Phiếu ôn tập số 1 môn Toán – Khối 7

pdf 2 trang thienle22 10611
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập số 1 môn Toán – Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_on_tap_so_1_mon_toan_khoi_7.pdf

Nội dung text: Phiếu ôn tập số 1 môn Toán – Khối 7

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU ÔN TẬP SỐ 1 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Kết quả điều tra số điện năng tiêu thụ ở các hộ gia đình của một tổ dân phố được ghi lại trong bảng sau: 160 160 170 160 155 160 166 161 170 157 157 155 164 160 155 106 157 160 160 160 a. Bảng trên được gọi là: A. Bảng “tần số” C. Bảng “phân phối thực nghiệm” B. Bảng thống kê số liệu ban đầu D. Bảng dấu hiệu b.Đơn vị điều tra là: A. 20 C. Một tổ dân phố B. Mỗi hộ gia đình của một tổ dân phố D. Số điện tiêu thụ c.Số hộ gia đình tiêu thụ hết 155 số điện là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 d.Mốt của dấu hiệu là: A.155 B. 157 C. 160 D. 170 Câu 2. Điểm kiểm tra môn Toán của lớp 7A được ghi lại trong bảng sau: Điểm (x) 3 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 3 4 10 5 9 6 3 N =40 Điểm trung bình môn Toán của cả lớp là: A. 7 B. 8 C. 7,5 D. 8,5 Câu 3.Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau: A. 3cm; 5cm; 7cm C. 4cm; 6cm; 8cm B. 5cm; 7cm; 8cm D. 5cm; 12cm; 13cm Câu 4.Cho tam giác ABC cân tại A, góc B = 75°. Số đo của góc A là: A. 40° C. 15° C. 105° D. 30° Câu 5. Cho MNP = DEF. Suy ra: A. MPN = DEF B. MNP = DFE C. NPM = DFE D. PMN = EFD II. TỰ LUẬN Bài 1. Dưới đây là bảng liệt kê số ngày nghỉ học của 40 học sinh trong một học kỳ: 1 0 2 1 2 3 4 2 5 0 0 1 2 1 0 1 2 3 2 4 2 1 0 2 1 2 2 3 1 2 5 1 0 4 4 2 3 1 1 2 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? b) Lập bảng tần số và nêu một số nhận xét. c) Lập bảng tính số trung bình cộng số ngày nghỉ học trong một học kì của 40 học sinh(làm tròn đến hàng đơn vị). d) Vẽ biểu đoạn thẳng biểu diễn bảng tần số trên. Bài 2. Số cơn bão đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam trong 20 năm cuối cùng của thế kỉ XX được ghi lại trong bảng sau: 3 5 6 6 3 5 4 3 9 8 2 3 2 4 3 4 3 5 2 5
  2. a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Lập bảng "tần số" và tính xem trong vòng 20 năm, mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta(làm tròn đến hàng đơn vị)? Tìm Mốt của dấu hiệu. c) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng bảng tần số nói trên. Bài 3. Sau cuộc phát động trồng cây tại 1 trường học, nhà trường thống kê kết quả về số cây trồng được của mỗi lớp ở bảng sau: Giá trị (x) 30 35 40 45 50 55 Tần số (n) 5 4 7 11 9 1 N = 37 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? Có bao nhiêu lớp được điều tra? b) Tìm mốt của dấu hiệu và tính số cây trung bình mỗi lớp trồng được(làm tròn đến hàng đơn vị). c) Nêu một số nhận xét về số cây trồng được của các lớp trong đợt thi đua này. d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng tần số trên. Bài 4. Điểm kiểm tra 1 tiết môn Toán của một số HS được ghi lại ở bảng “tần số” sau: Điểm(x) 5 6 7 8 9 10 Tần số(n) 1 n 2 2 2 1 Biết điểm trung bình cộng của tổ bằng 7,5. Hãy tìm giá trị của n? Bài5. Điểm kiểm tra môn toán của lớp 7B được ghi lại như sau: Giá trị (x) 3 4 5 6 7 8 9 Tần số (n) 5 m 7 6 4 3 n Biết số trung bình cộng là 5,6 và m + n = 5. Tìm m và n. Bài 6. Cho tam giác MNP cân tại N. Gọi H là trung điểm MP. a) Chứng minh rằng: NHM = NHP. b) Chứng minh rằng: NH⊥ MP. c) Trên tia đối của tia MP lấy điểm I, trên tia đối của tia PM lấy điểm K sao cho MI = PK.Chứng minh: NMI = NPK. Từ đó suy ra tam giác NIK là tam giác cân. Bài 7.Cho tam giác ABC cân tại A, Kẻ AH⊥ BC( H BC) . a) Chứng minh ABH = ACH . Từ đó suy ra H là trung điểm BC. b) Cho AH = 3 cm, BC = 8 cm. Tính độ dài AC. c) Kẻ HE⊥⊥ AB,HD AC. Chứng minh AE = AD. d) Chứng minh ED // BC. Bài 8.Cho tam giác MNP, lấy điểm D bất kì thuộc cạnh NP. Gọi G là trung điểm của MD. Trên tia đối của tia GN lấy điểm E sao cho GE = GN. Trên tia đối của tia GP lấy F sao cho GF = GP. Chứng minh rằng: a) ME = ND. b) MF // NP. c) Ba điểm M, E, F thẳng hàng. Bài 9. Cho tam giác ABC có AC < AB, M là trung điểm BC. Vẽ phân giác AD. Từ M vẽ đường thẳng vuông góc với AD tại H, đường thẳng này cắt tia AC tại F, cắt AB tại E. a) Chứng minh rằng: AFE là tam giác cân. b) Vẽ đường thẳng Bx // EF, Bx cắt tia AC tại K. Chứng minh rằng: KF = BE. AB + AC c*) Chứng minh rằng: AE = . 2 Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết AB, AC lần lượt tỉ lệ với 3 và 4, BC = 10 cm. Tính độ dài cạnh AB, AC. .HẾT .