Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 27
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_27.docx
Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 27
- TUẦN 27 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 52,1,3: BÀI 11: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP (T1) I, Mục tiêu: - KT: Biết được vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa –ri về Việt Nam năm 1973. - KN: Rèn kĩ năng khai thác các nguồn sử liệu. Nêu được những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri. - Thái độ: Tự hào về người dân Việt Nam. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ1 . Tìm hiểu vì sao Mĩ kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về VN (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được bối cảnh Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri: Mĩ thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền nam, Bắc; nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam . + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 2: Tìm hiểu về buổi lễ kí kết Hiệp định Pa-ri về Việt nam năm 1973: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được Hiệp định Pa-ri được kí kết vào 27-1-1973 giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Hoa Kì. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 3: Tìm hiểu nội dung chính của Hiệp định Pa-ri ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri. 1
- + Hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Thảo luận và ghi vào vở các câu trả lời đúng : (Thực hiện như SHD) ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chọn ô 2 và ô 4 . + Tích cực, hào hứng học tập === Lịch sử 42,3: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết được các chúa Nguyễn có công trong việc tổ chức khẩn hoang ở Đàng Trong. - KN: Chỉ được những nơi đoàn khẩn hoang đã đến trên lược đồ (bản đồ). Mô tả được một số thành thị ở Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII. - TĐ: Cảm phục công lao của các chúa Nguyễn đã có công trong việc khai hoang, mở rộng bờ cõi đất nước. - NL: Sử dụng lược đồ để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ VN thế kỉ XVI-XVII III. Hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Khám phá quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Biết và chỉ trên lược đồ cuối thế kỉ XVI thời chúa Nguyễn khai hoang từ vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Nam Trung Bộ, đến đồng bằng sông Cửu Long. Các chúa Nguyễn đã làm chủ cả vùng biển đảo rộng lớn trong đó có cả các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. + Các chính sách trong quá trình khai hoang: Cho phép nông dân, quân lính đem cả gia đình vào phía nam lập làng, lập ấp; Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng với nông cụ. + Kết quả: Những xóm làng đông đúc được hình thành và phát triển; Bờ cõi đất nước được mở rộng kể cả một vùng biển đảo rộng lớn. + Tìm hiểu thông tin,lược đồ, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 4: Khám phá các thành thị ở Đàng Ngoài: (thực hiện như SHDH) ĐGTX HĐ: 2
- - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Thăng Long, Phố Hiến là những thành thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài thế kỉ XVII. + Mô tả được một số thành thị trong các thế kỉ XVI-XVIII. + Tìm hiểu thông tin,tranh ảnh, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Dựa vào lược đồ VN (tr25), em hãy mô tả hành trình của đoàn người khẩn hoang: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Đoàn người khẩn hoang đi từ vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Nam Trung Bộ, đến đồng bằng sông Cửu Long, ra các đảo và quần đảo. + Tự học tích cực; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: HĐ 1 SHD tr 27. .=== Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết ích lợi của cây đối với con người HS - Kỹ năng: Kể được một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước; Biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ , chăm sóc và trồng cây cối - Năng lực: Hợp tác, thực hiện tốt các hoạt động. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: Máy tính- Tv, - Tài liệu HDH, III. Hoạt động học: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 4.Hoàn thành bảng học tập * ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS kể: Tên cây, nơi sống, ích lợi với con người Tên cây Trên cạn Dưới nước Ích lợi với con người Cây đào x Cho ta quả để ăn Cây lúa x x Cung cấp lương thực 3
- Cây phong lan x Cho ta hoa để trang trí Cây thông x Cho ta gỗ Cho ta hoa để chưng, hạt sen, ngó Cây hoa sen x sen, củ sen làm thức ăn, lá sen để gói thức ăn Cây rau x x Cho ta rau làm thức ăn muống HĐ5. Cùng thực hiện * ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS kể được : a) Cây sống ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước. b) Cây xanh rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chúng cung cấp thực phẩm, gỗ, làm thuốc, làm cho không khí trong lành Vì vậy chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh HĐ6. Tham quan và trao đổi * ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát - Kĩ thuật: ghi chép ngắn - Tiêu chí ĐGTX: + HS viết được các loài cây và lợi ích của cây. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Viết vào vở danh sách các ăn quả và cây cảnh - Phương pháp: Tích hợp - Kĩ thuật: bài thu hoạch - Tiêu chí ĐGTX: + HS viết được các cây lương thực, thực phẩm === Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 41: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T2) 4
