Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 22

docx 17 trang thienle22 5360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_22.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 22

  1. TUẦN 22 Thứ hai ngày 28 tháng1 năm 2019 Lịch sử 52,1,3: BÀI 8: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết được phong trào Đồng khởi (cuối năm 1959-đầu năm 1960) nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào Đồng khởi. - KN: Trình bày được diễn biến của phong trào Đồng khởi. - Thái độ: Khâm phục tinh thần quật khởi và ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta. - NL: Sử dụng bản đồ (lược đồ), tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu lược đồ - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ2 . Tìm hiểu diễn biến chính của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Mĩ- Diệm khủng bố dã man những người đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đồng bào miền Nam đã bùng lên phong trào Đồng khởi. +Cuối năm 1959- đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam, Bến Tre là nơi diễn ra mạnh mẽ nhất. + Nhiều xã ấp được giải phóng hoàn toàn. UBND tự quản được thành lập, + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã mở đầu cho một phong trào đấu tranh rộng khắp của đồng bào miền Nam. + Từ đây miền Nam không chỉ đấu tranh chính trị mà còn đấu tranh vũ trang, đẩy quân đội Mi-Diệm vào thế bị động, lúng túng. HĐ 4: Đọc và ghi vào vở: 1
  2. - Mĩ- Diệm khủng bố dã man những người đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đồng bào miền Nam đã bùng lên phong trào Đồng khởi. +Cuối năm 1959- đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam, Bến Tre là nơi diễn ra mạnh mẽ nhất. B. Hoạt động thực hành: HĐ 2: Hoàn thành phiếu học tập (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Diễn biến: Cuối năm 1959- đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam, Bến Tre là nơi diễn ra mạnh mẽ nhất. + Kết quả: Nhiều xã ấp được giải phóng hoàn toàn. UBND tự quản được thành lập, + Ý nghĩa: Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã mở đầu cho một phong trào đấu tranh rộng khắp của đồng bào miền Nam.Từ đây miền Nam không chỉ đấu tranh chính trị mà còn đấu tranh vũ trang, đẩy quân đội Mi-Diệm vào thế bị động, lúng túng. + Tích cực, hào hứng học tập HĐ 3: Chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu” (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Các ô chữ hàng ngang: 1, Chợ Được; 2, phá đồn giặc; 3, Hiền Lương; 4, Tổng tuyển cử; 5, khủng bố; 6, Bến Hải; 7, khởi nghĩa; 8, Gi-ne-vơ. + Ô chữ hàng dọc: Đồng khởi + Thảo luận tích cực,chơi hào hứng. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như HĐ2,3,4/ SHDH trang 9 === Lịch sử 43,2: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG VÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Trình bày được bối cảnh Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (1428), mở đầu thời Hậu Lê. - KN: Nêu được những việc nhà Hậu Lê đã làm để tổ chức, quản lí đất nước: soạn Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ Hồng Đức. - Thái độ: Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu 2
  3. - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ3 . Khám phá về quyền hành của nhà vua thời Hậu Lê. (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Thời Hậu Lê, vua có uy quyền tuyệt đối:mọi quyền hành tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội,bãi chức quan cao cấp nhất như Tướng quóc, Đại tổng quản, Đại hành khiển . + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 4: Tìm hiểu về việc tổ chức quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền đất nước và trật tự xã hội. + Trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1.2: Làm bài tập: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Câu 1.2: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền đất nước và trật tự xã hội. + Tích cực, hào hứng học tập C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện HĐ1,2/ SHDH trang 13 === Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019 Lịch sử 41: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG VÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ (T2) (Đã soạn và dạy chiều thứ hai, ngày 28/1) === 3
