Phiếu bài tập Lớp 1 đến Lớp 5 (ngày 19/2)

docx 11 trang thienle22 5920
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 1 đến Lớp 5 (ngày 19/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_1_den_lop_5_ngay_192.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 1 đến Lớp 5 (ngày 19/2)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 19 / 2/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 1 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 1 . I/ Luyện đọc: 1/ Đọc thành tiếng các từ ngữ: ống nhòm cắm trại mưa dầm bánh cốm móm mém thảm cỏ hăm hở ngẫm nghĩ mâm cơm êm đềm 2/ Đọc thành tiếng đoạn văn sau: Buổi tối, xóm Tràm lên đèn. Cả nhà Tâm nghỉ làm thảm để ăn tối. Bữa cơm hôm nay ngon quá. Mẹ làm nhiều món: tôm rang, cá kho và món măng xào thơm lừng. Sau bữa cơm, mẹ cho Tâm đi xem hội và ăn kem ở nhà hàng Sao Đêm. 3. Viết đoạn văn trên vào vở ô li. II/ Nối chữ với chữ: a) thì mại thơm thầm mềm tho b) Chúng em thu gom ve vẩy cái đuôi Chú chó đốm giấy vụn Chị Na hay lam hay làm III/ Điền vào chỗ chấm: c hay k? ổ ính éo o ồng ềnh ũ ĩ ảm úm ém ỏi
  2. Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 15 - 4 16 - 3 18 - 8 2 + 1719 + 03 + 15 Bài 2 : Tính : 10 + 1 + 7 = . 11 + 2 + 0 = . 13 + 1 + 3 = . 14 - 4 + 2 = . 12 + 4 - 6 = . 10 + 8 - 8 = . Bài 3 : Số ? -3 -1 +4 -3 15 14 - 8 + 5 + 8 -7 10 17 Bài 7 : Lan có 15 bông hoa, Lan cho em một chục bông hoa. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu bông hoa ? Bài giải
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 19 / 2/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . TOÁN Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng: Câu 1 : Số chín nghìn hai trăm linh hai được viết là : A , 2029 B , 2902 C ,9202 D , 9022 Câu 2 : Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 7600 = 600 + là : A ,700 B , 7000 C ,70 D , 7 Câu 3 :Tìm x , biết: x – 2432 = 9276 - 2453 A ,x = 9255 B , x = 9355 C ,x = 6823 D , x = 8284 Câu 4 :Kết quả của phép tính 6843 - x = 2918 là : A ,x = 3835 B , x = 3825 C ,x = 3925 D , x = 2925 Câu 5 : Trong kho có 8975 kg gạo . Buổi sáng chuyển đi 2400 kg ,buoir chiều chuyển đi 1850 kg . Số ki-lô-gam gạo trong kho còn lại là : A ,4550 kg B , 4725 kg C ,4250 kg D , 5020 kg Câu 6 : trong một hình tròn đường kính gấp bán kính số lần là : A ,4 B , 2 C ,5 D , 3 TRÌNH BÀY LỜI GIẢI Bài 1 :Đặt tính rồi tính : 7392 – 5429 ; 8028 – 4665 ; 5047 – 2870 ; 6105 - 4593 3902 x 2 ; 678 x 8 ; 6729 : 7 ; 4062 : 5 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : a , 239 + 1267 x 3 b, 2505 : ( 403 – 398 ) Bài 3 :Tìm y, biết: a, y : 6 = 123b, y x 4 = 450 - 10
  4. Câu 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 804 kg tỏi, buổi chiều bán được số tỏi bằng 1/2 lần số tỏi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu ki-lô-gam tỏi? Câu 5 : a, Tìm một số biết rằng lấy số đó nhân với số lớn nhất có một chữ số thì được kết quả là 108? b, Tính nhanh 115 + 146 + 185 + 162 + 138 + 154 = . TIẾNG VIỆT I. CHÍNH TẢ : Điền vào chỗ chấm r/d/gi? a. cá án; gỗ án, con án. Suối chảy óc ách; nước mắt chảy àn ụa. II. TẬP LÀM VĂN Bài 1: Chép lại đoạn thơ sau và gạch chân từ ngữ nhân hoá: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a, Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b, Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào? Bài 4: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa: trần hưng đạo, trường sơn, cửu long
  5. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 19/2/2020) ( Dành cho HS lớp 4 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 4 Đề bài : Toán Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: Kết quả của phép trừ 728035 - 49382 là: A. 678653 B. 234215 C. 235215 D. 678753 Câu 2: Kết quả của phép nhân 307 x 40 là: A. 12190 B. 12280 C.2280 D. 12290 Câu 3: Kết quả của phép chia 672 : 21 là: A. 22 B. 23 C.32 D. 42 Câu 4:. Tính trung bình cộng của các số 96; 99, 102; 105; 108 là: A. 12 B. 102 C. 112 D. 510 Câu 5: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 6m29dm2 = . dm2 là: A. 609 B. 690 C. 6009 D. 69 Câu 6: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 2 tấn 75kg = kg là: A. 275 B. 27500 C. 200075 D. 2075 Phần II. Trình bày chi tiết các bài toán : Câu 1: Đặt tínhrồitính : 182 954 + 245 416 935 807 – 52 455 237 × 242 2448 : 24 Câu 2 . Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có ba chữ số. Số thứ nhất là 1009. Tìm số thứ hai?
