Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 5

doc 15 trang thienle22 6770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_5.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 5

  1. TUẦN 5 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018 Lịch sử 52,1,3: BÀI 2: NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (T2) I. Mục tiêu: (BSĐH) - KT: Trình bày được: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu TK XX. Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp. - KN: Biết được nguyên nhân thất bại của phong trào Đông Du. - TĐ: Kính trọng nhà yêu nước Phan Bội Châu . - NL: Hợp tác nhóm tốt; Tìm kiếm thông tin qua tranh và sách. Biết bày tỏ cảm nhận của mình về sự xâm chiếm của thực dân Pháp. II. Chuẩn bị: GV: SHD, phiếu học tập HĐ5; HS : SHD III. Hoạt động học: ⃰ Khởi động - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại. Đến đầu TK XX, xuất hiện một số nhà yêu nước tiêu biểu, trong đó có Phan Bội Châu. Ông đã đi theo khuynh hướng cứu nước mới. Vậy Phan Bội Châu là ai? Khuynh hướng cứu nước mới của ông là gì? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu trong bài học hôm nay - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản: HĐ4. Tìm hiểu về Phan Bội Châu Việc 1: Cá nhân đọc thông tin tư liệu về Phan Bội Châu Việc 2: Thảo luận nhóm đôi: Phan Bội Châu là người thế nào? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp? Việc 4: Nhóm trưởng yêu cầu một bạn trình bày bài làm của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung, thống nhất Việc 5: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo ĐGTX: - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu TK XX. Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp. PBC dựa vào Nhật vì là một nước cùng văn hóa Á Đông mà đã biết tiến hành cải cách trở nên cường thịnh. + Hợp tác nhóm tốt; Tìm kiếm thông tin qua tranh và sách.
  2. HĐ5. Tìm hiểu về phong trào Đông Du Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập Việc 2: Cá nhân đọc thông tin trang 17 sách HDH Việc 3: Các bạn thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn ĐGTX: - PP: Thảo luận, Vấn đáp - KT: Trình bày miệng; đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG: + Phong trào Đông Du là một phong trào thanh niên VN sang Nhật học tập để trở về chống thực dân Pháp cứu nước. + Biết được nguyên nhân thất bại của phong trào Đông Du: Do Pháp lo ngại nên đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào. + Hợp tác nhóm tốt; Tìm kiếm thông tin qua tranh và sách. => GV giảng thêm: Phong trào Đông Du thất bại vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật, đồng ý cho Nhật vào buôn bán ở Việt Nam, còn Nhật thì cam kết trục xuất các nhà yêu nước VN ra khỏi lãnh thổ. Sự thất bại của phong trào Đông Du cho chúng ta thấy rằng: “Đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta”. *HĐ ứng dụng HD HS tìm hiểu và kể lại tên các trường học, tên phố , tên làng , liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học. === Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018 Lịch sử 41: Buæi ®Çu dùng nƯíc vµ gi÷ nƯíc (tiÕt 3) I. Mục tiêu - KT: Củng cố những sự kiện lịch sử thời Hùng Vương - An Dương Vương - KN: Trình bày được những hiểu biết của mình về nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc. - TĐ: Tôn trọng những người có công với dân tộc ta. - NL: Sử dụng sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin, diễn đạt rõ ràng II.Chuẩn bị: GV: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, ảnh Lăng vua Hùng (Phú Thọ), ảnh đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội), ảnh vẽ trên trống đồng và các hiện vật dưới thời Hùng Vương, Lược đồ khu di tích Cổ Loa ngày nay HS : SHD III.Điều chỉnh các hoạt động dạy học : - Lô gô : Không
