Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 8

docx 23 trang thienle22 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_8.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 8

  1. TUẦN 8 Thứ hai ngày 15/10 / 2018 Lịch sử 52,1,3: BÀI 3: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH (1930-1931) (T2) I. Mục tiêu: - KT: - Hiểu: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam. Trong đó, nhân dân một số địa phương ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ - KN: Giải thích được một số sự kiện lịch sử. - TĐ: Cảm phục, yêu mến các bậc tiền bối cách mạng - NL: Tự học, khai thác kiến thức từ tranh ảnh và kênh chữ; Hợp tác tốt II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, tranh ảnh, bản đồ Hành chính VN - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS - HS yếu: + Giúp các em biết được vào những năm cuối 1930 – đầu 1931 ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã diễn ra những sự kiện gì. Ý nghĩa của sự kiện đó + Biết được những biến đổi ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 - HS khá giỏi: Kể lại được phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 IV. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ĐGTX: - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Ngày 12/9/1930, nhân dân Nghệ An biểu tình; Cuối năm 1930, nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. + Chủ động khai thác kiến thức từ tranh ảnh và kênh chữ; Tìm được Nghệ An, Hà Tĩnh trên bản đồ; Hợp tác tốt 1
  2. HĐ 4: Tìm hiểu những biến đổi ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930-1931: ĐGTX: - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: +Cuối năm 1930, nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. + Hợp tác tốt, đặt được câu hỏi để tự tìm khai thác thông tin tích cực; B. Hoạt động thực hành: HĐ3: (Như tài liệu): ĐGTX: - PP: Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: +Cảm phục, yêu mến các bậc tiền bối cách mạng + Hợp tác tốt; Đánh giá được tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ-Tĩnh. C. HĐ ứng dụng HD HS kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử có liên quan đến bài học cùng người thân. === Thứ ba ngày 16/10 / 2018 Lịch sử 41: BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T3) (BSĐH) I. Mục tiêu: - KT: Biết nguyên nhân dẫn đến trận chiến trên sông Bạch Đằng - Kỹ năng: Nêu được kế đánh giặc của Ngô Quyền; Kể được diễn biến; Nêu được ý nghĩa của trận chiến Bạch Đằng. - Thái độ: Ham tìm tòi để hiểu biết về chiến thắng Bạch Đằng. Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. - Năng lực: Hợp tác tốt, Tự giác khai thác thông tin từ kênh hình và kênh chữ. Trình bày to rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, bản đồhành chính VN - HS: SHD, vở III. Hoạt động học: * Khởi động: - GV tổ chức trò chơi nối nhanh nối đúng (các sự kiện lịch sử với mốc thời gian tương ứng): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng: Nhà Nam Hán xâm chiếm Âu Lạc; 179 TCN; năm 40; Năm 938. - Hai nhóm (3 HS) thi nối nhanh, nối đúng. 2
  3. - Lớp theo dõi, nhận xét - GV tổng kết trò chơi * G.T.bài: GV chuyển tiếp để vào bài, chiếu bản đồ Hành chính VN, chỉ tỉnh Quảng Ninh có con sông Bạch Đằng. * HS tìm hiểu và chia sẻ mục tiêu: Cá nhân đọc- chia sẻ nhóm đôi, trình bày trước lớp, góp ý, nhận xét- GV chốt: Kể lại được trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo và ý nghĩa của sự kiện ấy. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ4. