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động vui chơi: Khi điều tra vấn đề này đối với học sinh, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Theo con, các hoạt động vui chơi đã giúp con những gì? Và tôi đã liệt kê ra 16
  18. một số tác dụng của hoạt động vui chơi, các con sẽ đánh dấu (X) vào ô phù hợp. Kết quả thu được như sau: STT Các tác dụng Kết quả (%) 1 Được vui chơi cùng bạn 90 2 Vui vẻ thoải mái hơn 99 3 Có cơ hội chiến thắng các bạn cùng lớp 40 4 Có hành vi, thói quen tốt 65 5 Không phải học 30 6 Có thêm hiểu biết 60 7 Tự tin hơn 65 8 Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao 70 9 Thích làm gì cũng được 40 10 Khoẻ hơn, nhanh nhẹn hơn 85 11 Đoàn kết và có tập thể hơn 90 Bảng 3: Nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động vui chơi. Theo kết quả trên, về cơ bản các em có nhận thức tốt về tác dụng của trò chơi đối với mình. Trong câu hỏi mà chúng tôi đưa ra một số tác dụng tiêu cực như: Không phải học, thích làm gì cũng được, có cơ hội chiến thắng các bạn cùng lớp, nhưng số em lựa chọn câu này ít. Điều này càng cho thấy các em đã nhận thức được vai trò và tác dụng của hoạt động vui chơi với chính bản thân các em. Nhìn chung, các thầy cô giáo và các em học sinh đã nhận thức được vai trò, tác dụng của hoạt động vui chơi tới sự hình thành và phát triển nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận thức còn trên thực tế hoạt động này đã được quan tâm, tổ chức như thế nào? Chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng vủa vấn đề này. II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NÓI RIÊNG TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. 1. Thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ hoạt động tập thể 17
  19. Từ trước đến nay, nhà trường đã có chú ý thực hiện giờ hoạt động tập thể, tuy nhiên, việc thực hiện đó vẫn làm theo sự chỉ đạo chung của ngành, mang tính hình thức, chưa có sự cải tiến về nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và tình hình đất nước hiện nay. Vì thế, hiệu quả của giờ hoạt động tập thể chưa cao, còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của giờ hoạt động tập thể được thể hiện ở các mặt sau: 1.1.Về nội dung: Giờ thể dục chủ yếu là tập các bài hoạt động tập thể, nhận xét bình bầu cho học sinh Các hoạt động vui chơi giải trí chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. 1.2.Về hình thức: Chủ yếu là giáo viên điều khiển, chính vì vậy cần phải đổi mới nội dung và hình thức làm cho các em hứng thú hơn. Khi tiến hành điều tra các nội dung hoạt động trong giờ hoạt động tập thể giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh tôi đã đưa ra 7 nội dung yêu cầu giáo viên và học sinh đánh dấu (x) vào các nội dung đã được tổ chức theo 3 mức độ, thường xuyên, ít khi, chưa bao giờ. Kết quả thu được như sau:Bảng 4: Nội dung các hoạt động đã được tổ chức vào mức độ của nó. Mức độ tổ chức Thường Chưa Ít khi STT Nội dung các hoạt động xuyên bao giờ (%) (%) (%) 1 Giáo viên điều khiển 100 00 00 2 Giáo dục trong lớp thông qua 96 03 01 môn học 3 Giáo dục thông qua hoạt động 69 26 05 4 Học sinh sơ kết, tổng kết trò chơi 80 18 02 5 Tổng điểm và kết quả do giáo 70 25 5 viên tổng kết 6 Vui chơi giải trí 63 36 01 7 Học sinh làm quản trò 100 18
