Phiếu học tập môn Lịch sử Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 6 trang Thương Thanh 24/07/2023 2110
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập môn Lịch sử Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_mon_lich_su_lop_6_tuan_22_truong_thcs_ngoc_thu.docx

Nội dung text: Phiếu học tập môn Lịch sử Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP LỊCH SỬ 6 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) I. Phần tự luận: Câu 1: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp để làm rõ chính sách cai trị của nhà nước phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI A B 1. Sáp nhập lãnh thổ a. Nhà Hán đưa người Hán sang trực tiếp cai trị cấp huyện. b. Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc 2. Bộ máy cai trị Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ). c. Bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục người Hán. d. Dân ta phải cống nạp các sản phẩm quý: sừng tê, ngà 3. Chính sách bóc lột voi, vàng bạc e. Nhà Hán đưa người sang Giao Châu sinh sống. 4. Chính sách “đồng hóa” f. Thế kỉ I, sáp nhập Âu Lạc cũ với 6 quận của Nam Việt thành châu Giao. g. Nhà Hán đánh nhiều thứ thuế, đặc biệt là thuế muối và thuế sắt. Câu 2: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? II. Phần trắc nghiệm: HS chọn một đáp án đúng nhất. Câu 1: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng: A. nhiều thứ thuế khác nhau lao dịch và cống nạp B. cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi C. cống nạp sản phẩm quí D. thuế khóa. Câu 2: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì? A. Thôn xóm tiêu điều B. Đất nước xơ xác C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Câu 3: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì: A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác B. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam
  2. D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chinh chiến ở phương Nam. Câu 4: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là: A. thuế rượu và thuế muối B. thuế chợ và thuế đò C. thuế muối và thuế sắt D. thuế ruộng và thuế thân. Câu 5: Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành: A. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) B. Giao Châu (Âu Lạc cũ) C. Giao Chỉ (Âu Lạc) D. A và B đúng.
  3. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP LỊCH SỬ 7 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) I. Phần tự luận: Câu 1: Hoàn thành phiếu học tập tổng hợp các thành tựu về kinh tế của nước Đại Việt thời Lê sơ. Điền từ/ cụm từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp (Dựa vào nội dung bài 20 sgk/ 97, 98) * NÔNG NGHIỆP Thực hiện chính sách . Nhà Lê đắp ngăn nước mặn có chắc chắn. * THỦ CÔNG NGHIỆP là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. *THƯƠNG NGHIỆP Nhà vua khuyến khích Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như . Câu 2: Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào? II. Phần trắc nghiệm: HS chọn một đáp án đúng nhất. Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào? A. Đạo - phủ - huyện - châu - xã B. Đạo - phủ - châu – xã C. Đạo - phủ - huyện hoặc châu- xã D. Phủ - huyện – châu. Câu 2: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Hiển Tông. Câu 3: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Thái Tông. Câu 4: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần? A. Bị chết nhiều B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực C. Quan lại không cần nô tì nữa D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì. Câu 5: Thời Lê sơ (1428-1527) đã tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên? A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên.
  4. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP LỊCH SỬ 8 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) 1. Phần trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách tô vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong phiếu trả lời : Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 16. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 2: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào? A. Cho quân tiếp viện. B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. D. Thương thuyết với Pháp. Câu 3: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác - măng (1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 4: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu của triều đình Huế. B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng. C. Pháp được tăng viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 5: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà? A. Viên Chưởng Cơ B. Phạm Văn Nghị C. Nguyễn Mậu Kiến D. Nguyễn Tri Phương. 2. Phần tự luận Câu 1: Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp? Câu 2: So sánh Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt?
  5. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP LỊCH SỬ 9 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) 1. Phần trắc nghiệm Trả lời các câu hỏi sau bằng cách tô vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong phiếu trả lời Câu 1: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là gì? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chủ nghĩa phát xít. B. Chủ nghĩa thực dân mới. D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Câu 2: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có những chủ trương gì? A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước. B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản. D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa. Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là gì? A. Chống phát xít chống chiến tranh. B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai. C. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình. D. Chống thực dân Pháp giành độc lập và chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày. Câu 4: Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì? A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
  6. D. Mặt trận nhân dân Đông Dương. Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng. B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn. C. Tư tưởng Mác-Leenin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng. D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. 2. Phần tự luận Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào 1936-1939 theo mẫu sau: Nội dung Giai đoạn 1930-1931 Giai đoạn 1936-1939 Kẻ thù Nhiệm vụ (khẩu hiệu) Mặt trận Hình thức và phương pháp đấu tranh Lực lượng tham gia