Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 12 (luyện thi THPT)

doc 6 trang thienle22 3330
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 12 (luyện thi THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_luyen_thi_thpt.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 12 (luyện thi THPT)

  1. Câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 12(luyện thi THPT) Câu 1. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào là A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động. C. hệ thống bình chứa. D. kết cấu hạ tầng. Câu 2. Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề A. phát triển văn hóa, giáo dục. B. đảm bảo ổn định về kinh tế, xã hội. C. thực hiện tốt chức năng kinh tế. D. giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Câu 3. Yếu tố nào dưới đây làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trên thị trường? A. Quan hệ cung- cầu. B. Giá trị trao đổi của hàng hóa. C. Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Tổng số lượng tiền đưa vào lưu thông. Câu 4. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua A. giá trị của hàng hóa. B. giá cả trên thị trường C. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa. D.quan hệ cung - cầu. Câu 5. Cạnh tranh xuất hiện trong nền kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tự nhiên. B. Kinh tế tự cung, tự cấp. C. Kinh tế hàng hóa. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 6. Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là. A. đảm bảo công bằng xã hội. B. tạo tiền đề phát triển kinh tế. C. tạo cơ sở xây dựng nhà nước. D. xóa bỏ phân hóa giàu- nghèo. Câu 7. Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 8. Đảng và nhân dân ta lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua A. chế độ phong kiến. B. chế độ tư bản chủ nghĩa. C. chế độ công sản nguyên thủy. D. chế độ chiếm hữu nô lệ. Câu 9. Cá nhân ,tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 10.Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ A. tài sản. B. công vụ. C. kỉ luật D.quản lí. Câu 11. Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Bắt đối tượng bị truy nã. B. Trấn áp bằng bạo lực. C. Điều tra tội phạm. D. Theo dõi con tin. Câu 12. Theo quy định của pháp luật , hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A.Đầu độc nạn nhân. B. Bảo vệ nhân chứng. C. Giải cứu con tin. D. Tố cáo nghi phạm Câu 13. Pháp luật là phương tiện để A. công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình. C. công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình. D. công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình. Câu14. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực xã hội. B. chủ trương, chính sách. C. tuyên truyền, giáo dục. D. quyền lực nhà nước.
  2. Câu15. Khoản 1 điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con “ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình ” Quy đinh này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. chính trị B.kinh tế C. đạo đức D. văn hóa. Câu16. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm A. hình sự. B. hành chính C. quy tắc quản lý xã hội. D.an toàn xã hội. Câu17. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm A. dân sự B. kỉ luật C. quan hệ xã hội. d. hành chính. Câu18. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ? A. Từ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. B. Từ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. C. Từ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi. D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi. Câu19. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H ban hành quyết định điều chuyển giao viên từ trường A đến trường B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật. D. Công nhận pháp luật. Câu 20. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 21. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? A. Quan hệ dòng tộc. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ hôn nhân. D. Quan hệ giữa anh chị em với nhau. Câu 22. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 23. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được A. miễn giảm thuế thu nhập. B. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng. C. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình. D. kinh doanh bất cứ ở nơi nào. Câu 24. Trong hợp đồng lao động giữa Giám đốc Công ty Y và người lao động có quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm làm việc cho Công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc A. không phân biệt đối xử trong lao động. B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động. C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Câu 25. Giám đốc của công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định không được sử dụng lao động nữ, trong khi Công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới A. quyền ưu tiên lao động nữ. B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 26. Các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục, tập quán , truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị.
  3. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng. Câu 27. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể. Câu 28. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp A. được pháp luật quy định. B. nghi ngờ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. C. nghi ngờ người trong nhà lấy cắp tài sản của người khác. D. cần răng đe người khác phạm tội. Câu 29. M đang sử dụng máy tính thì có việc phải ra khỏi phòng, nhân lúc đó, K đã vào phòng và tự ý đọc email của M. Hành vi này của K đã xâm phạm tới quyền nào dứoi đây của M? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 30. P móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị H phát hiện. Trong trường hợp H cần xử sự theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật? A. Đánh cho P một trận. B. Đánh P và giải đến công an. C. Giam P lại rồi giải đến công an. D. Giải ngay đến cơ quan công an. Câu 31. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là theo đúng pháp luật? A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ. C. Nhờ người thân trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình bỏ phiếu. Câu 32. Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 33. Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh T, ông Q và anh S. B. Ông H, anh S và ông Q. C. Anh S và ông Q. D. Ông H và anh S. Câu 34. Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gởi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh M, anh N và bà K. B. Ông H, anh M và anh N.
  4. C. Ông H và anh M. D. Ông H và anh N. Câu 35. Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời K và anh H làm cùng cơ quan để đi ăn nhậu. trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh K đã quay toàn bộ vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh K. B. Anh T và anh H. C. Anh H và anh K. D. Anh N, anh T và anh H. Câu 36. Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nới chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh M, anh K và anh Q. B. Anh M, ông H, anh Q và anh K. C. Ông H, anh M và anh K. D. Chị B, ông H và anh Q. Câu 37. Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông M và anh S. B. Ông K và ông M. C. Ông K, ông M và anh S. D. Ông K, bà N và anh S. Câu 38. Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên và đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Anh H và anh G. B. Ông B và anh G. C. Ông B, anh K và anh G. D. Ông B, anh H và anh G. Câu 39. Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông K và chị Q. B. Ông K, ông S và chị Q. C. Ông K, ông M và ông S. D. Ông S và chị Q.
  5. Câu 40: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Anh N và chị H. B. Anh T và chị H. .C. Anh T, chị H và anh N. D. Anh T và anh N .Hết