Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 15, 16)

docx 7 trang thienle22 6890
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 15, 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_de_15_16.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 15, 16)

  1. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 11 ĐỌC HIỂU : AN-MI RÔ-DƠ Khi còn đến hai tháng trước lễ Giáng sinh, cô con gái An-mi Rô-dơ, 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhưng gần đến Giáng sinh, dường như cô bé quên bẵng ước muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé một bộ búp bê Bảo mẫu – món đồ chơi đang rất thịnh hành, cùng với một căn nhà búp bê. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trước Giáng sinh hai ngày, An-mi Rô-dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích xe đạp hơn bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời. Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi không còn thời gian để chọn mua một chiếc xe đạp đúng như mong muốn cho An-mi Rô-dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giáng sinh, khi An- mi Rô-dơ và em trai Đi-lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ước muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy như có lỗi vì đã làm con mình thất vọng. - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng : Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. Sáng ngày Giáng sinh, chúng tôi thật sự hồi hộp chờ giây phút An-mi Rô-dơ mở gói quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết. - Có thật là con có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe thật hả mẹ? - Đúng thế, con yêu! – Tôi mỉm cười rạng rỡ. Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An-mi Rô-dơ khi cô bé trả lời :
  2. - Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích giữ chiếc xe này hơn là đổi lấy chiếc xe thật. Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối đất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời. (Mi-xeo Lô-răn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Cô bé An-mi Rô-dơ muốn được tặng quà gì nhân dịp lễ Giáng sinh? a. Bộ búp bê Bảo mẫu. b. Một chiếc xe đạp mới. c.Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét. 2. Vì sao bố mẹ An-mi Rô-dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét? a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật. b. Vì họ không đủ tiền để mua một chiếc xe đạp thật c. Vì họ nghĩ tặng xe đạp thật sẽ lãng phí. 3.Tại sao cô bé An-mi Rô-dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe đạp thật? a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá. b. Vì chính tay bố em đã nặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thương con gái. c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật được. 4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải tặng đúng món quà mà người được tặng thích nhất. b. Cần phải hỏi ý kiến trẻ em trước khi mua quà và giữ đúng lời hứa với trẻ em. c. Món quà tặng quý giá nhất là món quà gửi gắm tràn đầy tình yêu thương của người tặng. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 1.Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau : a. Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy. b. Bố An-mi Rô-dơ đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con. c. Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An-mi Rô-dơ.
  3. 2. Khoanh tròn vào các quan hệ từ có trong đoạn văn sau : - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng : Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. 3.Điền tiếp vào chỗ trống : a) Vì trước lễ Giáng sinh hai ngày An-mi Rô-dơ vẫn nói rằng em thích chiếc xe đạp hơn bất kì đồ chơi nào khác nên b) Vì bố mẹ An-mi không kịp mua chiếc xe đạp thật nên 4.Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống : a) .đó không phải là chiếc xe đạp thật .An-mi Rô-dơ rất thích đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương. b) .chiếc xe đạp bằng đất sét không phải do bố nặn tặng .An-mi đã không cảm động như vậy khi nhận nó. CẢM THỤ VĂN HỌC : Câu chuyện có rất nhiều tình tiết cảm động : - Cả bố mẹ đều thao thức và cảm thấy có lỗi vì chưa thực hiện được mong ước của con gái. - Người cha cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn cho con một chiếc xe đạp bằng đất sét. - Người con trào nước mắt khi nhận được món quà chính cha đã làm để tặng mình. Em thích tình tiết nào nhất? Vì sao?
  4. ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)
  5. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 12 ĐỌC HIỂU : BÀI VĂN CỦA TÔM-MI Cả bố và mẹ của Tôm-mi, vừa mới sống li thân, được tôi mời đến dự buổi họp phụ huynh về việc học tập sa sút và hành vi phá phách của con mình. Cả hai người đều không biết rằng họ được mời đến cùng một lúc. Còn tôi thì chưa biết làm cách nào để nói cho họ hiểu, kết quả học tập sa sút của Tôm-mi trong thời gian gần đây, chính là phản ứng của một đứa trẻ đang gánh chịu nỗi đau quá lớn trong lòng trước sự li hôn sắp xảy ra của bố mẹ mình. Mẹ Tôm-mi bước vào phòng. Rồi bố Tôm-mi cũng đến. Cả hai cố ý phớt lờ nhau. Khi đưa bản kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của Tôm-mi cho họ, tôi thầm mong nghĩ ra cách nào đó có thể giúp cả hai người xích lại gần nhau hơn và hiểu ra rằng, những điều họ gây ra đã tác động đến cậu bé như thế nào. Thế nhưng, không hiểu sao tôi lại không thể nói được điều gì. Có lẽ một trong những mẩu giấy cẩu thả lem luốc mà Tôm-mi đã viết sẽ giúp họ hiểu được điều ấy chăng? Tôi tìm thấy mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt ấy nhét trong hộc bàn của Tôm-mi. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc, lặp đi lặp lại dày kín cả hai mặt giấy. Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm-mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào. Bố Tôm-mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Thờ gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình. Cuối cùng, ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và đưa tay nắm lấy bàn tay vợ. Bà lau những giọt nước mắt còn đọng trên mi và mỉm cười với ông. Đôi mắt tôi cũng rưng rưng lệ, nhưng dường như không ai chú ý đến điều đó cả. Thượng Đế đã chỉ cho tôi cách để hợp nhất gia đình Tôm-mi lại. Người đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của cậu bé : “Bố yêu quý Mẹ yêu quý Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ” (Theo Gian Lin- xtrôm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Cô giáo mời bố mẹ Tôm-mi đến gặp mình để làm gì? a. Để thông báo cho bố mẹTôm-mi biết về những sa sút trong học tập và rèn luyện của con mình. b. Để tìm cách hợp nhất gia đình Tôm-mi lại cùng nhau giúp đỡ bạn. c. Để thông báo cho họ về một số chủ trương mới của nhà trường. 2. Cô giáo đã làm việc gì để “hàn gắn” gia đình Tôm-mi? a. Nói với bố mẹ Tôm-mi rằng hai người cần xích lại gần nhau vì những điều họ gây ra đã tác động rất xấu đến cậu bé. b. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt, đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của con họ. c. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi bản kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của con họ và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự việc này. 3. Điều gì đã khiến bố mẹ Tôm-mi sum họp lại. a. Nỗi lo sợ về sự học hành sa sút của con.
  6. b. Những lời phê bình chỉ trích của cô giáo. c. Tình yêu cha mẹ và nỗi khao khát được sống trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ của Tôm-mi, con trai họ. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 1. Xếp các từ trong câu sau thành 3 nhóm từ đơn, từ ghép, từ láy : Thời gian / như / lắng đọng/ khi/ ông/ mãi/ lặng yên/ đọc/ đi/ đọc lại/ /những/ dòng /chữ/ nguệch ngoạc/ của/ con/ mình. 2. Tìm : a. Các từ láy, từ ghép tổng hợp có tiếng “lặng” Từ láy: Từ ghép tổng hợp: b. Ba từ ghép phân loại có tiếng “lặng” 3.Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cố ý. Từ đồng nghĩa.: Từ trái nghĩa 4. Dùng dấu gạch chéo xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu Ai làm gì? hay Ai thế nào? Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm-mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào. Bố Tôm-mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. CẢM THỤ VĂN HỌC : Thay lời Tôm-mi biết một đoạn văn ngắn nói lên niềm vui sướng của mình khi bố mẹ đoàn tụ. ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)