Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 17

docx 14 trang thienle22 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_17.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 17

  1. TUẦN 17 Thứ hai ngày 17/12/2018 Lịch sử 52,1,3: TỪ SAU CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI ĐẾN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) (T1) I. Mục tiêu - KT: Biết được mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. - KN: Trình bày được nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng năm 1951; Nêu được một số dẫn chứng về sự phát triển của sản xuất, văn hóa- giáo dục ở hậu phương sau năm 1950. - TĐ: Tự hào về tin thần giữ nước của quân dân ta.Tích cực, hào hứng học tập. - NL: Tự học và hợp tác nhóm tốt; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu, SHD. III. Các hoạt động dạy học B. Hoạt động thực hành HĐ1 . Tìm hiểu về Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng năm 1951 (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Nội dung của Đại hội: Đẩy mạnh tinh thần yêu nước, tăng cường thi đua, chia ruộng đất cho nhân dân. + Tự học và hợp tác nhóm tốt; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ2 . Khám phá các hoạt động sản xuất và văn hóa- giáo dục ở hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + HS về kinh tế: thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến; Về VH-GD: Trường ĐH Sư pham, ĐH Y - Dược + Biết được mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. + HS tự học tích cực; trả lời câu hỏi đúng, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện HĐ2 phần thực hành/ SHDH trang 56 === 1
  2. Thứ ba ngày 18 /12/2018 Lịch sử 41 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (T3) (Từ năm 1226 đến năm 1400) I. Mục tiêu - KT: Biết tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần; Hiểu được sự tài giỏi trong cách đánh giặc của quân dân nhà Trần. - KN: Nắm được kết cục của quân Mông – Nguyên qua ba lần xâm chiếm nước ta; Kể tên các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp. - TĐ: Tự hào về tin thần dựng nước và giữ nước của quân dân nhà Trần.Tích cực, hào hứng học tập. - NL: Tự học và hợp tác nhóm tốt; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu, SHD. III. Các hoạt động dạy học B. Hoạt động thực hành HĐ1 . Điền dấu x vào trước ý đúng (thực hiện như SHDH) HĐ2 . Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết được tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của các bô lão. + HS nối được ý : 1-c , 2- b, 3- a + Biết tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần + HS tự học tích cực; trả lời câu hỏi đúng, rõ ràng. HĐ3. Cùng nhau hoàn thành bảng. (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + HS hoàn thành bảng thông tin: Kết cục của quân Mông- Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. (L1: cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá. L2: Tướng giặc Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn thoát. L3: Bị quân ta chặn đường rút lui bằng cách cắm cọc trên sông Bạch Đằng, bị tiêu diệt hoàn toàn.) + Tự hào về tin thần giữ nước của quân dân nhà Trần. + HShợp tác tốt, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến; trả lời câu hỏi to, rõ ràng. HĐ 4: Hãy kể tên các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp(thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 2
  3. - Tiêu chí ĐGTX: + HS nêu được: Nhà Trần chăm lo việc đắp đê, bảo vệ đê; khuyến khích nhân dân sản xuất; tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất. + Tự hào về tin thần dựng nước của quân dân nhà Trần. + HShợp tác tốt, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến; trả lời câu hỏi to, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như HĐ3/ SHDH trang 49 === Địa lý 53,2,1: GIAO THÔNG, VẬN TẢI, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống sản xuất; Các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. - Kĩ năng: Xác định các trung tâm thương mại và du lịch lớn trên bản đò hành chính Việt Nam - Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch.Yêu thích môn học, tích cực hoạt động nhóm. - Năng lực: Giới thiệu cho bạn bè người thân về một số trung tâm thương mại và điểm du lịch của quê hương, đất nước ta. Tích hợp BVMTB – HĐ: GD học sinh biết yêu quê hương mình. II. Chuẩn bị ĐDDH GV: SHD, bản đồ hành chính Việt Nam, các hình ảnh qua video HS: SHD, vở III. Hoạt động học * Khởi động: Xem các hình ảnh về một số trung tâm thương mại; khu du lịch của nước ta. Em có nhận xét gì quan xem các hình ảnh trên? Em đã đi du lịch ở những nơi nào? ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời được: một số trung tâm thương mại và điểm du lịch. - Phương pháp: Phát vấn - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * GV giới thiệu bài.GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở A. Hoạt động cơ bản 4.Tìm hiểu về hoạt động thương mại ĐGTX: - Phương pháp: Tích hợp - Kỹ thuật: Phân tích, phản hồi. 3
