Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_so_do_tu_duy_trong_day_tu_vung.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 MỤC LỤC Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 1
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 LỜI MỞ ĐẦU & Để hoàn thành được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường THCS Thái Thịnh đã tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí giáo viên trong tổ bộ môn và các tổ trong trường đã giúp đỡ và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý giá để tôi hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn toàn thể các em học sinh lớp 9C, 9G, 7D, 7G đã giúp tôi thực nghiệm đề tài của mình. Với sự tâm huyết và cầu thị học hỏi, trong suốt quá trình thực hiện đề tài đến khi hoàn thiện, tôi đã cố gắng chắt lọc rút ra những kinh nghiệm riêng của mình, với hi vọng chia sẻ được với đồng nghiệp có cùng mối quan tâm và đây cũng là tiền đề để tôi hoàn thiện kĩ năng giảng dạy của bản thân. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các đồng chí lãnh đạo cùng ban giám khảo để đề tài được hoàn chỉnh hơn ở những lần nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người viết Ngô Thị Ngọc Bích Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 2
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do về mặt lí luận Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong đó Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế. Một triết gia đã từng nói rằng “Biết thông thạo một ngoại ngữ giống như bạn có thêm một con người mới”. Chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp chúng ta tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Chính vì vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã xây dựng đề án dạy ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 và Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nhấn mạnh, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020 nhằm chuyển từ việc dạy ngoại ngữ như một môn học sang dạy như một công cụ để sống, làm việc và hội nhập quốc tế, biến ngoại ngữ từ điểm yếu thành điểm mạnh của Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu đó, tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và việc dạy cũng như học tiếng Anh ở các trường THCS cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Theo đó, việc đầu tư nghiên cứu các phương pháp Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 3
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 dạy học và áp dụng sao cho hiệu quả là một yêu cầu tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn Tiếng Anh nói riêng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cải cách giáo dục. Điều 24.2 Luật giáo dục quy định “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Do đó, đề tài: “Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9” này hi vọng được xem xét là một trong những kinh nghiệm giảng dạy nhỏ nhưng thực tế, góp phần đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Sơ đồ tư duy được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, ta cần hiểu khái niệm về sơ đồ tư duy (Mind map) là gì? Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn. Vậy, sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn? Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn: - Sáng tạo hơn. - Tiết kiệm thời gian. - Ghi nhớ tốt hơn. - Nhìn thấy bức tranh tổng thể. - Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn. - và Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 4
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Tác giả của Sơ đồ tư duy: Tony Buza Theo tác giả Tony Buza, sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép bằng cách sử dụng màu sắc, các từ khóa, hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. - Theo các chuyên gia việc sử dụng màu sắc, đường cong, hình ảnh có tác dụng kích thích mắt và trí não hơn trong việc ghi nhớ, việc sử dụng các con chữ dễ gây nhàm chán cho học sinh. - Ngoài việc sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập và kiểm tra từ vựng đối với học sinh, giáo viên còn có thể linh hoạt áp dụng vào các tiết dạy từ vựng, tiết luyện viết, hoặc các tiết luyện nói, hay dùng để tóm tắt nội dung các bài đọc theo một số sơ đồ tham khảo như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ 2: Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 5
