Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ 9/3 đến hết 15/3)

docx 6 trang thienle22 5060
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ 9/3 đến hết 15/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_8_tu_93_den_het_153.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 8 ( từ 9/3 đến hết 15/3)

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 ( Tuần nghỉ thứ 6 nghỉ chống nCoV( từ 9/3 đến hết 15/3) Phần I: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ . Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr. 17 Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó. Câu 2. Trong khoảng thời gian xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê nhà? Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ các chi tiết đó? Câu 3. Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn” trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được gì về nỗi nhớ quê của tác giả? Câu thơ cuối đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới câu ca dao nào cũng thể hiện nỗi nhớ quê hương như vậy? Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Đoạn văn sử dụng câu bị động và tình thái từ (gạch chân và chú thích). Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp nêu cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong bài thơ Quê hương. Đoạn thơ sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân và chú thích). Câu 6. Qua bài thơ Quê hương và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giây) về ý nghĩa của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người. Phần II: Cho câu thơ: Khi con tu hú gọi bây (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr.19) Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ? Câu 2. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Câu 3. Tại sao tác giả lại mở đầu bài thơ bằng âm thanh của tiếng chim tu hú? Câu 4. Trong đoạn thơ trên, khung cảnh mùa hè được gợi tả bằng những dấu hiệu nào? Qua đó, em cảm nhận gì về bức tranh ngày hè. Câu 5. Cho câu văn sau: Sáu câu thơ mở đầu tác phẩm đã mở ra trước mắt người đọc cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy nhựa sống. Coi câu trên là câu mở đoạn cho một đoạn văn theo phương thức Tổng hợp - Phân tích – Tổng hợp, hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và trợ từ(gạch chân và chú thích). Hết Chúc các con mạnh khỏe, học tốt!
  2. NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 ( Tuần nghỉ thứ 5 nghỉ chống nCoV( từ 2/3 đến hết 8/3) Phần I: Cho câu thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa, (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr.37) Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nếu xuất xứ của tác phẩm đó. Câu 2. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh tác phẩm. Câu 3. Sự thật nào được nói tới trong câu thơ trên? Chữ “vô” (không) lặp lại trong câu thơ có ý nghĩa gì? Và nếu muốn thực hiện được cuộc ngắm trăng trong tù thì con người cần phải tự có thêm điều gì? Câu 4. Cuộc ngắm trăng diễn ra trong điều kiện không bình thường nhưng đó lại là một nhu cầu rất bình thường của cuộc đời Bác. Theo em, đó là nhu cầu nào? Nhu cầu ấy phản ánh vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác? Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản trong tác phẩm (được xác định ở câu 1). Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và câu ghép (gạch chân và chú thích). Câu 6. Qua tác phẩm, em thấy cách ngắm trăng của Bác và của người xưa có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác? Câu 7. Qua tác phẩm và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về ý kiến: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã. Phần II: Câu 1. Chép chính xác phiên âm và dịch thơ tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh. Nếu xuất xứ của tác phẩm đó. Câu 2. Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó được Bác sử dụng nhiều lần trong bài thơ (cả phiên âm và dịch thơ). Câu 3. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn ngụ ý điều gì? Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch làm rõ bức chân dung tinh thần con người – chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong bài thơ. Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và câu ghép (gạch chân và chú thích). Câu 5.Qua bài thơ và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về ý kiến: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học). Câu 6. Ý nghĩa tư tưởng của bài Đi đường gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8? So sánh sự giống nhau ở hai bài thơ đó. Câu 7. Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh không? Vì sao?
  3. NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 ( Tuần nghỉ thứ 3 nghỉ chống nCoV) Phần I: Cho câu thơ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr.28) Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó. Câu 2. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh bài thơ. Câu 3. Tác phẩm (được xác định ở câu 1) được viết theo thể loại gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại đó. Câu 4. Em hiểu từ “sang” trong tác phẩm vừa chép như thế nào? Vì sao tác giả lại cảm thấy cuộc sống ở Pác Bó “thật là sang”? Câu 5. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong tác phẩm. Đoạn văn sử dụng câu cảm thán và câu bị động (gạch chân và chú thích). Câu 6. Các bậc thi nhân xưa cũng thường ngợi ca thú lâm tuyền. Tuy vậy, thú lâm huyền của Bác vẫn có nét khác biệt với các thi nhân xưa. Hãy chỉ ra điểm khác biệt đó. Câu 7. Qua bài thơ và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về tinh thần lạc quan của con người khi đối diện với khó khăn, thử thách. Phần II: Cho câu văn: Tác phẩm là bài văn tức tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê nói chung và phong thái ung dung của Bác Hồ nói riêng ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Câu 1. Hãy chép lại câu văn trên sau khi sửa hết lỗi. Câu 2. Lời nhận xét trên gợi cho em nghĩ đến tác phẩm chữ Hán nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của tác phẩm đó. Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu thơ thứ hai trong phần phiên âm thuộc kiểu câu nào và dùng để làm gì? Qua đó, em hiểu gì về tâm trạng của người tù trước cảnh đen ngoài trời? Câu 4. Hai câu thơ cuối tác phẩm có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức diễn dịch làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong
  4. việc làm nên “cuộc vượt ngục về tinh thần” bằng thơ của Bác. Đoan văn sử dụng câu ghép và tình thái từ (gạch chân và chú thích). NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 ( Tuần nghỉ thứ nhất) I.Ôn 1. Học thuộc lòng các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường 2. Nắm chắc nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm thơ trên. 3. Nắm chắc nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của từng bài. 4. Các kiểu câu phân theo mục đích nói: Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng mỗi kiểu câu. II. Luyện tập 1.Bằng đoạn văn tổng – phân – hợp ( khoảng 10 câu ), hãy trình bày cảm nhận về hiểu quả của một vài biện pháp tu từ tiêu biểu trong đoạn thơ sau. Đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? 2. Cho đoạn thơ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (“Quê hương” – Tế Hanh) . a.Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: b. Viết đoạn văn cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy: 3. Cho đoạn thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (“Quê hương” – Tế Hanh) a. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: - b. Viết đoạn văn cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy: 4.Cho đoạn thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (“Quê hương” – Tế Hanh)
  5. a. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: b. Viết đoạn văn cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy: NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 ( Tuần nghỉ thứ hai) I.Ôn 1.Học thuộc lòng các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường 2. Nắm chắc nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm thơ trên. 3. Nắm chắc nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của từng bài. 4. Các kiểu câu phân theo mục đích nói: Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng mỗi kiểu câu. II. Luyện tập 1.Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu ý nghĩa hình ảnh tiếng chim tu hú trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, bắt đầu bằng từ “Khi” và một câu cảm thán. 2. Phân tích tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong 4 câu cuối bài thơ “ Khi con tu hú” bằng một đoạn văn Tổng phân hợp có độ dài 8- 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu ghép, gạch chân chỉ rõ. 3.Cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. 4.Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, theo cách viết tổng- phân- hợp, có sử dụng ít nhất một câu cảm thán ( gạch chân câu cảm thán ). 5. Cho 2 câu thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Ngắm trăng. Hồ Chí Minh) ? Về mặt kết cấu, 2 câu thơ trên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó. ? Sưu tầm một số câu thơ viết về trăng của Bác Hồ trong “ Nhật kí trong tù”