Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 8 - Tuần 31
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 8 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_mon_dia_ly_lop_8_tuan_31.docx
Nội dung text: Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 8 - Tuần 31
- BÀI TẬP TUẦN 31: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT ( ÔN TẬP PHẦN ĐỊA HÌNH) Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam Câu 1: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu: A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung B. Tây Đông. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Vòng cung, Câu 2: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào? A. Nội lực. B. Con người. C. Ngoại lực D. Tất cả đều đúng. Câu 3: Núi Ngọc Linh (2598m) thuộc dãy: A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Hoàng Liên Sơn. D. Tất cả đều sai. Câu 4: Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, hãy cho biết các đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là những núi nào sau đây? A. Bà Đen, Bảy núi. B. Tất cả đều đúng. C. Đồ Sơn, Con Voi. D. Tam Điệp, Sầm Sơn. Câu 5: Các sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam? A. Sông Tiền, sông Hậu. B. Sông Thu Bồn, sông Đại. C. Sông Hồng, sông Đà. D. Sông Mã, sông Cả. Câu 6: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta: A. Núi non, sông ngòi trẻ lại. B. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. C. Tất cả đều đúng. D. Thấp dần từ nội địa ra biển, Câu 7: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là: A. Cao nguyên. B. Tất cả đều đúng. C. Đồng bằng. D. Đồi núi. Câu 8: Dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở nước ta là: A. Trường Sơn Bắc. B. Hoàng Liên Sơn. C. Tất cả đều đúng. Câu 9: Ở nước ta, phần đất liền có địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ? A. 85% B. 65% C. 95% D. 75% Câu 10: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:
- A. Pu Si Cung B. Pu Tha Ca. C. Phan-xi-păng. D. Tây Côn Lĩnh. Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta? A. Tất cả đều sai. B. Vùng Tây Bắc. C. Vùng Đông Bắc D. Vùng Tây Nam Câu 2: Bờ biển nước ta có dạng, chính là. A. Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo. B. Tất cả đều đúng. C. Bờ biển bồi tụ đồng bằng. Câu 3: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi: A. Trung bình B. Thấp C. Khá cao D. Cao Câu 4: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m? A. Vùng biển Bắc Bộ B. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ. C. Vùng biển Nam Bộ. D. Vùng biển Trung Bộ Câu 5: Trường Sơn Bắc là vùng núi: A. Có hai sườn không đối xứng B. Tất cả đều đúng. C. Thấp. D. Hướng tây bắc - đông nam. Câu 6: Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là: A. Phu Luông. B. Phan-xi-păng. C. PuTra. D. Pu Si Cung. Câu 7: Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào? A. Quảng Bình, Quảng Trị B. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế C. Nghệ An, Hà Tĩnh D. Hà Tĩnh, Quảng Bình Câu 8: Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc: A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng B. Tất cả đều đúng. C. Phổ biến là địa hình cácxtơ. D. Có những cánh cung núi lớn. Câu 9: Đèo Lao Bảo nằm ở vùng nào của nước ta? A. Giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình B. Nằm trên đường số 9. biên giới Việt - Lào. C. Tất cả đều sai.
- D. Giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Câu 10: Vùng núi nào chạy từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã? A. Tất cả đều đúng B. Trường Sơn Bắc C. Trường Sơn Nam Bài 30: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam Câu 1: Đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến Bắc và đới rừng Á xích đạo phía nam? A. Đèo Ngang. B. Đèo Cù Mông. C. Đèo Cả. D. Đèo Hải Vân. Câu 2: Đỉnh cao nhất là Ngọc Linh (2598m) nằm ở cao nguyên nào? A. Kon Tum. B. Mơ Nông. C. Di Linh. D. Đắk Lắk. Câu 3: Cao nguyên có độ cao trên 1400m: A. Mơ Nông. B. Di Linh. C. Kon Tum. D. Đắk Lắk. Câu 4: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung là: A. Hướng tây đông. B. Vượt qua các núi lớn ở Bắc Bộ. C. Các sông lớn ở Bắc Bộ. D. Tất cả đều đúng. Câu 5: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung vượt qua các dãy núi nào? A. Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn. B. Tất cả đều đúng. C. Cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn. D. Con Voi, cánh cung sông Gâm. Câu 6: Dọc kinh tuyến 108oĐ từ Bạch Mã tới Phan Thiết (hình 30.1). phải đi qua các cao nguyên nào? A. Mơ Nông và Di Linh.
- B. Đắk Lắk. C. Tất cả đều đúng. D. Kon Tum. Câu 7: Dựa vào lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 108 oĐ từ Bạch Mã tới Phan Thiết (hình 30.1). cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau phải vượt qua đèo lớn nào? A. Tất cả đều đúng B. Đèo Ngang, Hải Vân. C. Cù Mông, Đèo Cả. D. Sài Hồ, Tam Điệp. Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các cao nguyên nào có độ cao dưới 1000m? A. Cao nguyên Mơ Nông. B. Cao nguyên Di Linh. C. Cao nguyên Kon Tum. D. Cao nguyên Đắk Lắk. Câu 9: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung vượt qua các sông lớn nào? A. Sông Đà, sông Chảy, sông Lô. B. Sông Gâm, sông Cầu, sông Kỳ Cùng. C. Tất cả đều đúng. Câu 10: Vì sao các cao nguyên ở Tây Nguyên được gọi là cao nguyên xếp tầng? A. Các cao nguyên rộng lớn, thoải. B. Cao và bằng phẳng. C. Độ cao khác nhau. D. Sườn của cao nguyên dốc.