Phiếu học tập môn Địa lý - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 7 trang Thương Thanh 24/07/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập môn Địa lý - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_mon_dia_ly_tuan_22_truong_thcs_ngoc_thuy.doc

Nội dung text: Phiếu học tập môn Địa lý - Tuần 22 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP ĐỊA LÝ 6 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) I. Phần trắc nghiệm. HS chọn một đáp án đúng Câu 1: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào: A. 12 giờ trưa B. 13 giờ trưa C. 11 giờ trưa D. 14 giờ trưa Câu 2: Có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước do A. trên mặt đất có động thực vật sinh sống. B. lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau. C. đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. D. nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp. Câu 3: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền? A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm. B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm. C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước. D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Câu 4: Khu vực có mưa nhiều trên Trái Đất là vùng A. chí tuyến. B.xích đạo C. cực Bắc và cực Nam D. sâu trong nội địa Câu 5: Thời tiết là hiện tượng khí tượng: A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi. B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi. C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi. D. Cả A, B, C đều sai. II. Phần tự luận Câu 1: So sánh thời tiết và khí hậu? Câu 2: Nhiệt độ tại trạm đo Lạng Sơn vào 3 thời điểm 5h, 13h, 21h ngày 16 tháng 2 năm 2021 lần lượt là 14oC; 22oC; 15oC. Tính nhiệt độ trung bình ngày 16/2 của Lạng Sơn? Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
  2. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP ĐỊA LÝ 7 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) I. Phần trắc nghiệm. HS chọn một đáp án đúng Câu 1: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp: A. Rộng lớn. B. Ôn đới. C. Hàng hóa. D. Công nghiệp. Câu 2: Ý nào không dungd khi nói đến nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Câu 3: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới? A. Hàng không. B. Vũ trụ. C. Nguyên tử, hạt nhân. D. Cơ khí. Câu 4: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là: A. Khai khoáng, luyện kim. B. Dệt, thực phẩm, C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu. D. Cơ khí và điện tử. Câu 5: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của: A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì. II. Phần tự luận Câu 1: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn nền nông nghiệp tiên tiến của Bắc Mĩ? I. Trắc nghiệm Câu 2: Chứng minh Hoa Kì là quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới? Câu 3: Trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Bắc Mĩ?
  3. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP ĐỊA LÝ 8 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) Câu 1: Quốc gia nào duy nhất của ĐNÁ không giáp biển ? A. Lào B. Cam–pu– chia C . Việt Nam D. Thái Lan Câu 2: Dạng địa hình chủ yếu của Lào là: A. Đồi núi thấp B. Núi trẻ C. Núi và cao nguyên D. Đồng bằng Câu 3: Lào và Cam–pu– chia chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào? A. Khí hậu gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt C. Khí hậu lục địa D. khí hậu núi cao Câu 4: Hệ thống sông nào cùng chảy qua Lào và Cam–pu– chia A. sông Hồng B. sông Mê Nam C. sông Xa-lu-en D. sông Mê Công Câu 5: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan. Câu 6: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?A. 1985 B. 1986 C. 1987 D. 1988 Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào? A. 1993 B. 1994 C. 1995 D. 1996 Câu 8: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào: A. Châu Á và Ấn Độ Dương. B. Châu Á và Thái Bình Dương. C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương. D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương. II. Tự luận Câu 1: Dựa vào bảng số liệu: Tỉ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2018 và 2019 ( đơn vi % ) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2018 2019 2018 2018 2018 2019 14,7 13,9 34,2 34,5 41,1 41,6 Vẽ biểu đồ tròn và rút ra nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2018 và 2019 Câu 2: Em hãy cho biết 1 số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua? Quê hương em đã có những đổi mới tiến bộ như thế nào?
  4. Trường THCS Ngọc Thụy PHIẾU HỌC TẬP ĐỊA LÝ 9 – TUẦN 22 (HỌC TRỰC TUYẾN) I. Phần tự luận: 1. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? 2. “Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long riêng cái tên cũng đã có một mãnh lực lôi cuốn sự chú ý thực sự. Có lẽ từ khi ông cha ta, trên bước tiến ngàn dặm của mình, lần đầu tiên đến đây cũng phải ngây ngất như chúng ta ngày nay lúc đột nhiên nhìn thấy một đồng bằng mênh mông xứng với cái tên của nó, những dòng sông có bờ xa tít tắp ngày đêm mải miết vận chuyển những lượng phù sa lớn ra biển khơi, những đồng bằng nhiệt đới rộng một cách kỳ lạ, những vùng nửa đất, nửa nước biểu thị sự tranh chấp đang còn tiếp diễn giữa đất liền và biển cả Sau hơn ba trăm năm bị con người chinh phục, lãnh thổ này vẫn còn giữ được sức quyến rũ của một miền đất mới ” (Thiên nhiên Việt Nam - Lê Bá Thảo – NXBGD, 2006) Từ thông tin trên kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long với du khách trong và ngoài nước. 3. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) NĂM 2004 2006 2009 2011 2013 NGÀNH Công nghiệp khai thác nhiên 93,4 111,9 181,2 246,8 366,7 liệu Công nghiệp dệt may 107,4 155,3 259,1 426,9 555,4
  5. Công nghiệp chế biến 134,6 264,1 428,5 640,6 1 012,4 lương thực - thực phẩm (Nguồn: Website Tổng cục thống kê Việt Nam-www.gso.gov.vn) a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trên giai đoạn 2004 - 2013. b. Nêu nhận xét và giải thích. II. Phần trắc nghiệm Câu 1: Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 2: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ: A. Bình Dương, Bình Phước. B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Tây Ninh, Đồng Nai. D. Đồng Nai, Bình Dương. Câu 3: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám Câu 4: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là: A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển. B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường. C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ: A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao. B. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao. C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
  6. Câu 6: Cho bảng số liệu sau: BẢNG 1: MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999 Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức: A. 50 % B. 40 % C. 30 % D. 10 % Câu 7: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là: A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo. B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn. C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An. D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng. Câu 8: Dựa vào bảng số liệu 1, cho biết chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là: A. Tỉ lệ người lớn biết chữ B. Tỉ lệ dân số thành thị C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị D. Tuổi thọ trung bình Câu 9: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Than B. Dầu khí C. Boxit D. Đồng Câu 10: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là: A. Biên Hòa B. Thủ Dầu Một C. TP. Hồ Chí Minh D. Bà Rịa–Vũng Tàu