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của trận Bạch Đằng (năm 938). Việc 1: GV kể chuyện, HS nghe và biết sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân Ngô Quyền nổi dậy khởi nghĩa. – HS nêu lại sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân dẫn đến Ngô Quyền đem quân đánh giặc Nam Hán. Việc 2: Cá nhân đọc thông tin và kết hợp xem tranh. Việc 3: Thảo luạn nhóm lớn: + Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ? + Dựa vào tranh, kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng. Việc 4: Vài đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, nhận xét. GV chốt, ghi bảng: Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Kết thúc hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc. Đánh giá thường xuyên: +PP: Vấn đáp, thảo luận +KT: Trình bày miệng, Nhận xét bằng lời. +TCĐG: HS biết được sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân Ngô Quyền nổi dậy khởi nghĩa. Kế đánh giặc, diễn biến và kết quả của trận chiến. HĐ 5: Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử nước ta. Việc 1: Nhóm đôi đọc hội thoại. Việc 2: Trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi: + Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? + Cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc ? + Vì sao nhân dân ta xây lăng Ngô Quyền? Việc 3: Giao lưu giữa các nhóm trong lớp GV nhận xét, chốt, ghi bảng: + Năm 939 Ngô Quyền xưng vương + Chiến thắng BĐ chấm dứt thời kì hơn 1000 đô hộ của quân xâm lược phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. + Giáo dục lòng kính trọng và tưởng nhớ công lao của Ngô Quyền Đánh giá thường xuyên: +PP: Vấn đáp, thảo luận +KT: Trình bày miệng, Nhận xét bằng lời. 3
  4. +TCĐG: + Ý nghĩa: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. + Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. + Hợp tác tốt, tự khai thác thông tin HĐ 6: Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn: Việc 1: HS đọc đoạn văn Việc 2: Ghi vở: Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Kết thúc hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT3: Điền dấu x vào trước ý đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng(938) Việc 1: Cá nhân đọc thầm , suy nghĩ và chọn ý đúng Việc 2: GV huy động kết quả bằng trò chơi: Ai giành nhanh quyền trả lời đúng. - Đánh giá thường xuyên: +PP: Quan sát +KT: Ghi chép ngắn. +TCĐG: Chọn ý: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG HD HS viết một đoạn văn mô tả lại trận chiến trên sông Bạch Đằng. Kể tên các đường Phố, trường học, làng xã, đền thờ , mang tên các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này. === Địa lí 53,2,1: BÀI 4: ĐẤT VÀ RỪNG (T2) I. Mục tiêu: (BSĐH) - KT: Biết được các loại rừng có diện tích lớn ở nước ta, đặc điểm của các loại rừng đó; vai trò của rừng đối với đời sống của con người - KN: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí - TĐ: Kể việc làm để bảo vệ rừng - NL: Đọc bản đồ, chỉ bản đồ, trình bày rõ ràng, hợp tác tốt 4
  5. *Tích hợp: Qua bài học giúp các em luôn có ý thức trong BVMT sống và biết sử dụng các năng lượng có trong thiên nhiên tiết kiệm và có hiệu quả hơn. II. Chuẩn bị: GV: SHDH, bản đồ phân bố rừng ở Việt Nam HS: SHDH III. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cả lớp hát tập thể - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 3. Tìm hiểu các loại rừng nước ta: Việc 1: Cá nhân quan sát kĩ lược đồ H3 Việc 2: Nhóm 2: Đọc cho nhau nghe tên các loại rừng nước ta; Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Việc 3: Nhóm trưởng gọi vài bạn trình bày lại, bổ sung 4. Quan sát và trả lời câu hỏi: Việc 1: Cá nhân quan sát kĩ rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn hình 4, 5 sách HDH Việc 2: Nhóm đôi: nêu sự khác biệt của hai loại rừng này về: - Môi trường sống - Đặc điểm của cây trong rừng 5
  6. Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo ĐGTX HĐ 3,4: - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Chỉ trên bản đồ và trình bày rõ ràng, chính xác nơi phân bố, đặc điểm của hai loại rừng chiếm diện tích lớn: rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đồi núi, có cây cối xanh tốt; rừng ngập mặn phân bố những nơi đất thấp ven biển có thủy triều ngập hằng ngày, cây có bộ rễ chùm to khỏe, rậm rạp. 5. Tìm hiểu về vai trò của rừng Việc 1: Cá nhân quan sát kĩ sơ đồ trang 82 sách HDH Việc 2: Cá nhân ghi vào vở lợi ích của rừng đối với tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người