Phiếu bài tập tuần 23, 24 - Toán lớp 7

pdf 5 trang thienle22 5040
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tuần 23, 24 - Toán lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_tuan_23_24_toan_lop_7.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập tuần 23, 24 - Toán lớp 7

  1. GV: NGUYỄN THI TRUNG THỦY- CBQ- 0984868648 PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 23 ÔN TẬP ĐẠI SỐ CHƯƠNG III I.Lý thuyết: 1. Trả lời các câu hỏi ôn tập Chương III trong SGK trang 22. 2. Học thuộc các khái niệm: Bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số, bảng tần số, ý nghĩa của số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu. 3. Học thuộc công thức tính số trung bình cộng. II. Bài tập: - Làm các bài tập 20, 21 trong SGK trang 23 và bài tập 14, 15 trong SBT trang 9 - Làm các bài tập bổ trợ sau đây: Bài 1: Điều tra tuổi nghề của 40 công nhân trong một nhà máy, ta có bảng số liệu ban đầu sau đây: 9 9 9 9 9 6 4 4 5 7 9 7 8 9 6 6 9 8 6 5 6 7 5 6 8 9 7 4 4 4 7 6 7 5 4 6 4 7 8 7 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? b) Lập bảng “tần số” ? c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng và nêu nhận xét. d) Số công nhân có tuổi nghề cao nhất là 9 năm chiếm bao nhiều phần trăm trong tổng số công nhân được điều tra. Bài 2: Thời gian làm bài tập (tính theo phút) của 30 HS được ghi lại như sau: 5 9 7 10 10 9 10 9 12 7 10 12 15 5 12 10 7 15 9 10 9 9 10 9 7 12 9 10 12 5 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? b) Lập bảng “tần số” và cho nhận xét. c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. d) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Bài 3: Một cửa hàng bán dép ghi lại số dép đã bán cho nữ giới trong một quý theo các cỡ khác nhau như sau: Cỡ dép (x) 34 35 36 37 38 39 40 Số dép bán 62 80 124 43 21 13 1 N = 344 được (n) a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? b) Số nào có thể là “đại diện” cho dấu hiệu, vì sao? c) Có thể rút ra nhận xét gì?
  2. GV: NGUYỄN THI TRUNG THỦY- CBQ- 0984868648 Bài 4: Số bàn thắng trong mỗi trận bóng đá ở vòng đấu bảng vòng chung kết một giải bóng đá được ghi lại như sau: 1 2 3 8 2 4 1 4 1 3 2 2 4 2 2 5 2 2 1 2 3 4 1 1 3 4 3 2 1 2 2 4 0 6 2 3 2 0 5 4 7 3 2 1 2 5 1 4 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? Có bao nhiêu trận đấu ở vòng đấu bảng? b) Lập bảng “tần số” và rút ra một vài nhận xét về vòng đấu bảng. c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. d) Tính số bàn thắng trung bình của mỗi trận đấu. Tìm mốt của dấu hiệu. Bài 5: Số cơn bão hàng năm đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam trong 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX được ghi lại trong bảng sau: 3 3 6 6 3 5 4 3 9 8 2 4 3 4 3 4 3 5 2 2 a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? b) Lập bảng “tần số” và tính xem trong vòng 20 năm, trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta? Tìm mốt của dấu hiệu. c) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng bảng tần số nói trên. LUYỆN TẬP VỀ ĐỊNH LÍ PY – TA – GO Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 5cm, BC = 13cm. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Tính độ dài các đoạn thẳng: AC, AH, BH, CH. Bài 7: a) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH = 2cm. Tính các cạnh của tam giác ABC biết: BH = 1cm, HC = 3cm. b) Cho tam giác ABC đều có AB = 5cm. Tính độ dài đường cao BH? Bài 8: Cho tam giác ABC có góc A nhỏ hơn 900. Vẽ ra phía ngoài tam giác ABC các tam giác vuông cân đỉnh A là MAB, NAC. a) Chứng minh: MC = NB. b) Chứng minh: MC NB c) Giả sử tam giác ABC đều cạnh 4 cm. Tính MB, NC và chứng minh MN // BC. Bài 9: Cho đoạn thẳng AB = 7cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho AC = 2cm. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai tia Ax và By cùng vuông góc với AB. Lấy điểm D thuộc tia Ax, điểm E thuộc tia By sao cho: AD = 10 cm, BE = 1 cm. a) Tính độ dài các đoạn thẳng DC, CE. b) Chứng minh rằng: DC CE .
  3. GV: NGUYỄN THI TRUNG THỦY- CBQ- 0984868648 PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 ÔN TẬP CHƯƠNG II HÌNH HỌC 7 I.Lý thuyết: 1. Trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK trang 102, 103. 2. Học thuộc các tính chất về hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song, từ vuông góc đến song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. II. Bài tập: - Làm các bài tập 57, 58, 59, 60 trong SGK trang 104 và bài tập 48, 49 trong SBT trang 83. - Làm các bài tập bổ trợ sau đây: Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Kẻ tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E. Hai đường thẳng BA và ED cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: a) ABD EBD c) AHC ECH b) ADH EDC d) BEH BAC Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, A 900 , kẻ BD vuông góc với AC tại D, kẻ CE vuông góc với AB tại E. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng: a) BCE CBD b) BEK CDK c) AK là phân giác của BAC d) Ba điểm A, K, I thẳng hàng (Với I là trung điểm của BC) Bài 3: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, AB < AC. Qua trung điểm D của cạnh BC kẻ đường thẳng vuông góc với tia phân giác của góc BAC cắt các đường thẳng AB và AC lần lượt tại H và K. a) Chứng minh rằng: HAK cân. b) Chứng minh rằng: BH = CK.
  4. GV: NGUYỄN THI TRUNG THỦY- CBQ- 0984868648 c) Tính độ dài các đoạn thẳng AH và BH, biết AB = 9cm, AC = 12cm. Bài 4: Cho tam giác ABC có B 600 ; AB = 7cm, BC = 15cm. Trên cạnh BC lấy D sao cho: BAD 600 . Gọi H là trung điểm của BD. a) Tính độ dài HD. b) Tính độ dài AC. c) Tam giác ABC có phải là tam giác vuông không? Vì sao? Bài 5: Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của cạnh BC tại I. Qua I kẻ các đường thẳng vuông góc với AB, AC lần lượt tại H và K. Chứng minh rằng: a) AH = AK. b) BH = CK. AC AB AC AB c) AK ; CK 22 Bài 6: Cho tam giác ABC có A 1200 , đường phân giác AD (D thuộc cạnh BC). Vẽ DE vuông góc với AB, DF vuông góc với AC. a) Chứng minh: tam giác DEF đều. b) Lấy điểm K nằm giữa hai điểm E và B, điểm I nằm giữa hai điểm F và C sao cho EK = FI. Chứng minh: tam giác DKI cân tại D. c) Qua C kẻ đường thẳng song song với AD cắt AB tại M. Chứng minh tam giác AMC đều. d) Tính DF, biết AD = 4cm. Bài 7: Cho tam giác ABC đều cạnh 5cm, đường cao BH. Lấy K thuộc đường thẳng BH sao cho BK = 5cm.
  5. GV: NGUYỄN THI TRUNG THỦY- CBQ- 0984868648 a) Tính độ dài đường cao BH b) Tính ABC AKC nếu B nằm giữa K và H. Bài 8: Cho tam giác ABC cân tại A, có A 200 . Trên cạnh AB lấy điểm D sao cho AD = BC. Tính các góc của tam giác ADC.