Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 1+2+3

doc 217 trang nhungbui22 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 1+2+3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_bai_123.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 1+2+3

  1. Bài 1. TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH) Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: Số tiết: tiết CHỮ MÀU XANH LÀ NHẬN XÉT VỀ GIÁO ÁN. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN BẢN. THÁNG GIÓNG I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt: - HS xác định được chủ đề của truyện. - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo - HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác (Bài nào cũng chẳng giống nhau nhưng lại không cụ thể hóa nó như thế nào. ) b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng. 1
  2. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. - Một tiết dạy thì không thể thực hiện tất cả những năng lực như thế này. Hơn nữa tất cả các bài đều copy giống nhau. 3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU (Không có bất kỳ thiết bị dạy học nào phù hợp với dạy học phát triển năng lực. ) 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: 2
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS nêu suy nghĩ về người anh GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện hùng. nhiệm vụ: - HS kể tên người anh hùng + Theo em, người anh hùng là người như thế theo hiểu biết của các em. nào? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ? + Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh 3
  4. Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Trong tất cả các PP dạy học phát I. Tìm hiểu chung triển năng lực như dạy học theo dự - Thể loại: truyền thuyết thuộc thể loại án dạy học đóng vai, dạy học đàm truyền thuyết thời đại Hùng Vương thoại , giải quyết vấn đề , hợp tác, thời kì giữ nước. dạy theo mẫu, dạy viết dựa trên tiến Giáo án này còn vô số điểm dở, Gv trình và các kỉ thuật dạy học như không thể dùng nó để soạn lại được Không tải bằng bản đồ tư duy, vì nếu muốn sửa thì phải Vứt bỏ phòng tranh, 4 tranh ô vuông, hoàn toàn KWL thì giáo án chỉ tập trung 1 phương phác cơ bản là dàm thoại, vấn đáp. Đây là PP đã thực hiện cả mấy thập niên qua trong khi phần mục tiêu lại đưa ra hàng loạt năng lực mà bài dạy hướng tới. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Thánh Gióng thuộc 4
  5. thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: + Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời. + Đoạn Gióng trả lời sứ giả: giọng dõng dạc, trang nghiêm. + Đoạn cả làng nuôi Gióng: giọng háo hức, phấn khởi. + Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ. + Đoạn cuối: giọng chậm, nhẹ, xa vời, mang màu sắc huyền thoại. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: sứ giả, áo giáp, tây, truyền, khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả 5
  6. lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 3. Đọc- kể tóm tắt Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Nhân vật chính: Gióng. - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả - Ngôi kể: ngôi thứ ba lời câu hỏi: - PTBĐ: tự sự + Tóm tắt văn bản Thánh Gióng Bố cục: 4 phần + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật - P1: từ đầu nằm đấy : Sự ra nào? Kể theo ngôi thứ mấy? đời kỳ lạ của Gióng + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu - P2: Tiếp cứu nước: Sự đạt? Bố cục của văn bản? trưởng thành của Gióng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - P3: Tiếp lên trời: Gióng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện đánh tan giặc và bay về trời nhiệm vụ - P4: Còn lại: Những vết tích + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi còn lại của Gióng. Dự kiến sản phẩm: 6
  7. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Như vậy, theo bố cục chúng ta vừa chia ở trên thì có các sự việc xoay quanh nhân vật Gióng. Vậy ở mỗi phần, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần II. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: - GV yêu cầu HS nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu II. Tìm hiểu chi tiết chuyện. 1. Sự ra đời của Gióng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Thời gian, địa điểm: vua Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện Hùng thứ 6, tại làng Gióng. nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Thời gian: đời HV thứ sáu 7
  8. + Không gian: không gian làng quê Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: Trong khoảng thời gian và không gian đó đã xảy ra sự việc: giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, đất nước ra đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi nước ta phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài giỏi đánh giặc giúp dân cứu nước. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Có những chi tiết nào là chi tiết hoang đường? Qua đó, con có nhận xét gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện - Vợ chồng ông lão phúc đức, nhiệm vụ hiếm muộn + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Bà mẹ ướm vào vết chân lạ 8
  9. Dự kiến sản phẩm: -> thụ thai - Mang thai 12 tháng mới sinh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Gióng lên ba: không biết nói, luận cười, không biết đi. + HS trình bày sản phẩm thảo luận Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của con người phi thường bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: + Cha mẹ Gióng là những người tốt bụng, hiền lành , được đền đáp xứng đáng thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành. + Có thể nói, ngay từ những chi tiết đầu tiên của câu chuyện đã đưa ta vào thế giới của những điều kì lạ. Ta chưa bao giờ gặp một bà mẹ ướm vào vết chân lạ mà có thai. Ta cũng chẳng thấy ai mang thai trong 12 tháng sự ra đời của một con người phi thường. Và những chi tiết hoang đường ấy càng cuốn hút ta vào câu chuyện mà ở đó trung tâm chính là cậu bé làng Gióng. Qua đây, cô muốn nhấn mạnh với các con rằng: sự ra đời kì lạ, khác thường của Gióng chính là mô-tip xây dựng nhân vật người anh hùng đặc trưng trong các truyện dân gian. Các con có thể tìm đọc 9
  10. thêm các truyện trong dân gian Việt Nam để 2. Sự trưởng thành của thấy rõ điều này nhé. Gióng NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm - GV đặt câu hỏi : lược. • Điều gì đã xảy ra tiếp theo? Tiếng nói đầu - Gióng cất tiếng nói muốn đi tiên của Gióng là tiếng nói gì? Em có nhận đánh giặc cứu nước. xét gì về tiếng nói ấy? • Bà con xóm làng đã có hành động gì giúp đỡ Gióng? Kết quả của hành động đó? Tinh thần yêu nước của - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ý nhân dân ta. nghĩa của các chi tiết: + Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói - Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn đòi đi đánh giặc nhanh như thổi sự trưởng + Bà con góp gạo nuôi Gióng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao + Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở cả. thành tráng sĩ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Tiếng nói đầu tiên: - Bà con góp gạo nuôi chú bé. + “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” thể hiện tinh thần đoàn kết + “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” của nhân dân. Gióng là người - Bà con góp gạo nuôi chú bé. anh hùng của nhân dân, được Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo dân nuôi lớn, mang theo sức luận mạnh của toàn dân. 10
  11. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Tiếng nói đầu tiên: + “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” + “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” Đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của Gióng là bảo vệ đất nước. Đáp ứng tiếng goi cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy. - GV mở rộng: Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đánh giặc: + Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. + Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc cũng hàm chứa 1 sự thật rằng: ở 1 đất nước luôn bị ngoại xâm như nước ta thì khả năng đánh giặc phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ để đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi Việt Nam xứ xở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng 11