- (Đã soạn và dạy ngày thứ hai/ 11/3) === Địa lí 53,2,1: CHÂU MĨ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - KT: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên (địa hình, khí hậu) của châu Mĩ. Đọc đúng tên và chỉ một số núi cao, cao nguyên, đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ) - TĐ: Thích khám phá, tìm tòi về các châu lục - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới, Quả Địa Cầu, bản đồ châu Mĩ, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Làm việc với quả Địa Cầu: HĐ 2: Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ: ĐGTX HĐ 1,2: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, tiếp giáp Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. + Khai thác được kiến thức qua bản đồ + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 3: Khám phá tự nhiên châu Mĩ : ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số núi cao, cao nguyên, đồng bằng, rừng nhiệt đới A-ma-dôn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ). + Châu Mĩ có đủ 3 đới khí hậu . + Thích khám phá, tìm tòi về châu Mĩ B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Hoàn thành phiếu học tập: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: 5
- + Tên dãy núi, cao nguyên: Dãy Cooc-đi-e, dãy An-đet; Tên đồng bằng: Đồng bằng Trung tâm, đồng bằng A-ma-don, đồng bằng Pam-ma; Tên sông: Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn, sông Pa-ra-ma. + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập C. Hoạt động ứng dụng: HĐ a: trang73 SHD === TNXH 11,2,3: CON MÈO I. MỤC TIÊU - KT: HS biết các bộ phận bên ngoài của con mèo - KN: Chỉ được đầu, mình, đuôi và 4 chân, nói về đặc điểm (lông, móng vuốt, mắt, đuôi, ria) của con mèo. - TĐ: Có ý thức chăm sóc mèo (nếu có nuôi). - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. CHUẨN BỊ. GV+ HS: Sưu tầm hình ảnh một số loài cá III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. ⃰ Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát con mèo. Việc 1: Quan sát hình con mèo được phóng , chØ bé phËn đầu, mình, đuôi và các chân. Việc 2: Các em chia sẻ kÕt quả hoạt động Việc 3: NT cho các bạn nhận xét, bổ sung Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Con mèo có các bộ phận: đầu, mình, đuôi và 4 chân; Mèo có bộ lông mềm, mượt; mắt tròn và sáng long lanh vào ban đêm; Bộ vuốt sắc nhọn; Bộ ria cứng như cước,đuôi dài và thường uốn cong trên lưng, . + Thích khám phá, tìm tòi về loài mèo 6
- 2.Làm việc với SGK. Việc 1: Q/s tranh ở trang 55,56 SGK và tự trả lời câu hỏi của tranh nhóm mình. Việc 2: Các nhóm có cùng hình bổ sung,nhận xét ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Kể được lợi ích của mèo: bắt cuột bảo vệ mùa màng và lương thực. + Hợp tác tốt, mạnh dạn trình bày kết quả === Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019 To¸n 41: BÀI 85: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ? I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố về phân số, đọc, viết, so sánh phân số. Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Cách tính diện tích hình bình hành. - Kĩ năng: Nhận biết phân số, đọc, viết, so sánh phân số. Luyện tập cộng, trừ, nhân, chia phân số; tính diện tích hình bình hành. Giải bài toán tìm phân số của một số. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt , sử dụng ngôn ngữ toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BP III. Hoạt động dạy học: Bài 1, bài 2, bài 3 ( theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 1: Viết đúng phân số biểu thị phần đã được tô màu. 5 3 3 2 4 + Bài 2 a) ; 1 ; 5 4 4 3 7 + Bài 3: Khoanh đúng vào các phân số bằng phân số 5 6 + Có thức tự thực hiện nhiệm vụ học tập. + Có khả năng giải quyết các vấn đề về toán học. Bài 5, bài 6: ( theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: 7
- + Bài 5: Tính đúng diện tích hình bình hành và hình chữ nhật. + Bài 6: Giải Số học sinh nam là: 2 35x = 14 ( học sinh) 5 Số học sinh nữ là : 35 – 14 = 21 ( học sinh) Đáp số : 14 học sinh nam ; 21 học sinh nữ. + Có thức tự thực hiện nhiệm vụ học tập. + Có khả năng giải quyết các vấn đề về toán học. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. === Tiếng Việt 41: SỨC MẠNH CỦA TÌNH MẪU TỬ (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thưc : Đọc và hiểu bài “Con sẻ”. HiÓu ND: Ca ngîi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. - Kĩ năng: §äc ®óng c¸c từ khó do dễ lẫn của phương ngữ, biÕt chuyển đổi giọng linh hoạt, phù hợp với nội dung truyện. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hợp tác nhóm tích cực, rèn luyện năng lực ngôn ngữ , có khả năng giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐDDH: giấy trong III. Hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ1. Quan sát bức tranh . (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Quan sát tranh và trả lời được câu hỏi. ( Con chó đánh hơi thấy một con sẻ non từ trên tổ xuống, nó chậm rãi lại gần. Con chim sẻ lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.) +Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. +Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi trả lời. HĐ2,3, 4: Luyện đọc đúng: (theo SHD) * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Ngắt sau dấu phẩy, nghĩ sau dấu chấm, 8