  20. Nhìn vào bảng trên ta thấy nội dung của các giờ khá phong phú, đa dạng và những nội dung này cũng rất cần thiết, cần được duy trì tổ chức cho học sinh. Nhưng tỉ lệ các hoạt động được tổ chức thường xuyên chưa nhiều. Quan sát việc tổ chức các hoạt động trong giờ học hoạt động tập thể và trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi được biết, thời gian mà giáo viên giành cho hoạt động vui chơi là chưa hợp lý. Đối với họ việc hoàn thành môn dạy trong tuần quan trọng hơn. Vì thực chất khi tổ chức các hoạt động như vui chơi, giải trí, hoặc tổ chức các cuộc thi theo chủ đề thì người giáo viên cần chuẩn bị kỹ, tốn nhiều thời gian mà cơ sở vật chất cần để sử dụng cho các hoạt động này ở các trường hiện nay cũng chưa được đầy đủ. Như vậy, nội dung các hoạt động cho học sinh hoạt động tập thể khá phong phú nhưng chưa thực sự được quan tâm, tổ chức đúng mức, tỉ lệ những hoạt động giáo dục làm cho học sinh tự nguyện tích cực, tự giác tham gia còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em. Bên cạnh đó các hình thức tổ chức hầu như không thay đổi cũng làm cho học sinh không cảm thấy hứng thú khi giờ hoạt động tập thể diễn ra. 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ hoạt động tập thể. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức các hoạt động tập thể cho thấy mức độ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí chưa cụ thể (thường xuyên 63%; ít khi 36%; chưa bao giờ 1%). Vấn đề đat ra ở đây là khi tổ chức vui chơi cho học sinh thì giáo viên thường tổ chức những nội dung vui chơi cụ thể nào? Là các dạng trò chơi nào trong giờ hoạt động tập thể. Để trả lời vấn đề này chúng tôi đã liệt kê 4 dạng trò chơi có thể tổ chức trong giờ thể dục và yêu cầu giáo viên đã tổ chức. 19
  21. Các mức độ (%) Đã tổ Thường Chưa Ít khi STT Nội dung các hoạt động chức(%) xuyên bao (%) (%) giờ (%) 1 Trò chơi dân gian 89 27 62 11 2 Trò chơi phát triển trí tuệ 90 28 71 01 3 Trß chơi vận động 99 42 42 16 4 Trò chơi lắp ghép, xây dựng 71 39 40 21 Như vậy tất cả các trò chơi cũng được phần lớn giáo viên tổ chức song độ tổ chức lại chưa cao. Khi hỏi một số học sinh về vấn đề này, chúng tôi được biết, giờ hoạt động tập thể các em ít được chơi các trò chơi mà chỉ dược chơi trong các giờ học hoặc tự chơi các trò chơi do các em tự nghĩ ra và chơi trong giờ ra chơi. Còn khi trao đổi với giáo viên tôi cũng nhận được những câu trả lời tương tự. Một thực tế nữa là các trò chơi đưa ra thường đơn điệu, lặp đi lặp lại. Điều này không kích thích, phát triển hứng thú cũng như khả năng tự quản, chủ động sáng tạo của học sinh. Vậy để khắc phục và tiến hành các hoạt động vui chơi cho các em được tốt hơn, chúng ta phải biết được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. III. NHỮNG NGUYỆN VỌNG CỦA HỌC SINH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. Những nguyện vọng của học sinh về việc tổ chức vui chơi trong giờ hoạt động tập thể cũng như sự quan tâm của các nhà giáo dục của các cấp quản lý và giáo viên là những thuận lợi đầu tiên cho việc tiến hành xây dựng, tổ chức các hoạt động này cho học sinh. Thuận lợi cơ bản đầu tiên là các em học sinh có nhu cầu về hoạt động vui chơi rất lớn. Theo kết quả điều tra thì hoạt động vui chơi là hoạt động vui chơi sở thích, hứng thú của các em. Nó được sếp thứ 2 sau hoạt động học tập. 20