  12. Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ ” - Bà con góp gạo nuôi chú bé. • Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị. • Chi tiết còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta từ thuở xưa. ND ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh ra trận đánh giặc. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn 3.3. Gióng đáng giặc và bay dân. Một người không thể cứu nước, phải toàn về trời dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước - Tư thế, hành động: mới trở lên mau chóng. + phi thẳng đến nơi có giặc - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành + Đón đầu, giết hết lớp này đến tráng sĩ: lớp khác • Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến Sự oai phong, lẫm liệt, sức truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời mạnh không thể địch nổi của cổ nhân dân ta quan niệm người anh hùng tráng sĩ phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến - Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh đều là bụi tre quật vào giặc những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của -Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay Gióng để đạt đến độ phi thường ấy. về trời. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình. 12
  13. NV5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? - HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết: + Ngựa sắn phun ra lửa, roi sắt quật vào giặc chết như ngả rả và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ. + Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Gióng đã đánh tan quân giặc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.4. Những dấu tích còn lại + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => - Đền thờ Phù Đổng Thiên Ghi lên bảng Vương 13
  14. GV chuẩn kiến thức: - Bụi tre đằng ngà - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh - Ao hồ liên tiếp giặc: - Làng Cháy • Chi tiết cho thấy sự sáng tạo, nhanh trí của Thể hiện sự trân trọng, biết Gióng ơn, niềm tự hào và ước muốn Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà về một người anh hùng cứu bằng cả cỏ cây của quê hương đất nước, bằng nước giúp dân. bất cứ những gì có thể giết được giặc thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng. - Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời: • Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc. Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở (tên đất, tên làng, ao hồ ) NV6 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã xả ra trong quá khứ? Tìm chi tiết đó. + Theo em, ý nghĩa của hình tượng TG là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ 14
  15. + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng . làng Cháy Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Đây cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù III. Tổng kết trong thi pháp truyền thuyết, Người kể chuyện 1. Nội dung – Ý nghĩa: truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin ở người * Nội dung: Truyện kể về công đọc, ngời nghe truyền thuyết nên thường đưa lao đánh đuổi giặc ngoại xâm vào các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu của người anh hùng Thánh chuyện. Đồng thời cũng cho thấy trí tưởng Gióng, qua đó thể hiện ý thức tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tự cường của dân tộc ta. tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng * Ý nghĩa: Truyện ca ngợi thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, người anh hùng đánh giặc tiêu gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu biểu cho sự trỗi dậy của truyền đạt ý nghĩa thiêng liêng: phong tụ, địa danh thống yêu nước, tinh thần đoàn của đất nước đã được “lịch sử đặt tên” nhờ kết, anh dũng kiên cường của những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng dân tộc ta. nước, giữ nước của nhân dân. b. Nghệ thuật 15
  16. Hình tượng thánh gióng: tiêu biểu, rực rỡ của - Chi tiết tưởng tượng kì ảo người anh hùng đánh giặc giữ nước. TG mang - Khéo kết hợp huyền thoại và trong mình sức mạnh của cộng đồng ở buổi thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên với những yếu tố hoang đường) đất nước, sức mạnh và ý chí của nhân dân – những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân, những binh lính anh hùng, Tầm vóc khổng lồ của TG là biểu động của sự kết tinh tất cả các sức mạnh đó. NV7 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? Theo em, truyện đã phản ánh được hiện tượng và ước mơ gì của cha ông ta ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => 16
  17. Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Truyện đã phản ánh công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là quá trình đấu tranh gian khổ, các thế hệ cha anh ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn nền độc lập dân tộc cho đến hôm nay. Truyện cũng phản ánh ước mơ về người anh hùng, có đủ sức mạnh và trí tuệ, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì? A. tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân B. biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. C. ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước. D. Tất cả đều đúng Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào? A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu. B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời. C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã. 17
  18. D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân. Câu 3: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. Cổ tích. B. Thần thoại. C. Truyền thuyết. D. Ngụ ngôn. Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng? A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa. B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân. C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước. D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên. Câu 5: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì? A. Đức Thánh Tản Viên. B. Lưỡng quốc Trạng nguyên. C. Bố Cái Đại Vương. D. Phù Đổng Thiên Vương. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 18
  19. - GV yêu cầu HS: Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng? GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp Công cụ đánh giá Ghi đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp - Thuyết trình dung công việc. sản phẩm. - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập - Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi tích cực của người học và bài tập - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo phong cách học khác nhau luận của người học ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN BẢN THẠCH SANH I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt: - HS nêu được ấn tượng chung về văn bản. - HS xác định được chủ đề của câu chuyện. -HS tóm tắt được câu chuyện. - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại truyện cổ tích: các kiểu nhân vật, các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, lời kể chuyện 19
  20. - HS nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thạch Sanh - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thạch Sanh - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Sống vị tha, yêu thương con người; trung thực, khiêm tốn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về truyện Thạch Sanh - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 20
  21. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS nêu suy nghĩ về người anh GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện hùng. nhiệm vụ: Hãy tưởng tượng và vẽ một người - Thiết kế và trình bày lai lịch anh hùng trong truyện cổ tích em đã đọc và của một người anh hùng mà giới thiệu về người anh hùng đó. mình ngưỡng mộ. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Trong những vần thơ của Bài ca xuân 68, nhà thơ Tố Hữu đã ví von, so sánh hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ với chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích của nhân dân ta được lưu 21
  22. truyền và gìn giữ qua hàng ngàn năm văn hoá dân tộc: Hoan hô anh Giải phóng quân Kính chào anh, con người đẹp nhất! Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang, bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Vậy chàng Thạch Sanh có những tính cách, phẩm chất gì mà tác giả Tố Hữu đã nhắc đến trong những vần thơ cách mạng hào hùng kháng chiến chống Mĩ? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS: - Thể loại: Thuộc truyện cổ tích kể về + Thạch Sanh thuộc thể loại truyện người dũng sĩ tài năng dũng cảm. gì? Nhắc lại khái niệm? - GV hướng dẫn cách đọc: : to, rõ ràng, nhấn mạnh những chiến công của 22
  23. Thạch Sanh. Thể hiện giọng của từng nhân vật: Thạch Sanh thật thà, tin người; mẹ con Lí Thông nham hiểm, độc ác. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Truyện cổ tích. HS nhắc lại được khái niệm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Tuy Thạch Sanh mồ côi, nhưng chủ yếu truyện khắc họa hình ảnh người dũng sĩ tài năng dũng cảm cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào 23