Việc 3: Cá nhân đọc thông tin Việc 4: Trong nhóm kể một số biện pháp mà Nhà nước ta và các địa phương đã thực hiện để phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây và rừng? ĐGTX : - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Rừng cung cấp gỗ, các sản vật khác; Rừng điều hòa khí hậu; che phủ đất; hạn chế lũ lụt; Nơi sinh sống của động vật. + Nhà nước lập dự án trồng rừng, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, Trồng rừng, bảo vệ rừng, tiết kiệm giấy, sử dụng lâu bền các đồ dùng bằng gỗ. + HS có ý thức tiết kiệm giấy, bảo vệ giữ gìn lâu bền đồ dùng bằng gỗ ở nhà, ở trường. B. Hoạt động thực hành 2. Hoàn thành bảng Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập 1,2 Việc 2: Các bạn thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập 6
  7. Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn ĐGTX : - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Nêu được nguyên nhân suy thoái đất , các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất và các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng. 3. Viết cam kết: Việc 1: Cử đại diện nhận phiếu học tập 3 Việc 2: Thảo luận nhóm lớn và viết vào phiếu học tập Việc 3: Trình bày trước lớp, góp ý, hoàn chỉnh, cam kết cùng thực hiện. ĐGTX : - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Nêu được những việc nên, không nên làm để bảo vệ đất và rừng. C. Hoạt động ứng dụng - Viết một bài văn hoặc vẽ một bức tranh khuyên mọi người cùng tham gia bảo vệ đất và rừng === TNXH 11,2,3: BÀI 8: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY. (THKNS) I. Mục tiêu: - KT: Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn,khoẻ mạnh. - Kĩ năng : Biết làm chủ bản thân:không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc. Phát triển kĩ năng tư duy phê phán. - TĐ: Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. HSKG:Biết tại sao không nên ăn vặt,ăn đồ ngọt trước bữa ăn. NL: Khai thác tranh, phát biểu mạnh dạn, rõ ràng II. Chuẩn bị : Tranh,SGK III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 7
  8. +Khởi động: Chơi trò chơi:Đi chợ giúp mẹ. HĐ 1:.Kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày Việc 1: Cá nhân tự nhớ lại mẹ đã mua gì. Việc 2: 2 bạn ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX : - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Những thức ăn đồ uống hằng ngày: Cơm, mì ổ, cháo, xôi, cá kho, thịt luộc, canh, dưa đỏ, chuối, sửa, nước trong, + HS kể tự nhiên theo trí nhớ HĐ 2: Làm việc với SGK Việc 1: Quan sát tranh trang 18 Việc 2: HS đọc yêu cầu tìm hiểu mục tiêu và trả lời tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX : - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: +Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh, thông minh; + Biết làm chủ bản thân: không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc. Biết tự phê phán.Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. Biết không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa ăn để khỏi chán ăn. + Khai thác tranh, phát biểu mạnh dạn, rõ ràng HĐ 3:Ư D: Liên hệ thực tế Nhận xét tiết học . Nhắc học sinh vận dụng những điều đó học vào thực tế. - Nên làm chủ bản thân: không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc. - Luôn tư duy phê phán việc ăn uống của mình. === Thứ tư ngày 17/10 / 2018 TOÁN 11: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS - KT: Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5 - KN: + Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. + Làm BT 1,2,3 "dòng 1 ",5 8