  4. - Tiêu chí: Nêu được Thương mại gồm 2 hoạt động: Nội thương và ngoại thương; kể được một số mặt hàng nước ta bán ra nước ngoài và mua của nước ngoài. 5. Tìm hiểu về ngành du lịch: ĐGTX: - Phương pháp: Tích hợp - Kỹ thuật: Phân tích, phản hồi. - Tiêu chí: Kể tên một số cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống của nước ta; Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: + Có nhiều phong cảnh đẹp + Có nhiều di tích văn hóa và lịch sử + Dịch vụ du lịch được cải thiện + Đời sống được nâng cao. B. Hoạt động thực hành: 1. Giải quyết tình huống ĐGTX: - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp - Kỹ thuật: Phân tích, phản hồi. - Tiêu chí: Không nên chơi gần đường sắt vì dễ bị tai nạn giao thông 2. Làm hướng dẫn viên du lịch: ĐGTX: - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp - Kỹ thuật: Phân tích, phản hồi. - Tiêu chí: Giới thiệu cho bạn bè người thân về một số trung tâm thương mại và điểm du lịch của quê hương, đất nước ta. 3. Liên hệ thực tế: ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp - Kỹ thuật: Trình bày bằng lời. - Tiêu chí: Kể tên một số mặt hàng sản xuất ở địa phương em và một số mặt hàng được mua từ nơi khác về. C.Hoạt động ứng dụng Thực hiện theo SHD === Tự nhiên & Xã hội 11,2,3: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP I. Mục tiêu: - KT: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp, biết giữ gìn lớp học sạch đẹp. + HSKG: Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp sạch đẹp. - KN: Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch đẹp . 4
  5. - TĐ: Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ. - NL: Tự học, tự giải quyết vấn đề.hợp tác nhóm đôi. II. Chuẩn bị: GV: một chiếc bàn to, chổi lau nhà xô có nước sạch HS: chổi, khăn lau, hót rác, túi ni lon III Các hoạt động dạy học 1.Khởi động - GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau: + Em thường tham gia các hoạt động nào trong lớp? + Vì sao em thích tham gia những hoạt động đó? - GV nhận xét 2.Bài mới HĐ1: Quan sát lớp học - GV cho HS cả lớp hát bài”một sợi rơm vàng” - Trực nhật, kê bàn ngay ngắn để làm gì? - GV giới thiệu bài học hôm nay chúng ta học là “giữ gìn lớp học sạch đẹp” - GV hỏi HS - Trong bài hát em bé đã làm gì? - Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở.Vậy ở lớp ta nên làm gì đễ giữ sạch lớp học? - Chúng ta quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch không? - GV gọi vài HS đứng lên nhận xét, GV khen ngợi các em đã biết giữ vệ sinh lớp học ĐGTX: - PP: Vấn đáp gợi mở - KT:nhận xét bằng lời/ tôn vinh - Tiêu chí đánh giá +HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn. + Mạnh dạn tự tin ,hợp tác với bạn. + Diễn đạt trôi chảy tự tin khi trình bày. HĐ2:Làm việc với SGK Bước 1 - GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động -HS quan sát tranh ở trang 36 sgk và trả lời - Trong tranh các bạn đang làm gì?sử dụng dụng cụ gì? - Ở bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? Bước 2 - Kiểm tra kết quả hoạt động GV gọi HS trả lời =>KL: Để lớp học sạch đẹp ,các em phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp luôn sạch. ĐGTX: - PP: Quan sát.Vấn đáp gợi mở 5
  6. - KT:nhận xét bằng lời/ tôn vinh - Tiêu chí đánh giá +HS biết giữ lớp học sạch ,đẹp + Mạnh dạn tự tin ,hợp tác với bạn. + Diễn đạt trôi chảy tự tin khi trình bày. HĐ3:Thực hành giữ lớp sạch đẹp Bước 1: GV làm mẫu - Kê chiếc bàn ở giữa lớp học. Vảy nước cho khỏi bụi Dùng chổi quét cho sạch bụi Dùng khăn lau nhúng nước rồi vắt sạch nước và lau Lau xong rửa sạch dụng cụ để nơi quy định Rửa sạch tay chân Bước 2: HS thực hành - GV gọi vài em nhận xét =>Ngoài ra để giữ sạch lớp học ,chúng ta cần lau chùi bàn học của mình cho sạch, xếp bàn ghế ngay ngắn - Nếu lớp học bẩn thì điều gì sẽ xảy ra? ĐGTX : - PP: Quan sát. - KT:nhận xét bằng lời/ tôn vinh - Tiêu chí đánh giá +HS biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học. + Mạnh dạn tự tin ,hợp tác với bạn. + Diễn đạt trôi chảy tự tin khi trình bày. * 3.Củngcố, dặn dò - Hàng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào? - GV nhắc nhở HS luôn có ý thức giữ vệ sinh lớp học === Thứ tư ngày 19/12/2018 Toán 11: LUYỆN TẬP CHUNG (T4) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: * KT – KN : - Cộng, trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10 - So sánh các số trong phạm vi 10 - Viết phép tính để giải bài toán - Nhận dạng hình tam giác. Làm bài 1,bài 2(dòng 1)bài 3,4 6