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Phương pháp áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Tiếng Anh, sau khi nghiên cứu, cũng không nằm ngoài xu hướng cần thiết là phải đổi mới phương pháp giáo dục và tự thân phương pháp này với những đặc tính ưu việt của nó đã mang lại nhiều kết quả tích cực mà không ít người đã phải hoàn toàn công nhận. 2. Lý do về mặt thực tiễn Theo yêu cầu thực tế của xã hội ngày nay, giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo xu hướng giao tiếp nhằm tăng cường năng lực giao tiếp cho người học, giúp người học lĩnh hội và sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, học tiếng Anh cũng như học các bộ môn ngôn ngữ khác, không hề đơn giản chút nào, chưa kể đến việc người học cần phải có sự say mê và chăm chỉ để đạt được mục đích sau cùng của họ. Với đối tượng người học là học sinh THCS mà nhận thức chung về thế giới quan còn chưa đủ độ sâu sắc, thì việc đinh hướng và giúp đỡ các em học tốt Tiếng Anh luôn là sự trăn trở đối với các giáo viên tâm huyết với bộ môn này. Làm thế nào để mang lại cho học trò những bài học hiệu quả mà thú vị, kích thích sự ham học, tính chủ động của các em; làm thế nào để sau mỗi bài học, các em có khả năng nhớ được nội dung bài học, và quan trọng là khắc sâu được những kiến thức ấy, nhớ mãi, giúp các em tự tin, chủ động hơn trong mọi tình huống giao tiếp. Chính vì lí do đó mà phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Tiếng Anh là phương pháp thể hiện được rõ những ưu điểm của nó, đáp ứng được yêu cầu môn học. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 6
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Thực ra, Sơ đồ tư duy không phải là một khái niệm mới, vì trước đây chúng ta vẫn đôi khi có sử dụng dưới một số dạng của sơ đồ tư duy như: Trò chơi Network; Dạng cây thư mục; bảng biểu, sơ đồ, nhưng khi khái niệm và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy ra đời thì quả thật, nó mang lại sức hấp dẫn và hiệu quả hơn nhiều. Về cá nhân, tôi không ngại khi phải thành thật chia sẻ rằng, mặc dù trước đây có được nghe qua về phương pháp giảng dạy dùng sơ đồ tư duy, tôi chỉ mơ hồ nhìn nhận, đó là một phương pháp “hiện đại” hơn phương pháp kẻ bảng, vẽ sơ đồ thủ công trước đây nhằm hệ thống, xâu chuỗi các vấn đề, các ý tưởng với nhau; nhưng cái nhìn của tôi đã thay đổi hẳn về phương pháp này kể từ một thực tế khi tôi tham gia thi Giáo viên chủ nhiêm giỏi cấp Quận (không phải môn giảng dạy chuyên môn) . Tôi đã “mò mẫm” tìm hiểu trên mạng, áp dụng sơ đồ tư duy trong tiết dự thi đó, được đánh giá tốt và đó cũng chính là động lực khiến tôi muốn áp dụng cho chính tiếng Anh – bộ môn mình yêu thích và đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày trên lớp cho học trò. Và không phụ công tôi, kết quả đạt được từ phương pháp giảng dạy này rất khả quan, hơn 90% các em tỏ ra hào hứng và thích thú với sơ đồ tư duy, chấp nhận nó như một “hiển nhiên cần phải có”, háo hức được lĩnh hội và thể hiện khả năng tư duy của bản thân; và đa số các em đạt được chuẩn yêu cầu về bài học. 3. Lý do về tính cần thiết Cập nhật thông tin mới, áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng của bản thân là yêu cầu nên đặt ra cho mỗi giáo viên trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay. Xác định về tính cần thiết của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy nói chung, và giảng dạy từ vựng và ôn tập ngữ pháp tiếng Anh nói riêng, tôi luôn nghĩ về tính ưu việt của phương pháp này. Một mặt, học trò có thể hệ thống hoá các kiến thức và nội dung cơ bản chính xác và nhanh hơn. Mặt khác, phương pháp này giúp học trò khắc sâu được kiến thức lâu hơn, có dấu ấn hơn và có tác dụng kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 7
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 các em trong các lĩnh vực liên quan. Rõ ràng, các em không chỉ áp dụng được sơ đồ tư duy trong phạm vi hẹp mà còn trong bất cứ môn học nào khác ở trường, và quan trọng hơn nữa, là áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày. Các em sẽ biết cách làm việc khoa học, có kế hoạch và là tiền đề cho thành công của các em trong tương lai. Từ tất cả những lí do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu, áp dụng đề tài “Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9.” trong giảng dạy thực tế tại đơn vị công tác. 4. Mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm Mục đích chính khi tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này là: - Giúp hoàn thiện hơn nữa các bài giảng điện tử của mình để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. - Giúp cho học sinh không những được hoạt động một cách tích cực trong các tiết học để chủ động tìm ra kiến thức mà còn hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn. - Chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của bản thân, hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến, trao đổi, hướng dẫn về đề tài từ cẩp trên và đồng nghiệp nhằm nâng cao khả năng chuyên môn. Tôi thực sự cầu thị về vấn đề này. Kết quả của đề tài này sẽ phần nào là cơ sở giúp cho các giáo viên dạy Tiếng Anh, đặc biệt là những giáo viên mới tham gia giảng dạy và cả những giáo viên lâu năm có thêm những giải pháp nhằm tăng hiệu quả cho các tiết dạy của mình. 5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “ Sơ đồ tư duy” là phương pháp được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như Sở Giáo Dục và Đào Tạo triển khai, áp dụng trong đầu năm học 2011 – 2012. Từ thực tế đó, tôi đang tự nỗ lực nghiên cứu, cập nhật và áp dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy 02 yếu tố tiếng Anh: từ Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 8