  4. Địa lí 53,2,1: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM (T2) I. Mục tiêu: - KT: Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Trung Quốc, Lào, Cam- pu-chia. - KN: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, kinh tế của 3 nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - TĐ: Đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng. - NL: Sử dụng bản đồ (lược đồ), tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, tranh ảnh, bản đồ - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học: HĐ 3: Khám phá đất nước Trung Quốc. (Như SHD) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chỉ được vị trí, kinh đô Bắc Kinh của Trung Quốc trên bản đồ + Biết được Trung Quốc thuộc khu vực Trung Á của châu Á. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới. + Miền Đông Trung Quốc là đồng bằng châu thổ màu mở. Miền Tây phần lớn địa hình là núi, cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt. + Trung Quốc nổi tiếng từ lâu về tơ lụa, gốm, sứ, chè. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh: sản xuất nhiều máy móc, thiết bị. Hàng điện tử, ô tô, hàng may mặc, đồ chơi được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. + Sử dụng bản đồ để khai thác thông tin, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 4: Tìm hiểu hai nước Lào , Cam-pu-chia: (Như tài liệu) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chỉ được vị trí, kinh đô Viêng chăn, Ph nôm-pênh của Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ. + Biết được Lào và Cam-pu-chia đều nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á của châu Á. + Lào không giáp biển, chủ yếu là núi và cao nguyên. Là nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp (khai thác khoáng sản và chế biến thực phẩm). Sản phẩm tiêu biểu là gỗ, quế, cánh kiến, sa nhân và lúa gạo. + Cam-pu-chia giáp biển, chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chão trũng. Biển Hồ là nơi thấp nhất. Là nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp (khai thác 4
  5. khoáng sản và chế biến thực phẩm). Sản phẩm tiêu biểu là lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đương thốt nốt và cá nước ngọt. + Sử dụng bản đồ để khai thác thông tin, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 2: Hoàn thành bảng sau (Như tài liệu) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Tên Thuộc Tên thủ đô Sản phẩm nổi tiếng Địa điểm du nước khu vực lịch nổi tiếng Trung Đông Á Bắc Kinh tơ lụa, gốm, sứ, chè, hàng Vạn lí Trường Quốc điện tử, ô tô, hàng may mặc, Thành đồ chơi Lào Đông Viêng chăn gỗ, quế, cánh kiến, sa nhân Chùa Xiêng Nam Á và lúa gạo Thoong Cam-pu- Đông Ph nôm lúa gạo, cao su, hồ tiêu, Đền Ăng –co chia. Nam Á pênh đương thốt nốt và cá nước Vát ngọt. + Hợp tác nhóm, làm được bài tập, trình bày ý kiến rõ ràng HĐ 3: Chơi trò chơi: “Giải ô chữ” ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Giải được ô chữ: Hàng ngang 1: Cam-pu-chia Hàng ngang 2: Biển Hồ Hàng ngang 3: Miền Tây Hàng ngang 4: Trung Quốc Hàng ngang 5: Ăng –co Vát Hàng dọc: Châu Á + Hợp tác nhóm, làm được bài tập, trình bày ý kiến rõ ràng C.HĐ ứng dụng - Thực hiện theo SHD: c) Tiết học tới hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các bạn trong nhóm. === TNXH 11,2,3: BÀI 22: CÂY RAU I.Mục tiêu - KT: Kể được tên một số cây rau và nơi sống của chúng. - KN: Phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau. Nói được ích lợi của việc ăn rau và cần thiết phải rửa rau trước khi ăn. - TĐ: Có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch. 5
  6. - NL: Hợp tác tốt, quan sá trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến rõ ràng II.Đồ dùng dạy học GV, HS: Đem đến lớp một số cây rau, khăn bịt mắt. III.Hoạt động dạy và học * Giới thiệu bài : GV và HS giới thiệu cây rau của mình: ViÖc 1: T Giới thiệu cây rau của mình: VD: Đây là cây rau cải. Nó được trồng trong vườn. ViÖc 2: HS lần lượt giới thiệu cây rau của mình theo câu hỏi gợi ý của GV: Cây rau em mang đến là cây gì? Nó được trồng ở đâu. ViÖc 3: Lớp nhËn xÐt, bæ sung ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được tên một số cây rau và nơi sống của chúng. + Tự học, trình bày ý kiến rõ ràng HĐ 1: Quan sát cây rau: Việc 1: Chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang đến lớp, bộ phận ăn được, em thích ăn rau nào? Việc 2: Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp GV kết luận ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Biết có nhiều loại rau (ăn lá, ăn thân, ăn củ, ăn hoa, ăn quả) + Các loại cây rau đều có rễ, thân, lá + Quan sát, hợp tác nhóm, trình bày rõ ràng HĐ 2: Làm việc với SGK: Việc 1: Quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK tr 46, 47 theo nhóm đôi Việc 2: Một số cặp lên hỏi – đáp trước lớp Việc 3: GV hỏi, lớp trả lời theo cả lớp: Em thường ăn rau nào? Tại sao ăn rau lại tốt? Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì ? GV kết luận ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 6