  3. - Điều chỉnh nội dung dạy phù hợp : không IV. Các hoạt động dạy học : * Hoạt động cơ bản : HĐ 5 : Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn (như tài liệu) ĐGTX: - PP: Quan sát, Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nắm những sự kiện lịch sử thời Hùng Vương - An Dương Vương + Sử dụng sách giáo khoa, ghi nhớ thông tin * Hoạt động thực hành : HĐ 1: Kẻ trực thời gian (như tài liệu) ĐGTX: - PP: Thực hành, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn - Tiêu chí ĐG: + Nắm chắc mốc thời gian ra đời nước Văn Lang, Âu Lạc + Thể hiện rõ sự kiện lịch sử trên trục thời gian HĐ 2: Nối tên nước và địa điểm đóng đô cho đúng (như tài liệu) ĐGTX: - PP: Thực hành, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nắm chắc địa điểm đóng đô nước Văn Lang, Âu Lạc + Trình bày rõ ràng HĐ 3: Trả lời các câu hỏi sau (như tài liệu) ĐGTX: - PP: Thực hành, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nắm chắc những nét chính về đời sống của người dân nước Văn Lang, Âu Lạc + Nêu được vì sao người ta nói thành Cổ Loa kiên cố + Trình bày rõ ràng. * Hoạt động ứng dụng: Chuẩn bị nội dung ở phần hoạt động ứng dụng. V. Lưu ý sau tiết dạy : === Địa lí 53,2,1: BÀI 3: KHÍ HẬU VÀ SÔNG NGÒI (T1) I. Mục tiêu: (BSĐH) - KT: Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu nước ta và ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất
  4. - KN: Chỉ được ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam - TĐ: Hiểu những khó khăn ở địa phương QB với những thiên tai thường gặp - NL: Chỉ bản đồ, hợp tác nhóm II. Chuẩn bị: GV: SHD, bản đồ địa lý tự nhiên VN HS: SHD III. Hoạt động học: ⃰ Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cả lớp hát tập thể - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học theo mục 1 (Tài liệu) - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Đọc đoạn hội thoại và trao đổi Việc 1: Đọc kĩ đoạn hội thoại Việc 2: Hỏi cô giáo về những gì em chưa hiểu khi đọc đoạn hội thoại 2. Quan sát lược đồ và thực hiện: Việc 1: Cá nhân quan sát lược đồ hình 1 trang 74 sách HDH Việc 2: Nhóm đôi chỉ trên lược đồ hướng gió tháng 1 ( đại diện cho gió mùa Đông Bắc) và tháng 7 (đại diện cho gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam); Chỉ dãy núi Bạch Mã; Chỉ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm Việc 3: Nhóm đôi tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Việc 4: Trình bày trước lớp Cô giáo chốt KT ĐGTX: - PP: Quan sát, thảo luận, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn, miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt + Trình bày rõ ràng trên lược đồ 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập Việc 2: Các bạn thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khí hậu tới đời sống và sản xuất Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn
  5. Việc 1: Một bạn đại diện đọc thông tin trang 75 sách HDH, các bạn còn lại chú ý lắng nghe Việc 2: Kể những hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương ĐGTX: - PP: Quan sát, thảo luận, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Biết: Ích lợi: Khí hâu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển; Nhưng hằng năm thường có bão, mưa lớn gây lũ lụt,nắng nóng gây hạn hán; Kể những khó khăn ở địa phương QB với những thiên tai thường gặp + Trình bày rõ ràng === Chiều dạy rải bù theo kế hoạch chuyên môn TN-XH 11,2,3: VỆ SINH THÂN THỂ I. Mục tiêu: (TH KNS) HS có khả năng: - KT: Hiểu được thân thể sạch se giúp chúng ta khỏe mạnh, tự tin - KN: Biết được các việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ - Tích hơp KNS: Rèn KN tự bảo vệ: Chăm sóc thân thể; KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể; Phát triển KN giao tiếp thông qua các hoạt động học tập) - TĐ: Có ý thức tự giác làm vệ sinh hằng ngày (HSKG: Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa,ghẻ,chấy rận,đau mắt ,mụt nhọt.) - NL: Tự vệ sinh thân thể sạch sẽ đề phòng các bệnh về da.; Khai thác thông tin từ tranh vẽ trong SGK II. Chuẩn bị : Tranh SGK, bài hát “Đôi bàn tay bé xinh” III. Hoạt động học: *Khởi động: cả lớp hát bài “Đôi bàn tay bé xinh” A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1. Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp: Việc 1: Cá nhân tự nhớ những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân Việc 2: Nhóm đôi, nói với nhau những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân Việc 3: Xung phong nói trước lớp, HS khác bổ sung ĐGTX: - PP: vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Kể những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày + Nhớ và kể chân thực HĐ 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
  6. - Việc 1: Quan sát từng hình ở trang 12,13 trongSGK trả lời các câu hỏi. Một bạn đặt câu hỏi, bạn kia trả lời, sau đó ngược lại. Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Theo bạn, bạn nào làm đúng bạn nào làm sai? vì sao? Chúng ta có nên học tập bạn đó không? - Việc 2: Xung phong trình bày trước lớp - GV KL ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nên tắm và gội đầu bằng xà phòng , tập bơi ở bể bơi, thay áo quần sạch sau tắm, đưa áo quần cho mẹ giặt và phơi khô, rửa chân tay bằng xà phòng và nước sạch, cắt ngắn móng tay chân, đi dép hoặc giày. Không nên tắm ở ao hồ hoặc bơi ở nơi nước không sạch. B. Hoạt động thực hành: 1.Thảo luận cả lớp - Việc 1: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi “ Hãy nêu các việc cần làm khi đi tắm?” - Việc 2: HS xung phong nêu ý kiến của mình, HS khác bổ sung thêm - GV kết luận: cần làm gì khi đi tắm. ĐGTX: - PP: vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Trước khi tắm, ta chuẩn bị nước, xà phòng, áo quần, khăn, bông tắm, sạch sẽ; Khi tắm: Dội nước, thoa xà phòng, kì cọ, ; Tắm xong: lau khô người, mặc áo quần sạch (tắm nơi kín gió). + Trình bày rõ ràng 2.Thảo luận cả lớp - Việc 1: HS trả lời câu hỏi: Nên rửa tay khi nào? Nên rửa chân khi nào? - Việc 2: HS xung phong nêu ý kiến của mình, HS khác bổ sung thêm - GV kết luận: cần rửa tay, rửa chân khi nào ĐGTX: - PP: vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh; Rửa chân trước khi lên giường ngủ, trước khi mặc giày, + Trình bày rõ ràng
  7. 3. Kể trước lớp - Việc 1: HS kể những việc không nên làm mà nhiều người mắc phải - Việc 2: Liên hệ bản thân - GV kết luận, nhắc nhở HS có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày (Rèn KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể) ĐGTX: - PP: vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + Nhận ra được những việc không nên làm thường mắc phải mà cần sửa chữa: ăn bốc, đi chân đất, cắn móng tay. IV. Hướng dẫn ứng dụng:Về nhà thực hành vệ sinh thân thể thường xuyên để bảo vệ da (Rèn KN tự bảo vệ:Chăm sóc thân thể) V. Những lưu ý sau khi dạy === Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018 Toán 11: SỐ 9 I. Mục tiêu : - KT: Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số 9. - KN: Biết đọc, đếm được từ 1 đến 9. So sánh các số trong phạm vi 9, vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9 - TĐ: Thích học Toán - NL: Tự tìm KT từ SGK II. Đồ dùng : + GV : Bộ TH Toán, phiếu , số 9, bảng phụ + HS : Bộ TH Toán, phiếu , số 9, bảng con III. Hoạt động học : 1.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: ( 5’) + Đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 8 và 8 đến 1 + Số nào bé hơn số 8 ? Số nào lớn hơn số 1 ? + Nhận xét ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí: - HS trả lời được câu hỏi - Biết đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 9 từ 9 về 1 - Thao tác nhanh, chính xác - Tự tin trước lớp * Bài mới Hoạt động 1 : ( 5’) Giới thiệu số 9 - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh nêu: có 8 bạn thêm 1 bạn nữa là 9 bạn - Yêu cầu học sinh lấy 8 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn và nêu có tất cả 9 hình tròn.