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 vựng và ôn tập ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh khối lớp 9 tôi đang giảng dạy trong phạm vi trường THCS Thái Thịnh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Truy cập mạng Internet, tham khảo các tài liệu trên mạng về việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung; sách giáo khoa và bài tập môn tiếng Anh lớp 9, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Anh THCS – Vũ Thị Lợi); tài liệu “Lập bản đồ tư duy - Công cụ tư duy tối ưu sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn” - Tác giả Tony Buzan). - Phương pháp khảo sát. (Điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình học tập của học sinh) - Phương pháp thực nghiệm. (Thông qua thực tế giảng dạy áp dụng đề tài này trong khoảng thời gian gần 1năm của bản thân.) - Phương pháp thống kê, kiểm tra, đánh giá trước và sau quá trình thực nghiệm. Ngoài ra, tôi còn tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, không chỉ trong tổ bộ môn mà còn từ các giáo viên có năng lực ở các môn liên quan như Ngữ văn, lịch sử, sinh học v.v 7. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận - Nghiên cứu thực trạng các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy - Nghiên cứu các biện pháp khắc phục - Thống kê kết quả đạt được, rút kinh nghiệm nghiên cứu. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 9
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Mặt tích cực - Trường THCS Thái Thịnh là trường chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất tốt, đồ dùng, phương tiện dạy và học được trang bị tương đối đầy đủ. Trường có đội ngũ giáo viên kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác; có Ban giám hiệu luôn sâu sát, luôn động viên, khen thưởng, khích lệ những giáo viên không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như việc ứng dụng CNTT vào thiết kế các bài giảng. - Sơ đồ tư duy được biết đến với rất nhiều ưu điểm và tính khả dụng của nó trong dạy học, vì thế các giáo viên trong trường, đặc biệt là những giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi và áp dụng phương pháp này ở nhiều môn khác nhau như Ngữ văn, Toán, Sinh vật, Địa lý, Kỹ thuật, Lịch sử - Riêng Tiếng Anh, phương pháp này thể hiện rõ được tính ưu việt của nó trong giảng dạy từ vựng, dạy nói, dạy đọc và ôn tập cấu trúc lẫn hiện tượng ngữ pháp. Do đó, áp dụng sơ đồ tư duy trong các tiết học Tiếng Anh đã thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. 2. Mặt hạn chế - Độ nhiệt tình, ham tìm học hỏi những phát kiến mới trong đội ngũ các giáo viên không đồng đều. Nhiều người ngại khi phải áp dụng những phương pháp mới mà cần sự đầu tư nhiều cả về tâm trí, sức lực và thời gian. Kết quả là, giáo viên nào chịu khó đầu tư cho công việc thì học sinh lớp đó có điều kiện để nắm vững kiến thức tốt hơn. - Đối với dạy Tiếng Anh nói riêng, do phần mềm sơ đồ tư duy được nâng cấp thường xuyên ngày càng hiện đại, cộng thêm trình độ về tin học có hạn, nên Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 10
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 nhiều giáo viên còn chưa bắt nhịp kịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP Nội dung phần mô tả giải pháp xin được tóm tắt theo sơ đồ sau: Xuất phát từ những thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy và sự tiếp thu, học hỏi từ các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và giải pháp trong việc áp dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy từ vựng và cấu trúc tiếng Anh lớp 9, nhằm giúp tăng hiệu quả tiết học như sau: 1. Nội dung a. Về từ vựng: Thứ nhất, lượng từ nhiều, mặc dù chương trình sách giáo khoa đã soạn theo chủ điểm riêng, nhưng khi giáo viên thiết kế sơ đồ tư duy lại cần phải dành khá nhiều thời gian và tâm trí để chọn lọc từ, giới thiệu và sắp xếp từ sao cho đúng trình tự, lôgic, tạo sự dễ hiểu nhất cho học sinh. Bản thân giáo viên phải tự đặt mình vào 2 vị thế: một là, giáo viên phải trình bày sơ đồ tư duy Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 11