- + Nắm nghĩa các từ: giáp: đơn vị cư dân dưới cấp thôn ngày xưa.Chọn được lời giải nghĩa phù hợp với từ ngữ (1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 – b) + Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả HĐ5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: (theo tài liệu): * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài đọc thông qua phần trả lời câu hỏi: 1) Đoạn 1 - b; Đoạn 2 - e; Đoạn 3 - d; Đoạn 4 - c; Đoạn 5 - a. 2) Con chó thấy một con sẻ non rơi từ trên tổ xuống. Nó định tấn công sẻ non. 3) Một con sẻ già từ trên cây đột ngột lao xuống với dáng vẻ rất hung dữ khiến con chó dừng lại. 4) Hình ảnh sẻ mẹ cứu con: con sẻ già lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy hai ba bước về cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con; một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó vào nơi nguy hiểm. 5)+ Nắm được nội dung bài: Ca ngîi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc bài em vừa học cho bố mẹ nghe. === Tiếng Việt 41: SỨC MẠNH CỦA TÌNH MẪU TỬ (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Luyện cách viết văn miêu tả cây cối. - Kĩ năng: Quan sát và phát hiện được đặc điểm nổi bật của từng loài cây; viết được các từ ngữ miêu tả các đặc điểm nổi bật đó. - Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây xanh - Năng lực: Nâng cao năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ viết. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, tranh sưu tầm, thẻ bìa III. Hoạt động dạy hoc: HĐ 1,2 : ( Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: HĐ1: Chọn một trong các cây troang ảnh và nói những điều em biết về nó (SGK/101) VD: Hoa đào là loài hoa chỉ có ở miền Bác nước ta. Hoa nở vào mùa xuân. Từng chùm hoa chen chúc nhau khoe sắc hồng thắm, kín khít cả cành nhánh. 9
- HĐ2: Sưu tầm và trưng bày các loại tranh ảnh về cây cối. + Diễn đạt trôi chảy, ngắn gọn, nói đúng nội dung trao đổi. + Có kĩ năng quan sát tốt. + Nói được đặc điểm nổi bật của loài cây vừa chọn. + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe, chia sẻ. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. === Ô.L.TOÁN 11: ÔN LUYỆN TUẦN 26 ( T2 ) I. Mục tiêu: - HS mức CHT-HT làm dược BT 5, 6 , 7, 8 HS mức HTT thêm BT HDỨD II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1 : Ôn luyện ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + HS thực hiện điền các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần +Biết tìm số liền trước và số liền sau của số có 2 chữ số. + Biết tìm số bé nhất và lớn nhất khoanh tròn vào số vừa tìm được + Biết so sánh số có 2 chữ số HĐ3: Vận dụng ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG: + HS nhìn vào hình vẽ và điền các điểm trong và ngoài hình vuông và hình tam giác. === ÔLTV 11: LUYỆN TỪNG TIẾNG RỜI Việc 0: Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. +Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng +PP: Quan sát, vấn đáp +KT: Thang đo, nhận xét bằng lời Việc 1: Luyện đọc: - T HD HS luyện đọc bài “ Sự tích mùa xuân”, trả lời các câu hỏi dưới bài. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, to rõ ràng bài “ Sự tích mùa xuân”, hiểu nội dung của bài. - Chọn được ý đúng cho từng câu hỏi liên quan đến nội dung của bài ( câu 1: ý c; câu 2:ý b; câu 3: ý b), nêu được cảm nhận của mình về mùa xuân. + PP: quan sát, vấn đáp 10
- + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. === ÔLTV 11: LUYỆN TIẾNG KHÁC NHAU Việc 0: Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. +PP: Quan sát, vấn đáp +KT: Thang đo, nhận xét bằng lời +Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng Việc 1: Luyện đọc: - T HD HS luyện đọc bài “ Sự tích Hồ Gươm”, trả lời các câu hỏi dưới bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, to rõ ràng bài “ Sự tích mùa xuân”, hiểu nội dung của bài. - Chọn được ý đúng cho từng câu hỏi liên quan đến nội dung của bài ( câu 1: ý c; câu 2:ý b; câu 3: ý a), kể được những điều em biết về Hồ Gươm. === Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019 Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 2) (Đã soạn và dạy vào thứ hai, ngày 11/3) === Địa lí 43,1,2: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết được vị trí, đặc điểm về tự nhiên, dân cư của đồng bằng Duyên Hải miền Trung . - KN: Chỉ được vị trí và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của đồng bằng Duyên Hải Miền Trung trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - TĐ: Yêu quý, tự hào về miền Trung của mình. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và thực hiện: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 11
- - Tiêu chí ĐGTX: + Đồng bằng Duyên Hải miền Trung là đồng bằng nhỏ, hẹp, nằmven biển ở miền Trung nước ta. + Quan sát được vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Nêu ý kiến mạnh dạn trước lớp. HĐ 2: Quan sát hình, đọc thông tin và thực hiện: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chỉ bản đồ và trình bày được: các đồng bằng Duyên Hải miền Trung nhỏ, hẹp với những cồn cát, đầm phá. + Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền, nhân dân ở đây thường trồng phi lao chắn gió. + Khai thác được kiến thức qua lược đồ, tranh và thông tin trong SHD. HĐ 3: Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được Duyên hải miền Trung có khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã. Vì dãy Bạch Mã (nằm giữa Huế và Đà Nẵng) kéo dài ra biển tạo nên bức tường chắn gió Đông Bắc thổi đến nên phía Nam không có mùa đông lạnh. + Khó khăn của người dân: mùa hạ mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây thiệt hại nhiều về người và của. + Dân cư khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh và người Chăm + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập === 12