  24. đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 3. Đọc- kể tóm tắt Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Nhận vật: - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, + Nhân vật chính: Thạch Sanh trả lời câu hỏi: + Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, + Xác định những sự kiện chính trong truyện vua, công chúa + Truyện Thạch Sanh có những nhân vật - Ngôi kể: ngôi thứ ba nào? Nhân vật nào là chính? Vì sao em xác - PTBĐ: tự sự định như vậy? Bố cục: 4 phần + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật - Đoạn 1: Từ đầu => mọi phép thần nào? Kể theo ngôi thứ mấy? thông: Sự ra đời và lớn lên của + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu Thạch Sanh. đạt? Bố cục của văn bản? - Đoạn 2: Tiếp => Hoá kiếp thành - HS tiếp nhận nhiệm vụ. bọ hung: Những thử thách và chiến Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện công của Thạch Sanh. nhiệm vụ - Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi đến với Thạch Sanh. Dự kiến sản phẩm: Tóm tắt văn bản 24
  25. 1. Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai ông bà lão nghèo ở quận Cao Bình. - Bà mẹ mang thai TS mấy năm mới sinh. Lớn lên cậu được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. 2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, TS giết chằn tinh chặt đầu đem về, lại bị Lí Thông lừa, TS trở về gốc đa sống bằng nghề kiếm củi. 3. Lí Thông cướp công TS, được vua ban thưởng phong cho làm quận công. 4. Công chúa bị đại bàng bắt đi, vua sai LT đi tìm. LT nhờ Thạch Sanh giúp đỡ, TS xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp kín cửa hang. 5. TS cứu Thái Tử con vua Thủy Tề, được thưởng cây đàn thần. 6. Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại, TS bị bắt vào ngục. Chàng gảy đàn, tiếng đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa. Thạch Sanh được giải oan. TS tha tội cho mẹ con LT nhưng chúng đã bị sét đánh chết và biến thành bọ hung. 7. TS cưới công chúa, hoàng tử các nước chư hầu kéo quân tiến đánh, TS đem đàn ra gảy, quân lính các hoàng tử cởi giáp xin hàng. 25
  26. 8. TS mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết. 9. Vua nhường ngôi cho TS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV đặt câu hỏi chuyển ý bằng câu hỏi: Sau khi đọc xong truyện, em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao? GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn II. Tìm hiểu chi tiết nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình 1. Nhân vật Thạch Sanh NV2 a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Sanh - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: - GV đặt câu hỏi: Sinh ra trong một gia đình nghèo, + Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh sống bằng nghề kiếm củi. - Là Thái Tử do Ngọc Hoàng sai GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn xuống đầu thai. nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình - Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện - Được thần dạy võ nghệ và phép nhiệm vụ thần thông. 26
  27. + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi => Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt được các chi hiện quan niệm của nhân dân về tiết về hoàn cảnh ra đời của TS. người dũng sĩ tài năng với vẻ đẹp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và kỳ lạ, lớn lao, phi thường nhưng thảo luận cũng rất gần gũi với nhân dân, có + HS trình bày sản phẩm thảo luận nguồn gốc từ nhân dân lao động. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: Chi tiết khác thường: Nhận vật mồ côi, nhà nghèo là một kiểu dạng nhân vật điển hình, xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích VN. Đó cũng là sự hình tượng hoá kiểu thân phận điện hình trong xã hội phong kiến VN trước đây. Những chi tiết khác thường: Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ, độc đáo của mẫu người dũng sĩ trong ước mơ của nhân dân. Làm câu chuyện càng trở nên hấp dẫn, đó cũng chính là cơ sở cho những chiến công sau này của Thạch Sanh. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ b. Những thử thách và chiến công HS thảo luận theo nhóm: Phiếu bài tập số 1 của Thạch Sanh 27
  28. (bài 1,2) - TS đã trải qua 4 thử thách : a. Hãy liệt kê những chi tiết miêu tả hành động của TS. Qua những lần thử thách ấy, Những thử Chiến công em thấy TS bộc lộ những phẩm chất gì? thách của TS b. Nếu sau khi trở về cung, công chúa không - TS bị mẹ con TS giết chết bị câm thì theo em điều gì sẽ xảy ra? Lý Thông lừa đi chằn tinh - HS tiếp nhận nhiệm vụ. canh miếu thờ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện để thế mạng. nhiệm vụ - TS xuống TS cứu thái tử + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi hang diệt đại con vua Thủy Dự kiến sản phẩm: bàng cứu công tề và được vua a. TS trải qua 4 thử thách chúa, bị Lý Thủy tề tặng 1. TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu Thông lừa lấp cây đàn thần. thờ để thế mạng. TS giết chết chằn tinh. cửa hang 2. TS xuống hang diệt đại bàng cứu công - Hồn chằn tinh Tiếng đàn của chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang TS và đại bàng bày Thạch sanh cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua mưu báo thù, chữa khỏi bệnh Thủy tề tặng cây đàn thần. Thạch Sanh bị cho công chúa, 3. Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo bắt hạ ngục. TS được giải thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Tiếng đàn oan và kết hôn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công cùng công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa. chúa. - Hoàng tử 18 TS gảy đàn, 4. Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang nước chư hầu quân 18 nước đánh. TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu kéo quân sang chư hầu xin xin hàng. đánh. hàng. b. Nếu công chúa không bị câm, có thể nhà vua đã gả cho Lí Thông. => Qua các thử thách, TS đã bộc lộ 28
  29. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và nhiều phẩm chất đáng quý: thảo luận + Thật thà chất phác, + HS trình bày sản phẩm thảo luận + Dũng cảm, tài giỏi, + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của + Nhân ái, yêu hoà bình. bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức và bổ sung: • Nàng công chúa không nói, không cười thuộc mô-típ người câm quen thuộc trong truyện cổ tích. Đây là một sự hình tượng hoá các nhân vật đang mang chịu một nỗi uất ức hay che giấu một điểu bí mật nào đó chưa thể hoặc không thê’ tiết lộ ra. Đó cũng là một hình thức “giãn cách” thời gian tạm thời để chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật chính. Nàng công chúa trong truyện Thạch Sanh không nói gì như một hình thức từ chối/ không nhận kẻ giả mạo Lý Thông. Chỉ đến khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh (nhân vật chính đã xuất hiện trở lại), công chúa mới lên tiếng để trao cho Thạch Sanh cơ hội vạch mặt kẻ giả mạo. • Nếu công chúa không bị câm thì có thê’ nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự 29
  30. thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa. Gv chuyển ý: Đối lập với TS là LT, một kẻ xảo trá, hèn nhát bất tài, ích kỉ, tham lam, độc ác (biểu hiện của kẻ ác) NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 2. Nhân vật Lí Thông - GV đặt câu hỏi : Tính cách của LT bộc lộ qua các - GV yêu cầu HS: hành động : 1. Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hành động - Gian trá, xảo quyệt của Lí Thông? Qua đó em nhận xét gì về - Tàn nhẫn, vô lương tâm: nhân vật này? - Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn 2. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa TS và LT - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 30
  31. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: - GV bổ sung: Như vậy, Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho 2 tuyến nhân vật thiện và ác trong truyện cổ tích. NV5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 3. Ý nghĩa của một số chi tiết thân - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PBT.: kì Liệt kê các con vật và đồ vật kì ảo xuất hiện - Tiếng đàn là đại diện cho công trong truyện? Ý nghĩa của các chi tiết lý, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng - HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi trong xã hội và tinh thần yêu hoà tiết: bình của nhân dân ta. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Niêu cơm dù nhỏ nhưng ăn mãi Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện không hết thể hiện ước mơ về một nhiệm vụ cuộc sống no ấm, tượng trưng cho + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi tấm lòng nhân ái, tư tưởng yêu hoà Dự kiến sản phẩm: bình của nhân dân ta. Các con vật kì ảo: trằn tinh, đại bàng các đồ vật thần kì: chiếc cung tên vàng, cây Các chi tiết tưởng tượng kì ảo đàn thần, niêu cơm thần mang lại cho truyện màu sắc thần kì, đồng thời thể hiện sự tư tưởng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và của nhân dân : những người hiền thảo luận lành, lương thiện sẽ luôn nhận được + HS trình bày sản phẩm thảo luận sự giúp đỡ. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của 31