  7. * TĐ: HS yêu thích môn học. * NL : Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tính toán nhanh , chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng bảng phụ. - Các mô hình, vật thật phù hợp với nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy học *Khởi động - Cho 1 số HS nêu lại công thức cộng, trừ trong phạm vi 10, làm BT 1, 3; lớp làm bảng con. - Nhận xét- tuyên dương. ĐGTX: + Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. + Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời + Nội dung ĐGTX: HS nắm nêu đúng bảng cộng , trừ trong phạm vi 10 . Vận dụng làm bài nhanh , chính xác. 1. GT bài, ghi đề: - Giáo viên đọc mục tiêu bài . 2. HD HS làm BT: a. Bài 1: - HD HS làm tính rồi chữa bài. - HS làm tính rồi chữa bài, khi chữa bài HS đọc kết quả tính 4+6=10, đọc 4 cộng 6 bằng 10 b. Bài 2: - HD HS tự làm bài và chữa bài. - HS tự làm bài và chữa bài c. Bài 3: - HD HS nêu cách làm bài và chữa bài. - HS so sánh nhẩm rồi nêu ra số lớn nhất, nêu số nhỏ nhất. d. Bài 4: - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. ĐGTX: + Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. + Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời + Nội dung ĐGTX: HS nắm kiến thức vận dụng nhanh vào làm các bài tập , trình bày sạch sẽ, rõ ràng * HDƯD - Cho 1 số HS nhắc lại công thức cộng, trừ trong p. vi 10. -Về nhà chia sẻ với người thân những gì đã học . 7
  8. Tiếng Việt 11: LUYỆN TẬP GV tự chọn nội dung ôn luyên Việc 0: Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Đi chợ”. +Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng đã học chứa vần /oay/, /uây/ tham gia chơi tích cực hào hứng +PP: Quan sát, vấn đáp +KT: Thang đo, nhận xét bằng lời Việc 1: Luyện đọc: - T HD HS luyện đọc, đưa tiếng vào mô hình, đọc trơn phân tích theo ND VBT(Tr42) ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc phân tích đúng to rõ ràng các tiếng ở mô hình: xoay, quay, khuây, quầy. - Tìm được mô hình đúng, sai. - Đọc đúng, to rõ ràng: Bà đã già mà vẫn ham làm. Mẹ đành xoay xở mở cho bà quầy hàng để bà bán sách. Bà thích quầy hàng đó lắm. Sách mẹ lấy về bà bán rất đắt hàng. Bà khuây khỏa chứ chẳng như ngày chỉ ở nhà. Việc 2: Luyện viết - HS thực hành BT dưới (tr42): HS tìm tiếng và viết tiếng có vần / oay/, /uây/ có trong bài. ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - HS viết đúng, đẹp HS tìm tiếng và viết tiếng có vần / oay/, /uây/ có trong bài. === Thứ năm ngày 20/12/2018 Lịch sử 43 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (T3) (Từ năm 1226 đến năm 1400) (Đã soạn và dạy vào thứ ba ngày 18/12/2018) === Toán 41: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Thực hành vận dụng đơn giản. - Kĩ năng: Nắm chắc dấu hiệu chia hết cho 2, 5 và vận dụng làm tốt các bài tập 8
  9. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học Toán - Năng lực: Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BP III. Hoạt động dạy học A.Hoạt động thực hành HĐ1. Trò chơi “Tiếp sức” (theo tài liệu) ĐGTX: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Nối được số theo yêu cầu + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả HĐ 2, 3,4 (theo tài liệu) ĐGTX: - PP: Vấn đáp gợi mở, quan sát, viết - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 2. a)4568;66814; 2050; 3576; 900 b) 3457; 2229;2355 c) 2050; 9000;2355 + Bài 3.Viết đúng số theo yêu cầu + Bài 4. a)480;296; 2000;9010; 324 b) 345;480;2000;9010 c) 480;2000;9010 + Bài 5. a)508; 580; 850 b) 580; 850;805 c) 580; 850 + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. === Tiếng Việt 41: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe – kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ - Kĩ năng: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn kể chuyện 9