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 thế nào để học trò, kể cả học trò với khả năng nhận thức chậm hoặc không “mặn mà” với việc học Tiếng Anh đều cảm thấy dễ hiểu và thích thú; hai là, nếu là học sinh thì sau bài giảng ấy bạn nắm được chắc kiến thức không, liệu có nhớ bài lâu và sâu sắc không, hay chỉ xem như một hình thức giải trí, biểu diễn thoáng qua của cô giáo, rồi chẳng đọng lại trong đầu mình chút gì. Ví dụ như trong Unit 2, part Speak, mục đích cần dạy là tạo cơ hội cho học sinh được luyện tập nói nhiều hơn về các kiểu quần áo ưa thích các em thích mặc vào các dịp khác nhau. Trước đó, một số từ cơ bản với chủ điểm quần áo, các em đã được học, nhưng tiết này giáo viên được yêu cầu phải dạy thêm một lượng từ mới “kha khá” để các em có điều kiện diễn tả tốt hơn. Bởi lí do đó nên sơ đồ tư duy nên được thiết kế theo hướng chia thành 3 trường khác nhau như sau: - áo (nhánh bên trái): bao gồm các loại áo như áo sơ mi kẻ sọc, áo phông, áo cánh phụ nữ (không tay, ngắn tay, dài tay), áo len. - Bộ đồ (nhánh trung tâm): bộ quần áo trơn, không hoạ tiết. - Quần (nhánh bên phải): gồm quần bò phai, quần thụng, quần sooc ngắn, chân váy kẻ caro Ban đầu, cá nhân tôi có ý tưởng cụ thể hoá sơ đồ trên theo hướng: tách quần riêng, áo riêng, bộ đồ riêng, rồi chất liệu riêng, màu sắc riêng; nhưng cuối cùng tôi vẫn chọn giải pháp “đơn giản hoá”, nghĩa là làm tập trung những từ các em cần học của tiết đó, nhằm đảm bảo được kiến thức cần và hợp lí cả về yếu tố thời gian. Kết quả là ở tiết đó, tôi đã đạt được mục đích giảng dạy đưa ra ban đầu của mình. Dưới đây là sơ đồ tư duy minh hoạ: Unit 2: Clothing Lesson 2: Speak (page 14 - 15) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 12
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Như vậy, với 1 tiết dạy có lượng từ vựng nhiều, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ trước: - Chọn lọc các từ sao cho gần nhau nhất về nghĩa xếp vào cùng một nhóm. - Thiết kế màu sắc của sơ đồ tư duy cũng phải nhất quán theo từng nhóm từ đó. - Chọn hướng minh hoạ càng đơn giản càng tốt. - Sau khi giới thiệu kĩ từ vựng, yêu cầu học sinh tái sản xuất lại sơ đồ tư duy trên, ban đầu theo nhóm để có sự hỗ trợ lẫn nhau, bước sau làm cá nhân rồi có so sánh, đối chiếu. - Sau cùng, tự học sinh sẽ phải thiết kế một dạng sơ đồ tư duy cho riêng mình, dựa trên các từ đã được học ở trên. & * Các sơ đồ tư duy đã được thiết kế để dạy từ vựng trong đơn vị bài học tiếng Anh 9 lần lượt được giới thiệu sau đây: Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 13
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 (Mỗi sơ đồ đều đã nêu lên mục đích bài giảng, mục đích của phần sử dụng sơ đồ tư duy, miêu tả về sơ đồ tư duy và kết quả chủ quan thu được) Unit 1: A visit from a pen pal Lesson 4: Read (page 9-10) 1. Teaching points: reading the text about Malaysia for details. 2. The mind map target: to teach both vocabulary and reading comprehension. 3. Mind map description: - The mind map is divided into 5 main fileds: territory, climate, unit of currency, language and population. - The information in the last roots of the mind map has not been known before. 4. Results: Students were able to remember the new words and talk about Malaysia in a very logical, exact way. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 14
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Unit 3: A trip to the countryside Lesson 1: Getting started & Listen and read (page 22 - 23) 1. Teaching points: Presenting and revising countryside vocabulary to talk about a trip to the countryside. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 15
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 2. The mind map target: to teach the new words relating to the topic “countryside”. 3. Mind map description: - The mind map is designed as 3 main topics: the countryside scenery from the far distance, the village at first sight and the activities during the trip in the countryside. 4. Results: Students were able to remember the new words and retell the trip in their own expression with the new words they have just been taught. Unit 6: The environment Lesson 1: Getting started & Listen and read (page 47 –48) 1. Teaching points: Presenting some vocabulary about the environment and conditional sentence type 1. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 16
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 2. The mind map target: to teach vocabulary about the environmental problems. 3. Mind map description: - The mind map is designed with 6 main environmental problems: water pollution, dynamite fishing, spraying pesticides, air pollution, garbage dump and deforestation. - The people’s attitude and activities (the conservationists’) to the environmental problems. 4. Results: Students were able to remember the new words and discuss about those environmental problems thoroughly. Unit 7: Saving energy Lesson 3: Listen (page 60) 1. Teaching points: practice in listening to the news on solar energy for specific information. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 17
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 2. The mind map target: to teach vocabulary about the topic “solar energy”. 3. Mind map description: - The mind map is designed simply to introduce about solar energy and its use nowadays. 4. Results: Students were able to remember the words relating to the topic “solar energy” quickly by the “flow” of the mind map. Unit 8: Celebrations 1. Teaching points: Presenting some vocabulary about celebrations. 2. The mind map target: to teach vocabulary about celebrations in Viet Nam and in other parts of the world. 3. Mind map description: - The mind map is designed simply to introduce vocabulary about celebrations. 4. Results: Students were able to remember the words relating to the topic “celebrations” and talk about those celebrations thoroughly. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 18
