Giáo án Vật lí Lớp 11 theo CV5512 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học

docx 67 trang nhungbui22 09/08/2022 3161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 theo CV5512 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_11_theo_cv5512_chuong_7_mat_va_cac_dung_c.docx

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 11 theo CV5512 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học

  1. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 50: LĂNG KÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được cấu tạo của lăng kính. - Trình bày được hai tác dụng của lăng kính: Tán sắc chùm ánh sáng trắng và làm lệch về phía đáy một chùm sáng đơn sắc. - Nêu được công dụng của lăng kính. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học Nhận biết được lăng kính trong thực tế, biết các ứng dụng của lăng kính 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên . Phiếu học tập và phiếu trợ giúp Phiếu học tập số 1 Tiến hành TN chiếu ánh sáng qua lăng kính. Câu 1:Quan sát và chỉ rõ tia tới, tia khúc xạ, tia ló, góc tới, góc khúc xạ Câu 2:Nhận xét về đường truyền sáng tại I và tại J Câu 3: a. Tại sao khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, (tại I) luôn có sự khúc xạ và tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới? b. Tại sao khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra ngoài không khí (tại J), tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến so với tia tới? Phiếu trợ giúp học tập số 1 Câu 2: Nhận xét về đường truyền sáng tại I và tại J - Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy lăng kính - Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy lăng kính Câu 3: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, là truyền vào môi trường chiết quang hơn, i1> r1 => tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới
  2. Tương tự khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra ngoài không khí, tức là truyền vào môi trường kém chiết quang hơn thì r2 tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến so với tia tới Phiếu học tập số 2 Nêu một số công dụng của lăng kính Phiếu trợ giúp học tập số 2 Máy quang phổ: Là dụng cụ dùng để phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ: Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ Phiếu trợ giúp học tập số 2 Lăng kính phản xạ toàn phần:là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh, ) b. Một số đồ dùng day học: - Thí nghiệm về tác dụng tán sắc của lăng kính và khảo sát đường truyền của tia sáng qua lăng kính - Một số lăng kính tự tạo - Các tranh ảnh về quang phổ, máy quang phổ 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1:Mở đầu: Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu về lăng kính a. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức cũ, chuẩn bị điều kiện xuất phát để nghiên cứu kiến thức mới b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: ý kiến của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện:
  3. Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần Bước 2 HS suy nghĩ cá nhân tìm câu trả lời Bước 3 GV đặt vấn đề: Khi tiến hành các TN về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần, để chính xác, ta phải dùng ánh sáng đơn sắc. Trong chương trình Vật lí THCS, ta đã biết một số dụng cụ có tác dụng phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng đơn sắc. Lăng kính là một trong các dụng cụ như vậy. Bài học này ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về dụng cụ này Bước 4 HS nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo lăng kính a. Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo của lăng kính, các phần tử của lăng kính và các đặc trưng của lăng kính b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: I. Cấu tạo lăng kính Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác. Một lăng kính được đặc trưng bởi: + Góc chiết quang A; + Chiết suất n. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV giới thiệu định nghĩa lăng kính: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác - Do cách sử dụng nên lăng kính thường được biểu diễn bằng một tam giác tiết diện thẳng Bước 2 - GVgiới thiệu một số lăng kính có trong hộp thí nghiệm quang học - Yêu cầu HS chỉ ra các phần tử của lăng kính HS: Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên - GV thông báo: Về phương diện quang học, lăng kính được đặc trưng bởi: Góc chiết quang A và chiết suất n của lăng kính Hoạt động 2.2: Khảo sát đường đi của tia sáng qua lăng kính a. Mục tiêu: - Trình bày được hai tác dụng của lăng kính: Tán sắc chùm ánh sáng trắng và làm lệch về phía đáy một chùm sáng đơn sắc. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: II. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
  4. 1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau.Đó là sự tán sắc ánh sáng. 2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI. + Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính. + Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy của lăng kính. Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính d. Tổ chức thực hiện: Bước 1 - GV tiến hành TN chứng tỏ ánh sáng đi qua lăng kính thì bị phân tích thành nhiều chùm sáng màu khác nhau - GV nhấn mạnh: Hiện tượng ánh sáng bị phân tích thành nhiều chùm sáng có màu như trên gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng - Trong phạm vi bài học, ta chỉ xét sự truyền của một chùm tia sáng hẹp đơn sắc (có một màu nhất định) qua một lăng kính Bước 2 - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1, HS có thể sử dụng phiếu trợ giúp nếu cần thiết - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện 1 nhóm trình bày. + Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính:  Khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy so với tia tới  Góc tạo bởi tia tới và tia ló gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số công dụng của lăng kính a. Mục tiêu: b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: III. Công dụng của lăng kính 1. Máy quang phổ Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ. Máy quang phổ phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng. 2. Lăng kính phản xạ toàn phần Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh, )
  5. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2. HS có thể sử dụng các phiếu trợ giúp nếu cần thiết Bước 2 Các nhóm thảo luận Bước 3 GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính: Lăng kính có nhiều công dụng trong khoa học và kĩ thuật như: là bộ phận chính của máy quang phổ, lăng kính phản xạ toàn phần ứng dụng trong ống nhòm, máy ảnh. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức chính của bài học b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm tóm tắt nội dung kiến thức chính của bài học Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 5 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: - Tìm hiểu thêm một số ứng dụng của lăng kính - Tìm hiểu và thực hiện thí nghiệm tạo Cầu vồng
  6. Vận dụng kiến - Đọc mục: Em có biết? thức Nội dung 2: - Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở THCS chuẩn bị cho tiết học Chuẩn bị tiết sau sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  7. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 51, 52, 53: CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH MỎNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được cấu tạo và phân loại thấu kính - Trình bày được khái niệm về quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật, tiêu cự, độ tụ của thấu kính - Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh (thật hay ảo, chiều, độ lớn) - Viết được các công thức của thấu kính - Nêu được một số công dụng của thấu kính - Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vât qua thấu kính hội tụ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Phân biệt được thấu kính lồi, lõm, hội tụ, phân kì. - Biết dựng ảnh của một vật qua thấu kính trong một số trường hợp đơn giản. - Quan sát, dự đoán kết quả rút ra từ thí nghiệm - Sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên a. Phiếu học tập và phiếu trợ giúp Phiếu học tập số 1 Câu 1: Định nghĩa thấu kính Câu 2: Chỉ ra đâu là thấu kính hội tụ, đâu là thấu kính phân kì trong các thấu kính sau: Câu 3: Vẽ tiếp đường đi của tia sáng trong các trường hợp sau
  8. Câu 4: Hoàn thành bảng sau: Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì Hình dạng (rìa) Đặc điểm chùm tia ló khi chùm tia tới song song Phiếu học tập số 2 Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi tương ứng Câu 1: Định nghĩa quang tâm, trục chính, trục phụ của thấu kính? Câu 2: Tính chất quang học của tiêu điểm ảnh chính, tiêu điểm ảnh phụ. Tiêu diện ảnh là gì? Câu 3: Tính chất quang học của tiêu điểm vật chính, tiêu điểm vật phụ. Tiêu diện vật là gì? Phiếu học tập số 3a
  9. Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ trong các trường hợp sau, nhận xét về tính chất (thật, ảo), độ lớn (so với vật), chiều (so với vật) trong mỗi trường hợp Phiếu học tập số 3b Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính phân kì trong các trường hợp sau, nhận xét về tính chất (thật, ảo), độ lớn (so với vật), chiều (so với vật) trong mỗi trường hợp
  10. Phiếu học tập số 4 Hoàn thành bảng sau: Phiếu học tập số 5 Đặt vật AB có chiều cao 4 cm và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 50 cm. Thấu kính có tiêu cự −30 cm. Xác định tính chất, chiều, độ cảo của ảnh? Vẽ ảnh Phiếu học tập số 6 Câu 1: Nêu một số công dụng của thấu kính? Câu 2: Giải thích tại sao khi đặt cốc thủy tinh trên các dòng chữ, nhìn từ trên xuống ta thường thấy hình ảnh các dòng chữ nhỏ đi? Phiếu học tập số 7 Câu 1: Viết công thức xác định tiêu cự của thấu kính phân kì Câu 2: Những khó khăn gặp phải nếu cần xác định tiêu cự của thấu kính phân kì? Câu 3: Đề xuất phương án khắc phục những khó khăn đó? Câu 4: Đề xuất những dụng cụ thí nghiệm cần thiết? b. Bộ thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì cho mỗi nhóm HS 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở THCS, kiến thức về khúc xạ ánh sáng và lăng kính. - Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thí nghiệm ở bài thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  11. Hoạt động 1: Mở đầu: Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu về thấu kính mỏng a. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức cũ, chuẩn bị điều kiện xuất phát để nghiên cứu kiến thức mới - Từ kiến thức thấu kính đã biết, kích thích HS tìm hiểu về sâu hơn về dụng cu quang học này b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: ý kiến của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: Kể tên các loại thấu kính đã học? Đặc điểm của các thấu kính đó? Bước 2 HS suy nghĩ cá nhân tìm câu trả lời: Có hai loại thấu kính là thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì - Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. - Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì có chùm tia ló phân kì. Bước 3 GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 4 GV đặt vấn đề: Ngay từ chương trình Vật lí THCS, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về thấu kính và một số ứng dụng của chúng. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về thấu kính mỏng, để bổ sung thêm cho những kiến thức đã học. Bước 5 HS nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các đặc trưng của thấu kính mỏng a. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật, tiêu cự, độ tụ của thấu kính b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 1. Thấu kính. Phân loại thấu kính  Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẵng. Phân loại: - Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ. - Thấu kính lỏm (rìa dày) là thấu kính phân kì 2. Các đặc trưng của thấu kính a. Quang tâm Điểm O chính giữa của thấu kính mà mọi tia sáng tới truyền qua O đều truyền thẳng gọi là quang tâm của thấu kính. Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.