  7. - Tiêu chí ĐGTX: + Nói được ích lợi của việc ăn rau( Ăn rau cho có sức khỏe, tránh được một số bệnh) và cần thiết phải rửa rau trước khi ăn (vì rau dính đất bụi, phân bón). Vì vậy cần rửa sạch rau trước khi dùng rau làm thức ăn. + Quan sát, hợp tác nhóm, lớp, trình bày rõ ràng HĐ 3: Trò chơi: “Đố bạn rau gì?” Việc 1: Nghe Gv nêu cách chơi, luật chơi Việc 2: HS được chơi bịt mắt và đứng thành hàng ngang trên trước lớp Việc 3: Mỗi HS được cầm 1 cây rau , có thể sờ, ngắt, ngửi và đoán nhanh cây rau mình cầm trên tay Lớp + GV tổng kết trò chơi, khen HS đoán nhanh và đúng. ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Nắm được được đặc điểm của một số cây rau, đoán nhanh tên được 1 cây rau + Chơi vui, mạnh dạn, hào hứng *Củng cố: GV giáo dục HS ăn rau thường xuyên và rửa rau sạch trước khi dùng làm thức ăn === Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2019 To¸n 41: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ (T1) ( Soạn điển hình) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Em biết cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số. - Kĩ năng: So sánh phân số với phân số, so sánh một phân số với 1. - Thái độ: GD HS yêu thích học toán. - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học. II.Đồ dùng dạy học: thẻ, băng giấy III. Hoạt động học: *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì? Việc 3: CTHĐTQ Mời 1 bạn đọc mục tiêu và nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó * ĐGTX : - Phương pháp: vấn đáp . - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; giao lưu chia sẻ. 7
  8. - Tiêu chí đánh giá: + Xác định được mục tiêu tiết học, cần làm gì để đạt mục tiêu đó. + HS chủ động, tích cực lắng nghe . + Diễn đạt trôi chảy. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Chơi trò chơi “ Ghép thẻ” (Thực hiện theo SHD) * Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát, Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Ghép được các cặp thẻ có PS bằng nhau. + Phối hợp với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. +Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ toán học chính xác. 2.Thực hiện lần lượt các hoạt động sau để so sánh hai phân số 1/4 và 3/4 Việc 1 : Em đọc thông tin hoạt động 2 Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ với nhau, nhận xét và sửa sai cho bạn. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và đọc kĩ nội dung : Trong hai phân số có cùng mẫu số : - Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. - Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. - Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài trước lớp,đánh giá, nhận xét sửa sai. * Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp gợi mở, PP quan sát. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Thực hiện được các hoạt động trên băng giấy. So sánh được 1 1 . 4 4 4 4 + Nắm đươc: Trong hai phân số có cùng mẫu số : - Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. - Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. - Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. 8
  9. + Tìm được VD minh họa; cùng bạn so sánh 2 PS bất kì có cùng MS. * Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài học C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em lấy một ví dụ, so sánh và nói cho bố mẹ biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu số === 1 Tiếng Việt 4 : THẾ GIỚI CỦA SẮC MÀU (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc, hiểu bài Chợ Tết. HiÓu néi dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê - Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Thái độ: GD HS yêu quý, tự hào về đất nước con người Việt Nam . Giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt - Năng lực: Đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm; trả lời lưu loát, nói đúng nội dung cần trao đổi. GDBVMT: - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị ĐDDH: Máy tính, màn hình. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ1: (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Nêu được nhận xét về màu sắc của các sự vật trong tranh. VD: 1. Cánh buồm hồng giữa trời và nước đã khiến cho vịnh Hạ Long thật sống động. 2. Dòng thác Y-a-li trắng xóa tựa mây trời. 3. Những sắc tím đậm nhạt của hoa lan vô cùng quyến rũ. 4. Đôi cánh bướm hồng cam mỏng như giấy bóng chấp chới thật vui mắt. 5. Những đóa sen hồng tươi đang khoe sắc trên thảm lá xanh nõn. 6. Nải chuối vàng nuột, quả trông thật hấp dẫn. 7. Đóa hoa lộng lẫy khoe sắc đỏ như những cánh bướm. + Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. Nói đúng nội dung cần trao đổi. HĐ 2,3,4: (theo tài liệu) *Đánh giáTX: - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: 9
  10. + Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài. ( Tìm được hình ảnh hoặc lời giải nghĩa thích hợp với mỗi từ ngữ: 1 – e; 2 – d; 3 – c; 4 - Ảnh b; 5 - Ảnh a) + Phối hợp tốt với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ 5,6 : (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài đọc qua phần trả lời câu hỏi. 1)Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh: mặt trời lên nhuộm đỏ nhừng dải mây trắng, tô hồng những làn sương mai. Núi uốn mình trong chiếc áo lụa của rừng xanh. Đồi ửng son dưới ánh bình minh. Ruộng lúa cũng được thắp sáng bởi những tia nắng đỏ tím. 2) – Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon. - Vài cụ già chống gậy bước lom khom. - Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. - Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ. - Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu. - Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. 3) Mọi người đều háo hức, vui vẻ khiến không khí chợ Tết thêm tưng bừng, náo nhiệt. 4) Trắng, đỏ, hồng lam, xanh biếc, vàng, nắng tía, son, the xanh. + Học thuộc lòng 8 dòng đầu của bài thơ. + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe chia sẻ trong nhóm, diễn đạt rõ ràng, đúng nội dung. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc bài em vừa học cho bố mẹ nghe. Cùng người thân yêu quý thiên nhiên, giữ gìn quê hương tươi đẹp. === 1 Tiếng Việt 4 : THẾ GIỚI CỦA SẮC MÀU (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết quan sát cây cối trình tự quan sát. - Kĩ năng: Quan sát và và ghi lại được kết quả quan sát. - Thái độ: GD HS yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên. - Năng lực: Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, tranh ảnh III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: BT7: (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: 10
  11. Bài Quan sát từng bộ phận Quan sát từng thời kì phát của cây triển của cây Cây mai tứ quý + Cây gạo + (Từng thời kì phát triển của bông gạo) Sầu riêng + b) Các giác quan Chi tiết được quan sát Thị giác • Cây mai tứ quý: cao, dáng thanh, thân thẳng, tán tròn, gốc xòe rộng, lớn bằng bắp tay, đỉnh ngọn như một điểm, cành vươn đều, nhánh rắn chắc, cánh hoa ba lớp vàng thẫm, năm cánh đài đỏ tía, trái màu chín đậm, óng ánh, xum xuê xanh. • Cây gạo: cành trĩu hoa đỏ mọng, cây cao lớn, quả múp míp, thon vút hai đầu, sợi bông đầy đặn, căng lên, mảnh vỏ tách ra, múi bông nở đều. • Sầu riêng: hoa đậu từng chùm trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, nhụy li ti, trái lủng lẳng như tổ kiến, thân khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột, lá xanh nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá héo. Vị giác • Sầu riêng: béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đam mê Thính giác •Cây gạo: ồn ã tiếng chim hót. Khứu giác •Sầu riêng: thơm đậm, bay rất xa, lâu tan, ngào ngạt xông vào cánh mũi, thơm mùi thơm mít chín quyện hương bưởi, hoa thơm ngát, hương tỏa ngạt ngào. C) Nhân hóa • Cây mai tứ quý: năm cánh đài đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái, tạo vật hào phóng và lo xa, tứ quý cần mẫn, thịnh vượng. • Cây gạo: trở lại tuổi xuân, chấm dứt sự tưng bừng, ồn ã, trở về dáng vẻ xanh mát, trầm tư, cây hiền lành, quả gạo múp míp. + Các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn trở nên sinh động, cụ thể và hấp dẫn. + Trả lời đúng, ngắn gọn; mạnh dạn . B. Hoạt động thực hành: BT1: (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Tự kiểm tra được kết quả quan sát của mình theo gợi ý. + Trao đổi được với bạn kết quả quan sát của mình. + Diễn đạt trôi chảy, rõ nội dung trao đổi. C. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện theo hướng dẫn. 11