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Unit 9: Natural disasters Lesson 4: Read (page78 - 79) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 19
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 1. Teaching points: Reading a text about natural disasters for specific information. 2. The mind map target: to teach both vocabulary and reading comprehension about natural disasters. 3. Mind map description: - The mind map is designed to introduce the 5 main types of natural disasters: tropical storms, earthquakes, tidal waves, tornadoes and volcanoes. 4. Results: Students were able to remember the words relating the topic “natural disasters” and the gifted students could retell the whole passage well. Unit 10: Life on other planets Lesson 1: Getting started & Listen and read (page 83 - 84) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 20
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 1. Teaching points: Presenting some vocabulary about “Life on other planets”. 2. The mind map target: to teach new words about the topic “Life on other planets”. 3. Mind map description: - The mind map is designed to introduce the vocabulary only. 4. Results: Students were able to remember the words relating the topic. Thứ hai, từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng Anh 9 còn cần nên chia theo dạng. Giáo viên có thể thiết kế kiểu sơ đồ tư duy theo 2 thể loại: từ vựng tách biệt như Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 21
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 trong dạy tiết Speak (ví dụ ở trên), hay từ vựng theo logic, trình tự như một câu truyện trong tiết Read ở Unit 6: The environment: Mummy, oh Mummy như sau: 1. Teaching points: Reading a poem about the environment for specific information. 2. The mind map target: to teach new words basing on the flow of the story in the poem. 3. Mind map description: the mind map was designed from left to right according to logic content of the story. 4. Results: Students were able to remember the new words and produce again the story about the environment. *Content of the poem (the story): "A mother and her son are having a picnic in a park. The son sees that the place is polluted. He asks his mother what will happen if the pollution goes on. She says that it would end up like a second - hand junk - yard with dirty streams and fields. After that she tells her son to throw the soda bottles over the hedge to save them from taking rubbish home. The boy thinks that action will pollute the Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 22
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 wood. But the mother thinks it's a silly idea because pollution is something that other folk do, not her and her son, and they are just enjoying their day". Như vậy, dạy từ vựng đối với tiết là cấu trúc một câu truyện hoặc một bài văn có tình tiết, thì sự chuẩn bị chu đáo từ trước của giáo viên nên là: - Đọc kĩ và hiểu rõ logic câu truyện, sắp xếp các tình tiết chủ đạo theo đúng tiến trình câu truyện đó diễn ra. - Chọn đăng các tranh ảnh minh hoạ phù hợp và “đắt”. - Khuyến khích học sinh thử trình bày lại, ban đầu là các từ ngữ riêng lẻ, dần tái tạo thành một câu truyện hoàn chỉnh. Rõ ràng là, dạy từ vựng theo sơ đồ tư duy kiểu như trên thì học sinh sẽ dễ nhớ hơn, vì nó được dạy trên nền tảng 1 câu chuyện liền mạch. Ngoài ra, giáo viên còn cần phải vận dụng linh hoạt các thủ thuật dạy từ khác để khai thác sơ đồ trên được hiệu quả hơn nữa. b. Về ôn tập cấu trúc: Sơ đồ tư duy được thiết kế để nhìn lại tổng thể kiến thức ngữ pháp đã được học trong khuôn khổ 5 tiết. Những cấu trúc câu, hiện tượng ngữ pháp quan trọng đều được mô tả cụ thể và giúp cho học sinh cơ hội được củng cố, đào sâu kiến thức đã nắm được; bổ sung, điều chỉnh những vấn đề mình còn chưa chắc chắn. Thậm chí, giáo viên còn có thể mở rộng kiến thức trên nền tảng các cấu trúc hay hiện tượng ngữ pháp đã học. Nhờ đó, bài học sẽ tạo nên sức hấp dẫn riêng, “tươi mới” hơn, đặc biệt đối với các em học sinh khá, giỏi. Ví dụ: Unit 7: Saving energy Lesson 5: Language focus * Mục đích phần này là củng cố lại các từ nối đã học, bổ sung dạy thêm 2 từ nối “however”, “therefore”. (lưu ý cả về cách sử dụng và vị trí đặt trong câu) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 23