  12. Các đường thẳng khác qua quang tâm O là trục phụ của thấu kính. b. Tiêu điểm, tiêu diện  Tia tới song song với trục của thấu kính cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) hội tụ tại một điểm trên trục. Điểm đó là tiêu điểm ảnh của thấu kính.  Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) xuất phát từ một điểm trên trục cho chùm tia ló song song với trục đó. Điểm đó gọi là tiêu điểm vật của thấu kính Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm chính F (tiêu điểm vật) và F’ (tiêu điểm ảnh) đối xứng với nhau qua quang tâm và có vô số các tiêu điểm phụ vật Fn và các tiêu điểm phụ ảnh Fn’. Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện vật và tiêu diện ảnh. c. Tiêu cự. Độ tụ Tiêu cự: f = OF' . 1 Độ tụ: D = .Đơn vị của độ tụ là điôp (dp) f Qui ước: Thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0. Thấu kính phân kì: f < 0 ; D < 0 d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 3 - GV giao nhiệm vụ mới: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 4 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Trong quá trình hoạt động, HS có thể sử dụng các phiếu trợ giúp hoặc yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên nếu thấy cần thiết - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Tổng kết nội dung kiến thức chính cần nắm: a. Quang tâm Điểm O chính giữa của thấu kính mà mọi tia sáng tới truyền qua O đều truyền thẳng gọi là quang tâm của thấu kính. Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính. Các đường thẳng khác qua quang tâm O là trục phụ của thấu kính. b. Tiêu điểm, tiêu diện  Tia tới song song với trục của thấu kính cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) hội tụ tại một điểm trên trục. Điểm đó là tiêu điểm ảnh của thấu kính.  Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) xuất phát từ một điểm trên trục cho chùm tia ló song song với trục đó. Điểm đó gọi là tiêu điểm vật của thấu kính
  13. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm chính F (tiêu điểm vật) và F’ (tiêu điểm ảnh) đối xứng với nhau qua quang tâm và có vô số các tiêu điểm phụ vật Fn và các tiêu điểm phụ ảnh Fn’. Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện vật và tiêu diện ảnh. GV thông báo khái niệm tiêu cự và độ tụ:  Tiêu cự của thấu kính được định nghĩa: f = OF 1  Độ tụ của thấu kính được định nghĩa: D = . f Đơn vị của độ tụ là điôp (dp) Qui ước: Thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0. Thấu kính phân kì: f 2f: ảnh thật, nhỏ hơn vật. - d = 2f: ảnh thật, bằng vật. - 2f > d > f: ảnh thật lớn hơn vật. - d = f: ảnh rất lớn, ở vô cực. - f > d: ảnh ảo, lớn hơn vật. Thấu kính phân kì Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở THCS trả lời câu hỏi: Thế nào là ảnh thật, ảnh ảo?
  14. GV tổng quát hóa khái niệm ảnh điểm, vật điểm Bước 2 GVnhấn mạnh lại đường đi của ba tia tới đặc biệt: - Tia tới qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng - Tia tới song song với trục của thấu kính cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm ảnh của trục đó - Tia tới (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật trên trục cho tia ló song song với trục đó Bước 3 GV hướng dẫn HS vẽ ảnh của một trường hợp ở thấu kính hội tụ, cách xác định tính chất của ảnh, chiều của ảnh, độ lớn của ảnh. Sau đó yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu học tập số 3, 4 Bước 4 HS nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số công thức của thấu kính a. Mục tiêu: Viết được các công thức xác định vị trí và công thức xác định số phóng đại của thấu kính b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 4. Các công thức về thấu kính 1 1 1  Công thức xác định vị trí ảnh: = f d d ' A' B ' d '  Công thức xác định số phóng đại:k = = - AB d  Qui ước dấu: Vật thật: d > 0. Vật ảo: d 0. Ảnh ảo: d’ 0: ảnh và vật cùng chiều ; k 0. Vật ảo: d 0. Ảnh ảo: d’ 0: ảnh và vật cùng chiều ; k < 0: ảnh và vật ngược chiều. Bước 2 - GV yêu cầu nhóm HS hoàn thành phiếu học tập số 5 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Trong quá trình hoạt động, HS có thể sử dụng các phiếu trợ giúp hoặc yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên nếu thấy cần thiết - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
  15. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 3 GV thông qua bài giải để khái quát hóa các bước chính giải bài toán cơ bản về thấu kính: df 50 30 + d/ 18,75 cm : ảnh ảo, cách thấu kính d f 50 30 18,75cm d/ 18,75 + Số phóng đại của ảnh: k 0,375: ảnh cùng chiều d 50 và bằng 0,375 lần vật. + Chiều cao của ảnh: A/ B/ k AB 1,5cm Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3.1: Xác định tiêu cự thấu kính phân kì a. Mục tiêu: - Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì và khảo sát sự tạo ảnh của một vật trong trường hợp này b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kĩ năng phân tích và đề xuất phương án thí nghiệm và biết cách sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hiện phiếu học tập số 7 đã được giao về nhà ở tiết học trước Bước 2 Học sinh báo cáo kết quả: 1 1 1 Công thức xác định tiêu cự thấu kính phân kì: = f d d ' Muốn xác định f phải xác định được d và d’. Trong khi đó, ảnh tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo không hứng được trên màn, nên ta không thể xác định được d’ Phương án khắc phục khó khăn: Kết hợp thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì để tạo một hệ thấu kính đồng trục, khảo sát sự tạo ảnh của vật thật AB qua hệ thấu kính này. Bước 3 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và thống nhất phương án thực hành. Giới thiệu từng dụng cụ thí nghiệm. Bước 5 - Yêu cầu HS lắp ráp các dụng cụ TN theo sơ đồ hình 35.3 SGK, chú ý các dụng cụ được lắp vuông góc với giá quang học - Hướng dẫn HS cách kiểm tra và điều chỉnh đèn chiếu sáng Đ sao cho chùm sáng phát ra từ đèn vừa kín mặt vật AB đặt trên giá quang học - Hướng dẫn HS cách dịch chuyển và các xác định vị trí các thấu kính và vị trí màn ảnh M để thu ảnh rõ nét hiện trên màn
  16. - Yêu cầu HS tiến hành thực hành cẩn thận, nhẹ nhàng trong từng thao tác. Bước 6 HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, tiến hành theo các bước ghi rõ trong mục V SGK Trong thời gian HS làm thực hành, GV theo dõi quan sát từng nhóm, hỗ trợ kịp thời - Sau khi hết thời gian thực hành, GV yêu cầu HS dựa vào kết quả đo đạc được, xử lí số liệu và hoàn thành báo cáo, nộp vào giờ học tiếp theo - Yêu cầu HS thu gọn dụng cụ thí nghiệm, GV tiếp nhận dụng cụ, kiểm tra dụng cụ Hoạt động 3.2: Hệ thống hóa kiến thức a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức chính của bài học b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm hệ thống kiến thức chính đã học (khuyến khích dùng sơ đồ tư duy) Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 5 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Tự mình có thể dựng một bài tập đơn giản để đố các bạn và tự mình đưa ra hướng giải cho các bạn. - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: - Từ nội dung ba bài tập trong phiếu học tập sô 5, hãy tự ra bài tập Rèn khả năng tương ứng cùng dạng với bài tập đó (kèm hướng giải) ra đề Nội dung 2: - Tìm hiểu thêm một số công dụng của thấu kính
  17. Vận dụng kiến - Làm bài tập trong SGK thức V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  18. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 54: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về thấu kính 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Rèn luyên kĩ năng giải các bài tập định lượng về thấu kính. - Rèn luyện kĩ năng tính toán và suy luận cho học sinh 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu 1. Đặt vật AB có chiều cao 4 cm và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 50 cm. Thấu kính có tiêu cực −30 cm. Ảnh của vật qua thấu kính A. là ảnh thật. B. cách thấu kính 20 cm. C. có số phóng đại ảnh −0,375. D. có chiều cao 1,5 cm. Câu 2. Vật sáng nhỏ AB đặt vụông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là A. 18 cm. B. 24 cm. C. 63 cm. D. 30 cm. Câu 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo hởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp ba lần vật. Vật AB cách thấu kính A. 15 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm. Câu 4. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Anh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính A. 10 cm. B. 45 cm. C. 15 cm. D. 90 cm. Câu 5. Một điểm sáng S ở trước một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự 3 cm. Điểm sáng S cách thấu kính 4 cm và cách trục chính của thấu kính 5/3 cm cho ảnh S’ A. ảnh ảo cách O là 12 cm. B. ảnh ảo cách O là 13 cm. C. ảnh thật cách O là 12 cm. D. ảnh thật cách O là 13 cm.
