Phiếu bài tập Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 3: Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 3: Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_lich_su_lop_6_chu_de_3_thoi_ki_bac_thuoc_va_cu.docx
Nội dung text: Phiếu bài tập Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 3: Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập
- PHIẾU BÀI TẬP – LỊCH SỬ 6 Học sinh hoàn thành nội dung còn thiếu và ghi đáp án vào tập ghi môn sử. Giáo viên bộ môn sẽ kiểm tra và sửa bài sau khi nhập học. CHỦ ĐỀ 3: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP NỘI DUNG 1: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN. Câu 1: Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lâp: - Trưng Trắc được suy tôn làm (1) , lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở (2) + (3) cho người có công. + Các Lạc Tướng được quyền cai quản các huyện. + (4) cho dân 2 năm. + Bãi bỏ pháp luật của chính quyền đô hộ. Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (tháng 4/42 tháng 11/43): - (1) chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công nước ta. - Những trận đánh tiêu biểu: + Quân giặc tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố. + Hai Bà Trưng (2) nghênh chiến. + Thế giặc mạnh ta lại về giữ Cổ Loa và Mê Linh, rồi về (3) . + Tháng (4) . (6 tháng 2 âm lịch), Hai Bà Trưng (5) oanh liệt ở Cấm Khê. + Mùa thu năm 44, Mã Viện rút quân về nước, quân đi 10 phần về chỉ còn 4-5 phần. •Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc. NỘI DUNG 2: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ(Giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) Câu 3: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I - TK VI. - Thế kỷ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ) - Đưa (1) sang làm Huyện lệnh. - Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và (2) - Tiếp tục thực hiện “đồng hóa” dân tộc ta. Câu 4: Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. a. Nông nghiệp: - Biết trồng (1) một năm. - Biết đắp đê phòng chống (2) b. Thủ công nghiệp:
- - Dù còn hạn chế về kĩ thuật nhưng nghề sắt vẫn phát triển như: rìu, mai, cuốc, dao, kiếm, giáo mác - Nghề (3) , dệt vải phát triển. c. Thương nghiệp: - Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được trao đổi ở (4) - (5) giữ độc quyền ngoại thương. Câu 5: Sự phân hóa xã hội và văn hóa nước ta các TK I – VI *Những chuyển biến về xã hội: THỜI VĂN LANG – ÂU THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ LẠC (1) . (2) . Quý tộc Hào Trưởng Địa chủ Việt Hán Nông dân công xã Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc (3) (4) Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp, tầng lớp. *Những chuyển biến về văn hóa: - Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ (5) , đưa Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, luật lệ và (6) . vào nước ta nhằm đồng hóa dân tộc ta. - Nhân dân ta kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói của tổ tiên, phong tục và nếp sống của dân tộc; biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm văn hóa Việt. Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. *Nguyên nhân: - Nhân dân ta không cam chịu (1) . *Diễn biến: - (2) cuộc khởi nghĩa bùng nổ. - Từ Phú Điển (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân, Giao Châu *Kết quả: - Nhà Ngô đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại, (3) trên núi Tùng (Thanh Hóa). *Ý nghĩa: - Khẳng định ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. NỘI DUNG 3: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ, NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) Câu 7. Chính sách đô hộ của nhà Lương. - Nhà Lương chia nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới. - Chỉ tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới (1) - Đặt ra (2) .
- Câu 8: Khởi nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân thành lập. *Nguyên nhân: - Do (1) , Lí Bí từ quan, ngấm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa. *Diễn biến: - (2) ,khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. - Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm (3) Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. - Tháng 4/542 và đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, ta chủ động đánh giặc. *Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí (4) , lập nước riêng. *Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. NƯỚC VẠN XUÂN THÀNH LẬP: - Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là (5) , niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình gồm hai ban văn, võ. Câu 9: Lí Bí chống quân Lương xâm lược. - Tháng 5/545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên (1) theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta. - Lí Nam Đế (2) , sau đó lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch. Thành vỡ, Lí Nam Đế đem quân giữ thành ở Gia Ninh ( Việt Trì- Phú Thọ), rồi rút về hồ Điển Triệt, sau về động Khuất Lão. - Năm 548, (3) Câu 10: Triệu Quang Phục đánh bại quân lương. - Triệu Quang Phục chọn (1) làm căn cứ kháng chiến, tổ chức đánh du kích. - Năm 550, nhà Lương có loạn, (2) , nghĩa quân phản công đánh tan quân xâm lược cuộc kháng chiến kết thúc (3) Câu 11: Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào? - (1) lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền. - (2) , Lí Phật Tử cướp ngôi vua. - Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, (3)