  32. bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức NV6 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: 4. Kết thúc truyện Truyện kết thúc như thế nào? Qua kết thúc - TS cưới công chúa, lên làm vua. này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết - Mẹ con LT bị sét đánh chết thúc này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 số ví dụ Mẹ con Lý Thông dù được TS tha mạng nhưng vẫn bị sét đánh chết, biến thành bọ hung. Cách kết thúc này có ý nghĩa gì? => Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện về sự đổi đời nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm 32
  33. vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện tư tưởng của nhân dân “ở hiền gặp lành”. Kết hôn và lên ngôi là mô-tip quen thuộc thường thấy ở nhiều câu chuyện. Là phần thưởng mà tác giả dâ gian dành cho nhân vật tốt bụng, tài năng. Đó cũng là ước mơ của nhân dân ta về một vị vua hiền lành, đủ đức đủ tài để cai quản đất nước. Đồng thời, những kẻ gieo gió ắt gặp bão. Mẹ con LT dù được TS bao dung, độ lượng tha tội nhưng vẫn bị trời trừng phạt. Thể hiện thái độ kiên quyết: Cái ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Nếu chết đi, thì chưa đủ. Hai mẹ con còn bị biến thành bọ hung, loài vật sống ở những nơi Những kẻ xấu xa bạc ác như mẹ III. Tổng kết con LT không chỉ bị trừng trị ở đời này kiếp 1. Nội dung – Ý nghĩa: này, mà mãi mãi về sau, cho dù có đầu thai * Nội dung: Thạch Sanh là truyện kiếp khác cũng vẫn bị người đời xa lánh cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn khinh rẻ. tinh, đại bàng cứu người - Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, NV7 niềm tin của nhân dân về công lý xã Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ hội, sự chiến thắng cuối cùng của - GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? những con người chính nghĩa lương 33
  34. Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? thiện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. b. Nghệ thuật Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện - Chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiệm vụ - Khéo kết hợp huyền thoại và thực + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và yếu tố hoang đường) thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Đóng vai các nhân vât để tái hiện lại chiến công của Thạch Sanh d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu hoạt động cá nhân theo tổ - Mỗi nhóm chọn một lá thăm trong đó có ghi lại một trong những chiến công của TS: giết chằn tinh, bắn đại bàng bị thương, đuổi giặc chư hầu bằng tiếng đàn. - Hãy đóng vai các nhân vật kể lại những chiến công của TS. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 34
  35. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: 1. Trong cuộc sống, đôi khi có người thốt lên câu nói: Thời buổi của khó người khôn Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều Theo em, những người như thế nào được gọi là Lí Thông? Thái độ của em với những hạng người đó như thế nào? 2. (Bài tập về nhà) Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn 5-7 câu kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể. GV hướng dẫn HS: cần viết đúng chủ đề, cảm xúc chân thật. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp dung công việc. - Thuyết trình sản - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập phẩm. - Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi tích cực của người học và bài tập - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo phong cách học khác nhau luận của người học V. HỒ SƠ DẠY HỌC 35
  36. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy) - Phân biệt được từ ghép và từ láy. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 36
  37. b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ, thành ngữ trong VB và chỉ ra được các từ loại trong văn bản. 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 37
  38. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv dẫn dắt: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, chúng ta sẽ đến với nội dung Thực hành Tiếng Việt B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đơn, từ phức a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đơn, từ ghép, từ láy. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 : I. Từ đơn và từ phức Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học từ 1. Từ đơn tiểu học, hãy xác định các từ đơn, từ ghép, từ Từ đơn là từ chỉ có một láy trong câu văn sau: tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, Bài 1 cười, đi, mừng, a. Sứ giả/ vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ,/ vội 2.Từ phức (từ ghép, từ láy) vàng / về / tâu / vua. b. Từ/ngày/công chúa/bị/mất tích,/nhà vua/vô - Từ phức là từ có hai hay cùng/đau đớn. nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, - Gv đặt tiếp câu hỏi: Em hãy nhận xét số tiếng hiển lành, hợp tác xà, sạch của các từ. Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? sẽ, sạch sành sanh, 38
  39. Trong những từ phức, từ nào có tiếng quan hệ - Từ ghép là từ phức do hai về nghĩa, từ nào có các tiếng quan hệ về âm? hay nhiều tiếng có quan hệ Em hiểu thế nào là từ ghép, từ láy? vé nghĩa với nhau tạo thành, Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy trình bày cấu tạo ví dụ: cha mẹ, hiền lành, của từ khôn lớn, làm ăn, ; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá Từ tan, + Từ láy là từ phức do hai Từ phức Từ đơn hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo Từ ghép Từ láy thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ - HS thực hiện nhiệm vụ từ, Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Kiểu CT từ Ví dụ a. vừa, về, tâu, vua. Từ đơn b. từ, ngày, bị. Từ a. sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ Từ ghép b. công chúa, mất tích, nhà phức vua, vô cùng Từ a. vội vàng. láy b. đau đớn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 39
  40. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV củng cố kiến thức: Từ tiếng việt có thể do một tiếng hoặc nhiều tiếng tạo thành. Gv mở rộng: Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời, trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp, C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bài tập 2/ trang 24 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc - GV yêu cầu HS: làm bài tập 2 giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, 40
  41. GV hướng dẫn HS cách để tạo ra từ phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm ghép. đạp - HS tiếp nhận nhiệm vụ. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ thực hiện nhiệm vụ cõi, non yếu. + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm đạp b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv kết luận: như vậy từ ghép có thể tạo ra bằng cách ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau 41
  42. hoặc ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. Bài 3/Trang 24 NV3: a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm - GV yêu cầu HS làm bài tập 3, xếp b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp liệu, cách chế biến, tính chất, hình d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, dáng của món ăn. bánh bèo, bánh khúc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận 42
  43. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực Bài 4/ trang 25 hiện nhiệm vụ a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại thủi, rười rượi, rón rén kiến thức => Ghi lên bảng b) Gợi tả âm thanh: véo von GV chuẩn kiến thức: NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại Bài 4/ trang 31 kiến thức => Ghi lên bảng - Niêu cơm Thạch Sanh: là niêu cơm ăn không GV chuẩn kiến thức: Từ láy là bao giờ hết, nguồn cung cấp vô hạn những từ gợi tả về dáng hình, trạng - Một số thành ngữ hình thành từ các truyện thái hay âm thanh. kể: hiền như cô Tấm, D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 43