  9. - Giúp học sinh thích học môn Toán - NL: Trình bày ý kiến to, rõ ràng, mạn dạn II. Đồ dùng dạy học : - BP,BC,VBT III.Các hoạt động dạy học. * HĐTH - GV gọi hai HS lên bảng đọc phiếu. - GV nhận xét, đánh giá - Giáo viên đọc mục tiêu bài học - GV cho HS lấy mô hình ở hộp thực hành, lập phép tính: 4 + 1 = ? 3 + 2 = ? 1 + 4 = ? 2 + 3 = ? 5 + 0 = ? 0 + 5 = ? - GV gọi học sinh đọc thuộc từng phép tính. - Giúp HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. - Hướng dẫn HS làm từng BT rồi chữa. BT1. GV cho HS nêu yêu cầu BT - GV hướng dẫn cách làm bài, lưu ý: 2 + 3 = 3 + 2 - HS tự làm vào vở - Giúp HS hiểu trong phép cộng, vị trí các số hạng thay đổi nhưng kết quả không thay đổi. BT2. Hướng dẫn HS làm tương tự BT1. - Lưu ý hướng dẫn HS viết các số thẳng cột với nhau. - Giúp HS nắm cách đặt tính, viết đúng kết quả. BT3. GV yêu cầu HS tự nêu cách tính. - Hướng dẫn HS tính qua hai bước. VD: 2 + 1 + 1 = 3 + 1 = 4 - Giúp HS nắm K/n tính qua 2 bước. BT4. Yêu cầu HS xem tranh, nêu BT rồi viết phép tính tương ứng. VD: 4 + 1 = 5. - GV nhận xét, chữa bài. - Giúp HS biết cách nêu BT và viết phép tính phù hợp với tình huống. - GV hệ thống bài, nhận xét tiết học ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. - Kĩ thuật: Thang đo ,nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá : + HS thuộc các bảng cộng trong phạm vi 5, vận dụng vào làm các bài tập theo yêu cầu + HS biết làm tính đúng theo hàng ngang, cột dọc. + Biết quan sát tranh , nêu được bài toán và lập được phép tính đúng. *HDƯD 9
  10. - Dặn HS về nhà đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5 cho người thân nghe. === TIẾNG VIỆT 11: ÂM /tr/ (2 T) * Việc 0: Phân tích tiếng /thị/ và đưa vào mô hình. - Phân biệt nghĩa hai tiếng /thị/ , /thỏ/ + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /pha/. - Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn. - Thao tác dứt khoát, mạch lạc. - Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình. • Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /ph/: - Biết được /tr/ là phụ âm. - Phân tích được tiếng/ trĩ/. - Vẽ đúng mô hình tiếng /trĩ/. - Thay âm /i/ bằng các nguyên âm đã học. tre,trê,tro,tru, trô - Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác • Việc 2: Viết: + PP: viết, quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: - Nhận biết được cấu tạo của con chữ /tr/;( điểm bắt đầu, chỗ nối nét- điểm kết thúc). - Biết viết con chữ /tr/ đúng mẫu. - Đưa chữ /tr/ vào mô hình tiếng. - Thêm thanh vào tiếng có âm /tr/ đứng đầu: trở , trì ,trí ,trệ , trò,trá Nghỉ giữa tiết • Việc 3: Đọc: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ - Đọc đúng tiếng, từ, câu: trà mi, trà, cá trê, trì trệ, trơ trơ, nhà trọ, Thế chẻ tre - Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu. • Việc 4: Viết chính tả: + PP: viết, quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: 10
  11. - HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng. - Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác. - Viết đúng con chữ ph theo mẫu.Viết câu đúng,viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ. - Phát âm to, rõ ràng; mạch lạc. === Thứ năm ngày 18/10 / 2018 Lịch sử 43: BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T3) (BSĐH) (Đã soạn và dạy thứ ba ngày 16/10 / 2018) === Toán 41: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2) I.Mục tiêu: - Kiên thức: Nắm được tính chất của phép cộng; cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Kĩ năng: Vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. Giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Thái độ: GD HS yêu thích môn học. - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học; nâng cao năng lực giao tiếp toán học, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tư duy II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD III. Điều chỉnh hoạt động : - Tất cả các bài tập HS bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Hoạt động dạy- học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: BT: 3b, 4 (theo tài liệu) ĐGTX: - PP: PP tích hợp. - KT: Viết nhận xét , N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính thuận tiện ( bài 3b ). + Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.( bài 4) + Diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. + Trình bày vở sạch sẽ, rõ ràng. +Có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Không === 11
