Nguyên cứu bài học Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

docx 8 trang thienle22 4230
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên cứu bài học Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnguyen_cuu_bai_hoc_giao_duc_cong_dan_12_bai_2_thuc_hien_phap.docx

Nội dung text: Nguyên cứu bài học Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

  1. Nguyên cứu bài học BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT – lớp 12 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, Hs cần: 1.Về kiến thức: -Nêu được thế nào là thực hiện pháp luật và các hnhf thức thực hiện pháp luật -Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý - Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 2.Về kỹ năng: Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi 3.Về thái độ :Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật II.NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH Năng lực tự học, Năng lực giao tiếp Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin Năng lực tự quản lý và phát triển bản thân Năng lực tư duy phê phán III. PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC - Đóng vai -Thảo luận nhóm -Xử lý tình huống -Kỹ thuật phòng tranh -Trò chơi -Đọc hợp tác IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. -Sách giáo khoa môn GDCD - Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính V.TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu hoạt động: - Kích thích HS tự tìm hiểu về thực hiện pháp luật - Rèn luyện năng lực nhận xét dánh giá,tư duy phê phán 2. Nội dung hoạt động: - 4 học sinh đóng vai, số học sinh còn lại theo dõi tiểu phẩm và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. 3.Cách tiến hành hoạt động: GV cho HS đóng vai xem tình huống( tình huống do học sinh đóng vai) Nhân vật: - Bà: Tươi - bán hàng rong (Quang gánh): 41 tuổi - Nam: Học sinh đi xe đạp (tay cầm diều): 17 tuổi - Tốp học sinh nam đá bóng - Hương: Lớp trưởng của Nam - Tốp học sinh đi học Đạo cụ: - Xe đạp, Diều - Bóng - Đôi quang gánh - Rau củ quả - Băng rôn, các biển báo - Bảng ghi: cấm tụ tập buôn bán Trang phục: - Bà Tươi mặc áo quần đồ bộ đà đen - Học sinh mặc đồng phục - Học sinh mặc đồ đi đá bóng Trước cổng trường, bà Tươi bán hàng rong vai đeo quang gánh, gánh rau quả đi bán; các em học sinh đi qua lại (đi xe đạp, đi bộ theo tốp, tốp ra đá bóng). Thời gian sáng thứ Bảy trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa. Bà Tươi: - Ai mua rau không? Rau xanh rau sạch nè, rau tươi rau tốt đây, nhanh chân lên kẻo hết. Ai mua rau nê; Ai mua rau nê. - Từ sáng đến chừ không bán được bó rau mô; Không biết có súi quẫy gì đây? Mình nhớ ra đường bước chân phải rồi mà. Thật là súi quẫy, súi quẫy, . (Với lên gọi) - Các cháu ơi, đừng đá bóng trên lòng đường như thế nguy hiểm lắm.
  3. (Nhóm HS đá bóng nhìn bà nhăn răng ra cười nhạo) - Bà Tươi: Xi xi rồi rao bán hàng tiếp. Bất ngờ, quả bóng văng vào đầu bà, làm bà ngã lăn ra. - Bà Tươi: Trời ơi, học trò, học bè gì mà nói không nghe. Đứng lại, không được chạy. Bà sẽ tịch thu quả bóng này và về mách với bố mẹ chúng mày cho mà coi. (Nhóm HS sợ hãi, núp thập thò ở cánh gà và quan sát bà Tươi) Bà Tươi đổi vị trí bán chỗ khác, rút đồ xua đuổi cái xui đi (đi vòng quanh đôi gánh, vừa đi vừa lẩm bẩm: xua đuổi cái sui đi). Nam: Đi xe đạp, vừa đi vừa hát: Chim ca vang líu lo tay cầm chiếc diều, vai đeo túi xách. (đi xe lạng qua lạng về). Ối, đau quá (đụng vào bà Tươi bổ xuống đường). Bà Tươi: Bị đổ hết rau củ quả Làm động tác ăn vạ: ngồi bệt xuống và dãy đành đạch. Mày đi đứng kiểu gì vậy, học sinh mà nghịch ngợm, đi xe lạng lách đánh võng, đồ xấc xược, Đền cho bà đi, hỏng hết rồi; ngày nay lấy gì mà mua gạo để ăn. Úi giời ơi là giời, khổ cái thân tôi chưa này. Nam: Vì bà đứng giữa đường mà bán; chiếm hết lòng đường; bà đã vi phạm luật ATGT Bà đã sai còn hét toáng lên. Úi chà, cái chân của tôi, đau quá, chợt hết cả rồi; không biết có làm sao không; Còn cả cái xe mới mua ngày hôm qua nữa, méo vành rồi; bà đền cho cháu đi; cháu bắt đền bà đó. Bà Tươi: Đền này, đền này (chân đạp vào chiếc xe đạp) Nhóm học sinh chạy ra: Có chuyện gì thế Nam (Dắt xe đạp và đôi quang gánh của bà Tươi lê vỉa hè) Có gì lên cùng lên vỉa hè, chứ đứng giữa đường mà nới nhau thế này là không đúng, ảnh hưởng đến mọi người tham gia giao thông