  6. Tiếng Việt: Bài 1 : Đọc bài: ĐỐI MẶT VỚI CUỘC ĐỜI Bạn có nhìn thấy một cái cây đang vươn mình mạnh mẽ kia không? Đầu tiên nó là một cái hạt bé nhỏ nhưng đã dám vươn mình giữa cuộc sống. Còn bạn của nó, một hạt cây khác, đã sớm lìa đời vì suốt ngày run rẩy, co ro. Chúng ta hãy nghe câu chuyện về chúng nhé. Có hai hạt nằm cạnh nhau trong một ngày xuân ấm áp. Hạt thứ nhất nói: - Cuộc sống ngoài kia thật đẹp biết bao nhiêu. Tôi muốn vươn mình lên khỏi mặt đất để đón lấy những tia nắng vàng rực rỡ. Rồi những chiếc lá xanh tốt của tôi sẽ uống lấy những giọt sương ban mai trong lành. Rễ tôi sẽ đâm sâu vào lòng đất hút lấy tinh chất của thiên nhiên. Thật là tuyệt. Cuộc sống đang chờ đón ta phía trước. Hạt thứ hai run rẩy: - Chao ôi, tôi sợ lắm! Chuyện gì sẽ xảy ra với tôi khi ngoài kia đầy rẫy những nguy hiểm. Rồi sâu bọ sẽ gặm nhấm những đọt xanh mơn mởn của tôi. Cành của tôi yếu ớt, mong manh lắm, không thể chống chọi lại cơn gió buốt lạnh của mùa đông. Khi hoa của tôi vừa hé nở thì biết đâu một cậu bé sẽ ngắt mất và vò nát. Tôi chỉ muốn ở mãi trong lòng đất này mà thôi. Hạt thứ nhất vươn mình mọc lên khỏi mặt đất. Hạt thứ hai nằm im ỉm. Một con chim bay qua, sà xuống và đớp mất cái hạt đang co ro ấy. ( Trần Thị Kim Ánh) *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Hạt thứ nhất nói với hạt thứ hai điều gì? a, Muốn đón những tia nắng vàng rực rỡ. b, Muốn vươn lên khỏi mặt đất để trở thành một cái cây mạnh mẽ.
  7. c, Muốn nằm im trong đất. 2. Vì sao hạt thứ hai chỉ muốn ở mãi trong lòng đất? a, Vì trong lòng đất ấm áp. b, Vì không có sức để vươn lên khỏi mặt đất. c, Vì sợ gặp nguy hiểm. 3. Chi tiết nào cho thấy hạt thứ nhất sẵn sàng đối mặt với cuộc đời? a, Vươn mình mọc lên khỏi mặt đất. b, Nằm im dưới mặt đất. c, Nằm co ro, run rẩy dưới mặt đất. 4. Điều gì đã xảy ra với hạt thứ hai? a, Bị thối trong đất. b, Vươn mình lên khỏi mặt đất. c, Bị một con chim đớp mất. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a, Không nên đối mặt với khó khăn nguy hiểm. b, Không nên gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến. c, Sống ở trên đời phải dũng cảm, tự mình vượt qua khó khăn và nguy hiểm thì mới thành công. Bài 2 : Viết bài: Bè xuôi sông La (SGK : TV lớp 4 tập 2)Viết vào vở Tiếng Việt chiều.
  8. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 19/2/2020) ( Dành cho HS lớp 5 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 5 I. Đọc kĩ và trả lời câu hỏi các bài tập đọc tuần 21, 22 ( làm vào vở soạn bài) II. Đọc thầm và hoàn thành bài tập: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm ! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “ chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế ! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu ! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C.Bộ đội canh giữ Trường Sa
  9. D. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2:Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”. C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “ Đom đóm”. D.Anh nhìn thấy đom đóm Câu 3: Câu:"Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối" thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? D.Câu cảm. Câu 4: Chủ ngữ trong câu “ Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Trò nghịch ngợm D. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Ghét D. Cả a và b đều đúng Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ Câu 7: Câu “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ khoét” Câu 8: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Câu 9: Đặt một câu ghép nói về học tập hoặc vui chơi có dùng từ nối để nối các vế câu. Câu 10: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được.
  10. III. Tập làm văn: Tả một người đang làm việc.