Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 2 trang Thương Thanh 24/07/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_truong_thcs_ngoc_t.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 6 NHÓM ĐỊA 6 Đề 3 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu theo vĩ độ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2: Tên gọi khác của gió Tín Phong là A. gió núi. B. gió Lào. C. gió Mậu Dịch. D. gió biển. Câu 3: Trường hợp nào sau đây sẽ có hiện tượng ngưng tụ hơi nước? A. Nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột. B. Nhiệt độ không khí tăng lên nhanh. C. Nhiệt độ không khí giảm xuống. D. Không khí đã bão hoà mà nhiệt độ giảm. Câu 4: Dòng biển nóng xuất phát từ vùng A. vĩ độ thấp. B. vĩ độ cao. C. vĩ độ 60. D. vĩ độ 70. Câu 5: Tầng ôzôn có vai trò như thế nào với Trái Đất của chúng ta? A. Ngăn bụi. B. Ngăn tia cực tím. C. Ngăn ánh sáng mặt trời. D. Ngăn các tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật. Câu 6: Căn cứ vào tính chất của nước, hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 7: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? 0 0 0 0 A. 25 /00. B. 33 /00. C. 35 /00. D. 41 /00. Câu 8. Dòng biển nóng ảnh hưởng đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua làm cho A. nhiệt độ giảm mạnh. B. khí hậu trở nên khô, nóng. C. khí hậu ấm, ẩm hơn. D. lượng mưa giảm mạnh. Câu 9: Hệ thống sông gồm A. Sông chính và phụ lưu. B. Sông chính và chi lưu. C. Phụ lưu và chi lưu. D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu. Câu 10: Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là A. hệ thống sông. B. thủy chế sông. C. lưu vực sông. D. lưu lượng sông. Câu 11: Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc chủ yếu vào A. số lượng phụ lưu. B. số lượng chi lưu. C. độ dốc địa hình và độ rộng của sông. D. diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. Câu 12: Sóng biển là A. hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. B. dòng chuyển động trên biển và đại dương.
  2. C. hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra. D. hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền. Câu 13: Nguồn gốc sinh ra các thành phần khoáng trong đất là A. đá mẹ. B. sinh vật. C. nước và không khí. D. tác động của con người. Câu 14: Câu nào sau đây nói về vai trò của đất? A.Tấc đất tấc vàng. B.Đất có lề, quê có thói. C.Không tấc đất cắm dùi. D.Đất chăng dây,cây cắm sào. Câu 15: Các nhân tố quan trọng hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là gì? A. Thời gian, đá mẹ, gió. B. Địa hình, sinh vật, nước. C. Con người, khí hậu, địa hình. D. Đá mẹ, sinh vật, khí hậu. Câu 16: Nguyên nhân sinh ra sóng biển là do A. sức hút của mặt trăng và mặt trời. B. sức hút của mặt trăng và Trái Đất. C. gió. D. chuyển động của Trái Đất. Câu 17: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến phân bố thực vật trên Trái Đất? A. Đất. B. Động vật. C. Khí hậu. D. Địa hình. Câu 18: Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do A. núi lửa phun. B. gió thổi. C. động đất ở đáy biển. D. sức hút của Mặt trăng và Mặt Trời. Câu 19: Biển và đại dương có bao nhiêu hình thức vận động? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Có mấy loại thủy triều? A. 2. B. 3. C.4. D. 5. II. TỰ LUẬN. Câu 1: Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nêu giá trị kinh tế của sông, ngòi? Kể tên hai hệ thống sông lớn ở nước ta? Câu 3: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. a. Em hiểu gì về ý nghĩa của câu ca dao này? b. Để bảo vệ đất đai và làm tăng độ phì nhiêu cho đất nhân dân ta đã làm những gì?