Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 18

doc 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 2310
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_tu_hoc_mon_dia_li_khoi_12_bai_18.doc

Nội dung text: Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 18

  1. NỘI DUNG TỰ HỌC CỦA KHỐI 12 TỪ NGÀY 17 ĐẾN NGÀY 22/2/2020 I. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH - sau khi học bài 18, cần phải thực hiện: + VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA BÀI 18 TRONG 1 TIẾT + SAU ĐÓ LÀM BÀI TẬP - Thời gian thực hiện trong tiết 1, 2 của sáng thứ 4 ngày 19/2/2020. Học sinh phải nộp bài lúc 9h cùng ngày ( học lớp nào thì gửi bài cho GVBM lịch sử lớp đó) II. BÀI TẬP 1. Thành phố nào kìm được chân địch lâu nhất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). A. Huế . B. Hà Nội. C. Nam Định . D. Đà Nẵng. 2. Trận phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4 để cản bước tiến của quân Pháp diễn ra tại A. đèo Bông Lau. B. Chợ Mới, Chợ Đồn. C. Đoan Hùng, Khe Lau. D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang. 3. Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, quân dân ta đã phá sản âm mưu gì của thực dân Pháp? A. Đánh úp. B. Đánh nhanh, thắng nhanh. C. Dùng người Việt trị người Việt. D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. 4. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích trong văn bản nào? A. Hịch Việt Minh. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Tuyên ngôn độc lập. D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. 5. “Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt – Bắc” là mục tiêu của chiến dịch nào? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. B. Việt Bắc thu - đông 1947. C. Biên giới thu – đông 1950. D. Điện Biên Phủ - đông 1954. 6. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp (1946-1947) A. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. B. Giam chân địch ở các đô thị, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. D. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn. 7. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, ở Việt Nam thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách nào? A. “Phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ”. B. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước. C. “Tập trung quân Âu – Phi mở rộng tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”. D. “ Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. 8. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? A. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. B. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. C. Con đường liên lạc của ta với các nước xã chủ nghĩa được khai thông. D. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. 9. Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954) được Đảng Cộng Sản Đông Dương xác địch là gì? A. Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện và kháng chiến trường kì. B. Kháng chiến toàn diện và liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia. C. Toàn dân kháng chiến, dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
  2. D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. 10. Khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (10-1947), thực dân Pháp không đề ra mục đích nào? A. Phá hoại hậu phương kháng chiến, chặn đường tiếp tế của ta. B.Giành thắng lợi quấn sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh. C. Phá vỡ thế chủ động của ta, thành lập chính phủ bù nhìn thân Pháp. D. Phá hoại căn cứ địa kháng chiến, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. 11. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946) bùng nổ do nguyên nhân trực tiếp nào? A. Quân ta khiêu khích Pháp. B. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. C. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. D. Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp. 12. Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946) A. Công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy. B. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động. C. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa Gia Lâm. D. Thực dân Pháp tấn công phố Hàng Bún – Hà Nội. 13. Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào? A. Cho quân từ Cao Bằng đánh xuống Bắc Kạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên. B. Cho quân dù tấn công Bắc Kạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang. C. Cho quân từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá, từ Thất Khê đón quân từ Cao Bằng rút. D. Cho quân đánh lên Thái Nguyên, từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng về. 14. Từ năm 1948, thực dân Pháp thiết lập “hành lang Đông – Tây” nối liền 4 tỉnh nào? A. Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La. B. Hoà Bình – Sơn La – Hà Nội – Hải Phòng. C. Lạng Sơn – Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình. D. Hoà Bình – Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. 15. “Quyết định cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng nào? A. Vệ quốc dân. B. Đội cứu quốc dân. C. Trung đoàn Thủ đô. D. Việt Nam Giải phóng quân. 16. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thiện chí gì? A. Chúng ta thà hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập dân tộc. B. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. C. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước. D. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta chiến đấu không khoan nhượng. 17. Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ (6-3) và Tạm ước (14-9) năm 1946, thái độ của thực dân Pháp là A. Thi hành nghiêm chỉnh những điều đã kí. B. Chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định. C. Chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước. D. Bội ước, đẩy mạnh các hành động xâm lược nước ta. 18. Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5-1949) nhằm mục đích gì? A. Thiết lập các xử Thái, Nùng tự trị. B. Thu hút lực lượng chủ lực của ta để tiêu diệt.
