Ôn tập môn Địa lí 11 - Bài 8, 9
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lí 11 - Bài 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_mon_dia_li_11_bai_8_9.docx
Nội dung text: Ôn tập môn Địa lí 11 - Bài 8, 9
- BÀI 8 LIÊN BANG NGA ( tiếp theo) TIẾT 2 : KINH TẾ .Quá trình phát triển kinh tế: 1.LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô Viết - LB Nga là thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên xô trở thành cường quốc / TG - Đóng góp tỉ trọng lớn cho các ngành kinh tế của Liên Xô ( SP: Gỗ, giấy, xenlulô: 90% ) 2.Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX) - Cuối những năm 80 của thế kỉ XX một số nước cộng hòa thành viên của Liên Xô tách ra thành quốc gia độc lập - Sau khi Liên Xô tan rã (đầu thập niên 90), LB Nga trải qua thời kì khó khăn, biến động: + Tốc độ tăng GDP âm + Sản lượng các ngành kinh tế giảm + Tình hình chính trị, xã hội bất ổn + Đời sống nhân dân khó khăn + Vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm 3.Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc a. Chiến lược kinh tế mới: ( năm 2000) - Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng - Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường - Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á - Nâng cao đời sống nhân dân b. Những thành tựu sau năm 2000 - Sản lượng các ngành kinh tế tăng - Dự trữ ngoại tệ thứ 4 TG (năm 2005) - Giá trị xuất siêu ngày càng tăng - Đời sống nhân dân được cải thiện - Nằm trong nhóm nước có nền CN hàng đầu thế giới (G8)-> vị thế ngày càng nâng cao trên trường QTế II. Các ngành kinh tế: 1.Công nghiệp: - Là ngành xương sống của nền kinh tế. - Cơ cấu đa dạng bao gồm các ngành CN truyền thống và các ngành CN hiện đại a CN truyền thống: - CN dầu khí: ngành mũi nhọn( sản lượng T1 TG), - CN năng lượng, chế tạo máy , luyện kim, , b.CN hiện đại: - Điện tử- tin học - CN hàng không - CN vũ trụ, nguyên tử (cường quốc) - CN quốc phòng ( thế mạnh ) 2. Nông nghiệp: - Phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi - Quỹ đất NN lớn (200 triệu ha) - Sản lượng LT 78,2 triệu tấn, XK 10 triệu tấn (2005)
- - Sản lượng cây CN, rau, cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt cá đều tăng 3.Dịch vụ: - GTVT với đủ loại hình: đường sắt, xe điện ngầm, đường hàng không - Kinh tế đối ngoại:khá quan trọng + kim ngạch ngoại thương tăng liên tục -> là nước xuất siêu - 2 TT dịch vụ lớn nhấtMat-xco-va, Xanh Pê-tec-bua III. Một số vùng kinh tế quan trọng 1. Vùng Trung ương - Là vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất - TT nhiều ngành CN 2. Vùng Ttâm đất đen: - NN phát triển ( có đất đen màu mỡ) - CN PT: những ngành phục vụ NN 3. Vùng U – ran: - CN( khai thác và chế biến: KL. Dầu khí, gỗ ) - NN: hạn chế 4. Vùng Viễn Đông: - CN khai thác KS, gỗ, đánh bắt - chế biến hải sản - Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á- TBD IV. Quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới - Là quan hệ truyền thống được 2 nước đặc biệt quan tâm. - Bình đẳng, mang lại lợi ích cho cả 2 bên - Hợp tác nhiều mặt, toàn diện: Kinh tế, chính trị, văn hoá, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong Liên Xô vào cuối thập niên 80 của TK XX a. dầu mỏ, khí thiên nhiên. b. điện. c. lương thực. d. gỗ, giấy, xenlulô. 2. Ý nào không đúng với LB Nga sau khi Liên Xô tan rã (cuối năm 1991 trở đi) a. tốc độ tăng GDP âm. b. sản lượng các ngành kinh tế giảm. c. tình hình chính trị, xã hội ổn định. d. đời sống nhân dân khó khăn. 3. Ngành xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga là a. công nghiệp. b. nông nghiệp. c. dịch vụ. d. khai thác dầu khí. 4. Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng của Liên bang Nga là a. năng lượng, chế tạo máy. b. Điện tử- tin học. c. CN hàng không. d. CN vũ trụ, nguyên tử. 5. Năm 2006, Liên bang Nga đứng đầu TG về sản lượng a. khai thác vàng và kim cương. b. khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên. c. điện, thép, than. d. ô tô, điện tử, viễn thông. 6.Dự trữ ngoại tệ của LB Nga đứng thứ a. 3 TG. b. 4 TG. c. 5 TG. d. 6 TG. 7. Sản lượng lương thực của LB Nga vào năm 2005: a.58,1 triệu tấn. b. 68,2 triệu tấn c. 78,2 triệu tấn. d. 80,1 triệu tấn.