  22. - Hoạt động học tập (84,39% số phiếu) - Hoạt động vui chơi (80,85% số phiếu). Như vậy, hoạt động vui chơi có vị trí rất lớn và là hoạt động không thể thiếu đối với các em. Khi được hỏi: Trong giờ hoạt động tập thể em thích cô giáo tổ chức cho các em làm những công việc gì? Chơi trò chơi (97,87%) Hội vui học tập (70,92%) Điều này chứng tỏ nội dung các hoạt động được các em ưa thích trong giờ ho¹t động tập thể là những hoạt động vui chơi, giải trí. Đây là điều kiện thuận lợi cho chúng ta lựa chọn những nội dung vui chơi cho phù hợp, nhằm thoả mãn nhu cầu của các em trong giờ động tập thể. Có rất nhiều dạng trò chơi cho häc sinh, các trò chơi ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Việc lựa chọn các trò chơi cho trẻ phải đảm bảo tính khoa học, mang tính giáo dục và phải làm cho trẻ thích thú khi tham gia trò chơi đó. Qua điều tra thực trạng về các trò chơi được các em ưa thích tôi đã thu được kết quả như sau: STT Các tác dụng Thích tham gia Thứ bậc 1 Trò chơi dân gian 85.1 3 2 Trò chơi sắm vai 55.31 5 3 Trò chơi phát triển 90.78 2 4 Trò chơi vận động 95.74 1 5 Trò chơi lắp ghép, xây dựng 57.44 4 Thực trạng về nhu cầu nguyện vọng của học sinh như trên lại một lần nữa khẳng định hoạt động vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với các em. Các em có một nhu cầu về nội dung vui chơi rất phong phú. Như vậy, nếu đáp ứng nhu cầu này sẽ phát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động, tạo điều kiện phát huy những năng lực sẵn có hoàn thiện nhân 21
  23. cách ở các em. Tuy nhiên, để lựa chọn các nội dung vui chơi cho phù hợp cần căn cứ vào điều kiện tâm, sinh, lý, sở thích, năng khiếu khả năng tham gia của học sinh cũng như mục tiêu giáo dục.Có thể nói qua kết quả điều tra thực trạng nói trên chúng ta thấy bản thân các em học sinh cũng như các thầy cô giáo đã có sự hiểu biết nhất định về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trên thực tế hiện nay, ở các trường thcs việc tổ chức cho học sinh vui chơi ở trường nói chung và ở giờ hoạt động tập thể nói riêng chưa được tốt. Với khuôn khổ của giờ ho¹t động tập thể việc tổ chức cho các em vui chơi còn nhiều hạn chế. Các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là vui chơi còn nghèo nàn, địa điểm vui chơi cũng như điều kiện về vật chất còn hạn hẹp thiếu thốn. Bên cạnh đó sự quan tâm của các nhà giáo dục, các cấp quản lý, và giáo viên THCS chưa được đúng mức cũng như là một nguyên nhân chủ yếu của thực trạng. Nhìn chung, những khó khăn của thực trạng có thể khắc phục, nếu phát huy được những thuận lợi ban đầu và có sự quan tâm của nhà trường, của các cấp quản lý cũng như của giáo viên . Từ kết luận của những vấn đề trên với vai trò của một người giáo viên tôi đã lựa chọn xây dựng, tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể mà tôi cho là cần thiết. 22
  24. CHƯƠNG III: MỘT SỐ NỘI DUNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. I - MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Để tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể được thành công thì ngoài việc nhận thức vai trò của việc tổ chức vui chơi, cách thức tổ chức, nội dung vui chơi, cơ sở vật chất, nhu cầu của học sinh về vui chơi phải kể đến việc nắm vững những người tham gia tổ chức, sưu tầm và thiết kế nội dung vui chơi. 1.- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, tự giác của học sinh trong giờ vui chơi: Do tính chất của hoạt động vui chơi mà tính tích cực, tự giác của học sinh trở thành nguyên tắc cơ bản. Vì khác với học tập và lao động, chơi là hoạt động không mang tính chất bắt buộc. Trẻ đến với trò chơi hoàn toàn tự nguyện, thích mà chơi chứ không ai ép buộc được. Do đó, tổ chức cho trẻ chơi thì không nên áp đặt, gò bó, đặt ra nhiều quy định bắt trẻ tuân theo một cách máy móc. Hơn nữa, về mặt tâm lý nếu trẻ không tự nguyện tham gia vào quá trình chơi thiếu hào hứng, sẽ không góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng rèn luyện các mặt qua hoạt động vui chơi. Bởi vậy, muốn tạo ra tính tích cực, tự giác ở học sinh trong vui chơi thì người tổ chức phải sưu tầm, thiết kế xây dựng được nội dung vui chơi phong phú, hấp dẫn 2.- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs: Mỗi một con người là một thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng. Dù có quy luật chung nhưng mỗi lứa tuổi mang một đặc điểm riêng về tâm sinh lý và mỗi trẻ em trong cùng lứa tuổi cũng có những nét tính cách khác nhau. Vì vậy, đối với các nhà giáo dục nói chung và những người trực tiếp tổ chức nói riêng phải nắm được đặc điểm lứa tuổi. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta 23
  25. lựa chọn nội dung vui chơi, hình thức tổ chức cho phù hợp. Tránh các hiện tượng vui chơi phản khoa học. Khi tổ chức các trò chơi vận động cần chú ý đến thể lực của các em. Ở lứa tuổi các em dễ bị mệt mỏi, dễ chán. Hệ cơ xương chưa phát triển nên khi chọn trò chơi cần tránh những trò chơi đòi hỏi sức mạnh, sức bền. Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động vui chơi cần căn cứ vào năng khiếu sở trường của học sinh và hoạt động vui chơi cần được cân nhắc, lựa chọn theo hướng. Trò chơi cần phải đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh. 3.- Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác có sự hướng dẫn của giáo viên: Phát huy ý thức và năng lực tự quản của học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức vui chơi cho học sinh ở các giờ thể dục. Trên thực tế, nếu có sự hướng dẫn của giáo viên thì chất lượng và hiệu quả sẽ được nâng cao. Do vậy, có phát huy được năng lực tự quản của các em thì mới phát huy được tính sáng tạo, tạo ra hứng thú, động cơ vui chơi lành mạnh với các em. Tất cả những điều đó là động lực bên trong để giải quyết mâu thuẫn của quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở các em. Như vậy, trong hoạt động vui chơi giải trí, tư duy của học sinh chỉ được phát huy khi có sự tự quản, chủ động tích cực của chính bản thân các em. Đồng thời sự năng động sáng tạo chỉ có thể nảy sinh, phát triển khi bản thân mỗi trẻ thực sự là chủ thể của hoạt động. Vì thế tự quản lý là một quy tắc quan trọng trong quá trình giáo dục nói chung và vui chơi nói riêng. Việc tổ chức cho trẻ chơi là một việc làm không đơn giản. Do đó đòi hỏi người tổ chức không những có lòng say mê, óc sáng tạo mà phải có tâm hồn tươi trẻ. Biết nhập vai khi cần thiết để cùng trẻ giải quyết những tình huống nảy sinh trong khi chơi. 4.- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục trong mỗi nội dung: Đối với trẻ em vui chơi là để rèn luyện các chức năng tâm sinh lý. Để giải toả những căng thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển các mặt tâm hồn và thể chất. Chơi là để học cách làm người và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chính vì vậy, mà nội dung các trò chơi phải lành mạnh, bổ ích 24
  26. mang ý nghĩa giáo dục đạo đức và rèn luyện phẩm chất, điều đó có ý nghĩa là các trò chơi phải được lựa chọn. Cần tránh những trò chơi mang nội dung sấu, bắt chước những hiện tượng tiêu cực. 5.-Nguyên tắc tận dụng mọi tiềm năng cơ sở vật chất sẵn có vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể: Tổ chức vui chơi cho trẻ đòi hỏi phải có những điều kiện cơ sở vật chất. Nếu thiếu thì việc tổ chức hoạt động vui chơi thiếu hấp dẫn và thiếu hiệu quả: Trong hoàn cảnh hiện nay ở hầu hết các trường còn rất nhiều thiếu thốn. Do đó cần có một kế hoạch để khai thác mọi tiềm năng cơ sở vật chất trong thiết bị trong hoạt động vui chơi. Những nguyên tắc tổ chức vui chơi nói trên có tính chất định hướng, tác động qua lại và bổ xung lẫn nhau nhằm chi phối điều khiển việc tổ chức vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể. Do vậy, đòi hỏi người giáo viên tổ chức vui chơi cho học sinh phải nắm bắt được và biết tận dụng tổng hợp các nguyên tắc trên để tổ chức cho học sinh vui chơi đạt hiệu quả tốt. II.-XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 1. Trò chơi thứ nhất “KÕt B¹n”. -Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kỹ năng chạy. -Đội hình:Học sinh tập hợp thành đội hình vòng tròn cách nhau 1m. -Cách chơi: Cho học sinh chạy nhẹ nhàng, nhảy chân sáo theo vòng tròn vừa vỗ tay vừa h¸t và lắng nghe lệnh của chỉ huy. Nếu giáo viên hô “ nhóm ba” thì lập tức chụm lại với nhau thành 3 người. Nếu hô “nhóm bảy” thì nhanh chóng chụm thành 7 người. Những em không tạo được thành nhóm theo quy định thì sẽ bị phạt. + Nếu là ở những giờ đầu tiên làm quen với trò chơi này học sinh rất thích thú nhưng học sinh rất dễ rơi vào tình trạng chán nản vì chúng cảm thấy tẻ nhạt, 25
  27. vì lặp đị lặp lại nhiều lần như nhau. Bởi vậy trong trò chơi này tôi đã chủ động thay đổi một số phương pháp sau: Ở những giờ đầu tôi cho các em đọc lời thơ theo sách giáo khoa, xong đến những giờ học sau, khi các em đã thành thạo trò chơi tôi có thể cho các em vừa đi vừa vỗ tay, vừa hát một bài hát thiếu nhi bất kỳ và trong khi giáo viên có thể hô họp thành nhóm. Khi hô họp thành nhóm tôi cũng thay đổi cách hô như “nhóm ba cộng bẩy” hay “nhóm bẩy .cộng ba”, “nhóm bảy trừ ba” . Do vậy các em rất hứng thú, sôi nổi khi tham gia trò chơi này. 2. Trò chơi thứ 2: Trò chơi: “chuyền bóng tiếp sức”. -Học sinh tập hợp theo tổ, tổ trưởng đứng đầu cầm bóng. -Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” các em tổ trưởng đồng loạt quay người qua trái ra sau đưa bóng cho bạn số 2, số 2 nhận bóng sau đó quay người qua trái trao bóng cho bạn số 3. Bóng được tiếp tục chuyền như vậy cho đến những người cuối cùng. Người cuối cùng đưa bóng qua phải cho người phía trước lần lượt chuyển bóng lên đến tổ trưởng. Tổ trưởng cầm bóng bằng tay trái giơ cao và hô to “tổ xong”. Tổ nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Tôi tổ chức cho hai tổ thi một lượt và trước khi chơi 2 tổ đứng vỗ tay vµ h¸t bµi “Líp chóng m×nh”. Sau tÝn hiÖu 2 tổ cùng bắt đầu chuyền bóng. Trong khi 2 tổ chuyền bóng thì 2 tổ khác ở ngoài vừa vỗ tay cổ vũ. Gi¸o viªn sÏ qui •íc ®éi nµo thua sÏ ph¶i nh¶y lß cß mét vßng. 3.-Trò chơi vËn ®éng Trò chơi: “T©ng cÇu tiÕp søc” Mục đích: Rèn luyện ý thức tập thể, tác phong khẩn trương, biết tôn trọng các quy tắc chơi, tạo không khí thi đua Chuẩn bị: 2 qu¶ cÇu ®¸, ®ång hå bÊm giê. Tổ chức chơi: chia theo khối lớp, mçi líp 2 häc sinh thi giữa các khối. Cách chơi: Trong kho¶ng thêi gian 4 phót 2 häc sinh cña mçi líp lÇn l•ît thay nhau t©ng cÇu sè lÇn ®¹t ®•îc chÝnh lµ kÕt qu¶ cña mçi líp. 26
  28. Cách đánh giá: Líp nµo cã sè lÇn t©ng nhiÒu h¬n mµ kh«ng ph¹m qui lµ chiÕn th¾ng. III -MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VỀ HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG TRÒ CHƠI MÀ TÔI ĐÃ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2011-2012: Qua quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy trong năm học qua đối với học sinh: + Dựa vào những điều kiện khách quan trong nhà trường và năng lực bản thân khi tiến hành hoạt động đã thực sự lôi cuốn hứng thú tự giác tham gia của các em. + Thông qua giờ chơi và hoạt động tập thể đã góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập . Hoạt động vui chơi trong giờ chơi và hoạt động tập thể đã góp phần không nhỏ trong việc động viên các em học tập tốt hơn cho không khí học tập thêm sôi nổi và đạt kết quả cao hơn. 27
