Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 25: Ôn tập tổng hợp

doc 2 trang thienle22 5650
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 25: Ôn tập tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_7_tuan_25_on_tap_tong_hop.doc

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 25: Ôn tập tổng hợp

  1. ÔN TẬP TUẦN 25 ÔN TẬP TỔNG HỢP I. PHẦNTRẮC NGHIỆM:Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi bằng cách khoanh tròn “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Ngữ văn 7, tập II ) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt . Câu 2. Tác giả trong đoạn văn trên là ai ? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Đặng Thai Mai D. Hồ Chí Minh Câu 3. Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả C. Tự sự B. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm. Câu 5. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì? A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta. B. Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến. C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân miền Bắc nước ta. D. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Câu 6. Câu văn:“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy ” đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Vị ngữ Câu 7. Câu văn:“Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì? A. Câu đặc biệt. B. Câu chủ động. C. Câu bị động. D. Câu rút gọn. Câu 8. Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Liệt kê. Đọc kỹ đoạn văn rồi khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất: “ Bữa cơm chỉ vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ơ việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ” Câu 9: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Ý nghĩa văn chương C. Sự giàu đẹp của Tiếng việt D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 10: Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Hoài Thanh D. Đặng Thai Mai Câu 11: Đọan văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
  2. A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu12: Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì? A. Sự giản dị của Bác Hồ ở căn nhà B Sự giản dị của Bác Hồ ở lối sống C. Sự giản dị của Bác Hồ ở bữa ăn. D. Sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người. Câu 13 : Văn bản trên được tác giả viết để đọc vào ngày lễ nào ? A. Kỉ niệm 1 năm ngày mất Bác (1970 ) B. Kỉ niệm 80 năm ngày sinh Bác ( 1970 ) C. Kỉ niệm 10 năm ngày mất Bác ( 1979 ) D. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác ( 1990 ) Câu 14 : Nghệ thuật của văn bản là : A. Chứng minh kết hợp với miêu tả. B. Chứng minh kết hợp với biểu cảm. C. Chứng minh kết hợp với giải thích. D. Chứng minh kết hợp với bình luận Câu 15: Câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phuc vu” là thành phần nào trong đọan văn trên? A. Luận điểm B. Luận cứ C. Dẫn chứng D. Bình luận Câu 16: Những chứng cứ ở đoạn văn này có sức thuyết phục vì A. Chứng cứ cụ thể B. Chứng cứ cụ thể, rơ ràng C. Chứng cứ cụ thể, rơ ràng, xác thực D. Không phải a, b, c II.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Tục ngữ là gì ? Nhớ và chép lại 4 câu tục ngữ đã học về thiên nhiên, lao động sản xuất con người và xã hội ? Nêu nội dung cơ bản của mỗi câu. Câu 2: a. Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. b. . Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và liên hệ bản thân em đã học theo tấm gương đạo đức của Bác như thế nào Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (Gạch dưới). Câu 4:Sưu tầm thơ và chép lại một ví dụ nói về tính giản dị của Bác Hồ ? Câu 5 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? b Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? c. Sự xuất hiện của ba cụm từ “ kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn nhằm thể hiện mục đích gì? d. Câu văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” là câu chủ động hay câu bị động? e. Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 6. So sánh 2 câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 7. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.