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Part I because and or so but however therefore (She is very hungry. However, she (She didn’t work hard at school. tries to finish her work before 12.) Therefore, she failed the final exam.) * Tiếp theo là phần ôn tập cụm động từ (phrasal verbs): ngoài việc hệ thống lại các cụm động từ đã học, giáo viên còn giới thiệu mở rộng thêm các cụm động từ khác như: look up, give up, go off khi gán chúng vào các biểu tượng cụ thể trên sơ đồ. on off go turn 1 down on 3 off for 2 4 give look after up up * Cuối cùng, ôn tập cấu trúc đưa ra đề nghị lịch sự suggestions, ngoài việc yêu cầu học sinh kể tên lại các cấu trúc đã biết từ các lớp dưới, giáo viên còn nhấn mạnh lại cấu trúc với “suggest” đã được học ở 2 tiết trước. Kết quả là, hầu hết các em nắm chắc được cấu trúc và áp dụng vào bài tập ngay sau đó một cách rất chính xác. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 24
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Part III suggest (that) S suggest + + should(n’t) + V V-ing 2. Hình thức: Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm thiết kế sơ đồ tư duy để dạy từ vựng và cấu trúc tiếng Anh lớp 9 như sau: - Phân loại dạng sơ đồ tư duy: thuộc nhóm dạy từ vựng hay cấu trúc. - Lập sơ đồ tư duy dựa trên một số phần mềm đang thịnh hành trên mạng hiện nay như imindmap 5, 6, mới nhất là imindmap 7, Mindjet MindMmanager Pro theo các bước sau: + Bước 1: xácđịnh chủ đề chính + Bước 2: phát triển ý tưởng tự do; từ một chủ đề lớn tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan; từ chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan. + Bước 3: xem xét và thảo luận để loại bỏ nội dung trùng lặp, thiếu chính xác. + Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tạo ra một bức tranh tổng thể. Lưu ý: - Các nhánh chính cần được tô đậm; các nhánh cấp hai, cấp ba nhỏ nhánh dần. - Trước khi có được các ý tưởng để vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm, giáo viên cần động não để tìm ra ý tưởng. - Từ cụm (từ đầu tiên) hình thành trung tâm toả đi các nhánh, nên sử dụng các màu sắc khác nhau. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 25
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 III. Giới thiệu 02 tiết minh hoạ đã được đánh giá cao Unit 1: A visit from a pen pal Lesson 4: Read (Malaysia) August 22nd 2013 PETRONAS TWIN TOWERS Malaysia Class 9g- Thai Thinh school Unit 1 : A visit from a pen pal West Guess the new words from the gaps given! Malaysia Period 4: READ area East The rinngit Malaysia National language Official religion Other religions Compulsory second language I. NEW WORDS II. READING 1. True / False statements prediction -(to) divide : phân chia. 1. Malaysia is a member country of ASEAN. T - (to) separate : chia tách. 2. There are two religions in Malaysia. F - (to) comprise: bao gồm. There are more than two religions. - climate (n): khí hậu. 3. People speak only Malay in Malaysia. F English, Chinese, and Tamil are also widely spoken. - area (n): diện tích. 4. Primary school children learn three languages at school. F - religion (n): tôn giáo. One of the three: Malay, Chinese, Tamil. 5. All secondary school children learn in English. F English is a compulsory second language, not primary language of instruction. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 26
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 3. Fill in the table 2.Read and check 1. Area: 329,758 2. Population: Over 22 million 3. Climate: Tropical climate 4. Unit of currency: The ringgit 5. Capital city: Kuala Lumpur 6. Official religion: Islam 7. National language:Bahasa Malaysia (Malay) 8. Compulsory second language: English Talk about Malaysia 4. Interview You: Hi, Maryam. I’m going to visit Malaysia on my summer holiday. I’d like to know something about your country. Can you help me? Maryam : Yes, certainly. You: What language is spoken in your country ? Maryam : Bahasa Malaysia. However, English, Chinese, and Tamil are also widely spoken. You: Do children have to study any foreign languages in school ? Maryam : Yes, English is a compulsory second language in secondary school. You: Ah, I see. What about the people ? What are they like ? Maryam : I think people in my country are very friendly, 0 III. HOMEWORK Thank you for - Learn the new words by heart. your attendance! - Read the text and do all the exercises again. - Try to summarize the text with the help of the mind map - Prepare for the next lesson: Write (page 11) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 27
