Phiếu bài tập số 3 - Ngữ văn 8

doc 2 trang thienle22 5630
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập số 3 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_so_3_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập số 3 - Ngữ văn 8

  1. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Bài tập 1: Lập bảng thống kê các văn bản thơ Việt Nam đã học trong Chương trình Ngữ văn học kì 2 theo mẫu sau: Tên tác TT Tác giả Thể loại Giá trị nội dung - nghệ thuật chủ phẩm yếu 1 Nhớ rừng 2 Ông đồ 3 Quê hương 4 Khi con tu hú 5 Ngắm trăng Tức cảnh Pác 6 Bó 7 Đi đường Bài tập 2. Vì sao ba bài thơ: Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương được gọi là "Thơ mới" ? Các tác phẩm này "mới" ở chỗ nào ? Bài tập 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau. Đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn và 1 thán từ ( gạch chân và có chú thích): "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". (Quê hương - Tế Hanh) Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) theo mô hình T – P – H trình bày cảm nghĩ của em về khổ cuối bài thơ “ Quê hương”. Đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 thán từ ( gạch chân và có chú thích) Bài tập 5. Tiếng chim tu hú trong bai thơ Khi con tu hú có ý nghĩa gì ? Bài tập 6. Hãy phân tích khát vọng tự do trong ba bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ), Khi con tu hú (Tố Hữu), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh). Bài tập 7. Chứng minh rằng bài thơ Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ của Tế Hanh, thể hiện một tình cảm trong sáng, thắm thiết, khoẻ khoắn hiếm có trong Thơ mới đương thời. Bài tập 8. Đọc kĩ đoạn văn và xác định các kiểu câu của các câu sau :
  2. (1) Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ : (2) Này u ăn đi ! (3) Để mãi. (4) U có ăn thì con mới ăn. (5) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (6) Nể con chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (7) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha : (8) Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? (9) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt. (10) Không đau con ạ. Bài tập 9. a) Dựa vào tiêu chí nào để người ta phân chia ra câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật ? b. Câu "Làm ơn cho tôi hỏi mấy giờ được không ạ ?" thuộc kiểu câu nào trong các kiểu trên ? Bài tập 10. Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) theo mô hình T – P – H trình bày cảm nghĩ của em về khổ cuối bài thơ “ Khi con tu hú”. Đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 thán từ ( gạch chân và có chú thích) Bài tập 11. Viết một đoạn văn 12 câu theo mô hình T – P – H trình bày cảm nghĩ của em về khổ đầu bài thơ “ Khi con tu hú”. Đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 thán từ ( gạch chân và có chú thích) Lưu ý: Các con làm ra vở buổi chiều và sẽ nộp vào tiết học văn đầu tiên sau khi các con đi học. Cô giáo: Dương Hồng Hân