  44. a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả người anh hùng Thạch Sanh hoặc Thánh Gióng. Chỉ ra trong đoạn văn từ đơn, từ ghép và từ láy. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh Phương pháp Công cụ đánh giá Ghi chú giá đánh giá - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp dung công việc. - Tổ chức trò chơi - Hấp dẫn, sinh động - Hệ thống câu hỏi - Thu hút được sự tham gia và bài tập tích cực của người học - Trao đổi, thảo luận - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU SỰ TÍCH HỒ GƯƠM I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS xác định được chủ đề của truyện. 44
  45. - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo - HS hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm. - HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sự tích Hồ Gươm. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sự tích Hồ Gươm. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Yêu quý tự hào về những địa danh, di tích lịch sử và truyền thống dân tộc: lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần chống xâm lược. Từ đó ý thức được 45
  46. trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những danh thắng, di tích đó và phát huy truyền thống dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về truyện Cây khế - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS chia sẻ c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS nêu được tên danh lam thắng GV cho HS quan sát hình ảnh Hồ cảnh Hồ Gươm. Gươm và đặt câu hỏi: Hãy cho biết - Giới thiệu những hiểu biết của mình đây là danh thắng nào ở nước ta? Hãy về Hồ Gươm. nêu những hiểu biết của em về danh thắng đó. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực 46
  47. hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Đây là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS: Sự tích HG thuộc 1. Thể loại 47
  48. thể loại nào trong truyện dân gian? - Truyện Sự tích HG thuộc thể loại - GV hướng dẫn cách đọc: truyền thuyết địa danh: Loại truyền GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành một địa danh. tiếng toàn VB. Yêu cầu giọng đọc: giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi. 48
  49. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 2. Đọc- kể tóm tắt Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Ngôi kể: ngôi thứ ba - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả - PTBĐ: tự sự lời câu hỏi: 3. Bố cục: 3 phần + Tóm tắt văn bản Sự tích HG? Chi tiết nào - P1: Từ đầu đến đất nước: khiến em thích nhất? Long Quân cho nghĩa quân + Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? mượn gươm thần. + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu - P2: Còn lại: Long Quân đạt? Bố cục của văn bản? đòi lại gươm thần. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự - Tóm tắt: Các sự việc chính: - Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. 49
  50. - Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà. - Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem. - Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm. - Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. - Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. - Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => II. Tìm hiểu chi tiết Ghi lên bảng 1. Long Quân cho nghĩa GV bổ sung: quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 50
  51. - GV đặt câu hỏi: 1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào? 2. Ba Lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý? 3. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm có ý nghĩa gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua -> Long Quân cho mượn gươm. - Ba lần Lê Thận đều kéo lưới được một lưỡi gươm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => - Thanh gươm thần kì là Ghi lên bảng tượng trưng cho sức mạnh Gv bổ sung: Việc Long Quân cho Lê Lợi và của toàn dân tham gia đánh nghĩa quân mượn gươm chứng tỏ đây là cuộc giặc. 51
  52. khởi nghĩa chính nghĩa, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ. Long Quân không trực tiếp cho Lê Lợi mượn gươm mà do Lê Thận ba lần thả lưới bắt được lưỡi gươm ở dưới sông và khi Lê Lợi chạy giặc mới nhặt được chuôi gươm ở trên rừng -> tra vào nhau vừa in -> thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này là Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm thần kì? thanh gươm gặp được minh + Nêu ý nghĩa chi tiết thanh gươm phát sáng ở chủ sử dụng vào việc lớn => xó nhà; ý nghĩa của từ “thuận thiên”? phát sáng => dưới hợp lòng + So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau dân, trên thuận ý trời. khi có gươm? - GV đặt câu hỏi: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Các chi tiết: sang rực, sáng lạ cho thấy thanh 2. Long Quân đòi gươm gươm này là thanh gươm thần kì - Hoàn cảnh: + Ý nghĩa: Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm + Đất nước, nhân dân đã 52
  53. gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát đánh đuổi được giặc Minh. sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời. + Lê Lợi lên ngôi vua, nhà + So sánh Lê dời đô về Thăng Long. Trước khi có gươm Sau khi có gươm - Non yếu - Nhuệ khí tăng tiến - Trốn tránh - Xông xáo tìm địch - Ăn uống khổ sở - Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào? + Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì? + Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm? 53
  54. + Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá, còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Hoàn cảnh: + Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh. + Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long. - Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho III. Tổng kết tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, 1. Nội dung – Ý nghĩa: trí tuệ của nhân dân. * Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ cáo kết quả hoạt động và thảo luận Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc + HS trình bày sản phẩm thảo luận kháng chiến chính nghĩa + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của chống giặc Minh do Lê Lợi bạn. lãnh đạo đã chiến thắng vẻ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vang. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => * Ý nghĩa: Truyện khẳng Ghi lên bảng định ý nguyện đoàn kết, GV bổ sung: Con người VN vốn là những con khát vọng hòa bình của dân người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng tộc ta. khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn b. Nghệ thuật 54
  55. sàng xả thân vì đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng - Xây dựng chi tiết kì ảo, loà”. Đất nước thanh bình, chính những con tăng sức hấp dẫn cho truyện. người ấy “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. - Cách kể chuyện hấp dẫn => Tinh thần yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm sinh động. lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến. Thanh gươm được mượn ở Thah Hoá vì Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân. NV5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? + Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì ? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 55
  56. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: 1. Đóng vai Lê Lợi kể lại truyện Sự tích HG. 2. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì? A. Thanh gươm thần. B. Chiếc nỏ thần. C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc. D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện: A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc. B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần. Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên? A. Lê Lợi. 56
  57. B. Lê Lai. C. Nguyễn Trãi. D. Lê Thận. Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào? A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang. C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng. D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật. Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì: A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa. B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử. C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh. D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Từ chi tiết Lê Lợi trả gươm trong truyện, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình trong giai đoạn hiện nay? GV đưa ra yêu cầu: không phá vỡ tính chỉnh thể của thế giới cổ tích. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 57