  19. Phiếu học tập số 2 Vật sáng AB đặt trên trục chính thấu kính phân kì cho ảnh bằng 1/3 vật. Dịch vật dọc theo trục chính một đoạn 12cm thì ảnh bằng 0,5 lần vật. Hỏi vật dịch lại gần hơn hay ra xa thấu kính? Tìm tiêu cự thấu kính? 2. Học sinh - Ôn lại công thức thấu kính - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn tập lại kiến thức cũ a. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại công thức, kiến thức của bài học trước để làm các bài tập liên quan b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Hệ thống lại công thức thấu kính d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS nhắc lại công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại ảnh, qui ước về dấu Bước 2 HS trả lời câu hỏi để ôn tập lại kiến thức cũ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập trắc nghiệm a. Mục tiêu: - Vận dụng công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại ảnh để giải một số bài tập đơn giản b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đặt vật AB có chiều cao 4 cm và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 50 cm. Thấu kính có tiêu cực −30 cm. Ảnh của vật qua thấu kính A. là ảnh thật. B. cách thấu kính 20 cm. C. có số phóng đại ảnh −0,375. D. có chiều cao 1,5 cm.  Lời giải: df 50 30 + d/ 18,75 cm : ảnh ảo, cách thấu kính 18,75cm d f 50 30 d/ 18,75 + Số phóng đại của ảnh: k 0,375: ảnh cùng chiều và bằng 0,375 lần vật. d 50 + Chiều cao của ảnh: A/ B/ k AB 1,5cm ✓ Chọn đáp án D Câu 2. Vật sáng nhỏ AB đặt vụông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là A. 18 cm. B. 24 cm. C. 63 cm. D. 30 cm.  Lời giải: + Đối với thấu kính phân kì vật thật luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
  20. + Đối với thấu kính hội tụ vật thật đặt trong khoảng từ tiêu điểm đến thấu kính sẽ cho ảnh ảo lớn hơn vật. Do đó, thấu kính phải là thấu kính hội tụ. df d/ f + d/ k d 15 f 30 cm d f d d f k 2 ✓ Chọn đáp án D Câu 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo hởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp ba lần vật. Vật AB cách thấu kính A. 15 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.  Lời giải: d/ f 30 + k 3 d 40 cm d d f d 30 ✓ Chọn đáp án D Câu 4. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Anh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính A. 10 cm. B. 45 cm. C. 15 cm. D. 90 cm.  Lời giải: d/ f 30 + 2 k d 15 cm d d f d 30 ✓ Chọn đáp án C Câu 5. Một điểm sáng S ở trước một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự 3 cm. Điểm sáng S cách thấu kính 4 cm và cách trục chính của thấu kính 5/3 cm cho ảnh S’ A. ảnh ảo cách O là 12 cm. B. ảnh ảo cách O là 13 cm. C. ảnh thật cách O là 12 cm. D. ảnh thật cách O là 13 cm.  Lời giải: / df 4.3 S d d + d/ 12 cm : ảnh thật, cách thấu kính d f 4 3 H/ 12cm. H O d/ 12 + Số phóng đại ảnh: k 3: ảnh ngược / d 4 S chiều và bằng 3 lần vật. 5 + Ảnh cách trục chính: S/ H/ k SH 3 5cm 3 + Khoảng cách: S/O S/ H/2 OH/2 52 122 13 cm ✓ Chọn đáp án D d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV chia nhóm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
  21. Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 2.2: Giải một số bài tập tự luận a. Mục tiêu: Có được phương pháp giải một số dạng toán thường gặp b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TỰ LUẬN Vật sáng AB đặt trên trục chính thấu kính phân kì cho ảnh bằng 1/3 vật. Dịch vật dọc theo trục chính một đoạn 12cm thì ảnh bằng 0,5 lần vật. Hỏi vật dịch lại gần hơn hay ra xa thấu kính? Tìm tiêu cự thấu kính? Giải - Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật => k > 0 f 1 Trước khi dịch chuyển:k1 d1 2f (1) f d1 3 f 1 - Sau khi dịch chuyển: k1 d2 f (2) f d2 2 Ta thấy d1> d2 nên vật dịch lại gần thấu kính Ta lại có: d2 = d1 – 12 (3) Thế (1) và (2) vào (3) Suy ra: f = -12cm d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Hoạt động 4: Vận dụng
  22. a. Mục tiêu: - Tự mình có thể dựng một bài tập đơn giản để đố các bạn và tự mình đưa ra hướng giải cho các bạn. - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Từ nội dung bài tập và phương pháp giải bài tập ở phiếu học tập số 2, Rèn khả năng hay tự ra đề 2 bài tập tương ứng cùng dạng với 2 bài tập đó (kèm hướng ra đề giải) Nội dung 2: Ôn lại kiến thức về: Chuẩn bị cho - Công thức thấu kính và sự tạo ảnh của hệ quang học tiêt sau - Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy ảnh (Vật lí 9) - Cấu tạo của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục (Sinh học 8, Vật lý 9) V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  23. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 55, 56: BÀI 31: MẮT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt. - Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ. - Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này - Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Biết vận dụng các cách khắc phục các tật của mắt trong các trường hợp cụ thể. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên a. Phiếu học tập và phiếu trợ giúp Phiếu học tập số 1 Trình bày cấu tạo của mắt về phương diện quang học
  24. Phiếu học tập số 2 Sự tạo ảnh qua thể thủy tinh giống như sự tạo ảnh của một thấu kính hội tụ. 1 1 1 Lúc này = với f là tiêu cự thủy tinh thể, d là khoảng cách từ vật đến thủy f d d ' tinh thể và d’ là khoảng cách từ ảnh đến thủy tinh thể (d’ = OV) Câu 1: Để mắt nhìn rõ các vật với các khoảng cách d khác nhau thì có thể thay đổi các đại lượng nào? Phương án nào có thể thực hiện được? Câu 2: Thế nào là sự điều tiết của mắt? Xác định tiêu cự của mắt khi mắt ở trạng thái không điều tiết và khi mắt điều tiết tối đa. Phiếu học tập số 3 Quan sát hình vẽ và nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 9 để trả lời câu hỏi: Câu 1:Điểm Cv là gì ? Đối với mắt bình thường, điểm Cv ở đâu ? Câu 2: Điểm Cc là gì ? Câu 3: Thế nào là khoảng nhìn rõ, khoảng cực cận, khoảng cực viễn?
  25. Phiếu học tập số 4 So sánh sự tương đồng và khác nhau giữa máy ảnh và mắt bằng cách hoàn thành bảng sau Sự tương đồng: Máy ảnh Mắt Vật kính (TKHT) Phim Cửa sập Mi mắt Màng chắn có lỗ Con ngươi tròn C Điểm khác nhau Máy ảnh Mắt Vị trí thấu kính (thay đổi được hay không) Tiêu cự (thay đổi được hay không) Phiếu học tập số 5 Câu 1: Tại sao hình ảnh chú sói lớn bằng hình mặt trăng? Câu 2: Góc trông của vật là gì và phụ thuộc vào yếu tố nào? Vẽ hình xác định góc trông của mặt trăng hoặc mặt trời? Câu 3: Năng suất phân li của mắt là gì? Nêu điều kiện để mắt phân biệt được hai điểm A, B? Câu 4: Nhờ hiện tượng gì mà ta có thể thấy được các ảnh trên ti vi chuyển động?