  29. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾNGHỊ I. KẾT LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua quá trình nghiên cứu đề tài, cho phép tôi rút ra một số kết luận như sau: Hoạt động vui chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh . Các em có một nhu cầu chơi, nhu cầu được hoạt động trong tập thể rất lớn. Vì thế hoạt động vui chơi không thể thiếu đối với các em. Việc tổ chức tốt các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em nâng cao hiệu quả giáo dục. Thực tế điều tra cho thấy giáo viên và học sinh đều có nhận thức nhất định về vai trò của hoạt động vui chơi, bởi sự hình thành và phát triển nhân cách trên thực tế, với nhiều lý do khác nhau mà việc tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động vui chơi nói riêng trong giờ chơi và hoạt động tập thể chưa hợp lý. Nội dung còn nghèo nàn và có nhiều điều chưa tốt. Ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn nguyên nhân khác như: Cơ sở vật chất, cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên làm cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi của các em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, phải kể đến sự quan tâm của nhà trường như vai trò của giáo viên trong việc giáo dục học sinh hoạt động tổ chức vui chơi cho các em chưa tốt. Vì vậy, trên cơ sở điều tra nguyện vọng của học sinh về tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ chơi và hoạt động tập thể, tôi mạnh dạn đưa ra một số trò chơi cho các em nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em. Và muốn đạt được kết quả cao đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, việc này không của riêng ai. II. KHUYẾN NGHỊ Những người làm công tác giảng dạy phải được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ. 28
  30. Mong muốn được sự quan tâm của ban giám hiệu và các ban ngành về mọi mặt để các giáo viên yên tâm công tác. Cơ sở vật chất còn hạn chế, kinh phí hoạt động còn ít, vì vậy cần có sự đầu tư để hoạt động. Trên đây là một chút kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc lựa chọn xây dựng và tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể. Tôi rất mong được các đồng chí giáo viên, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ góp ý kiến để tôi làm tốt hơn nữa công việc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! 29
  31. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. BGD-Đào tạo “Chương trình THCS 2000-2001” 2. Phạm Minh Hạc. “Tâm lý học” “NXBGD-1904” 3. Giáo sư- TS Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp-Lý luận giáo dục ĐHSP-Hà Nội 1994. 4. GS-TS Đặng Vũ Hoạt, PGS-TS Hà Nhật Thăng “Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTTH 5. PGS-TS Bùi Văn Huệ- ĐHSP Hà Nội “Tâm lý học Løa tuæi NXBGD-1997” 6. GS-TS Nguyễn Hữu Hợp “Giáo dục THCS NXBGD-1998” 7. Mai Văn Muôn (chủ biên) “Trò chơi xưa và nay 1998”. 8. Nguyễn Quang Uẩn “tâm lý học đại cương” ( NXBĐHQG Hà nội-1997). 9. Nguyễn Ánh Tuyết- Trò chơi trẻ em ( NXB phụ nữ-Hà Nội - 2000). 10. Phạm Hữu Thông- Hoàng Mạnh Cường- Phạm Hoàng Dương: “Trò chơi vận động và vui chơi giải trí NXBĐHQG Hà Nội 1999” 11. Trung tâm giáo dục đạo đức và công dân “Đổi mới các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTCS trong tình hình hiện nay 1994” 12. Tạp chí nghiên cứu giáo dục 13. Lêvitốp “Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm tập 1”. 14. A.Aliublinxkaia -Tâm lý học trẻ em. 15. A.X Macarenkoo - “GD trong thực tiễn” 16. A.X. Macarenkoo - “Bài ca sư phạm”. 30