  58. Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp dung công việc. - Thuyết trình sản - Hấp dẫn, sinh động - Hệ thống câu hỏi phẩm. - Thu hút được sự tham gia và bài tập tích cực của người học - Trao đổi, thảo - Sự đa dạng, đáp ứng các luận phong cách học khác nhau của người học V. HỒ SƠ DẠY HỌC VIẾT VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT HOẶC TRUYỆN CỔ TÍCH I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyền thuyết, truyện cổ tích đã biết. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện vừa đảm bảo nội dung của truyện gốc vừa có những sáng tạo mới mẻ. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc có một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình. 58
  59. - HS biết tóm tắt và kể lại một câu chuyện một cách trọn vẹn, đồng thời phát huy được trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. 59
  60. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Các truyện cổ tích vừa học được kể từ ngôi thứ mấy? - Gv đặt câu hỏi: Thử tưởng tượng một nhân vật trong các truyện cổ tích hoặc truyền thuyết hiện ra và kể lại câu chuyện liên quan đến mình thì nhân vật ấy sẽ kể lại như thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng kể lại một truyện cổ tích, truyền thuyết mà em biết. 60
  61. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 I. Tìm hiểu chung Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 1. Yêu cầu đối vói bài văn đông vai - GV yêu cầu HS: nhân vật kể lại một truyện cồ tích: + Bài văn kể lại một truyện truyền • Dùng lời văn của mình để kể lại thuyết hoặc cổ tích cần đáp ứng những một truyện truyền thuyết hoặc cổ yêu cầu gì? tích đã học, đã đọc. - HS thực hiện nhiệm vụ • Không chép lại nguyên văn câu Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực chuyện trong sách. Người kể có thể hiện nhiệm vụ thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan một vài chi tiết, thêm các yếu tố đến bài học. miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một Dự kiến sản phẩm: kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động • Nếu đề bài không yêu cầu kể một và thảo luận truyện nhất định, có thể lựa chọn + HS trình bày sản phẩm thảo luận truyện mà mình thích nhất. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 61
  62. nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Nắm được cách làm bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 2. Phân tích ví dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Chúng ta cùng phân 3. Nhận xét tích ví dụ trong SGK về cách làm bài - Chuẩn bị: ghi lại những sự kiện văn Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng chính, tưởng tượng về nhân vật Thánh - GV yêu cầu HS quan sát sách và trả Gióng. Suy nghĩ về những chi tiết, lời: Để viết một bài văn kể lại truyện hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm truyền thuyết hoặc cổ tích được tốt, vào. chúng ta cần làm theo mấy bước? - Tìm ý và lập dàn ý: • Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời - HS tiếp nhận nhiệm vụ. các câu hỏi Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực • Lập dàn ý bằng cách dựa vào các hiện nhiệm vụ ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi phần lớn của bài văn. Dự kiến sản phẩm: Làm theo 3 bước - Viết bài dựa vào dàn ý. - Chuẩn bị: ghi lại những sự kiện - Kiểm tra, chỉnh sửa 62
  63. chính, tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng. Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào. + Tìm ý và lập dàn ý: Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn. + Viết bài dựa vào dàn ý. + Kiểm tra, chỉnh sửa Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - Dựa vào kết quả làm việc cá nhân hoặc nhóm, một sổ HS trình bày kết quả phân tích bài viết tham khảo trước lớp. GV dẫn dắt và tổng kết một số ý cơ bản để HS nắm được, ghi nhớ và vận dụng vào bài viết của mình. 63
  64. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, bám sát dàn ý đã lập. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp dung. công việc. - Hình thức viết bài - Hấp dẫn, sinh động - Hệ thống câu hỏi kiểm tra tại lớp - Thu hút được sự tham gia và bài tập tích cực của người học - Trao đổi, thảo - Sự đa dạng, đáp ứng các luận phong cách học khác nhau của người học 64
  65. NÓI VÀ NGHE KỂ LẠI MỘT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT HOẶC CỔ TÍCH I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - HS biết cách kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết, chủ yếu tập trung vào nhân vật, nhập vai một cách thông minh, sáng tạo, biết kể lại câu chuyện vừa sát truyện gốc vừa có sáng tạo. - Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói thể hiện được khả năng trình diễn một bài tự thuật. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh, video về lễ hội Gióng. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 65
  66. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS xem lại bài viết HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành nói về truyện cổ tích hoặc truyền thuyết đã học. 66
  67. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 1. Yêu cầu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Bám sát các sự kiện chính cảu truyện - GV nêu rõ yêu cầu: HS cần nắm nhưng cũng có thể sáng tạo thêm chi được các yêu cầu kể lại một truyện tiết, hình ảnh, cách kết thúc truyện. truyền thuyết hoặc cổ tích - Phân biệt kể miệng với kể bằng viết, - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại truyện ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, cổ tích định kể, những nội dung quan nét mặt) phù hợp với nội dng câu trọng của truyện cổ tích, truyền thuyết chuyện. mà khi lể lại không thể bỏ qua. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, 2. Các bước tiến hành cách nói. a. Chuẩn bị - HS thực hiện nhiệm vụ - Đọc lại truyện Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực - Sắp xếp tranh ảnh, video, pô-xtơ hỗ hiện nhiệm vụ trợ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan b. Tìm ý và lập dàn ý đến bài học. - Xem lại dàn ý đã chuẩn bị, bổ sung + Các nhóm luyện nói và chỉnh sửa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các và thảo luận yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách 67
  68. + HS trình bày sản phẩm thảo luận kể lại câu chuyện. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Hoạt động 2: Trình bày bài nói a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 3. Trình bày bài viết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, lại truyện. các HS còn lại thực hiện hoạt động - Chú ý đảm bảo nội dung và cách kể nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá để truyện hấp dẫn, sinh động điền vào phiếu. GV lưu ý HS tận dụng được lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời nói như sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và sự tương tác tích cực với người nghe để tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho bài nói. - HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. 68
  69. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 4. Kiểm tra và chỉnh sửa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. - GV đặt thêm câu hỏi: + Với người nghe: Em thích nhất điều 69
  70. gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn. 70
  71. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS vận dụng, kể lại một truyện truyền thuyết khác mà em đã nghe đã đọc. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp dung công việc. - Thuyết trình sản - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập phẩm. - Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi tích cực của người học và bài tập - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo phong cách học khác nhau luận của người học 71
  72. Bài 2. THƠ (Thơ lục bát) Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: Số tiết: tiết ĐỌC HIỂU VĂN BẢN À ƠI TAY MẸ __Bình Nguyên___ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt: - HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con. - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa ) của bài thơ lục bát. - Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. 2. Năng lực a. Năng lực chung 72
  73. - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản À ơi tay mẹ. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản À ơi tay mẹ. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các bài cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: Giúp học sinh hiểu và trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh, clip về tình cảm cha mẹ dành cho con cái. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: 73