  4. Nam: Bà này bán hàng rong chiếm hết cả lối đi, làm mình đụng phải bổ cả ra đường, úi đau cái chân quá. Bà Tươi: (Chỉ vào từng học sinh) Á hà, tụi bay bảo vệ cho nhau hả, đi xe đạp lạng lách đánh võng, cầm diều thả bay sai rồi còn nói hả. Bà sẽ vào trường báo cho Ban giám hiệu cấm không cho đi xe đạp nữa. Con nhà được nuông chiều là hư hết, hư hết. Còn mấy đứa đá bóng trên đường nữa (chỉ vào nhóm đá bóng), để đó rồi biết tay bà. Nam: Dắt xe vào trường - Bà đền xe cho cháu đi, Bà Tươi: Kéo xe lại (hai bên cùng giằng co). Nhóm HS đá bóng cúng chạy vào hỗ trợ: - Đúng rồi, bà trả quả bóng lại đây. Hai bên cùng giằng co, tay bà Tươi kéo xe, tay kia với theo nhóm cầm quả bóng. Xe đổ. Nhóm học sinh: Ơ, ơ công an công an ( công tuýt còi) có chuyện gì thế ?? Nam đi xe đạp đụng vào bà này làm đổ hết cả đồ. Bà Tươi: Quay sang méc - Còn mấy cháu kia nữa (chỉ sang nhóm đá bóng), bà đã bảo đừng đá bóng ở đây rồi mà không nghe, còn đá vào trúng người bà làm bà đau cả đầu đây nè. -Công an: Bà và các em học sinh đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật nên mời bà và các em về đồn công an để xử lý. GV: tình huống trên nói đến vấn đề gì? 4.Sản phẩm dự kiến: HS sẽ trả lời được câu hỏi giáo viên đặt ra Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật 1.Mục tiêu hoạt động: -Hs nêu được khái niệm thực hiện PL
  5. - Hình thành năng lực quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá được các hành vi thực hiện pháp luật trong thực tế. 2. Nội dung hoạt động: - HS tái hiện lại nội dung tiểu phẩm và nguyên cứu nội dung bài học để trả lời câu hỏi và rút ra khái niệm. 3. Cách tiến hành hoạt động: Gv: Các em nhớ lại các nhận vật trong tình huống và cho biết: - Theo các em , trong tiểu phẩm vừa rồi thì hành vi của bạn học sinh nào là thực hiện pháp luật và ngược lại? giải thích tại sao? - Qua phân tích , giải thích thì thực hiện Pl được hiểu là gì? 4.Sản phẩm dự kiến: HS sẽ trả lời được * Nam đi xe đạp tay cầm diều, lạng lách đánh võng là không thực hiện pháp luật vì pháp luật đã cấm đi xe khi tham gia giao thông không được cầm nắm các đồ vật, không được lạng lách đánh võng. *Nhóm Hs đá bóng: là không thực hiện pháp luật vì đá bóng trên lòng đường là nguy hiểm. Ảnh hưởng đến an toàn giao thông cho tất cả mọi người nên luật giao thông đường bộ đã cấm. Bà Tươi: bán hàng ở lòng đường cũng là không thực hiện pháp luật. Chỗ này đã có biển báo là cấm tụ tập buôn bán, mà bà bán hàng là không đúng. Rất nguy hiểm cho người qua lại và cho chính mình. Vi phạm luật giao thông đường bộ Việt Nam. *Chú công an thực hiện đúng pháp luật vì đã căn cứ vào luật giao thông đường bộ để ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm. * Khái niệm: Thực hiện Pl là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pL đi vào cuộc sống , trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân , tổ chức Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức thực hiện Pl 1. Mục tiêu hoạt động: - Hs trình bày, phân biệt được các hình thức thực hiện Pl - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo , năng lực thuyết trình 2. Nội dung hoạt động: - HS vẽ tranh, thuyết trình, tự đặt câu hỏi cho học sinh khác - HS tham gia trò chơi mảnh ghép 3. Cách tiến hành hoạt động: Gv : yêu cầu Hs nghiên cứu SGK và trả lời - Có mấy hình thức thực hiện Pl ? đó là những hình thức nào?