  8. - Cho học sinh nhìn tranh trong sách giáo khoa nhắc lại - Giáo viên giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết . Giáo viên viết lên bảng - Số 9 đứng liền sau số mấy ? - Cho học sinh đếm xuôi, ngược trong phạm vi 9 - Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp - Cho học sinh viết vào bảng con - Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời , trả lời miệng + Tiêu chí: - Biết 8 thêm 1 là 9 - Biết đọc đếm từ 1 đến 9 từ 9 về 1 - Nắm vị trí số 9trong dãy số từ 1-> 9 - Biết so sánh các số trong phạm vi 9, viết được số 9 3.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Thực hành bài 1, 2, 3 Bài 1: ( 5’) viết số9 Bài 2: ( 5’) Cấu tạo số 9 - Giáo viên hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh đọc lại cấu tạo số 9 Bài 3: ( 5’) Viết số thích hợp vào ô trống - Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài - Cho học sinh làm bài - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí: - Viết đúngchữ số 9 - Nắm chắc cấu tạo số 9: 9 gồm 1 và 8, 9 gồm 8 và 1, 9 gồm 2 và 7, 9 gồm 3 và 6, - Biết quan sát tranh viết đúng số; dấu >/</= thích hợp vào ô trống - HS chủ động làm nhanh, chính xác cẩn thận 4.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : - Hôm nay em học số mấy ? Số 9đứng liền sau số nào ? - Đếm xuôi từ 1 đến 9 . Đếm ngược từ 9 đến 1 ? - Nêu lại cấu tạo số 9 - Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. - Chia sẻ với người thân những gì mìn Tiếng Việt 11: ÂM / l/ (2T) Việc 0 -PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
  9. - Tiêu chí +HS TLhọc được các chữ ghi âm g,gi,h,i,kh,l + Vẽ được mô hình và phân tích được tiếng /la/li + Trả lời tốt ,mạnh dạn Việc1: Chiếm lĩnh ngữ âm ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí - Ph át âm to,rõ ràng, đ úng âm /l/ - Biết được /l/là phụ âm - Phân tích được tiếng / la/ - Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác Việc 2 : Viết ĐGTX: + PP: Viết ,quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá - Nhận biết được cấu tạo của con chữ l (điểm bắt đầu ,chỗ chuyển hướng bút, điểm kết thúc ,cụ thể - Biết viết con chữ / l / la / kì lạ/ đúng mẫu - Đưa chữ l vào mô hình tiếng - Tìm được nhiều tiếng có âm / l/ đứng đầu: la ,là ,lá ,lả ,lã ,lạ lê,lề, lễ, lệ - Nắm chắc /l /là phụ âm Việc 3: Đọc ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc to, tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ - Đọc đúng tiếng từ: la ,là ,lá ,lả ,lã ,lạ lê,lề, lễ, lệ ,câu Chà! Hà chả bế bé, để bé lê la. - Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu Việc 4 : Viết chính tả ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá - HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc, phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng - Thao tác đúng, dứt khoát chính xác - Viết đúng câu : Chà! Hà chả bế bé, để bé lê la. - Nắn nót cẩn thận, giữ vở sạch sẽ
  10. Sáng thứ năm dạy chiều thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018 Lịch sử 43: Buæi ®Çu dùng nƯíc vµ gi÷ nƯíc (tiÕt 3) (Dạy thứ ba ngày 25 tháng 9 ) === Toán 41 BIỂU ĐỒ CỘT (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức : Giúp HS: Đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. Bước đầu xử lí số liệu trong biểu đồ cột. - Kĩ năng: Đọc thông tin trên biểu đồ cột nhanh, thành thạo - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học Toán. - Năng lực: HS hợp tác nhóm tốt, có khả năng tự học và tự giải quyết vấn đề II.Chuẩn bị: SHD, Bảng phụ III.Hoạt động học: *Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích A. Hoạt động cơ bản 1. Nghe thầy/cô hướng dẫn (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: quan sát , vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: Lắng nghe và nắm hàng dưới ghi tên các khối lớp,các cột ghi số liệu học sinh 2. Xem biểu đồ và trả lời câu hỏi (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: quan sát , vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: + Thôn Trung có số dân ít nhất + Thôn Hạ và thôn Đông có số dân bằng nhau + Thôn Thượng có 1 700 người + Thôn Thượng nhiều hơn thôn Trung 200 người + Tổng số dân của cả năm thôn: 81 000 người + Hợp tác tốt với bạn và giải quyết vấn đề toán học. B. Hoạt động ứng dụng: (theo tài liệu) ===