  74. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS nêu suy nghĩ và cảm nhận GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện của bản thân. nhiệm vụ: + Ngày bé, em có từng được nghe bà hoặc mẹ hát ru không? Em có cảm nhận như thế nào về những lời hát ru của bà, của mẹ. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Mẹ là người cho ta cuộc sống, chăm lo cho ta từng bữa ăn giấc ngủ. Tuổi thơ mỗi chúng ta đều được đắm chìm trong những lời ru tiếng hát của mẹ. Tiếng ru à ơi cho chúng ta say trong giấc ngủ bình yên, để dịu đi những ngày nắng hè oi ả. Có ai lớn lên mà không đi qua những câu hát giản đơn đầy ý nghĩa đó. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ À ơi tay mẹ để hiểu được những 74
  75. tình cảm của mẹ dành cho những đứa con. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS: xác định thể loại bài 1. Thể loại: thơ lục bát. thơ? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ) - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm, thể hiện được tình cảm của người con. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: mưa sa - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan 75
  76. đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Thể thơ lục bát. Các yếu tố đặc trưng: - Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. - Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (sa-qua, dàng – vàng, tròn - còn); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon- tròn, mòn – còn) - Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ được viết theo thể lục bát, mang đậm âm hưởng của ca dao dân ca Việt Nam. Điều đó giúp cho tác giả bộc lộ được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy 76
  77. ý nghĩa. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 2. Bố cục: 2 phần Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - P1: từ đầu vẫn còn hát ru : - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, Hình ảnh đôi bàn tay mẹ trả lời câu hỏi: Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có - P2: Tiếp một câu ru mình: thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung Lời ru của người mẹ hiền từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => 77
  78. Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2 II. Tìm hiểu chi tiết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: * Đôi bàn tay trước giông tố + Nhan đề và tranh minh hoạ gợi cho em cảm cuộc đời nhận gì? - “ mưa sa”, “bão qua mùa + Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi màng” gợi lên những gian nan, vất vả mà mẹ phải trải qua vất vả mẹ phải trải qua. + Qua đó, em có cảm nhận gì về sức mạnh - Các động từ “chắn”, “chặn” của đôi bàn tay mẹ? thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh + Dòng phi thường của mẹ để bảo vệ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. con trước mọi sóng gió, đêm lại Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện cho con hạnh phúc và bình yên. nhiệm vụ Là sức mạnh, bản năng của + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi người làm mẹ. Dự kiến sản phẩm: + Nhan đề và tranh minh hoạ gợi ra hình ảnh người mẹ âu yếm, ru con ngủ với những câu hát ngọt ngào. + Bàn tay mẹ: chắn mưa sa, chắn bão qua mùa màng mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó khăn để bảo vệ cho con Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của 78
  79. bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bình: Từ hình hài bé bỏng đến khi con khôn lớn trưởng thành, đó cũng là quãng thời gian bao gian nan, vất vả ập đến. Thế nhưng, đôi bàn tay gầy guộc, gân guốc của mẹ vẫn giang rộng đển chắn mưa, chặn bão, để xua đi * Đôi bàn tay dịu dàng, nuôi những giông tố cuộc đời, đem lại cho con nấng con nên người hạnh phúc và bình yên. Đôi bàn tay của mẹ thực sự nhiệm màu như cô tiên trong những - Cách gọi đứa con : cái trăng câu chuyện cổ tích ngày xưa. vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé NV3: con. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ thể hiện tình cảm âu yếm, Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm: dịu dàng, yêu thương con của + Em nhỏ trong bài thơ đã được gọi bằng người mẹ. những từ ngữ nào? Cách gọi đó thể hiện điều đó thể hiện tình cảm mẹ dành cho con? + Ở nhà, cha mẹ có gọi em bằng một tên riêng nào không? Tên gọi ấy có xuất phát từ ý nghĩa nào không? + Bài thơ lặp lại cụm từ “à ơi”, theo em điều này có tác dụng gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện 79
  80. nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Cách gọi đứa con : cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con. + Cụm từ à ơi lặp lại làm cho câu thơ giống lời hát ru Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Trái với vẻ cứng rắn, mạnh mẽ trước những bão giông cuộc đời để bảo vệ đứa con bé bỏng là đôi bàn tay dịu * Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi dàng, cưng nựng, âu yếm đứa con. Mẹ là vậy, sinh vì con như dòng sữa ngọt ngào tha thiết, luôn dịu dàng yêu mến con thơ. Lời thơ bắt đầu bằng - Bàn tay “thức một đời”. “mai cụm từ à ơi giống như lời ru con của mẹ, đưa sau bể cạn non mòn”, “chắt con nhẹ nhàng vào giấc ngủ bình yên. chiu từ những dãi dầu” NV4: hình ảnh đã thể hiện đức hi Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ sinh của mẹ, là những vất vả, - GV đặt câu hỏi : chắt chiu, chịu thương chịu 80
  81. + Hãy tìm những dòng thơ nói lên vất vả, hi khó, cả một đời vất vả nuôi con sinh của mẹ cho con? khôn lớn. + Trong những khổ thơ vừa tìm hiể, tác giả đã - Nghệ thuật : sử dụng biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý + Điệp từ, điệp cấu trúc : “bàn thơ? tay mẹ”, “à ơi” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. + Ẩn dụ: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện Bàn tay mẹ - người mẹ nhiệm vụ Cái trăng, mặt trời – người con + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Nghệ thuật ẩn dụ làm tăng Dự kiến sản phẩm: sức gợi cảm cho sự diễn đạt, - Bàn tay “thức một đời”. “mai sau bể cạn non biện pháp điệp từ nhấn mạnh mòn”, “chắt chiu từ những dãi dầu” được những hi sinh, vất vả của - Nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ đôi bàn tay mẹ. Qua đó, thể Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo hiện tình cảmyêu thương vô bờ luận bến của mẹ dành cho đứa con. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Tác giả rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh “bàn tay mẹ” để khắc hoạ hình ảnh người mẹ, người phụ nữ kiên cường, mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng ấm áp, dịu dàng. Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con, nuôi con trước những 2. Lời ru của người mẹ hiền 81
  82. giông bão cuộc đời. Vậy trong những lời ru - Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ của mình, mẹ đã truyền tải những thông điệp nhung mẹ: gì, những ước vọng nào được gửi gắm cho + "mềm ngọn gió thu", "tan những đứa con? đám sương mù lá cây": xua tan NV5 đi cái rét mướt, lạnh lẽo của Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời - GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 ru, từ trái tim người mẹ. của bài thơ và trả lời câu hỏi: + "cái khuyết tròn đầy", "cái + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì thương cái nhớ": thương cho trong các câu thơ? đứa con còn nhỏ, chưa phát + Lời ru của mẹ dành cho những ai? Mẹ triển đầy đủ, thương con khi mong điều gì qua những lời ru ấy? phải xa mẹ. + Mẹ có dành suy nghĩ cho mình hay không? + Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. lặng bãi bồi", "mưa không dột Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện chỗ bà ngồi khâu". nhiệm vụ + Nghĩ cho cả mọi người, cho + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi cuộc đời: "cho đời nín đau". Dự kiến sản phẩm: Tình yêu thương của mẹ - Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc “ Ru cho” rộng lớn, sâu sắc, mẹ dành mọi - Lời ru của mẹ dành cho đứa con: mềm ngọn niềm thương nỗi nhớ cho đứa gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết con của mình. tròn đầy, sóng lặng bãi bồi. Cho ngoại: không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu - Mẹ vì mọi người mà quên mất Cho đời: cho đời nín đau bản thân, chẳng một mong ước - Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân cho mình mình: "À ơi Mẹ chẳng một câu ru mình". Đức hi sinh cao cả, tình cảm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo thiêng liêng của người mẹ luận 82