  26. Phiếu học tập số 6a MẮT CẬN THỊ Câu 1: Nêu đặc điểm của mắt cận thị? Câu 2: Vị trị điểm Cc và Cv ở mắt cận thị? Câu3: Nguyên nhân gây tật cận thị ở mắt? Câu 4: Quan sát kính cận và nêu cách khắc phục tật cận thị? Phiếu trợ giúp phiếu học tập số 6a Nguyên nhân gây tật cận thị ở mắt Cách khắc phục tật cận thị
  27. Cách 1: Đeo thấu kính phân kì sao cho vật ở xa vô cực cho ảnh ảo hiện lên ở điểm Cv của mắt Cách 2: Phẫu thuật làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc Phiếu học tập số 6b MẮT VIỄN THỊ Câu 1: Nêu đặc điểm của mắt viễn thị? Câu 2: Cách sửa tật viễn thị? Phiếu trợ giúp phiếu học tập số 6b Cách sửa tật viễn thị Cách 1: Đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt bình thường
  28. Cách 2: Phẫu thuật giác mạc Phiếu học tập số 6c MẮT LÃOTHỊ Câu 1: Nêu đặc điểm của mắt lão thị Câu 2: Nguyên nhân gây tật lão thị ở mắt? Câu 3: Quan sát kính lão (kính hai tròng). Sử dụng kính và cho biết tác dụng của kính? Từ đó suy ra cấu tạo của kính và nêu cách khắc phục tật lão thị? Phiếu học tập số 6d Tật của mắt Đặc điểm Cách khắc phục Mặt cận Mắt viễn Mắt lão b. Các thiết bị dạy học - Mô hình cấu tạo của mắt hoặc hình vẽ 31.2 phóng to - Hình vẽ phóng to mô tả các tật của mắt - Phần mềm mô tả sự điều tiết của mắt, các ví dụ (tranh ảnh, các loại kính, ) mô tả các tật của mắt và cách khắc phục - Kính cận, kính lão, 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về
  29. - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu về mắt a. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức cũ, chuẩn bị điều kiện xuất phát để nghiên cứu kiến thức mới - Từ kiến thức về mắt đã học ở THCS, kích thích HS tìm hiểu sâu hơn về bộ phận này b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: ý kiến của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: Nêu cấu tạo của mắt Bước 2 HS dựa vào kiến thức cũ đã biết suy nghĩ cá nhân tìm câu trả lời Bước 3 GV đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Mắt là hệ quang học hết sức phức tạp và tinh vi. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn cấu tạo mắt người về phương diện quang học, tìm hiểu xem mắt có thể có những tật gì và cách khắc phục các tật đó như thế nào? Bước 4 HS nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo quang học của mắt a. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 1. Cấu tạo quang học của mắt - Giác mạc: lớp màng sừng cứng, trong suốt,bảo vệ các cơ quan phía trong. - Thủy dịch, dịch thủy tinh: Chất dịch trong suốt có chiết suất ~1,333. - Lòng đen: trên có lỗ tròn đường kính có thể thay đổi được gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kínhthay đổi tùy theo cường độ chùm sáng chiếu vào võng mạc. - Thủy tinh thể: khối chất trong suốt dạng thấu kính hội tụ,tạo ảnh thật của vật cần quan sát trên võng mạc. - Màng lưới (võng mạc): Nhận tín hiệu ánh sáng truyền thông tin lên não (cho cảm nhận về đối tượng được quan sát). - Điểm vàng: vùng lõm nhỏ trên võng mạc mà nhận ánh sáng rất nhạy. - Điểm mù: điểm trên võng mạc hoàn toàn không nhạy sáng Tổng quát, mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó: - Thấu kính mắt có vai trò như vật kính - Màng lưới có vai trò như phim
  30. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo của mắt và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 2 - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm -Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện 1 nhóm trình bày. + Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, nhấn mạnh các bộ phận: giác mạc, con ngươi, thể thủy tinh, màng lưới - Tổng quát, mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó: + Thấu kính mắt có vai trò như vật kính + Màng lưới có vai trò như phim Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt, năng suất phân li và hiện tượng lưu ảnh của mắt a. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ. - Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 2. Sự điều tiết của mắt a. Sự điều tiết của mắt Sự điều tiết của mắt là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới. b. Điểm cực viễn, điểm cực cận của mắt Điểm cực viễn của mắt (C V) là điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được rõ nét. Khi quan sát (ngắm chừng) ở cực viễn mắt không phải điều tiết (fmax) Điểm cực cận của mắt (Cc) là vị trí gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà tại đó mắt còn quan sát được rõ nét. Khi ngắm chừng ở cực cận mắt phải điều tiết cực đại (fmin)  Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. 3. Năng suất phân li của mắt Góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được một vật gọi là năng suất phân li của mắt. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV đặt vấn đề: Khi quan sát vật, muốn cho mắt có thể nhìn thấy vật thì màng lưới phải hứng được ảnh rõ nét trên màn. Khoảng cách từ vật
  31. đến mắt là khác nhau. Làm thế nào để có thể nhìn rõ được các vật mà không phải dịch chuyển vật? - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện 1 nhóm trình bày. + Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, nhấn mạnh lại kiến thức chính: Sự điều tiết của mắt là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới Bước 2 - GV giao nhiệm vụ mới: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Trong quá trình hoạt động, HS có thể sử dụng các phiếu trợ giúp hoặc yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên nếu thấy cần thiết - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Tổng kết nội dung kiến thức chính cần nắm: Điểm cực viễn của mắt (CV) là điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được rõ nét. Khi quan sát (ngắm chừng) ở cực viễn mắt không phải điều tiết (fmax) Điểm cực cận của mắt (Cc) là vị trí gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà tại đó mắt còn quan sát được rõ nét. Khi ngắm chừng ở cực cận mắt phải điều tiết cực đại (fmin)  Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. Bước 3 - GV đặt vấn đề mới cần tìm hiểu: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4 - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện 1 nhóm trình bày. + Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh để HS thấy được sự tương đồng và khác nhau giữa mắt và máy ảnh Bước 4 Yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu học tập số 5 để tìm hiểu về năng suất phân li của mắt và hiện tượng lưu ảnh của mắt Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục a. Mục tiêu: Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục
  32. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 4. Các tật của mắt và cách khắc phục: a. Mắt cận thị: Đặc điểm: - Khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc ( fmax OV). - Điểm cực cận rất xa mắt - Nhìn xa vô cùng đã phải điều tiết.  Cách sửa: đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp.c. Mắt lão c. Mắt lão thị: Đặc điểm: - Thủy tinh thể bị xơ cứng. - Điểm cực cận rất xa mắt. Cách sửa: đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp. 5. Hiện tượng lưu ảnh của mắt Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác về đối tượng sau khi ánh sáng đến mắt đã tắt sau 1/10 s gọi là hiện tượng lưu ảnh. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV đặt vấn đề: Mắt bình thường là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F’ nằm trên võng mạc Điểm cực viễn Cv ở vô cực. Điểm cực cận Cc cách mắt từ 10-20cm Tuy nhiên, mắt có rất nhiều tật, trong bài học này ta chỉ xét đến các tật phổ biến là mắt cận, mắt viễn và mắt lão Bước 2 - Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 6a, 6b, 6c, 6d. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. - Cả lớp chia là 3 nhóm chuyên gia và 6 nhóm mảnh ghép (mỗi nhóm mảnh ghép phải có ít nhất 3 người từ 3 nhóm chuyên gia)