  3. C. Khẳng định ưu thế sức mạnh quân sự của Pháp. D. “Khoá cửa Biên giới Việt – Trung” và “Cô lập căn cứ địa Việt Bắc”. 19. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 giành thắng lợi có ý nghĩa to lớn nào? A. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 địch . B. Bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. C. Giải phóng toàn bộ khu vực biên giới Việt Trung. D. Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Băc Bộ. 20. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 đến đầu năm 1947? A. Vệ quốc quân. B. Cứu quốc quân . C. Trung đoàn thủ đô. D. Việt Nam giải phóng quân. 21. Trong tối hậu thư gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (18-12-1946), thực dân Pháp đã đưa ra đề nghị gì? A. Giải tán các cơ quan, công sở của Chính phủ ta. B. Giải tán các đảng phái đang hoạt động tại Hà Nội. C. Quân Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính của ta. D. Quân Pháp được làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Hà Nội. 22. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? A. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. C. Quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. Khai thông liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa. 23. Ngày 28-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp nhằm A. thay chân thực dân Pháp độc chiếm Đông Dương. B. từng bước dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. C. chính thức can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. D. từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương. 24. Tháng 6-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà quyết định ? A. Mở chiến dịch Biên giới. B. Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. C. Đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. D. Thành Lập Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới. 25. Mục tiêu nào không được Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt ra khi quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950? A. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. C. Nhanh chóng giành thế chủ động về chiến lược trên chiến trường. D. Mở rộng, củng cố căn cứ Việt Bắc đưa cuộc kháng chiến phát triển. 26. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946) có nội dung chủ yếu là gì? A. Kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp. B. Kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. C. Biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm của trung đoàn thủ đô. D. Khái quát những nội dung cơ bản về đường lối kháng chiến chống Pháp. 27. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bùng nổ vào đêm 19-12-1946? A. Nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp. B. Thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các Hiệp ước được kí kết.
  4. C. Được quân Anh giúp sức, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Nam Bộ. D. Được sự thoả thuận cả Trung Hoa Dân quốc, quân Pháp được ra miền Bắc. 28. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19-12-1946) đã quyết định vấn đề quan trọng nào? A. Kí hiệp định Sơ bộ với Pháp tại Hà Nội. B. Kí hiệp định Phôngtennơblô với Pháp tại Pari. C. Ủng hộ dân nhân miền Nam tiếp tục cuộc Kháng chiến chống Pháp. D. Phát động toàn quốc kháng chiến, đề ra đường lối kháng chiến chống Pháp. 29. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu – đông 1947, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị nào? A. Phải “Đánh nhanh thắng nhanh”. B. Phải “Phòng ngự trước, tiến công sau”. C. Phải “Thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới”. D. Phải “Phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp”. 30. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu – đông 1947 nhằm mục đích gì? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước. C. Buộc ta phải đàm phán với những điều khoản có lợi cho chúng. D. Khoá chặt Biên giới Việt – Trung, chặn sự liên lạc của ta với thế giới. 31. Quyết định Toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua sau sự kiện nào? A. Hội nghi Phôngtennơblô thất bại. B. Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. C. Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung Bộ. D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền soát Hà Nội. 32. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng quân đội chính quy của ta. B. Cuộc tiến công lớn đầu tiên của quân ta đã nhanh chóng giành thắng lợi. C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. D. Buộc Pháp phải chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 33. Sau khi phát động Toàn quốc kháng chiến (12-1946), Đảng và Chính phủ Việt Nam đã A. Tiến hành chiến tranh tổng lực đánh Pháp. B. Tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. C. Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. D. Thực hiện phòng ngự đợi thời cơ phản công Pháp. 34. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định chọn Đông Khê để mở màn chiến dịch Biên giới 1950 vì lí do gì? A. Đông Khê là vị trí quan trọng đối với Pháp. B. Quân pháp không có sự đề phòng ở Đông Khê. C. Đông Khê là nơi tậptrung quân đông nhất của Pháp. D. Muốn cắt đứt hệ thống phòng thủ của Pháp trên Đường số 4. 35. Ngày 14-1-1950, sự kiện nào đã diễn ra với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà? A. Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. B. Đảng, Chính phủ quyết định thành lập bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. D. Nước Cộng hoà Nhân Dân công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. 36. Kế hoạch Rơve (1949) bị phá sản sau sự kiện nào? A. Mĩ công nhận sự tồn tại của Chính phủ Bảo Đại.
  5. B. Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp. C. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. D. Liên Xô và Trung Quốc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. 37. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được tính từ sự kiện nào? A.Thắng lợi của chiến dịch Việt Băc thu – đông năm 1947. B. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1950. C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. D. Thắng lợi của các cuộc tiến công chiến lược trong Đông – Xuân 1953-1954. 38. Quân ta đã giành được thế chủ động trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) từ sau sự kiện nào? A. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. C. Thắng lợi của cuộc chiến đầu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. D. Thắng lợi của các cuộc tiến công chiến lược trong Đông – Xuân 1953-1954. 39. Tháng 6/1950, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông nhắm mục tiêu A. đánh tan cuộc tấn công mùa đông của quân Pháp ở Việt Bắc. B. tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp ở Việt bắc, khai thông biên giới Việt – Trung. C. phá tan âm mưu bao vây Việt Bắc của thực dân Pháp, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi lên. D. bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc, mở rộng con đường liên lạc với Trung Quốc. 40. Kết quả quan trọng nhất của quân dân ta sau khi Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là A. đã tiêu diệt nhiều sinh lực quân Pháp. B. khai thông được biên giời Việt – Trung có chiều dài 750 km. C. nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III và liên khu IV. D. giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.