  12. Tiếng Việt 41: ƯỚC MƠ GIẢN DỊ (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết được thế nào cách sắp xếp theo trình tự thời gian; hiểu tác dụng của câu mở đầu của mỗi đoạn văn. - Kĩ năng: Viết được đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu của mỗi đoạn văn. - Thái độ: GD HS yêu thích môn học. - Năng lực: Hợp tác nhóm, diễn đạt; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích tổng hợp. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD. III. Điều chỉnh hoạt động : - HĐ4,5,6-HĐTH HS thực hiện từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Hoạt động dạy- học: HĐ4: ( Theo tài liệu) Đánh giá TX: - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng; phân tích. - Tiêu chí đánh giá: + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian. + Các câu mở đầu đoạn đóng vai trò liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian. + Diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, rõ nội dung. HĐ5,6: ( Theo tài liệu) Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng; viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Xác định được nhiệm vụ học tập. + Viết được đoạn văn trọn vẹn theo trình tự thời gian. + Kể các sự việc đúng trình tự trước sau. + Biết cách soát lỗi và hoàn chỉnh đoạn văn. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. === Tiếng Việt 41: THỜI GIAN, KHÔNG GIAN (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được tác dụng và sử dụng đúng dấu ngoặc kép. - Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. - Thái độ: GD HS yêu thích môn học. 12
  13. - Năng lực: Hợp tác nhóm, giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD; HS: SHD,vở III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ 1: ( Theo tài liệu) Đánh giá TX: - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: +Kể được một việc em đã làm , sử được từ ngữ chỉ thời gian theo y/c. ( VD: Trong lúc mẹ xem bóng đá thì em học bài.) + Diễn đạt rõ nội dung. + Phối hợp tốt trong nhóm, lắng nghe tích cực. HĐ 2: ( Theo tài liệu) Đánh giá TX: - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Chọn đúng tác dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi VD. + Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép ( Ghi nhớ) + Diễn đạt rõ nội dung. + Phối hợp tốt trong nhóm, lắng nghe tích cực. HĐ 3,4 : ( Theo tài liệu) Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng; viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết được lời nói trực tiếp của nhân vật vào vở. ( bài 3) + Điền được dấu câu và chép lại các câu văn sau khi đã điền. (bài 4) + Trình bày vở sạch sẽ, viết đúng dấu ngoặc kép. + Phối hợp tốt trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Không === TN-XH 22: BÀI 4:ĂN, UỐNG THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH? (T2) (THKNS) I. Mục tiêu - Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết được thế nào là ăn uống đầy đủ, nó có lợi ích gì 13
  14. - Kỹ năng: Ra quyết định nên ăn uống đầy đủ hằng ngày. - Thái độ: Học sinh có ý thức làm chủ bản thân ;có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện ăn uống. - Năng lực: Vận dụng những hiểu biết của mình để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước. - Tích hợp – BVMT: Học sinh có ý thức quản lí thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lí. Đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước. II.Chuẩn bị ĐD DH: - HDH,phiếu bài tập.tranh vẽ cơ quan tiêu hóa ,cơm nguội. GV: SHDH, HS: TLHDH, III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: Hát tập thể A. Hoạt động cơ bản HĐ 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi - Đánh giá TX: +PP: Vấn đáp +KT: Đặt câu hỏi, trả lời miệng +TCĐG: Ăn uống đầy đủ là ăn đủ no, đủ chất, uổng đủ nước. Ăn uống đầy đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn, thông minh. B. Hoạt động thực hành 1: Trò chơi đi chợ - Đánh giá TX: +PP: Vấn đáp +KT: Đặt câu hỏi, trả lời miệng +TCĐG: HS viết được các thức ăn cần cho ba bữa trong ngày 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi sau 14