  33. Ba nhóm chuyên gia sẽ tiến hành tìm hiểu ba tật cơ bản của mắt (mỗi nhóm một trường hợp) ở các phiếu 6a, 6b, 6c Trường hợp 1: Mắt cận thị Trường hợp 2: Mắt viễn thị Trường hợp 3: Mắt lão thị Các thành viên nhóm chuyên gia sẽ chia sẻ kiến thức tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm mảnh ghép và hoàn thành phiếu học tập số 6a,6b,6c. Sau khi đã hoàn thành các phiếu 6a,6b,6c các nhóm sẽ hoàn thành phiếu 6d. Các nhóm có thể sử dụng phiếu trợ giúp nếu cần thiết Bước 3 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính: a. Mắt cận thị: Đặc điểm: - Khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc ( fmax OV). - Điểm cực cận rất xa mắt - Nhìn xa vô cùng đã phải điều tiết.  Cách sửa: đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp.c. Mắt lão c. Mắt lão thị: Đặc điểm: - Thủy tinh thể bị xơ cứng. - Điểm cực cận rất xa mắt. Cách sửa: đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức chính của bài học b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm để hệ thống nội dung chính bài học dưới dạng sơ đồ tư duy
  34. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 5 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: - Làm bài tập trong SGK Vận dụng kiến - Làm bài thuyết trình chủ đề: Cận thị học đường thức Nội dung 2: Nắm vững kiến thức bài Mắt để tiết sau làm bài tập Chuẩn bị cho tiết sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  35. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 57: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về mắt và các tật của mắt. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Rèn luyên kĩ năng giải các bài tập định lượng về mắt và các tật của mắt. - Rèn luyện kĩ năng tính toán và suy luận cho học sinh 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người ấy muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ A. -1,67 điôpB. -2 điôpC.- 1,5 điôpD. -2,52 điôp Câu 2: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo mắt kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần mắt nhất là A.16,7 cm. B.22,5 cm. C.17,5 cm. D.15 cm. Câu 3: Mộtngườicậnthịcóđiểmcựcviễncáchmắt50cm,điểmcựccậncáchmắt10cm.Ngườiđ óphảiđeo kínhcóđộtụ-2điốp.Hỏingườiđócóthểnhìnđượcvậtgầnnhấtlàbaonhiêu? A.15cm B.12,5cmC.12cm D. 20cm Câu 4: Một người viễn thị nhìn rõ vật từ khoảng cách d 1 = 1/3 m khi không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = 1/4 m. Kính của người đó có độ tụ là. A.D = 0,5 dp.B.D = 1 dp.C.D = 0,75 dp.D.D = 2 dp. Câu 5: Một cụ già khi đọc sách cáh mắt 25 cm phải đeo kính số 2, thì khoảng cách ngắn nhất của cụ là: A. 0,5 m. B. 1m. C. 2m. D. 25cm. Phiếu học tập số 2
  36. Câu 1:Một người cận thị khi đeo kính sát mắt có độ tụ −2 (dp) thì có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 12,5 cm tới vô cùng. Hỏi khi không đeo kính, người đó chỉ có thể nhìn thấy vật đặt trong khoảng nào? Câu 2: Một người có điểm cực viễn cách mắt 25 cm và điểm cực cận cách mắt 10 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ −2 dp thì có thể nhìn rõ các vật nằm trong khoảng nào trước kính? 2. Học sinh - Ôn lại công thức về thấu kính, các tật của mắt và cách khắc phục - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn tập lại kiến thức cũ a. Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại công thức, kiến thức của bài học trước để làm các bài tập liên quan b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Nhớ lại kiến thức về các tật của mắt và cách khắc phục d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS nhắc lại công thức xác định vị trí ảnh của thấu kính, các tật của mắt và cách khắc phục Bước 2 HS trả lời câu hỏi để ôn tập lại kiến thức cũ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập trắc nghiệm a. Mục tiêu: - Vận dụng cách khắc phục các tật của mắt, công thức thấu kính để giải một số bài tập đơn giản b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người ấy muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ A. -1,67 điôpB. -2 điôpC.- 1,5 điôpD. -2,52 điôp Câu 2: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo mắt kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần mắt nhất là A.16,7 cm. B.22,5 cm. C.17,5 cm. D.15 cm. Câu 3: Mộtngườicậnthịcóđiểmcựcviễncáchmắt50cm,điểmcựccậncáchmắt10cm.Ngườiđóphả iđeo kínhcóđộtụ-2điốp.Hỏingườiđócóthểnhìnđượcvậtgầnnhấtlàbaonhiêu? A.15cm B.12,5cmC.12cm D. 20cm Câu 4: Một người viễn thị nhìn rõ vật từ khoảng cách d 1 = 1/3 m khi không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = 1/4 m. Kính của người đó có độ tụ là. A.D = 0,5 dp.B.D = 1 dp.C.D = 0,75 dp.D.D = 2 dp. Câu 5: Một cụ già khi đọc sách cáh mắt 25 cm phải đeo kính số 2, thì khoảng cách ngắn nhất của cụ là:
  37. A. 0,5 m. B. 1m. C. 2m. D. 25cm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV chia nhóm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 2.2: Giải một số bài tập tự luận a. Mục tiêu: Có được phương pháp giải một số dạng toán về mắt thường gặp b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1:Một người cận thị khi đeo kính sát mắt có độ tụ −2 (dp) thì có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 12,5 cm tới vô cùng. Hỏi khi không đeo kính, người đó chỉ có thể nhìn thấy vật đặt trong khoảng nào? Lời giải: 1 1 D d OC k Ok Mat C C Sơ đồ tạo ảnh: AB  A1B1  V E5F E55F 1 1 d 0,25  / d dM OCV D E555555F k  dv OCV 1 1 2 0,125 OCC OCC 0,1 m 1 1 OC 0,5 m 2 V OCV Câu 2: Một người có điểm cực viễn cách mắt 25 cm và điểm cực cận cách mắt 10 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ −2 dp thì có thể nhìn rõ các vật nằm trong khoảng nào trước kính? Lời giải:
  38. 1 1 D d OC k Ok Mat C C  Sơ đồ tạo ảnh: AB  A1B1  V E5F E55F 1 1 d 0,25  / d dM OCV D E555555F k  dv OCV 1 1 2 dC 0,1 dC 0,125 m 1 1 d 0,5 m 2 V dV 0,25 d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Tự mình có thể dựng một bài tập đơn giản để đố các bạn và tự mình đưa ra hướng giải cho các bạn. - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Từ nội dung bài tập và phương pháp giải bài tập ở phiếu học tập số 2, Rèn khả năng hay tự ra đề 2 bài tập tương ứng cùng dạng với 2 bài tập đó (kèm hướng ra đề giải) Nội dung 2: Ôn lại kiến thức về thấu kính, chuẩn bị cho bài học tiếp theo Chuẩn bị cho tiêt sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  39. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 58, 59, 60: CHỦ ĐỀ: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI, KÍNH THIÊN VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn - Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên a. Phiếu học tập và phiếu trợ giúp Phiếu học tập số 1 Con ruồi Con bọ chét được phóng đại lên 2 triệu lần. Con kiến
  40. Con muỗi
  41. Phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 3 Câu 1: Sắp xếp các dụng cụ quang ở phiếu học tập số 2 tương ứng với hình ảnh có thể quan sát được ở phiếu học tập số 1 Câu 2: Điền tên các dụng cụ quang vào bảng sau: Chức năng Tên dụng cụ Quan sát vật nhỏ Quan sát vật ở xa Phiếu học tập số 4 Quan sát kính lúp, dùng tay cảm nhận và thí nghiệm dùng kính lúp quan sát ảnh của vật có kích thước nhỏ, và trả lời câu hỏi: Câu 1: Nêu cấu tạo kính lúp? Câu 2: Muốn kính lúp tạo ảnh ảo thì phải đặt đặt vật trong khoảng nào? Muốn nhìn được ảnh tạo bởi kính lúp thì cần có điều kiện gì? Câu 3: Để thõa mãn được điều kiện ở câu 2 thì khi dùng kính ta phải điều chỉnh. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí nào đó gọi là ngắm chừng ở vị trí đó. Có những cách ngắm chừng nào? Hai cách ngắm chừng đó có gì khác nhau? Để mắt không bị mỏi thì nên ngắm chừng ở đâu? Câu 4: Vẽ ảnh tạo bởi kính lúp Câu 5: Thiết lập công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực?
  42. Phiếu học tập số 5 Dùng kính hiển vi quan sát mẫu vật và trả lời các câu hỏi: Câu 1: Nêu công dụng và cấu tạo kính hiển vi? Câu 2:Đường truyền của chùm tia sáng qua kính hiển vi khi ngắm chừng ở Cv. Hãy thiết lập công thức tính số bội giác trong trường hợp này? Phiếu học tập số 6 Câu 1: Nêu chức năng của vật kính và thị kính của kính hiển vi Câu 2: Lập sơ đồ tạo ảnh của kính hiển vi Câu 3: Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính hiển vi khi ngắm chừng ở Cc? Phiếu học tập số 7 Câu 1:Nêu công dụng và cấu tạo kính thiên văn? Câu 2: Sơ đồ tạo ảnh của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. Hãy thiết lập công thức tính số bội giác trong trường hợp này?