  11. Tiếng Việt 41: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T3) I. Mục tiêu:. - KT: Giúp học sinh nắm lại cách kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. - KN: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. Kể chuyện đúng nội dung yêu cầu, có cử chỉ điệu bộ - TĐ: Thích môn kể chuyện. - NL: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ chính xác. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD. III. Hoạt động dạy học: HĐ1.Chuẩn bị kể một câu chuyện (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Kể được câu chuyện theo đúng yêu cầu +Mạnh dạn, tự tin, khi kể có dùng ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với câu chuyện IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. === 1 Tiếng Việt 4 : Ở HIỀN GẶP LÀNH (T1) I. Mục tiêu - KT: Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật,con vật, cây cối, hiện tượng ) - KN: Nhận biết được danh từ trong câu, biết đặt câu với danh từ - TĐ: HS yêu thích môn học. - NL: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ chính xác. II.Chuẩn bị đồ dùng: - Bảng phụ, SHD III. Hoạt động dạy- học: * Khởi động: (3- 5 phút) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Tìm hiểu về danh từ (theo tài liệu): ĐGTX: - PP: vấn đáp,quan sát - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: Từ chỉ người Từ chỉ con vật Từ chỉ cây cối Từ chỉ vật Từ chỉ HT người ve,chim cuốc, sấu, phượng, nhà, suối, gió bản,bếp - Nắm: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, cây cối, hiện tượng + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  12. HĐ2, 3 (theo tài liệu): ĐGTX: - PP: vấn đáp,quan sát, viết - KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, - Tiêu chí đánh giá: 2. a) Chỉ người: bố,mẹ, anh,chị b) Chỉ vật: bàn, ghế, sách c) Chỉ hiện tượng thiên nhiên: mây,bão,lũ, động đất 3. Viết câu đúng theo yêu cầu, dùng từ, diễn đạt + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. === Chiều thứ 5 dạy vào sáng thứ 7 ngày 29/9/2018 TN-XH 22: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO ?(T1) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: - KT: Chỉ đúng vị trí và nói được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - KN: Nêu được sơ lược sự biến đổi thức ăn tại các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - TĐ: Có ý thức ăn châm, nhai kĩ. - NL: Khai thác tranh, hợp tác nhóm, tự học. II. HOẠT ĐỘNG HỌC: *. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi : “Đi chợ” (Bảng thức ăn có ở H1 trang 14) - Các nhóm tham gia chơi. - CTHĐTQ hỏi: Kể tên các thức ăn mà nhóm bạn chọn. - NT chỉ định 1 bạn trong nhóm mình trả lời. - CTHĐTQ hỏi: Khi ăn, thức ăn đi vào cơ thể qua những bộ phận nào? - Đại diện nhóm trình bày. - Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học. GV giới thiệu về bài học và ghi nhan đề lên bảng. - Cá nhân ghi tên bài vào vở. - Bạn phụ trách đồ dùng di chuyển lấy đồ dùng học tập cho cả nhóm. * Xác định mục tiêu bài Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm . Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Quan sát hình 2, đọc và chỉ trên hình: - Việc 1: Cá nhân đọc tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong ô chữ.