  15. - Đánh giá TX: +PP: Vấn đáp +KT: Đặt câu hỏi, trả lời miệng +TCĐG: ăn uống đủ no, đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, và nếu bị đói thì cơ thể mệt mỏi, lười học hành và làm việc. 3: Viết vào vở C. Hoạt động ứng dụng: Với sự giúp đỡ của bố mẹ lên thực đơn cho 3 bữa ăn một ngày === Lịch sử 42: BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T3) (BSĐH) (Đã soạn và dạy thứ ba ngày 16/10 / 2018) === TN-XH 23: BÀI 4:ĂN, UỐNG THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH? (T2) (THKNS) (Đã dạy tiết 1) === Thứ sáu ngày 19/10 / 2018 Địa lí 43,1,2: BÀI 3: TÂY NGUYÊN (T1) I. Mục tiêu: (Bài soạn ĐH) - Kiến thức: Biết vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên và một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của Tây Nguyên - Kỹ năng: Chỉ được vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam + Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. - Thái độ: Yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng giới thiệu cho mọi người vài nét về Tây Nguyên 15
  16. *Tích hợp giáo dục học sinh yêu quý các cảnh quan tự nhiên trên đất nước ta, có ý thức bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh để phủ xanh các vùng đồi. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHD, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - HS: SHD, vở. III. Các hoạt động học A. Hoạt động cơ bản *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Cá nhân đọc thầm 2 mục tiêu bài học đầu tiên (2-3 lần) Việc 2: CTHĐTQ mời 1 bạn đọc mục tiêu. ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc nhanh và nắm được mục tiêu của bài học ở tiết 1. HĐ1: Nói về một cao nguyên em biết theo các câu hỏi gợi ý sau: Việc 1: Cá nhân nêu tên và cho biết cao nguyên đó ở đâu với bạn bên cạnh. Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp. 16
  17. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG: + HS liên hệ thực tế, kể tên được một cao nguyên em biết theo yêu cầu. + HS mô tả vài nét về cao nguyên đó. + HS tích cực giúp đỡ nhau trong học tập. HĐ2: Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi Việc 1: HS tự đọc đoạn hội thoại rồi trao đổi với bạn bên cạnh. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn trao đổi trong nhóm theo các câu hỏi ở mục c,d. Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp và lên chỉ trên bản đồ hình 2. ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, trình diễn. - Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí ĐG: + HS đọc nhanh thông tin, trả lời đúng các câu hỏi: - Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. - Khí hậu có 2 mùa. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở. + HS chỉ đúng vị trí và nêu đúng tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + HS tích cực giúp đỡ nhau trong học tập; tự tin lên xác định vị trí trên bản đồ; trả lời rõ ràng, mạch lạc. 17
  18. HĐ3: Chỉ trên bản đồ và mô tả về Tây Nguyên Việc 1: GV chỉ các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; HS chú ý quan sát, lắng nghe. Việc 2: HS vừa chỉ trên bản đồ hình 2 vừa mô tả về Tây Nguyên. Việc 3: HĐTQ mời các bạn lên bảng trình bày về Tây Nguyên. ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, trình diễn. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG: + HS chú ý nghe cô giáo giảng và trình bày mô tả lại một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, vị trí của Tây Nguyên. + HS tự tin, mạnh dạn lên chỉ trên bản đồ; trình bày to, rõ. * CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ theo nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu. - Qua bài học này bạn đã học được những gì? ĐGTX: - Phương pháp: tự đánh giá. - Kĩ thuật: HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. - Tiêu chí ĐG: + HS đối chiếu với mục tiêu và chỉ ra được những việc mình đã làm được, những việc chưa làm được và rút ra bài học cho bản thân. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD === 18