  43. Phiếu học tập số 8 Hoàn thành bảng sau Dụng cụ Công Cấu tạo Sự tạo ảnh Số bội giác ngắn quang dụng chừng vô cực Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn b. Kính lúp, kính hiển vi (nếu có) 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu về các dụng cụ quang a. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức cũ, chuẩn bị điều kiện xuất phát để nghiên cứu kiến thức mới b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: ý kiến của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: - Điều kiện để mắt có thể phân biệt được hai điểm A – B? - Nếu tăng góc trông vật thì có tác dụng gì? Bước 2 HS suy nghĩ cá nhân tìm câu trả lời: - Để mắt phân biệt được hai điểm A, B thì góc trông vật phải có giá trị tối thiểu bằng năng suất phân li của mắt - Nếu tăng góc trông vật thì có tác dụng quan sát vật rõ hơn Bước 3 GV đặt vấn đề: Như vậy để quan sát được một vật thì vật đó phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt và góc trông vật phải có giá trị tối thiểu bằng năng suất phân li của mắt. Khi vật quá nhỏ (tức là góc trông vật nhỏ) thì ta cần phải có dụng cụ làm tăng góc trông vật, giúp quan sát vật dễ dàng hơn, nghĩa là phải tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật, đó chính là chức năng chung của các dụng cụ quang học. Chủ đề này ta sẽ tìm hiểu một số dụng cụ quang học Bước 4 HS nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt a. Mục tiêu:
  44. - Tìm hiểu về phân loại các dụng cụ quang - Số bội giác của các dụng cụ quang b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Các dụng cụ quang đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là số bội giác: tan G 0 tan 0 Gồm hai loại chính là: - Các quang cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi - Các quang cụ quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh ở phiếu học tập số 1, phiếu học tập số 2 để hoàn thành phiếu học tập số 3 -Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm -Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện 1 nhóm trình bày. + Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. -Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, tổng hợp nội dung kiến thức chính: Các dụng cụ quang gồm hai loại chính là: + Các quang cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi + Các quang cụ quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm - GV thông báo định nghĩa số bội giác: Các dụng cụ quang đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là số bội giác. tan G 0 tan 0 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về kính lúp a. Mục tiêu: - Nêu được công dụng và cấu tạo, sự tạo ảnh của kính lúp. - Lập được công thức độ bội giác, và vận dụng cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Dụng Công Cấu tạo Sự tạo ảnh Số bội cụ dụng giác ngắn quang chừng vô cực
  45. Quan Thấu kính hội tụ có Kính sát các tiêu cự nhỏ (vài cm) Đ G lúp vật f nhỏ d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV đặt vấn đề: Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Bước 2 - Yêu cầu HS quan sát các kính lúp đơn giản có trong phòng thí nghiệm. Dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ và hoàn thành phiếu học tập số 4. Bước 3 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính cần nắm: Kính lúp: Công dụng: là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Cấu tạo: là một thấu kính hội tụ (hay một hệ kính có độ tụ tương tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự ngắn. Sự tạo ảnh: - Để tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật thì khi quan sát phải đặt vật nằm trong khoảng tiêu điểm đến quang tâm của kính. Ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính và từ mắt đến kính sao cho ảnh của vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng. Đ Số bội giác của kính lúpkhi ngắm chừng ở ∞: G f Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về kính hiển vi a. Mục tiêu: - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi - Lập được công thức độ bội giác cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm:
  46. Dụng Công Cấu tạo Sự tạo ảnh Số bội cụ dụng giác ngắn quang chừng vô cực Quan  Vật kính là một thấu sát các kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (cỡ mm) có vật rất  Đ tác dụng tạo thành một G Kính nhỏ ảnh thật lớn hơn vật. f1 f2 hiển  Thị kính là một kính vi lúp dùng để quan sát ảnh thật tạo bởi vật kính. Hệ kính được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - Yêu cầu HS quan sát các mẫu vật nhỏ bằng kính hiển vi có trong phòng thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 5. Bước 3 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính cần nắm: Kính hiển vi: Công dụng: là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn. Cấu tạo: + Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (cỡ mm) có tác dụng tạo thành một ảnh thật lớn hơn vật. + Thị kính là một kính lúp dùng để quan sát ảnh thật tạo bởi vật kính. + Hệ kính được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi.  Đ Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: G f1 f2 GV hướng dẫn HS vẽ đường truyền tia sáng của kính hiển vi
  47. Yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu học tập số 6 để tìm hiểu thêm về sự tạo ảnh của kính hiển vi Hoạt động 2.4 Tìm hiểu về kính thiên văn a. Mục tiêu: - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên văn - Lập được công thức độ bội giác cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Dụng Công Cấu tạo Sự tạo ảnh Số bội cụ dụng giác ngắn quang chừng vô cực Quan  Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự sát f1 dài. Nó có tác dụng tạo G những f ra ảnh thật của vật tại 2 vật ở tiêu điểm của vật kính. Kính rất xa Thị kính là một kính thiên lúp, có tác dụng quan văn sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như 1 kính lúp. Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 7. Bước 3 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đưa ra nội dung kiến thức chính cần nắm: Kính thiên văn: Công dụng: hỗ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa bằng cách tăng góc trông. Cấu tạo: + Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Nó có tác dụng tạo ra ảnh thật của vật tại tiêu điểm của vật kính. + Thị kính là một kính lúp, có tác dụng quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như 1 kính lúp. + Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được.
  48. f Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: G 1 f 2 GV hướng dẫn HS vẽ đường truyền tia sáng của kính thiên văn Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về sự tạo ảnh của kính thiên văn Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức chính của bài học b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 8 để hệ thống hóa các kiến thức đã học về Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 5 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung - Làm bài tập trong SGK Vận dụng kiến - Tìm hiểu thêm một số ứng dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên thức văn - Tìm hiểu thiết kế kính hiển vi, kính thiên văn đơn giản V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  49. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 61: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố lại các kiến thức liên quan đến các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Làm được các bài tập cơ bản liên quan đến các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt - Rèn luyện kĩ năng tính toán và suy luận cho học sinh 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu 1: Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: A.f = 10 (m).B.f = 10 (cm).C.f = 2,5 (m).D.f = 2,5 (cm). Câu 2: Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực.Độ bội giác của kính là: A.4 (lần).B.5 (lần).C.5,5 (lần).D.6 (lần). Câu 3: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua KHV có vật kính O1 (f1=1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của KHV trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A.67,2 (lần).B.70,0 (lần).C.96,0 (lần).D.100 (lần). Câu 4: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 4mm; thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Người quan sát có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt 25cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là 244. Khoảng cách O 1O2 giữa vật kính và thị kính là A. 4,4cm B. 20cm C. 50cm D. 25cm Câu 5: Một KTV học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: A.120 (cm).B.4 (cm).C.124 (cm).D.5,2 (m). Phiếu học tập số 2 Câu 1:Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f 1; thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực f 2. Một người, mắt không có tật, dùng kính thiên văn