  83. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Vẫn là mẹ với đôi bàn tay tảo tần, bế con trên tay với lời ru cũng là những ước mong mẹ gửi gắm. Mẹ mong cho mưa thuận gió hoà để con khoẻ mạnh; mong cho con khôn lớn trưởng thành; thương cho những ngày con phải xa hơi ấm từ mẹ. Và rồi, mẹ mong cho ngoại – người đã sinh ra và cả một đời tảo tần vì mẹ được khoẻ mạnh, bình an. Mong cho cuộc đời là những tháng ngày an yên, hạnh phúc. Trong bao gian lao, vất vả hàng ngày, mẹ vẫn suy nghĩ cho những người thân yêu bên cạnh mình nhưng mẹ lại quen đi chính mình “Mẹ chẳng một câu ru mình”. Bài thơ đã khắc hoạ đức hi sinh cao cả, lớn lao của những người mang trong mình thiên chức làm mẹ. NV6 III. Tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 1. Nội dung – Ý nghĩa: - GV đặt câu hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? Nêu * Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé - HS tiếp nhận nhiệm vụ. của mình. 83
  84. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện * Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi nhiệm vụ bàn tay và những lời ru, bài thơ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi đã khắc họa thành công một Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo người mẹ Việt Nam điển hình: luận vất vả, chắt chiu, yêu thương, + HS trình bày sản phẩm thảo luận hi sinh đến quên mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của b. Nghệ thuật bạn. - Thể thơ lục bát nhịp nhàng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm như lối hát ru con. vụ - Phối hợp hài hòa các biện + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp Ghi lên bảng cấu trúc. GV chuẩn kiến thức: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do. B. Lục bát. C, 5 chữ. D. Song thất lục bát. Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau? Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau 84
  85. À ơi Mẹ chẳng một câu ru mình. A. So sánh. B. Nói quá. C. Hoán dụ. D. Điệp từ. Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ? Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con. A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết. b. Lòng yêu thương con. C. Sự hi sinh quên mình. C. Lòng yêu thương xóm làng. Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào? A. Từ đơn. B. Từ ghép. C. Từ láy. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi 85
  86. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: 1. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm người mẹ dành cho con trong bài bài thơ. 2. Tìm hiểu để hiểu tehem về tác giả Bình Nguyên và hoàn cảnh sáng tác bài thơ GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV cung cấp thêm về tác giả Bình Nguyên và bài thơ - Tên thật là Nguyễn Đăng Hào. - Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. - Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Hình thức hỏi – - Phù hợp với mục tiêu, nội - Báo cáo thực hiện đáp - Thuyết trình dung công việc. sản phẩm. - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập - Thu hút được sự tham gia - Hệ thống câu hỏi tích cực của người học và bài tập 86
  87. - Sự đa dạng, đáp ứng các - Trao đổi, thảo phong cách học khác nhau luận của người học ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN BẢN VỀ THĂM MẸ ___Đinh Nam Khương___ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt: - HS nắm được nội dung của bài thơ, là những tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ, hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa ) của bài thơ lục bát. - Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Về thăm mẹ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Về thăm mẹ. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các VB cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh hinh thành những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương, biết ơn, trân 87
  88. trọng và hiếu thảo với cha mẹ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh, video về gia đình, quê hương - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS chia sẻ suy nghĩ GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã bao giờ sống xa nhà? Khi đi xa, người em nhớ nhất trong nhà là ai? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời 88
  89. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Chúng ta ai rồi cũng sẽ lớn, sẽ rời vòng tay của cha mẹ yêu thương để theo đuổi những đam mê, khát vọng của mình. Nhưng hình ảnh về quê hương, về mái nhà nơi có cha mẹ dịu hiền sẽ mãi níu giữ đôi chân và trái tim,nhắc nhở chúng ta quay về. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích một bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của người con xa quê dành cho mẹ trong ngày về thăm. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 89
  90. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS: xác định thể loại bài 1. Thể loại: thơ lục bát. thơ? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ) - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm, thể hiện được tình cảm của người con. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: chum tương, nón mê, áo tơi, người rơm. GV giải thích thêm đây đều là những vật gần gũi, giản dị với đời sống thôn quê. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Thể thơ lục bát. Các yếu tố đặc trưng: - Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. - Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát 90
  91. (đông-không, ra-oà, rồi-ngồi, bừa); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn) - Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ được viết theo thể lục bát, mang đậm âm hưởng của ca dao dân ca Việt Nam. Điều đó giúp cho tác giả bộc lộ được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy ý nghĩa. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 91
  92. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: 2. Bố cục: 2 phần Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - P1: Tình cảm của người con - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả với mẹ lời câu hỏi: - P2: Hình ảnh người mẹ + Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về thương con ai? + Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Bài thơ là lời của người con thể hiện cảm xúc với mẹ trong một lần xa quê về thăm mẹ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ gồm 4 khổ thơ, có thể phân tích theo hai hình ảnh đặc sắc trong bài, đó là tình cảm của người con đối với mẹ và 92
  93. hình ảnh người mẹ trong kí ức của con. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ II. Tìm hiểu chi tiết - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, HS thảo luận theo 1. Hình ảnh người mẹ trong kí nhóm ức của con + Người con về thăm mẹ trong hoàn cảnh - Hình ảnh mẹ gắn lền với bếp nào? lửa + Hình ảnh đầu tiên mà người con tìm đến là bếp lửa tượng trưng cho hơi gì?nêu ý nghĩa của hình ảnh đó? ấm, cho tình yêu thương của - HS tiếp nhận nhiệm vụ. ngôi nhà, thể hiện sự sự tần tảo, Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện đảm đang của người mẹ. đó nhiệm vụ cũng là những đặc điểm điển + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi hình của người mẹ, người phụ Dự kiến sản phẩm: nữ Việt Nam. + Hoàn cảnh: con về thăm mẹ một chiều mùa đông + Hình ảnh đầu tiên: bếp lửa Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bình: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với mẹ, mẹ mang lại hơi ấm cho căn bếp, mẹ giữ ngọn 93
  94. lửa yêu thương luôn nồng ấm cho gia đình. Người mẹ hiện lên với sự đảm đang, chu toàn, vun vén cho ngôi nhà. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những bữa cơm đạm bạc luôn đau đáu trong lòng những đứa con xa quê Mẹ về để nấu cơm chiều Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm: - Những sự vật gần gũi, đời + Người con đã nhìn thấy những hình ảnh thường gắn bó với mẹ : nào? Tìm và liệt kê những hình ảnh, cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ. + chum tương đã đậy. + Chỉ ra các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử + áo tơi lủn củn. dụng? + nón mê ngồi dầm mưa. + Những hình ảnh ấy gợi lên trong chúng ta + đàn gà, cái nơm hỏng vành. đặc điểm gì về người mẹ? - Tất cả các sự vật đều gần - HS tiếp nhận nhiệm vụ. gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện trọn vẹn. nhiệm vụ → Sự vất vả, tích cóp, tiết + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi kiệm của người mẹ để nuôi con Dự kiến sản phẩm: khôn lớn. + Những hình ảnh xuất hiện: bếp lửa, chum → Tình yêu của mẹ đối với tương, áo tơi, nón mê, đàn gà cái nơm hỏng con trọn vẹn. vành đó là những sự vật gần gũi, giản dị, mộc mạc, thân thuộc với mẹ, với ngôi nhà. - Nghệ thuật: Mẹ vất vả, tiết kiệm để nuôi con khôn lớn. + Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → 94