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Unit 7: Saving energy Lesson 5: Language focus (page 62 - 64) Friday, February 21st 2014 if we can understand each other? 1. water 2. gas 3. turn off 4. solar energy Welcome to class 9C! 5. television 6. oil 7. natural resources StartEnd11121314151617181920212223252732333436373839401024262835293130126784539 Welcome to class 9C! if we can understand each other? Unit 7: Saving energy 1. radio 2. turn on Period 46: Lesson 5: 3. bill 4. lights 5. motorbike Language focus 6. faucet 7. solar panel StartEnd11121314151617181920212223252732333436373839401024262835293130126784539 Part I focus 1. so - therefore because corner ! and or - He didn’t attend the lesson, so he could not do his homework. - He was very lazy. Therefore, he failed so the final test. but 2. but - however however therefore - Lan did her homework but I didn’t. (She is very hungry. However, she (She didn’t work hard at school. tries to finish her work before 12.) Therefore, she failed the final exam.) - Quynh is a good student. However, Hung is much better than her. Correct the mistakes in using the connectives Complete the sentences. Use the correct connectives a) Mrs. Quyen bought corn, potatoes .and cabbages at the 1. His family was poor because he couldn’t go to school. market. (and/ or) so b) I’d love to play volleyball but I have to complete an assignment. (and/ but) 2. That man is rich. And, he is not happy. c) Nam got wet because he forgot his umbrella. (so/ because) However d) Hoa failed her math test. .Therefore , she has to do the test 3. He tried hard and he still failed the test. again. (However/ Therefore) but e) Do you want Vietnamese tea .or milk tea?(and/ or) 4. I have met her mother however not her father. f) It’s raining, so I can’t go to the beach. (so/ however) but g) Ba’s hobbies are playing football and collecting stamps. 5. It was midnight, so they closed the restaurant but went (and/ or) home. and h) Na is very tired. ,However she has to finish her homework before she goes to bed.(However/ Therefore) Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 28
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Part II on off go turn 1 down turn on turn down turn off on 3 off for 2 4 give look after up PHRASAL VERBS up Complete the sentences. Use the right tense form of the phrasal verbs and the right pictures: focus corner ! PHRASAL VERBS turn on – look after – look for – go on – turn off a) Hanh can’t go to the movies with us 1. He tried to turn on the computer. tonight. She will have to .look after her little sister. He tried to turn the computer on. 2. She looks up the new word. b) If we wastinggo on water, there will be a shortage of fresh water She looks the new word up. in a few decades. c) “I think I’ve lost my pen. I’ve looked for it everywhere but I can’t find it anywhere.” d) “ .Turn on the TV for me, will you? I want to watch the weather forecast.” e) Mrs Yen forgot to turn off the faucet when she left for work. Part III focus corner ! Suggestions suggest + V-ing suggest (that) S + should(n’t) + V suggest (that) S (different) suggest + + should(n’t) + V V-ing Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 29
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Exercise 1 (S + suggest + V-ing) Exercise 2 (S + suggest (that) S + should + V Your class wants to help the poor in the neighborhood of Your friend wants to improve his/ her English. Make suggestions: your school. Make suggestions: Eg: I suggest that you should work harder on your pronunciation. * collect unused clothes I suggest collecting unused clothes. * write sentences with new words I suggest that you should write sentences with new words. * organize a show to raise money * speak English in class I suggest organizing a show to raise money. I suggest that you should speak English in class. * give lessons to poor children * buy a good dictionary I suggest giving lessons to poor children. I suggest that you should buy a good dictionary. * help elderly people and war invalids with their chores * do some reading every day I suggest helping elderly people and war invalids I suggest that you should do some reading every day. with their chores. * (Your idea) *(Your idea) Part IV 1 2 6 3 4 5 7 8 9 10 Rewrite the suggestion in 2 ways: Choose the right connective This machine . that machine needs Why don’t we use solar energy instead? repairing at once. a. and I suggest using solar energy instead. b. but c. or Shall we ?use solar energy instead True or False? What is it? The solar energy that gets to the Earth cannot provide enough power for the world’s population. False (1% of the solar energy that reaches the Earth is enough to provide power for the total population.) A dripping faucet Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 30
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Add one word into this saying: Choose the right phrase We can save by using solar energy Save energy – instead of coal, gas and oil. save our lives – save our future a. old resources b. man-made resources c. natural resources d. living resources Replace the underlined word with a suitable phrasal verb What is it? If you continue doing such a silly thing, I will tell the teacher. go on energy – saving bulb Lucky number! Lucky number! Homework Thank you for your attention! Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 31