  50. này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90cm. Số bội giác của kính là 17. Tính giá trị (f1 – f2)? Câu 2: Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt quan sát viên không có tật và có điểm cực cận xa mắt 21 cm, đặt sát thị kính để quan sát vật nhỏ ừong trạng thái không điều tiết. Năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad.Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt? 2. Học sinh - Ôn lại công thức tính số bội giác của các các dụng cụ quang - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn tập lại kiến thức cũ a. Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại công thức, kiến thức của bài học trước để làm các bài tập liên quan b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Hệ thống lại công thức tính số bội giác của các dụng cụ quang khi ngắm chừng ở vô cực d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính số bội giác của các dụng cụ quang khi ngắm chừng ở vô cực Bước 2 HS trả lời câu hỏi để ôn tập lại kiến thức cũ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập trắc nghiệm a. Mục tiêu: - Vận dụng tính số bội giác của các dụng cụ quang khi ngắm chừng ở vô cực để giải một số bài tập đơn giản b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: A.f = 10 (m).B.f = 10 (cm).C.f = 2,5 (m).D.f = 2,5 (cm). Câu 2: Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực.Độ bội giác của kính là: A.4 (lần).B.5 (lần).C.5,5 (lần).D.6 (lần). Câu 3: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua KHV có vật kính O1 (f1=1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của KHV trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A.67,2 (lần).B.70,0 (lần).C.96,0 (lần).D.100 (lần). Câu 4: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 4mm; thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Người quan sát có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt 25cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là 244. Khoảng cách O1O2 giữa vật kính và thị kính là A. 4,4cm B. 20cm C. 50cm D. 25cm Câu 5: Một KTV học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:
  51. A.120 (cm).B.4 (cm).C.124 (cm).D.5,2 (m). d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV chia nhóm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 2.2: Giải một số bài tập tự luận a. Mục tiêu: - Có được phương pháp giải một số dạng toán thường gặp b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1:Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f 1; thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực f2. Một người, mắt không có tật, dùng kính thiên văn này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90cm. Số bội giác của kính là 17. Tính giá trị (f1 – f2)? Lời giải: + Sơ đồ tạo ảnh: AB O1 A B O2 A B Mat V E5F E51 5F1 E52 5F2 d1 / / dE1 5f155d25 Ff2 dE2 555d5M5 F  0  f1 f2 0,9 cm f1 0,85 cm + f f1 f2 0,8 m G 1 17 f2 0,05 cm f2 Câu 2:Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt quan sát viên không có tật và có điểm cực cận xa mắt 21 cm, đặt sát thị kính để quan sát vật nhỏ ừong trạng thái không điều tiết. Năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad.Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt? Lời giải:
  52. B  A F/ F  A 2 1 2 1 O2 A O F1 1 B1 B2 1 f2 0,04 m + Tiêu cự của kính: 25   f f 0,16m + Độ dài quang học: 2 1 Cách 1: Để phân biệt được hai điểm AB trên vật thì góc trông ảnh A2B2 lớn hơn năng suất phân li: A B  AB f f 0,005.0,04  tan 1 1 AB 1 2  .3.10 4 0,375.10 6 m A1O2 f1 f2  0,16 Cách 2: OCC AB + G 0 G tan 0  f1f2 OCC f f 0,005.0,04 AB 1 2  .3.10 4 0,375.10 6 m  0,16 d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Tự mình có thể dựng một bài tập đơn giản để đố các bạn và tự mình đưa ra hướng giải cho các bạn. - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Từ nội dung bài tập và phương pháp giải bài tập ở phiếu học tập số 2, Rèn khả năng hay tự ra đề 2 bài tập tương ứng cùng dạng với 2 bài tập đó (kèm hướng ra đề giải) Nội dung 3: Ôn lại kiến thức về chương 7 chuẩn bị cho tiết tiếp theo
  53. Chuẩn bị cho tiết sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  54. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 62: ÔN TẬP CHƯƠNG 7 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trả lời được các câu hỏi liên quan đến mắt và các dụng cụ quang 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Giải được các bài toán cơ bản liên quan đến mắt và các dụng cụ quang - Rèn luyện kĩ năng tính toán và suy luận cho học sinh 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập Hoàn thành bảng sau: Bộ phận và Cấu tạo Đặc điểm Các kết quả và công dụng cụ thức Lăng kính Thấu kính Mắt Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn - Một game powepoint Cờ cá ngựa gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm như ở phần nội dung
  55. 2. Học sinh - Ôn lại công thức tínhliên quan đến dòng điện trong kim loại, dòng điện trong chất điện phân, dòng điện trong chất khí và dòng điện trong chất bán dẫn - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn tập lại kiến thức cũ a. Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại công thức, kiến thức của chương 3 b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 để ôn lại kiến thức của chương Bước 2 - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Bước 3 - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp. Bước 4 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Giải một số bài tập trắc nghiệm thông qua trò chơi: Cờ cá ngựa a. Mục tiêu: - Ôn lại các kiến thức chương 3 - Giải được các bài toán cơ bản liên quan đến mắt và các dụng cụ quang - Rèn luyện kĩ năng tính toán và suy luận cho học sinh b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm:
  56. Câu hỏi trắc nghiệm Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? A.Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát các vật nhỏ. B.vật cần quan sát đặt trước TKHT (kính lúp) cho ảnh lớn hơn vật. C.Kính lúp đơn giản là một TKHT có tiêu cự ngắn. D.Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Câu 2: Cho một kính lúp có độ tụ D = + 20 dp. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25 cm  ). Độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là A.4. B.5. C.6. D. 5,5. Câu 3: Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn A. 0,5m B. 1m C. 1,5m D. 2m Câu 4: Một người cận thị đeo sát mắt một kính có độ tụ -1,5dp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Điểm cực viễn của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt A. 50cm B. 67cm C. 150cm D. 300cm Câu 5: Lăng kính có tác dụng A. Tạo ra ảnh ảo của một vật sángB. Phân tích chùm sáng tới máy quang phổ C. Tạo ra ảnh thật của một vật sángD. Phân tích cấu tạo hoá học của nguồn sáng Câu 6: Cho một kính lúp có độ tụ D = + 8dp. Mắt một người có khoảng nhìn rõ (10 cm 50cm ). Độ bội giác của kính khi mắt người quan sát ở tiêu điểm ảnh của kính lúp là A.0,8. B.1,2. C.1,8. D.1,5. Câu 7: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là A. từ 13,3cm đến 75cm B. từ 14,3cm đến 75cm C. từ 14,3cm đến 100cm D. từ 13,3cm đến 100cm Câu 8: Một kính lúp có độ tụ D = 20 dp. Với khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 30 cm, kính này có độ bội giác là bao nhiêu? A.G = 1,8.B.G = 2,25.C.G = 4. D.G = 6. Câu 9: Vật sáng cao 2cm trước TKPK có tiêu cự -12cm, cách thấu kính một đoạn 12cm. Ảnh của vật qua thấu kính là A. ảnh thật, ngược chiều và cách thấu kính 6cm B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và cách thấu kính 12cm C. ảnh ảo , cùng chiều với vật và cao 1cm D. ảnh thật, ngược chiều với vật và cao 1cm Câu 10: Khi dùng kính lúp quan sát các vật nhỏ. Gọi α và α o lần lượt là góc trông của ảnh qua kính và góc trông trực tiếp vật khi đặt vật ở điểm cực cận của mắt. Số bội giác của mắt được tính theo công thức nào sau đây? A. G=tanα/(tanαo ) B. G=(tanα o)/tanα C. G=cosα/(cosαo ) D. G=(cosα o)/cosα Câu 11: Độ bội gác thu được với kính lúp hoặc KHV phụ thuộc khoảng thấy rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với KTV hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì A.Vật quan sát ở rất xa, coi như xa vô cùng. B.Công thúc lập được cho trường hợp ảnh cuối cùng ở xa vô cùng. C.Công thức về độ bội giác thu được với KTV chỉ là gần đúng. D.Đó là tính chất đặc biệt của các kính nhìn xa. Câu 12: Độ bội giác thu được với KHV tốt, loại đắt tiền có thể thay đổi được trong phạm vi rộng là nhờ A.Vật kính có tiêu cự thay đổi được. B.Thị kính có tiêu cự thay đổi được.
  57. C.Độ dài quang học có thể thay đổi được. D.Có nhiều vật kính và thị kính khác nhau. Câu 13: Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là A. 75 B. 180 C. 450 D. 900 Câu 14: Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của KHV là đúng? A.Vật kính là TKPK có tiêu cự rất ngắn và thị kính là TKHT có tiêu cự ngắn. B.Vật kính là TKHT có tiêu cự rất ngắn và thị kính là TKHT có tiêu cự ngắn. C.Vật kính là TKHT có tiêu cự dài và thị kính là TKPK có tiêu cự rất ngắn. D.Vật kính là TKPK có tiêu cự dài và thị kính là TKHT có tiêu cự ngắn. Câu 15: Độ bội giác của KHV A.Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. B.Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính. C.Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính. D.Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính. Câu 16: Độ phóng đại của vật kính của KHV với độ dài quang học  12cm bằng K 1 = 30. Nếu tiêu cự của thị kính f2=2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 30 cm thì độ bội giác của KHV đó là A.G = 75. B.G = 180. C.G = 450. D.G = 900 Câu 17: Một KHV gồm vật kính có tiêu cự 0,5 cm và thị kính có tiêu cự 2 cm; khoảng cách vật kính và thị kính là 12,5cm. Để có ảnh ở vô cực thì độ bội giác của KHV là A.G = 200. B.G = 350. C.G = 250. D.G = 175. Câu 18: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là A. 200 B. 350 C. 250 D. 175 Câu 19: Một KHV gồm vật kính có tiêu cự 5 mm và thị kính có tiêu cự 20 mm. Vật AB cách vật kính 5,2 mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là A.6,67 cm. B.13 cm. C.19,67 cm. D.25 cm. Câu 20: Một KHV gồm vật kính có tiêu cự 5 mm. Vật AB đặt cách vật kính 5,2 mm. Độ phóng đại ảnh qua vật kính là A.15. B.20. C.25. D.40. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 GV chia cả lớp thành 4 đội, các đội bốc thăm màu cá ngựa của đội Bước 2 GV phổ biến luật chơi: Các đội xen kẽ trả lời bộ 5 câu hỏi theo màu cá ngựa của đội. Thời gian thực hiện mỗi câu là 1 phút. Mỗi câu trả lời đúng được tiến một ô. Đội nào đến cúp vàng trước là đội chiến thắng Bước 3 HS nắm được màu cá ngựa của đội và nắm được luật chơi Bước 4 Các đội lần lượt trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi ứng với màu cá ngựa của đội Bước 5 Sau mỗi câu hỏi, GV giải thích nhanh đáp án cho HS. GV hướng dẫn HS những câu đội trả lời sai Bước 6 Thông báo đội giành chiến thắng và có hình thức tuyên dương, khen thưởng (tuyên dương trước lớp, một tràng pháo tay, điểm cộng, ) Hoạt động 4: Vận dụng