  6. Gv: - Chia lớp làm 4 nhóm ND: thi vẽ tranh về những việc làm thể hiện các hình thức thực hiện pháp luật Nhóm 1: Sử dụng PL Nhóm 2: Thi hành Pháp luật Nhóm 3: Tuân thủ Pl Nhóm 4: Áp dụng Pl - Thời gian : 5 Phút Hs :- thảo luận và làm việc - Hết thời gian quy định , từng nhóm trình bày sp của mình và cử đại diện thuyết trình về bức tranh của nhóm mình - Hs khác lắng nghe, quan sát và đặt các câu hỏi phản biện GV: chính xác hóa kiến thức và chốt lại nội dung : 4.Sản phẩm dự kiến: Học sinh4 nhóm vẽ 4 bức tranh, cử đại diện thuyết trình và đặt câu hỏi cho những học sinh khác Có 4 hình thức thực hiện pháp luật + Sử dụng Pl: Các cá nhân , tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những gì mà Pl cho phép + Thi hành Pl: Các cá nhân , tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ , chủ động làm những gì mà Pl cho phép + Tuân thủ Pl: Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm +Áp dụng Pl: Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào Pl để ra các quyết định -Làm phát sinh , chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền , nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. -Xử lý vi phạm pl hoặc giải quyết tranh chấp Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu hoạt động: - Luyện tập để Hs củng cố những gì đã biết về các hình thức thực hiện Pl - Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs
  7. 2. Nội dung hoạt động: HS chứng minh được khả năng tiếp thu được kiến thức mới học xong bằng cách tham giá trò chơi 3. Cách tiến hành hoạt động: Gv tổ chức trò chơi “Thi Lắp ghép ” Gv: đưa ra các ví dụ khác nhau về 4 hình thức thực hiện PL, yêu cầu Hs 4 nhóm thảo luận và cử đại diện lên sắp xếp các dụ đó cho đúng với 4 hình thức thực hiện Pl Vd:- Bà Năm kinh doanh tạp hóa luôn nộp thuế - Công ty A xả giác thải gây ô nhiễm môi trường - Ban S học xông lớp 12 đã xung phong đi nghĩa vụ quân sự - Cơ quan công an huyện X vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với bạn B vì đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm 4.Sản phẩm dự kiến: Hs thực hiện tốt nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu 4. Hoạt động vận dụng 1. Mục tiêu hoạt động: - Tạo cơ hội cho Hs vận dụng kiến thức , kỹ năng có được vào thực tế cuộc sống - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lý và phát triển bản thân 2. Nội dung hoạt động: HS liên hệ bản thân 3. Cách tiến hành hoạt động: Gv yêu cầu - Tự liên hệ bản thân : hằng ngày khi tham gia giao thông em đã thực hiện đúng Pl chưa? GV gợi ý: - Nêu những việc làm đúng , những việc làm chưa đúng?vì sao - Hướng khắc phục những hành vi, việc làm chưa đúng quy định Pl. 4.Sản phẩm dự kiến: HS biết cách liên hệ bản thân trong cuộc sống thực tế.