  13. - Việc 2: Chủ động chia sẻ với bạn trong bànvà lắng nghe ý kiến của bạn. - Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. + Tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. + Đường đi của miếng táo trong ống tiêu hóa - Việc 4: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG:+ Chỉ đúng vị trí và nói được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. + Khai thác kiến thức qua tranh. HĐ2. Đọc , viết và chỉ trên hình: Việc 1: Đọc thông tin ở hình 3. Việc 2: Viết vào vở tên các cơ quan tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa. Việc 3: Gạch chân dưới những từ chỉ tuyến tiêu hóa. Việc 4: Chỉ và đọc tên các tuyến tiêu hóa trên H4 ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐG:+ Chỉ đúng vị trí và nói được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.Và các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy. + Khai thác kiến thức qua tranh, tự học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Làm việc với phiếu học tập: Ban phụ trách đồ dùng phát phiếu bài tập: “Sơ đồ cơ quan tiêu hóa” ở góc học tập phát cho từng thành viên trong nhóm. Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu của phiếu bài tập. Việc 2: Quan sát sơ đồ cơ quan tiêu hóa Việc 3: Nối tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa với hình vẽ cho phù hợp. Việc 4: Nhóm đôi đổi chéo phiếu bài tập cho bạn bên cạnh để kiểm tra, đánh giá, bổ sung và thống nhất ý kiến. Việc 5: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. Việc 6: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và dán vào góc học tập. Việc 7: Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. ĐGTX: - PP: Thảo luận, quan sát, vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
  14. - Tiêu chí ĐG:+ Nối đúng tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa với hình vẽ cho phù hợp: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.Và các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy. + Khai thác kiến thức qua tranh, tự học, hợp tác nhóm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Kể cho người thân nghe tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. === Lịch sử 42: Buæi ®Çu dùng nƯíc vµ gi÷ nƯíc (tiÕt 3) (Dạy lớp41 thứ ba ngày 25 tháng 9 ) TN-XH 23: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO ?(T1) (Dạy lớp 22 tiết 1) === Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018 Địa lí 4: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (T3) I. Mục tiêu - KT: Trình bày được những đặc điểm của thiên nhiên, cư dân và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - KN: Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn. - TĐ: Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, có ý thức bảo vệ môi trường khi khai thác mỏ. - NL: Khai thác tranh, tự học; hợp tác nhóm II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Giáo viên : Bản đồ địa lí Việt Nam, Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn, thị trấn Sa Pa. Phiếu học tập Học sinh : SGK, VBT III.Điều chỉnh các hoạt động dạy học - Lô gô : Không - Điều chỉnh nội dung dạy phù hợp : không - Câu hỏi tiếp sức cho học sinh yếu : Nêu quy rình sản xuất phân lân - Câu hỏi tiếp sức cho học sinh khá, giỏi Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. VI.Các hoạt động dạy học * Hoạt động thực hành : HĐ1,2,3 : Làm bài tập
  15. ĐGTX : - KT: Nhận biết và trình bày lại được những đặc điểm của thiên nhiên, cư dân và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - KN: Giải thích được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn : Đất dốc thì phải làm đất dốc để giữ nước cho việc trồng lúa nước ; Khí hậu lạnh nên phải trồng rau, quả xứ lạnh ; Ở núi có nhiều khoáng sản nên phát triển ngành khai thác khoáng sản ; Đất ẩm ướt và có nhiều thú dữ nên ở nhà sàn. - TĐ: Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, biết khai thác tài nguyên. - NL: Tự học; hợp tác nhóm. HĐ 4 : Trò chơi : Như tài liệu ĐGTX : - KT: Trình bày được quy trình sản xuất phân lân. - KN: Ở HLS có mỏ khoáng sản A-pa-tít nên phát triển ngành khai thác khoáng sản và sản xuất phân lân để bón cây cối. - TĐ: Có ý thức bảo vệ môi trường khi khai thác mỏ. - NL: Khai thác tranh, hợp tác nhóm V. Hướng dẩn bài tập về nhà : ChuÈn bÞ néi dung ë phÇn ho¹t ®éng øng dông. ===