  58. a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung Chuẩn bị cho Ôn tập lại kiến thức của cả học kì 2 để chuẩn bị cho tiết tiếp theo tiêt sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  59. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 63: ÔN TẬP HỌC KÌ 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Ôn lại các kiến thức về mắt và các dụng cụ quang 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Vận dụng các phương pháp giải bài toán về mắt và các dụng cụ quang 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giấy khổ lớn, bút màu 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức liên quan đến chương 4, 5, 6,7 - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Giới thiệu nội dung ôn tập và phương thức thực hiện a. Mục tiêu: Giới thiệu nội dung ôn tập và phương thức thực hiện b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Các kiến thức trọng tâm được hệ thống lại. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 .Giáo viên nêu vấn đề: Chúng ta đã học xong nội dung chương trình HK1, trong tiết này ta sẽ củng cố lại những kiến thức đã học trong HK2 .Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật phòng tranh. Các nhóm sẽ tóm tắt kiến thức chính của bốn chương dưới dạng sơ đồ tư duy và trưng bày trước lớp. Các nhóm sẽ tham quan sản phẩm của các nhóm khác và nhận xét Bước 2 Học sinh nhận thức được nhiệm vụ sẽ thực hiện Hoạt động 3: Luyện tập: Hệ thống kiến thức 4 chương bằng sơ đồ tư duy a. Mục tiêu:
  60. - Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức ở chương trình HK2 b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực Nội dung các bước hiện Bước 1 Yêu cầu các nhóm dùng giấy khổ lớn, bút màu để trình bày tóm tắt nội dung chính của ba chương HK2 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ nhóm, trưng bày sản phẩm và tham quan sản phẩm của nhóm khác Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trình bày. Mỗi nhóm trình bài 1 chương - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung về sản phẩm của nhóm đại diện Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 2. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Làm các bài tập trong sách bài tập Nội dung 2: - Ôn lại các kiến thức đã học ở kì 2. Chuẩn bị kiểm tra học kì. Chuẩn bị cho tiêt sau V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
  61. Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 64: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức và năng lực - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Vật lí lớp 11 sau khi HS học xong chương 4, 5và 6, 7 cụ thể trong khung ma trận 2. Thái độ - Tác phong làm bài nghiêm túc, trung thực. 3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề tự lực. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bộ đề trắc nghiệm – tự luận được trộn thành 4 mã 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra. III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Kiểm tra 1 tiết, TNKQ và tự luận. - HS làm bài trên lớp. VI. MA TRẬN. Hình thức Kiến Trắc nghiệm Tự luận thức Điểm kĩ Nhận biết Thông Vận Nâng Nhận biết Thông hiểu Vận Nâng năng hiểu dụng cao dụng cao Từ Nêu được trường từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì. Số câu 1 câu 0,33 Số điểm Câu 1 Tỉ lệ Lực Tính lực từ từ, tác dụng cảm lên một ứng đoạn dây từ dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường Số câu Bài 1 1 Số điểm 1 điểm Tỉ lệ Từ Đặc điểm Xác trườn của từ định g của trường do cảm dòng dòng điện ứng từ điện thẳng, trong có dòng điện ống dây dạng tròn gây hình trụ đặc ra tại 1 biệt điểm Số câu 1 câu 1 câu 0,67 Số điểm Câu 2 Câu 3 Tỉ lệ Từ Xác Xác định thông, định các đại cảm được lượng trong ứng trường biểu thức
  62. điện hợp từ từ thông từ thông qua một qua mạch kín mạch kín đạt giá trị cực đại, cực tiểu. Số câu 1 câu Bài 2a 1,33 Số điểm Câu 4 đ Tỉ lệ Suất Xác định điện suất điện động động cảm cảm ứng trong ứng một mạch kín Số câu Bài 2b 1 đ Số điểm Tỉ lệ Tự Biểu thức Tính cảm hệ số tự suất cảm và điện suất điện động tự động tự cảm của cảm trong ống dây. ống dây Số câu 1 câu 1câu 0,67 Số điểm Câu 5 Câu 6 Tỉ lệ Khúc Áp Bài tập xạ ánh dụng áp dụng sáng công định thức luật của khúc xạ. định luật khúc xạ tính các đại lượng trong công thức Số câu 1 câu Bài 3 1,33 Số điểm Câu 7 đ Tỉ lệ Lăng Tác dụng kính của lăng kính: làm lệch tia tới về phía đáy Số câu 1 câu 0,33 Số điểm Câu 8 Tỉ lệ Thấu Cho vị Bài tập Bài kính trí ảnh, áp dụng toán vật, xác công thấu định thức kính loại thấu thấu kính kính, loại ảnh. Bài toán áp dụng
  63. công thức thấu kính. Số câu 2 câu 2 câu Bài 4 2 Số điểm Câu 9 Câu 11 Tỉ lệ Câu 10 Mắt: các tật của mắt và cách khắc phục Kính Cấu lúp tạo, cách đọc kí hiệu trên kính lúp (3X, 5X ) 1 câu 0,33 Câu 12 Kính Công hiển vi dụng, cấu tạo, số bội giác khi ngắm chừng ở vô cùng Số câu 1 câu 0,33 Số điểm Câu 13 Tỉ lệ Kính Công Cấu thiên dụng, cấu tạo, văn tạo, số bội tính số giác khi bội giác ngắm của chừng ở kính vô cùng thiên văn Số câu 1 câu 1 câu 0,67 Số điểm Câu 14 Câu 15 Tỉ lệ Tỉ lệ 20% 20 % 10% 20% 10% 10% 10% 100% Tổng 2,0 đ 2.0 đ 1,0đ 2 đ 1,0 đ 1,0 đ 1 đ 10 đ điểm V. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 A. TRẮC NGHIỆM( 5 điểm) Câu 1. Đặt vật cách thấu kính có độ lớn tiêu cự 5cm thu được ảnh thật lớn gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là A. 6cm B. 25cm C. 4cm D. 12cm Câu 2. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự là f1, thị kính với tiêu cự là f2. Gọi  là độ dài quang học của kính hiển vi. Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ = OCc Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là  Ñ  Ñ   Ñ A. G B. G C. G D. G f1. f2 f1 f2 f1. f2 f1. f2
  64. Câu 3. Một ống dây hình trụ, tiết diện đều, không có lõi thép. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống là 5000 vòng. Nếu cường độ dòng điện chạy trên mỗi vòng của ống dây là 12A thì cảm ứng từ trong lòng của ống dây có độ lớn bằng A. 2,4.10 2 T B. 4,4.10 3 T C. 9,5.10 3 T D. 7,54.10 2 T Câu 4. Một ống dây có độ tự cảm 0,4H, dòng điện qua ống dây tăng dần từ 0 đến 5 A trong khoảng thời gian 0,04s. Suất điện động tự cảm xuất hiện ở ống dây là A. 75 V B. 50 V C. 25 V D. 40 V Câu 5. Ảnh A’B’ của vật AB đặt trong khoảng OF của thấu kính hội tụ là ảnh A. ảo, lớn hơn vật. B. thật, lớn hơn vật C. ảo, nhỏ hơn vật. D. thật, nhỏ hơn vật. Câu 6. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Ảnh A’B’ là A. ảnh thật, cách thấu kính 60cm B. ảnh ảo, cách thấu kính 50cm C. ảnh thật, cách thấu kính 25cm D. ảnh ảo, cách thấu kính 35cm Câu 7. Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n 3 thì tia khúc xạ và phản xạ vuông góc với nhau. Góc khúc xạ có giá trị A. 300 B. 450 C. 700 D. 400 Câu 8. Hùng mua một chiếc kính lúp, Hùng thấy trên vành của kính lúp có ghi 4x. Tiêu cự của kính lúp này là A. 6,25cm B. 4cm C. 0,4cm D. 100cm Câu 9. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường. A. Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu B. Các đường sức từ là những đường thẳng C. Tại mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ D. Các đường sức từ không cắt nhau Câu 10. Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây B. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 00 C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 300 D. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây Câu 11. Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A, lăng kính được đặt trong không khí, tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló A. đi ra cùng phương B. lệch về đáy của lăng kính C. lệch một góc chiết quang A D. lệch một góc 900 Câu 12. Suất điện động tự cảm được tính theo công thức DS i  DB A. e = - L B. e L C. e L D. e = - L tc Dt tc t tc t tc Dt Câu 13. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát A. ngôi nhà cao tầng B. vật rất nhỏ ở rất xa C. thiên thể ở xa D. những chi tiết nhỏ
  65. Câu 14. Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi A. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây. B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây. C. M dịch chuyển theo một đường sức từ. D. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây. Câu 15. Khi nói về cấu tạo của kính thiên văn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn, thị kính là một kính lúp B. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự lớn, thị kính là một kính lúp B. TỰ LUẬN(5 điểm) Bài 1: (1 điểm) Một đoạn dây dẫn thẳng dài 40 cm, đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ Bmột góc 300. Biết dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 5A, độ lớn cảm ứng từ B =10-4 T. Xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn. Bài 2: ( 2 điểm) Một khung dây dẫn tròn gồm 10 vòng dây được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 300. Diện tích mỗi vòng dây là S = 0,04m2. Cho cảm ứng từ tăng đều từ 0,4T đến 0,8T trong thời gian 0,1s. Hãy xác định: a) Độ biến thiên từ thông qua khung dây b) Suất điện động cảm ứng trong khung Bài 3: ( 1 điểm) Một tia sáng truyền từ không khí vào môi trường B dưới góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi góc tới là 450 thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu? Bài 4: ( 1 điểm) Đặt vật sáng trên trục chính của một thấu kính thì cho ảnh lớn gấp 3 lần vật. Khi dời vật lại gần thấu kính một đoạn 20cm thì vẫn cho ảnh gấp 3 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính đó. HẾT VI. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)