Hướng dẫn học môn Sinh 7 - Tuần 21

docx 4 trang thienle22 3210
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Sinh 7 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_sinh_7_tuan_21.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Sinh 7 - Tuần 21

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC: 2020-2021 HƯỚNG DẪN HỌC MÔN SINH 7- TUẦN 21 ( TỪ NGÀY 1/2-6/2) TIẾT 41: Chim bồ câu. A/ Nội dung bài học: I. Đời sống - Sống trên cây, bay giỏi. - Có tập tính làm tổ. - Là động vật hằng nhiệt - Sinh sản: Thụ tinh trong, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Thân : Hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay Quạt gió (động lực của sự bay), cản Chi trước: cánh chim không khí khi hạ cánh. Giúp chim bám chặt vào cành cây và Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau khi hạ cánh. Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến Làm cho cánh chim khi giang ra tạo mỏng nên một diện tích rộng. Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. chùm lông xốp. Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng Làm đầu chim nhẹ. Phát huy tác dụng của các giác quan, Cổ: Dài, khớp đầu với thân bắt mồi, rỉa lông. 2. Di chuyển Có hai hình thức di chuyển là : + Kiểu bay vỗ cánh: Cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. + Kiểu bay lượn: Cánh đập chậm rãi, không liên tục. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của luồng gió.
  2. B/ Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Trình bày Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu? Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất: 1. Đặc điểm sinh sản của bồ câu là a. Đẻ con b. Thụ tinh ngoài c. Vỏ trứng dai d. Không có cơ quan giao phối 2. Da của chim bồ câu a. Da khô, có vảy sừng b. Da ẩm, có tuyến nhờn c. Da khô, phủ lông mao d. Da khô, phủ lông vũ 3. Lông ống có tác dụng a. Xốp nhẹ, giữ nhiệt b. Giảm trọng lượng khi bay c. Tạo thành cánh và đuôi chim d. Giảm sức cản khi bay 4. Ý nghĩa của việc chim hình thành mỏ bao lấy hàm, không có răng là a. Bắt mồi dễ hơn b. Thân hình thoi c. Giúp chim thăng bằng đi đứng trên cành cây d. Làm đầu chim nhẹ hơn 5. Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng a. Làm nhẹ đầu chim b. Giảm sức cản khi bay c. Lông mịn và không thấm nước d. Giảm trọng lượng cơ thể TIẾT 42: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim. A/ Nội dung bài học: I. Các nhóm chim - Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều, chia làm 3 nhóm: + Chim chạy + Chim bơi
  3. + Chim bay - Lối sống và môi trường sống phong phú. II. Đặc điểm chung của lớp chim + Mình có lông vũ bao phủ + Chi trước biến đổi thành cánh + Có mỏ sừng + Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. III. Vai trò của chim + Lợi ích: Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm Cung cấp thực phẩm Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch. Giúp phát tán cây rừng. + Có hại: Ăn hạt, quả, cá Là động vật trung gian truyền bệnh B/ Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người? Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất: 1. Lớp chim gồm bao nhiêu loài a. 6600 loài b. 7600 loài c. 8600 loài d. 9600 loài 2. Nhóm Chim chạy có những đặc điểm nào thích nghi với tập tính chạy a. Lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước b. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi c. Cánh phát triển, chân có 4 ngón d. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón. 3. Loài chim nào KHÔNG thuộc nhóm Chim bay a. Chim đà điểu b. Vịt trời c. Chim én
  4. d. Chim ưng 4. Bộ Chim nào thường kiếm ăn vào ban đêm a. Bộ Gà b. Bộ Ngỗng c. Bộ Cú d. Bộ Chim ưng 5. Đặc điểm chân của bộ Gà là a. Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa b. Chân to, khỏe có vuốt cong sắc c. Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước d. Chân cao, to khỏe