Ôn tập Văn 6 (bổ sung)

docx 2 trang thienle22 4670
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Văn 6 (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_van_6_bo_sung.docx

Nội dung text: Ôn tập Văn 6 (bổ sung)

  1. ÔN TẬP VĂN 6 (BỔ SUNG) Bài tập 1. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối và hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao) Gợi ý: Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ. Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý. Bài tập 2. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau: a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) b) Quê hương là chùm khế ngot Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Đỗ Trung Quân) Gợi ý: Chú ý đến các so sánh a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng b) Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học Bài 3: Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau : A. Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu bấy nhiêu. B. Qua đình nghả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu. Bài 4: So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào ? A, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. B, Cờ như mắt mở thức thâu canh Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh. C, Rắn như thép, vững như đồng
  2. Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp Cao như núi , dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt. D, Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép. Bài tập 5 : Tìm 5 thành ngữ có sử dụng so sánh và đặt câu với chúng. Bài tập 6: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau: Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Bầu trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. Bài tập 7: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài ca dao sau: Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen Bài 8: Đọc đoạn văn sau trong bài “Rừng miền đông” (Chu Lai): “Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều, phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây ” Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng? Nêu cảm nhận của em về chi tiết đó? Bài 9: Trong bài “Mùa thảo quả”, nhà văn Ma Văn Kháng viết: Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Em có nhận xét gì về cảnh rừng thảo quả chín qua cách miêu tả sinh động trên của nhà văn?