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Khi áp dụng sơ đồ tư duy vào bài giảng điện tử, tôi nhận thấy học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, biết vận dụng kiến thức vào thực hành (cụ thể là ở các bài kiểm tra) một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, các em còn thể hiện rõ sự sôi nổi và hứng thú với tiết học. Sau đây là kết quả tôi thống kê được sau một vài tiết dạy: *Về việc hiểu bài, nắm vững kiến thức, sự sôi nổi, hứng thú với tiết học lớp 9C (lớp đại trà) HS hiểu bài, nắm vững HS sôi nổi, hứng thú Lớp Sĩ số kiến thức với tiết học SL % SL % 9C 38 30 80% 37 99% *Về việc hiểu bài, nắm vững kiến thức, sự sôi nổi, hứng thú với tiết học lớp 9G (lớp khá) HS hiểu bài, nắm vững HS sôi nổi, hứng thú Lớp Sĩ số kiến thức với tiết học SL % SL % 9G 45 41 92% 44 99% Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 32
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Tóm lược đánh giá giải pháp Trong quá trình dạy học áp dụng sơ đồ tư duy vào đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi nhận thấy bản thân mình cũng tự xây dựng được cách soạn giảng có khoa học, logic và rất hiệu quả. Về phía học sinh, tôi quan sát thấy, các em rất tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và chủ động tìm ra kiến thức bài học, ngoài ra còn kèm theo một số sáng tạo bất ngờ. Điều đó chứng tỏ rằng tư duy của các em đã được rèn luyện, được nâng lên rõ rệt. Hơn thế nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy vào các tiết học còn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống hơn, nhanh hơn, sâu hơn, lâu hơn. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong quá trình ôn tập. Qua đây, học sinh được rèn luyện tư duy và có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều môn học học khác nhau hay bất cứ việc gì trong cuộc sống liên quan đến việc ghi nhớ nội dung. 2. Phạm vi áp dụng Qua tình hình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng các giải pháp trên để đem lại hiệu quả cao đối với công tác dạy và học trong nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trường. Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng trong nhiều hoạt động xã hội hay sinh hoạt cộng đồng khác. 3. Kiến nghị a. Đối với trường: - Tiếp tục duy trì và phát huy năng lực sáng tạo của giáo viên; thường xuyên động viên, khích lệ những giáo viên có nhiều sáng kiến hay trong công tác giảng dạy, trong việc soạn giảng giáo án điện tử, tích cực lồng ghép các phương pháp hay và đem lại hiệu quả trong tiết dạy. - Phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ giáo viên lâu năm đối với các giáo viên trẻ. Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 33
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 - Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục, tăng cường hơn nữa các thiết bị CNTT hiện đại phục vụ cho sự nghiệp giáo dục nói chung. b. Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp Quận để giáo viên các trường gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy; đặc biệt là tạo điều kiện tổ chức các khoá học, các lớp học về cập nhật và áp dụng các phần mềm tin học mới vào giảng dạy bộ môn. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả tại trường THCS Thái Thịnh. Tôi chắc chắn rằng, với sự nỗ lực của bản thân, sự ham học hỏi từ các nguồn thông tin và đồng nghiệp, tôi sẽ tiếp tục cập nhật phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy này một cách sâu hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới, nhằm tạo kết quả tốt nhất cho quá trình dạy học tại trường. Qua đây, tôi rất mong nhận được sự đánh giá của lãnh đạo cấp trên và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để tôi cố gắng hoàn thiện đề tài này, rút kinh nghiệm cho các đề tài tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Xác nhận của BGH nhà trường Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết đề tài Ngô Thị Ngọc Bích Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 34
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các bài viết, trang thông tin về học tiếng Anh trên mạng 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS-Vũ Thị Lợi (chủ biên)- NXB Giáo dục 2009 3. Tài liệu “Lập bản đồ tư duy - Công cụ tư duy tối ưu sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn” - Tác giả Tony Buzan. 4. Sách giáo khoa lớp 9 môn Tiếng Anh – Nguyễn Hạnh Dung (chủ biên)- NXB Giáo dục năm 2005 5. Sách bài tập thực hành tiếng Anh lớp 9 Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 35
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC Cấp cơ sở Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 36
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC Cấp cao Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 37
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 38
- Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng và ôn tập cấu trúc Tiếng Anh lớp 9 Ngô Thị Ngọc Bích – Giáo viên trường THCS Thái Thịnh- Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội 39