  19. Giáo án thao giảng tiết thứ nhất: Chuyên đề ĐGNL HS theo TT 22 Thứ tư ngày 17/10/2018 Lịch sử 42: BÀI 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T3) (BSĐH) I. Mục tiêu: - KT: Biết nguyên nhân dẫn đến trận chiến trên sông Bạch Đằng - Kỹ năng: Nêu được kế đánh giặc của Ngô Quyền; Kể được diễn biến; Nêu được ý nghĩa của trận chiến Bạch Đằng. - Thái độ: Ham tìm tòi để hiểu biết về chiến thắng Bạch Đằng. Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. - Năng lực: Hợp tác tốt, Tự giác khai thác thông tin từ kênh hình và kênh chữ. Trình bày to rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, bản đồhành chính VN 20
  20. - HS: SHD, vở III. Hoạt động học: * Khởi động: - GV tổ chức trò chơi nối nhanh nối đúng (các sự kiện lịch sử với mốc thời gian tương ứng): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng: Nhà Nam Hán xâm chiếm Âu Lạc; 179 TCN; năm 40; Năm 938. - Hai nhóm (3 HS) thi nối nhanh, nối đúng. - Lớp theo dõi, nhận xét - GV tổng kết trò chơi * G.T.bài: GV chuyển tiếp để vào bài, chiếu bản đồ Hành chính VN, chỉ tỉnh Quảng Ninh có con sông Bạch Đằng. * HS tìm hiểu và chia sẻ mục tiêu: Cá nhân đọc- chia sẻ nhóm đôi, trình bày trước lớp, góp ý, nhận xét- GV chốt: Kể lại được trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo và ý nghĩa của sự kiện ấy. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ4. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của trận Bạch Đằng (năm 938). Việc 1: GV kể chuyện, HS nghe và biết sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân Ngô Quyền nổi dậy khởi nghĩa. – HS nêu lại sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân dẫn đến Ngô Quyền đem quân đánh giặc Nam Hán. Việc 2: Cá nhân đọc thông tin và kết hợp xem tranh. Việc 3: Thảo luạn nhóm lớn: + Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ? + Dựa vào tranh, kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng. Việc 4: Vài đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, nhận xét. 21
  21. GV chốt, ghi bảng: Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Kết thúc hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc. Đánh giá thường xuyên: +PP: Vấn đáp, thảo luận +KT: Trình bày miệng, Nhận xét bằng lời. +TCĐG: HS biết được sơ lược về Ngô Quyền, nguyên nhân Ngô Quyền nổi dậy khởi nghĩa. Kế đánh giặc, diễn biến và kết quả của trận chiến. HĐ 5: Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử nước ta. Việc 1: Nhóm đôi đọc hội thoại. Việc 2: Trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi: + Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? + Cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc ? + Vì sao nhân dân ta xây lăng Ngô Quyền? Việc 3: Giao lưu giữa các nhóm trong lớp GV nhận xét, chốt, ghi bảng: + Năm 939 Ngô Quyền xưng vương + Chiến thắng BĐ chấm dứt thời kì hơn 1000 đô hộ của quân xâm lược phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. + Giáo dục lòng kính trọng và tưởng nhớ công lao của Ngô Quyền Đánh giá thường xuyên: +PP: Vấn đáp, thảo luận +KT: Trình bày miệng, Nhận xét bằng lời. +TCĐG: + Ý nghĩa: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 22
  22. + Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. + Hợp tác tốt, tự khai thác thông tin HĐ 6: Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn: Việc 1: HS đọc đoạn văn Việc 2: Ghi vở: Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Kết thúc hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT3: Điền dấu x vào trước ý đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng(938) - Đánh giá thường xuyên: +PP: Quan sát +KT: Ghi chép ngắn. +TCĐG: Chọn ý: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG HD HS viết một đoạn văn mô tả lại trận chiến trên sông Bạch Đằng. Kể tên các đường Phố, trường học, làng xã, đền thờ , mang tên các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này. === 23