Phiếu hướng dẫn tự học, tự ôn tập môn Ngữ văn lớp 7- Tuần 21 - Bài 19 Tiết 81: Đọc – hiểu văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

doc 3 trang thienle22 4710
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu hướng dẫn tự học, tự ôn tập môn Ngữ văn lớp 7- Tuần 21 - Bài 19 Tiết 81: Đọc – hiểu văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_huong_dan_tu_hoc_tu_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_tuan_21_b.doc

Nội dung text: Phiếu hướng dẫn tự học, tự ôn tập môn Ngữ văn lớp 7- Tuần 21 - Bài 19 Tiết 81: Đọc – hiểu văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 TUẦN 21 Bài 19 – Tiết 81: Đọc – Hiểu văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA - Hồ Chí Minh – A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc, hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 3. Thái độ: Tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, yêu đồng bào. 4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học B. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890-1969) - Quê ở lang Sen - Kim Liên- Nam Đàn - Nghệ An - Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc 2. Văn bản: a. Xuất xứ, thể loại: - Bài văn trích trong "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch HCM tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/ 1951 của Đảng LĐ VN. - Thể loại: Nghị luận b. Đọc, chú thích, bố cục - Bố cục: 3 phần. + MB (Đ1): Nhận định chung về lòng yêu nước. + TB (Đ2,3): CM những biểu hiện của lòng yêu nước + KB (Đ4): Nhiệm vụ của chúng ta. II. Đọc, hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về lòng yêu nước: - Cách nêu luận điểm ngắn gọn, giản dị, mang tính thuyết phục cao khẳng định chân lí: Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. - Hình ảnh so sánh, điệp ngữ kết hợp với động từ, tính từ -> diễn tả đúng hình ảnh và sức công phá của làn sóng yêu nước Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn, thuyết phục người đọc. 2. Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước: a. Lòng yêu nước trong lịch sử thời quá khứ:
  2. - Dẫn chứng: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang LS vẻ vang về thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, , Q.Trung, -> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự thời gian LS. =>Ca ngợi những chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT. b. Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta: - Nhận định chung: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Liệt kê dẫn chứng theo mô hình "từ đến" vừa cụ thể, vừa toàn diện => Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp. * Kết luận: Với nghệ thuật liệt kê trùng điệp, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng cụ thể, lập luận đanh thép tác giả đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta cả trong quá khứ và hiện tại. Nó ăn sâu vào tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân, mọi công việc 3. Nhiệm vụ - So sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. -> Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Lòng yêu nước được tồn tại dưới 2 dạng: + Có khi được trưng bày -> nhìn thấy. + Có khi được cất giấu kín đáo -> không nhìn thấy. => Cả 2 đều đáng quí. - Nêu lên bổn phận: phải động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người. (Phải ra sức giải thích, tuyên truyền kháng chiến). -> Đưa hình ảnh để diễn đạt lí lẽ –> Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền, - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh ( làn sóng, lướt qua, nhấn chìm ) câu văn nghị luận hiệu quả ( câu có từ quan hệ từ đến). 2. Ý nghĩa: - Khẳng định dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và làm sáng tỏ lòng yêu nước đó 3.Ghi nhớ: sgk (27 ). C. LUYỆN TẬP: Học sinh làm các câu hỏi vào vở bài tập Câu 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ra đời trong thời kì nào? - Gợi ý: Xem lại phần 2 trong phần 1 - Văn bản được viết trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt Câu 2: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. Gợi ý: Trong bài văn, có những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối.
  3. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” Bằng những hình ảnh được so sánh ấy, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. Câu 3: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu lập luận theo mô hình "từ đến" để nói về phong trào thi đua của lớp em trong học kì 1 vừa qua? Chúc các con học tốt