  12. Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2019 Ô.L.Toán 11: ÔN luyÖn TUẦN 21 (T2) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - KT:Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 17; trừ nhẩm dạng 17 - 3 - KN: HS làm bài 1 (SGK tr 109), bài 2 ( cột 2, 3, 4) bài 3( dòng 1) (SGK tr 111) +Viết được phé tính thích hợp với hình vẽ -Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán . -TĐ: GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài tập Giúp học sinh yếu, thực hiện được phép trừ ( không nhớ dạng 17 - 3) II.Chuẩn bị: - GV:chép bài tập trên bảng phụ, VBT - HS: SGK, VBT III.Các hoạt động dạy- học: *Khởi động -CTHĐTQ tổ chức các bạn TLCH: -Số liền sau số 19 là số nào? - Số liền trước số 12 là số nào? - Nhận xét, chia sẻ A. HĐ thực hành: HDHS làm từng bài * Bài 1 (SGK tr 109): - Yêu cầu H nêu lệnh - Cho HS làm bảng con - Chữa bài huy động kết quả - Gọi H nêu cách đặt tính - Gọi H nêu cách tính - Chốt nhắc lại cách đặt tính, và cách tính * Bài 2 (SGK tr111): - Yêu cầu H nêu lệnh - HDHS nhẩm theo cách thuận tiện nhất . Ví dụ 12 - 1= 11, hoặc nhẩm theo 2 bước lấy 2 - 1 = 1; rồi lấy 10 + 1= 11. - Cho HS làm miệng trả lời cá nhân - Chốt cách tính nhẩm, không đặt tính ghi ngay kết quả. * Bài 3 (SGK tr 111): - Yêu cầu H nêu lệnh ? Đối với bài này thì làm nh thế nào - Cho HS làm vở kẻ li - Chữa bài huy động kết quả. - Gọi H nêu cách thực hiện tính - Chốt cách thực hiện tính, tính từ trái sang phải * Củng cố tiết học - Cho H nêu lại cách đặt tính, và cách tính, - Hỏi 15 - 3 = ? 17 - 4 = ?; 15 - 5= ? ĐGTX: + Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. 12
  13. + Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + HS đọc, viết, so sánh các số 16, 17, 18, 19, 20. + Thực hiện tính và đặt tính phép cộng , trừ không nhớ trong phạm vi 17 *HĐƯD: - Về nhà kể cho người thân nghe những gì mình đã học được. === Ô.L. T. VIỆT 11: LUYỆN VẦN /ÊN/, /ÊT/; /IN/, /IT/ I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố đọc, viết vần , tiếng, câu có vần /ên/ , /êt/; /in/, /it/ II. Đồ dùng dạy học - STVCNGD, BP, vở III. Các hoạt dạy học 1. Khởi động - PCTHĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi : "Chèo thuyền" - Lớp tham gia chơi. 2. HĐTH * Việc 1: Đọc sách giáo khoa - H đọc đồng thanh nhiều lần. - H đọc cá nhân , đọc nhóm đôi , nhóm lớn - T theo dõi chỉnh sửa cho HS còn yếu - T động viên kịp thời những em tích cực học tập , phân tích tốt, đọc to , rõ ràng - T yêu cầu HS tự tìm thêm các từ có vần /ên/, /êt/; /in/, /it/ - T theo dõi giúp HS còn lúng túng *ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Nắm chắc luật chính tả về âm ê, i ; + Nói to rõ ràng ( Hỗ trợ em Hải, Nghĩa nhắc được luật chính tả) * Việc 2: Viết - T HD viết các từ có vần đã học. - H nghe phát âm, phân tích, viết, đọc lại - T theo dõi giúp đỡ em : Gia Minh , Hải, Cường, Nghĩa - T theo dõi nhận xét vở của một số HS - Tuyện dương H viết đẹp, đúng, sạch sẽ. *ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Viết đúng kĩ thuật và đúng chính tả ; + Tham gia học tập tích cực , đặt vở đúng vị trí, ngồi và cầm bút đúng tư thế ( Hỗ trợ emHải, Nghĩa viết được các vần có chứa các vần trên ) 3. HDƯD - Về nhà luyện đọc, luyện viết - Chia sẻ với người thân những gì mình đã học. 13
  14. Ô.L.T.VIỆT 11: LUYỆN VẦN /OEN/ , /OET/; /UÊN/, /UÊT/ I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố đọc, viết vần , tiếng, câu có nguyên âm đôi /oen/ , /oet/; /uên/, /uêt/ II. Đồ dùng dạy học - STVCNGD, BP, vở III. Các hoạt dạy học 1. Khởi động - PCTHĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi : "Chèo thuyền" - Lớp tham gia chơi. 2. HĐTH * Việc 1: Đọc sách giáo khoa - H đọc đồng thanh nhiều lần. - H đọc cá nhân , đọc nhóm đôi , nhóm lớn - T theo dõi chỉnh sửa cho HS còn yếu - T động viên kịp thời những em tích cực học tập , phân tích tốt , đọc to ,rõ ràng - T yêu cầu HS tự tìm thêm các từ có nguyên âm đôi /uen/ , /uet/; /uên/, /uêt/ - T theo dõi giúp HS còn lúng túng *ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Nắm chắc luật chính tả về âm đôi /ue/ /uê/ + Nói to rõ ràng ( Hỗ trợ em Hải, Nghĩa nhắc được luật chính tả) * Việc 2: Viết - T HD viết các từ có vần đã học. - H nghe phát âm, phân tích, viết, đọc lại - T theo dõi giúp đỡ em : Cường, Hải, Nghĩa - T theo dõi nhận xét vở của một số HS - Tuyên dương H viết đẹp, đúng, sạch sẽ. ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Viết đúng kĩ thuật và đúng chính tả ; + Tham gia học tập tích cực , đặt vở đúng vị trí, ngồi và cầm bút đúng tư thế ( Hỗ trợ emHải, Nghĩa viết được các vần có chứa các vần trên ) 3. HDƯD - Về nhà luyện đọc, luyện viết - Chia sẻ với người thân những gì mình đã học. === 14
