Nội dung học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Tuần 2 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Tuần 2 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_hoc_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_tuan_2_truong.docx
Nội dung text: Nội dung học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Tuần 2 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
- TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN GDCD LỚP 12 TUẦN 2 (từ 17/2 đến 22/2) 1/ HỌC SINH TỰ ÔN LẠI KIẾN THỨC BÀI 6 2/ LÀM BÀI TẬP SAU ĐÂY: Câu 1: H và T cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ trên đường. Công an xã biết chuyện bắt giam T và H. Trường hợp này, công an xã đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 2: Anh D phát hiện bị mất điện thoại đắt tiền, nghĩ rằng thanh niên đứng sau trộm, anh đã bắt người đó về nhà để tra hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. Câu 3: Khi bị bất cứ ai bắt giam giữ mà em không vi phạm pháp luật, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm theo yêu cầu của họ và chờ người thân tới giúp đỡ. B. Yêu cầu họ cho xem lệnh bắt giữ người, báo cho người thân biết để can thiệp. C. Nhanh chóng tìm cách chạy trốn và báo cho người thân biết. D. Tìm cách chống lại họ để tự bảo vệ bản thân. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong trường hợp bắt giữ người nào đó đang A. phạm tội quả tang. B. cướp giật tài sản. C. khống chế con tin. D. truy lùng tội phạm. Câu 5. Biết anh A chồng mình đang bị anh K cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt kiểm lâm vì tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến anh K đánh đập chồng, chị P xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau khi đi công tác về. Ông Q hạt kiểm hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh K, anh M và anh A . B. Anh K, anh M và ông Q. C. Anh K và anh M. D. Anh M và ông Q. Câu 6. Bà K thấy gia đình thường xuyên xảy ra nhiều chuyện rủi ro nên tìm đến ông H xem quẻ. Ông H phán T cháu nội bà là nguyên nhân, muốn hóa giải phải để T đi một thời gian. Bà K thuê anh P và L bắt giữ cháu T tại ngôi nhà hoang, T bỏ trốn và gặt chị N giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bà K, ông H và anh L. B. Ông H, anh P và anh L. C. Bà K, anh P và anh L. D. Nhân thân và tài sản. Câu 7. Nghi ngờ chồng ngoại tình với cô thư ký M, chị H thuê K chặn đường bắt chị M nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can dừng
- lại và đưa ra bằng chứng minh bạch về sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chi H và K . C. Chị H và chồng B. Chị M , H và K. D. K, Chị H và chồng Câu 8. Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh T, anh S và anh K. B. Anh C, anh T và anh S. C. Anh T và anh S. D. Anh S và anh C. Câu 9. Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc, anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Anh T, anh G và anh N. B. Anh T và anh G. C. Anh G và anh N. D. Anh T, anh G, anh N và anh M. Câu 10. H và M đã từng yêu và có nhiều kỷ niệm trong suốt quảng thời gian học đại học. Nhưng vì nhiều lí do nên H và M chia tay .Sau một thời gian M đã lập gia đình với X. H buồn chán và đã lao vào ma túy, khi hết tiền H đã lấy hình ảnh mà cả hai đã tình cảm trong quá khứ nhằm đe dọa, tống tiền M và nếu cô không cung cấp đủ tiền thì H sẽ tung tin lên Facebook. Sợ chồng biết chuyện M đã nhiều lần cấp tiền và yêu cầu H xóa hình ảnh cũ nhưng H không thực hiện. Do sức ép vì tiền nợ (vì những lần H tống tiền) và sợ chồng biết nên M đã rối loạn tinh thần và bị điên. Vậy H vi phạm quyền nào sau đây? A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng. C. quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự. D. quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 11. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chồng chị N tức giận đến đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gảy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. B. Vợ chồng chị N và chị D. C. Vợ chồng chị V và chị D. D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D. Câu 12. Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, K và H hẹn nhau sau giờ tan học để nói chuyện. Sau đó, hai bên xảy ra cự cải. Bị K buông lời xúc phạm nên H đã đánh gảy tay K. Hành vi của H đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân. A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Bất khả xâm phạm về tính mạng. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 13. Anh Q tâm sự với em gái mình là H về việc anh nghi ngờ P vợ mình có qan hệ tình cảm với người khác. Lập tức chị H tìm cách mắng nhiếc chị P trước mặt các đồng nghiệp. Xấu hổ, chị P bỏ về nhà mẹ ruột là bà k. Thấy con gái bị oan ức, bà K dẫn con gái quay trở lại nhà anh Q và lăng mạ con rể. Vì quá thương con nên bà S là mẹ anh Q đã đuổi bà K ra khỏi nhà. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm? A. Bà K, S và anh Q. B. Anh Q, chị P và chị H. B. Chị H và bà K. D. Chị H, P, bà K và S. Câu 14. Chị M ép cháu P con gái riêng của chồng đang học lớp 8 nghỉ học đi làm. Khi anh N chồng chị phản đối, chị M đã lớn tiếng xúc phạm N vì cho rằng anh là đồ vô dụng, khiến cháu P
- buồn bã bỏ nhà đi. Bức xúc anh N dùng gậy đánh chị M gãy chân. Hay tin, ông Q là bố của chị M tìm đến nhà thống gia chửi bới con rể thì bị bà X mẹ anh N đuổi về nên hai bên xảy ra xô xát. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. A. Anh N, chị M. Ông Q. B. Chị M và ông Q. C. Bà X, ông Q và cháu P. D. Cháu P, anh N, chị M và ông Q. Câu 15. Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp làng để mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để em mình được thả, anh E là em trai của anh B đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi lại toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến bia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. A. Anh P, anh T và anh B. B. Anh T và anh P. C. Anh T và anh E. D. Anh T, anh B và anh E. Câu 16. Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết, ông B đã kể lại sự việc với anh D con rể mình. Bức xúc anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con trai anh A. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con tới điều trị tại bệnh viện. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Anh A, chị Q và anh D. B. Anh A, chị Q, ông B, Anh D. C. Anh A và anh D. D. Anh A và chị Q. Câu 17: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, là thể hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền đảm bảo an toàn về tính mạng. D. Quyền đảm bảo an toàn về sức khỏe. Câu 18: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và xã hội A. tôn trọng. B. bảo vệ. C. tôn tạo. D. bảo mật. Câu 19: Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi A. cần bắt người đang bị truy nã. B. cần bắt người vi phạm kỷ luật. C. nghi ngờ người đó phạm tội. D. nghi ngờ người đó không trung thực. Câu 20: Trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỡ ở thì việc khám xét chỗ ở của một người cũng phải được tiến hành A. theo ý muốn của người khám. B. theo quy định của pháp luật. C. theo yêu cầu của người bị khám. D. theo ý kiến của người chứng kiến. Câu 21: Pháp luật quy định việc cá nhân, tổ chức tự tiện khám chỗ ở của người khác là hành vi A. vi phạm pháp luật. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm chính sách. D. vi phạm văn hóa. Câu 22: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây? A. Cần bắt người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. B. Cần tìm hàng trao đổi, buôn bán. C. Cần tìm người bị tình nghi. D. Cần bắt người đang có ý định phạm tội. Câu 23: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhà đi vắng. B. Công an vào khám nhà khi có lệnh của Tòa án. C. Chủ nhà phá khóa phòng trọ vào chữa cháy. D. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. Câu 24:Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải A. tôn trọng danh dự của người khác. B. tôn trọng chỗ ở của người khác. C. tôn trọng bí mật của người khác. D. tôn trọng nhân phẩm của người khác. Câu 25: Việc tự tiện bóc mở thư của người khác là xâm phạm đến quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do dân chủ. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
