Phiếu học tập số 2 - Mĩ thuật 9 - Chủ đề 2: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời Nguyễn - Tiết 2: Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn

docx 4 trang thienle22 4420
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập số 2 - Mĩ thuật 9 - Chủ đề 2: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời Nguyễn - Tiết 2: Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_so_2_mi_thuat_9_chu_de_2_so_luoc_mi_thuat_viet.docx

Nội dung text: Phiếu học tập số 2 - Mĩ thuật 9 - Chủ đề 2: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời Nguyễn - Tiết 2: Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn

  1. TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- MĨ THUẬT 9, NĂM HỌC 2020 – 2021 Chủ đề 2. Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời Nguyễn Tiết 2. Mô phỏng hình vẽ thời Nguyễn (Thực hiện từ 22/2 đến 28/2/2021) I.Lí thuyết Vài nét khái quát Mĩ thuật thời Nguyễn: - Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển rất đa dạng bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa và đồ họa. Những thành tựu Mĩ thuật thời kỳ này hầu như tập trung ở kinh đô Huế. - Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (11/12/1993) và được đưa vào danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, là địa danh tham quan du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. - Phần lớn kiến trúc thời Nguyễn theo lối kiến trúc cung đình, hài hòa với thiên nhiên - Điêu khắc thường gắn liền với kiến trúc và được diễn tả mang tính hiện thực - Đồ họa và hội họa thời kỳ này phát triển đa dạng. Đặc biệt đáng chú ý là sách Bách khoa thư bằng tranh “Kỹ thuật của người An Nam” do Henri Oger và nghệ nhân người Việt thực hiện. - Mĩ thuật thời Nguyễn bước đầu chịu ảnh hưởng của mĩ thuật Châu Âu “Kỹ thuật của người An Nam” - “Kỹ thuật của người An Nam” là một công trình nghiên cứu văn minh vật chất ở An Nam khoảng 100 năm về trước được thực hiện bởi một người Pháp tên Monsier Henri Oger và nghệ nhân người Việt Nam thực hiện năm 1908 – 1909 và phát hành với số lượng hạn chế (60 bản). - Điều cần lưu ý là trong lịch sử mỹ thuật việt nam, giai đoạn này là thời kỳ mỹ thuật hiện đại khi đã có sự du nhập văn hoá Pháp và mỹ thuật phương tây. - Kỹ thuật của người An Nam được in theo lối in tranh mộc bản, gồm 348 tờ, khổ lớn, ghi lại cảnh sinh hoạt, lao động hàng ngày của người Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ vào đầu thế kỷ XX. Công trình này được ông Henri Oger cùng một số họa sĩ, thợ khắc mộc bản, thợ in thực hiện từ năm 1908 đến năm 1909 tại Hà Thành. - Nội dung tác phẩm phản ánh rõ nét các đặc thù sinh hoạt của người dân Bắc Bộ 100 năm về trước. Các bức tranh trong “Kỹ thuật của người An Nam” trải dài từ đề tài sản xuất, hoạt đông văn hoá – tín ngưỡng – trò chơi dân gian đến các danh 1
  2. nhân đương thời và đời sống muôn mặt của người dân xưa. Các nét vẽ trong tranh đơn giản mà rắn chắc, sống động do đặc thù của tranh khắc gỗ. Một số tác phẩm (Học sinh tham khảo thêm sgk và các nguồn khác (internet, sách nghiên cứu )) Quan và người hầu Bán hang rong Thờ cúng 2 Thi hành án Quan trông coi thi cử
  3. II.Bài tập Dựa theo các tư liệu (những hình trên, sgk, nguồn tự tìm kiếm ) Con hãy vẽ mô phỏng lại hình minh họa đã có trong sách “Kỹ thuật của người An Nam” (tùy chọn) để tạo ra một bức tranh về sinh hoạt của người dân Việt Nam thời Nguyễn. Bố cục mà màu sắc tùy ý. Gợi ý: 1. Mô phỏng lại cảnh mua vải (Hình 2.2a sgk) Ở gợi ý này các con có thể chọn hình vẽ có từ 2 nhân vật trở lên trong sách “Kỹ thuật của người An Nam” mô phỏng lại theo nguyên mẫu và vẽ màu theo ý thích. 2. Mô phỏng ghép hình (Hình 2.2c và 2.2d sgk) Ở gợi ý này các con có thể lựa chọn một vài hình vẽ trong sách “Kỹ thuật của người An Nam”, sắp xếp lại thành bố cục tranh mới và vẽ màu theo ý tưởng của mình Vd: Sử dụng 2 hình vẽ trong hình 2.2c sgk và 1 hình vẽ trong hình 2.2d sgk và ghép lại thành một bức tranh có bố cục mới, vẽ màu và thêm chi tiết đồ vật , cây cỏ theo ý thích 3
  4. * Ngoài ra cô khuyến khích các con tìm thêm những cách thức thể hiện bài tập khác ngoài 2 gợi ý trên (vd: cắt dán, tạo mô hình bằng bìa carton ) Dặn dò: Nếu thời gian nghỉ dịch đến hết 28/2 thì khi trở lại học bình thường cô sẽ kiểm tra và chấm điểm bài vẽ. Nếu có thay đổi cô sẽ cập nhật yêu cầu sau. .Hết 4