- 8. Hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng để phát triển vùng Xibia giàu có là a. đường sắt xuyên Xibia và đường sắt BAM ( Baican- Amua) b. đường ô tô, xe điện ngầm. c. đường thủy nội đia. d. đường hàng không. 9. Đặc điểm ngoại thương của LB Nga là a. tổng kim ngạch thương mại giảm, là nước nhập siêu b. tổng kim ngạch thương mại tăng, là nước nhập siêu c. tổng kim ngạch thương mại tăng, là nước xuất siêu d. tổng kim ngạch thương mại giảm, là nước xuất siêu 10. Thủ đô Mát-xcơ-va nằm ở vùng kinh tế a. Trung ương b. Trung tâm đất đen c. U-ran d. Viễn Đông BÀI 8 LIÊN BANG NGA ( TT) TIẾT 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI GDP VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 1.Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LBNga - Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của Nga qua các năm - Nhận xét: + Từ năm 1990 – 2004 ? + Từ 1990 – 2000 GDP ? + Từ 2000 – 2004 GDP ? 2. Tìm hiểu sự phân bố sản xuất nông nghiệp của LB Nga Ngành Phân bố Nguyên nhân Trồng trọt - Lúa mì - Củ cải đường Chăn nuôi - Lợn - Bò - Cừu - Thú có lông quí BÀI 9 NHẬT BẢN Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: + Là quần đảo hình cánh cung nằm ở Đông Á. + Gồm 4 đảo lớn: Hôc cai đô, Hôn su, Xi cô cư, Kiu xiu và hàng nghìn đảo nhỏ rải rác ở Đông Bắc Châu Á.-> dễ giao lưu với các nước trên TG - Địa hình: chủ yếu là núi TB và núi thấp, ít đồng bằng, đồng bằng nhỏ ven biển (đáng kể chỉ có đồng bằng Can tô ở Hôn su)-> Đất nông nghiệp hạn chế
- - Sông ngòi: ngắn dốc, trữ lượng thuỷ điện khá lớn - Khí hậu: gió mùa, Ôn đới (phía Bắc); Cận nhiệt đới (phía Nam) -> lượng mưa lớn thuận lợi phát triển NN, trồng rừng - Biển: có các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau tạo nên có nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá - Khoáng sản: nghèo, ngoài than, đồng ra các khoáng sản khác không đáng kể -> Thiếu nguyên vật liệu -Thiên nhiên khắc nghiệt: bão, sóng thần, động đất, núi lửa. II. Điều kiện dân cư: - Dân số: 127,3 triệungười ( 2013) – thứ 10 TG - Gia tăng tự nhiên: -0,2 % - Tỉ lệ người già trong dân số cao: > 28 % => Gây khó khăn về nhân lực trong phát triển kinh tế và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội - Phần lớn dân cư TT ở các TP ven biển - Người lao động cần cù, kỉ luật lao động cao, trình độ dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế III.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Giai đoạn 1950- 1973: - Sau chiến tranh thế giới 2 nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng, đến năm 1952 kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh - 1955- 1973 phát triển với tốc độ cao do - Nguyên nhân: + Chú trọng đầu tư hiện đại hoá CN, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới +Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn + Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công 2. Giai đoạn 1973 – về sau - Những năm 1973-1974 và 1979-1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống do khủng hoảng dầu mỏ - Những năm1986-1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế TB đạt: 5,3% do điều chỉnh chiến lược phát triển - Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại - Hiện nay Nhật Bản là nước đứng thứ ba thế giới về: Kinh tế, tài chính CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đảo có diện tích lớn nhất của NB là A. Xi-cô-cư B. Kiu-xiu C. Hô-cai- đô D. Hôn-xu 2. Địa hình chủ yếu của NB là A. đồi núi B. đồng bằng C. Cao nguyên D. đồng bằng và cao nguyên 3. Thiên tai thường xuyên xảy ra ở NB là A. động đất. B. núi lửa. C. bão. D. hạn hán. 4. Nhật có ngư trường lớn với nhiều loài cá là do A có vùng biển rộng lớn B.trong vùng biển ôn đới nên sinh vật phát triển.
- C. các đảo là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật. D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. 5. Đặc điểm khí hậu ở phía bắc NB là A. ôn đới hải dương B. ôn đới gió mùa C. cận nhiệt đới gió mùa D. nhiệt đới gió mùa 6. Loại khoáng sản đáng kể nhất ở NB là A. dầu mỏ, chì. B. than đá, đồng. C. sắt, dầu mỏ. D. than đá, dầu mỏ. 7. Sông ngòi ở NB có giá trị lớn về A. giao thông B. nuôi trồng thủy sản C. thủy điện D. nông nghiệp 8. Tỉ suất gia tăng tự nhiên của NB năm 2013 là A. 0,1% B. - 0,2% C. 0,3% D. 0,4% 9. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của NB? A. Nước đông dân. B. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên thấp. C. Tuổi thọ TB cao nhất TG. D. Tỉ lệ người già trên 60 tuổi ngày càng giảm. 10. Đặc tính nổi bật của dân cư NB là A. tập trung nhiều vào các đô thị. B. tuổi thọ TB cao. C. người già ngày càng giảm. D có tinh thần trách nhiệm cao.