Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 24-> 29/2)

docx 4 trang thienle22 4630
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 24-> 29/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_lich_su_9_tu_24_2922020.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 24-> 29/2)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU ÔN TẬP CHO HS TRONG THỜI GIAN TRƯỜNG THCS KIM SƠN NGHỈ HỌC PHÒNG, CHÔNG DỊCH VIRÚT CORONA GV: Nguyễn Thị Thùy Linh MÔN LỊCH SỬ 9 PHIẾU ÔN TẬP ( 24-> 29/2/2020) *Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm A. 1948. B. 1949. C. 1950. D. 1951. Câu 2. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa : A. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. C. Thể hiện sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự của Liên Xô so với Mĩ. D. Phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ, thể hiện sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự cùa Liên Xô so với Mĩ, Câu 3. Trong những năm 50 và 60 của thế ki XX, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng A. 20% sán lượng công nghiệp thế giới. B. 30% sản lượng công nghiệp thế giới. C. 40% sản lượng công nghiệp thế giới. D. 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Câu 4. Năm 1957 đánh dấu mốc quan trọng, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người với sự kiện Liên Xô A. phóng tàu “Phương Đông” bay vòng quanh Trái Đất. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. C. đưa người lên Mặt Trăng. D. xây dựng quỹ đạo hoà bình trên vũ trụ. Câu 5. Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đẩu tiên bay vòng quanh Trái Đất vào năm A. 1957. B. 1960. C. 1961. D. 1969. Câu 6. Chính sách đối ngoại của Liên Xô tự năm 1945 đến những năm 70 của thê kỉ XX là: A . muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản. B. thân thiện với các cường quốc. C. chính sách hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. cải tố và mở cửa. Câu 7. Lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Nam Á là A. giai cấp tư sản. B. giai cấp vô sản. C. tầng lớp trí thức yêu nước. D. tầng lớp tiểu tư sản. Câu 8. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ chính !à A. Mở rộng kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế tư bản. B. xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào làm ăn tập thể, tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ ngliĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
  2. C. xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, tiến hành phát triển nền kinh tế tư nhân. D. tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, duy trì, mở rộng nền kinh tế thị trường. Câu 9. Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành tựu to lớn của các nước Đông Âu là A. kinh tế phát triển nhanh theo điều kiện của mỗi nước. B. bộ mặt đất nước thay đổi theo hướng phát triển công nghiệp. C. đất nước thay đổi căn bản sâu sắc vì nông nghiệp được phát triển. D. đất nước thay đối căn bản và sâu sấc, trở thành những nước công nông nghiệp. Câu 10. Sau khi khi đất nước được giải phóng khỏi ách phát xít, chính phủ ở các nước Đông Âu được thành lập là A. chính phủ liên hiệp bao gồm nhiều giai cấp, nhiều đảng phái. B. chính phủ của hai giai cấp công nhân và nông dân. C. chính phủ của giai cấp vô sản do đảng cộng sản đứng đầu. D. chính phủ của giai cấp tư sản, có sự tham gia của một số đảng phái chống phát xít. Câu 11. Hội đông tương trợ kinh tế được thành lập ngày A. 8 - 1 - 1948. B. 8 - 1 - 1949. C. 1 - 8 - 1949. D. 1 - 8 - 1948. Câu 6. Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế vào năm A. 1949. B. 1954. C. 1978. D. 1987. Câu 12. Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va là tổ chức A. hợp tác kinh tế của các nước châu Âu. B. liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. liên minh chỉnh trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. liên minh kinh tế - chính trị của các nước tư bản châu Âu. Câu 13. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã tác động đến A. nền kinh tế của các nước tự bản chủ nghĩa. B. nền kinh tế của các cường quốc lớn trên thế giới. C. nền kinh tế - xã hội và các mặt khác của toàn nhân loại. D. nền kinh tế - xã hội của các nước xã hội chủ nahĩa. Câu 14. Công cuộc cải tổ của Liên Xô bắt đầu từ A. 3 - 1985. B. 5 - 1985. C. 5-1986. D.3 -1986. Câu 15. Người đã lãnh đạo công cuộc cải tổ ở Liên Xô là A. Lê-nin. B. Goóc-ba-chốp. C. En-xin. D. Pu-tin. Câu 16. Công cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra trong thời gian A. 1985 -1989. B. 1985 -1990. C.1985 -1991. D. 1985- 1992. Câu 17. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ?
  3. A. Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội B. Lãnh thổ rộng lớn nên các chính sách cải tổ không đến được người dân. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật D. Tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, Câu 18. Lực lượng tiến hành đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp là A. những người chống chủ nghĩa xă hội. B. một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết. C. đông đảo nhân dân Liên Xô. D. các nước tư bản, nước ngoài. Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu sự tan rã của Liên Xô ? A. Cuộc đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp. A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. C. Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. D. Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 20. Cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao ở các nước Đông Âu vào năm A. 1988. B. 1989. C. 1990. D. 1991. Câu 21. Nước xã hội chủ nghĩa Đông Ầu đầu tiên lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị là A. Cộng hoà dân chủ Đức. B. Ba Lan. C. Tiệp Khắc. D. Hung-ga-ri. Câu 22. Ngày 25 - 12 - 1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu A. công cuộc cải tố của Goóc-ba-chốp thất bại. B. sự đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. C. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sự tạn rã của Liên bang Cộng hoà-Xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại. D. sự tê liệt của chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang. Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ là do Ạ. thực hiện đường lối chủ quan, duy ý chí, không tuân theo quy luật khách quan. B. thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. D. rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là do A. hoạt động chống phá của đế quốc và các thế lực phản động. B. sai lầm về chính trị, tha hoá về đạo đức của một số lãnh đạo. C. xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình chưa đúng, chưa phù hợp. D. chậm sửa chữa, mắc sai lầm khi tiến hành cải tổ.
  4. Câu 25. Hậu quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là A. cải tổ được xã hội. B. đất nước thoát khỏi khủnghoảng. C. đất nước lâm vào khủng hoảng. D. cải tổ được hệ thống chính trị. Câu 26. Sai lầm lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc cải tổ là A. công cuộc cải tổ chưa được chuẩn bị đầy đủ, B. chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. C. thực hiện chế độ tổng thống. D thực hiện cải tổ chính trị trước khi cải tổ kinh tế.