  15. Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2019 TN&XH 23: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM (T1) I. Mục tiêu: Sau bài học, em: - KT: Nhận biết nơi em ở xã, thị nào? Những người xung quanh em làm những việc gì , các nghề đó mang lại lợi ích gì . - KN: Kể được một số hoạt động sống của người dân nơi gia đình em ở. - TĐ: Yêu quê hương và tôn trọng những người sống xung quanh em. - NL: Tự khai thác thông tin trên kênh hình, kênh chữ, hợp tác tốt GDBVMT, TNBM,KNS II. Hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Liên hệ thực tế * ĐGTX: - Phương pháp: thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được em sống ở xã Xuân Thủy/ thị trấn Kiến Giang , Lệ Thủy + Kể được xung quanh em có người làm nghề dạy học, buôn bán, thợ nề, thợ mộc, công an bộ đội, làm ruộng, + Trình bày to rõ, mạnh dạn. HĐ2.Quan sát và trao đổi: * ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Nhận biết trong hình có những gì, sự khác nhau về quang cảnh, phương tiện giao thông, hoạt động sống của người dân trong hình 2 và 3. Nơi em sống có gì giống và khác. + Hợp tác tốt; biết khai thác kênh hình === Địa lí 43,1,2: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết được vị trí địa lí, sông ngòi và đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. 15
  16. - KN: Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN vị trí và các con sông chính chảy qua đồng Nam Bộ. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ. So sánh được về địa hình, sông ngòi, khí hậu giữa đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng Nam Bộ. - TĐ: Thích khám phá thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. - NL: Sử dụng bản đồ , tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng; hợp tác nhóm tốt. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, tranh ảnh, bản đồ Địa lí tự nhiên VN - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên VN và thực hiện (Như SHD) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chỉ được vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ + Biết được đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta, là đồng bằng lớn thứ nhất nước ta. + Trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng trước lớp. HĐ 2: Quan sát hình đọc thông tin và thảo luận: (Như tài liệu) ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Đồng bằng Nam Bộ do phù sa hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. + Đồng bằng có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ + Hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 3: Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi: ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐGTX: + Hiểu rõ hơn về sông Cửu Long + Mạnh dạn trao đổi với thầy/ cô giáo HĐ 4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: (Như tài liệu) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐGTX: + ĐB NB đất đai màu mỡ nhờ qua mùa lũ được phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên 16
  17. + ĐBNB có khí hậu 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, để có nước sản xuất người ta xây dựng nhiều hồ lớn, để có nước sinh hoạy và tưới tiêu người dân còn đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau. + Hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. A. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Làm việc với phiếu học tập (Như tài liệu) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + viết tên các con sông (Đồng Nai, Mê Công, Tiền, Hậu); các thành phố và các vùng dễ ngập nước trên lược đồ. + Hợp tác nhóm, làm được bài tập, trình bày ý kiến rõ ràng. C.HĐ ứng dụng - Chuẩn bi tranh ảnh, thông tin để thực hiện phần ứng dụng cho tiết sau theo SHD === TN&XH 22: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM (T1) (Đã soạn và dạy buổi sáng) === 17