- D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 26: Tìm phát biểu đúng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Bất cứ ai cũng có thể bóc mở, thu giữ và tiêu hủy thư, điện tín của người khác. B. Trường hợp nào vi phạm thì ai cũng được bóc mở, thu giữ và tiêu hủy thư, điện tín. C. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư mới được bóc, giữ và tiêu hủy thư, điện tín. D. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ và tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Câu 27: Việc kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân được thực hiện trong trường hợp A. pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. pháp luật cho phép và giấy ủy quyền của lực lượng quân đội. C. có nghi ngờ dấu vết của tội phạm và giấy ủy quyền của lực lượng quân đội. D. có liên quan đến nhiều người và giấy ủy quyền của tào án. Câu 28: Khi được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thì mỗi cá nhân sẽ có A. một đời sống vật chất đầy đủ và thoải mái. B. một đời sống tinh thần thoải mái C. một cuộc sống xa hoa. D. một cuộc sống bí mật. Câu 29: Những người làm nhiệm vụ chuyển thư tín, điện tín phải đảm bảo điều gì? A. Phải chuyển đến tay người nhận, không giao nhầm, không để mất. B. Phải lưu giữ cẩn thận, giao cho bạn bè, không thu tiền phí. C. Đảm bảo không thất lạc, nếu thấy nghi ngờ có thể mở ra xem. D. Đảm bảo an toàn khi giao, nếu không gặp chủ nhân thì để đại trước cửa nhà. Câu 30: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp có quy định và phải có quyết định của A. thủ trưởng cơ quan. B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. cơ quan công an xã, phường. D. cơ quan quân đội. Câu 31: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín ? A. Tin nhắn điện thoại. B. Email. C. Điện báo, fax. D. Sổ tay ghi chép. Câu 32: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Nhờ người khác viết thư hộ. B. Cho bạn bè đọc tin nhắn người khác gửi cho mình. C. Đọc trộm tin nhắn của người khác. D. Cung cấp cho người khác số điện thoại của người thân. Câu 33: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Công khai lên mạng xã hội những quan điểm sai lệch. B. Công khai vu khống, loan tin xấu cho mọi người biết về một người. C. Viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày nguyện vọng của mình. D. Viết thư gửi cho tòa án để trình bày một sự việc liên quan đến mâu thuẫn tình bạn. Câu 34: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của phápluật B. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn. C. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến. D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn. Câu 35: Ý kiến nào sau đây là sai về quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Công dân được trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, nơi cư trú trong cuộc họp. B. Công dân được viết bài, gửi đăng báo để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái sai, cái xấu trong xã hội. C. Công dân được tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì mà mình muốn.
- D. Công dân được đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các buổi tiếp xúc với cử tri ở cơ sở. Câu 36: Quyền tự do ngôn luận là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia vào hoạt động của Nhà nước và xã hội một cách A. chủ động và tích cực. B. nhanh chóng và chính xác. C. có hiệu quả. D. chủ động. Câu 37: Trong một cuộc họp dân phố, ông D cán bộ dân phố vì ghen tức ông C, nên khi ông C định phát biểu những quan điểm, chính kiến của mình thì bị ông D ngăn cản. Trong trường hợp này ông D đã vi phạm A. Quyền tự do cơ bản B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do dân chủ D. Quyền được nói trước công chúng. Câu 38: Địa phương X tổ chức trưng cầu dân ý về việc làm đường bê – tông liên xã. Trong trường hợp này chính quyền địa đương đã phát huy quyền tự do cơ bản nào của công dân? A. Quyền tự do ngôn luân. B. Quyền tự do dân chủ. C. Quyền được nói trước công chúng. D. Quyền tự do cá nhân. Câu 39: Là học sinh phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào? A. Tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt tập thể. B. Em chỉ viết thư bỏ vào thùng thư góp ý của trường. C. Em chỉ quan tâm đến việc học của mình. D. Nhờ cha mẹ đóng góp ý kiến trong các buổi Đại hội Cha mẹ học sinh. Câu 40: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Chỉ có người lớn, có chức vụ mới được tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm. B. Bất kỳ công dân nào cũng đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm. C. Mọi công dân đều có quyền gửi bài đăng báo. D. Mọi công dân đều có quyền gửi gắm tâm tư, nguyện vọng cho đại biểu Quốc hội.