  10. - Năng lực: Tích cực hợp tác nhóm, chủ động, có sáng tạo trong kể chuyện II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, tranh ảnh. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách HD III. Hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản HĐ 1: Nghe thầy cô giáo kể chuyện Một phát minh nho nhỏ? (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: quan sát. - Kĩ thuật: Lắng nghe. - Tiêu chí đánh giá: Lắng nghe cô giáo kể câu chuyện và nhớ nội dung câu chuyện HĐ3,4,5 (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Tìm lời thuyết minh đúng, nhanh cho mỗi bức tranh + Kể lại được từng đoạn câu chuyện, toàn bộ câu chuyện + Nêu được ý nghĩa của câu chuyện + Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. B. Hướng dẫn phần ứng dụng: (theo tài liệu) === Tiếng Việt 41: AI LÀM GÌ? (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?. - Kĩ năng: Hiểu trong câu kể Ai làm gì ? VN nêu lên hoạt động của người hay vật. VN thường do ĐT hay cụm ĐT đảm nhiệm. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt - Năng lực: Tích cực hợp tác nhóm, chủ động, II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BN; phiếu. III. Hoạt động học: A.Hoạt động cơ bản HĐ1,2 (Theo tài liệu) ĐGTX: - PP: quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: 1. Bức tranh vẽ cảnh đàn voi chuẩn bị vạch xuất phát 10
  11. 2. Tìm được câu 1,2,3 +Tìm được vị ngữ trong câu + Nêu được ý nghĩa của vị ngữ. Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì ?” nêu lên hoạt động của người, con vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) + Trả lời to, rõ ràng, diễn đạt lưu loát mạnh dạn HĐ3,4 (Theo tài liệu) ĐGTX: + PP: quan sát, vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được câu kể Ai làm gì ? và chỉ được bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được - Trả lời to, rõ ràng, diễn đạt lưu loát mạnh dạn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1,2 (theo tài liệu) ĐGTX: - PP: quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: 1) Ghép đúng: a - 3, b – 2, c - 1 b) Các bạn nữ đang chơi nhảy dây. + Hai bạn nam đang chơi đá cầu. + Các bạn nam đang đọc sách + Trả lời to, rõ ràng, diễn đạt lưu loát mạnh dạn === TN-XH 22 : BÀI 8: TRƯỜNG HỌC CỦA EM ( T2) I. Mục tiêu: - KT: Kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân trường - KN: Dẫn khách tham quan và giới thiệu được các phòng ở trong trường. - TĐ: Biết chia sẻ, có ý thức yêu trường mến lớp; tự hào về trường của mình. - NL: Giới thiệu mạch lạc về trường mình cho các bạn trường khác hay cho bố mẹ, người thân. HSKT: Kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân trường ở trường đang học II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: Máy tính- Tv, đồ dùng trực quan. + Học sinh: - Sách vở dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy học Khởi động: Hát : Em yêu trường em A. Hoạt động cơ bản 11
  12. 5. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: HS biết được ở trường em học tập và vui chơi với bạn bè. Các thầy cô giáo dạy giỗ em nên người. Còn có Hiệu trưởng, Hiệu phó, y tá, lao công, bảo vệ trường. Chúng em kính trọng, biết ơn và phải học tập tốt. B. Hoạt động thực hành: 1. Ghép các số ở cột A và cột B ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát - Kĩ thuật:ghi chép ngắn - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết ghép đúng (1-d, 2-c, 3-a, 4-b) 2. Chơi trò chơi: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. - Tiêu chí ĐGTX: + HS chọn đúng thẻ thành viên với công việc 3. Liên hệ thực tế: ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết được hội đồng tự quản của lớp mình. Nói được công việc của bạn trong ban đó. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện hoạt động 2 SHD === 12
  13. Lịch sử 42 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (T3) (Từ năm 1226 đến năm 1400) (Đã soạn và dạy vào thứ ba ngày 18/12/2018) === TN-XH 23 : BÀI 8: TRƯỜNG HỌC CỦA EM ( T2) (Đã soạn và dạy tiết trên) === Thứ sáu ngày 21/12/2018 Địa lí 43,1,2: PHIẾU KIỂM TRA I. Mục tiêu: - KT: Biết một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du - KN: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập - TĐ: Tự giác, tích cực học tập. - NL: Hiểu biết và tuyên truyền cho mọi người về thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính- TV III. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản HĐ1. Điền vào lược đồ (Thực hiện theo SHD) ĐGTX : - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG: + HS điền được: a) Tên dãy núi Hoàng Liên Sơn b) Tên các cao nguyên c) Thành phố Đà Lạt HĐ2: Chọn các ý viết vào 3 cột ĐGTX: - Phương pháp: quan sát. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn. - Tiêu chí ĐG: + HS điền được thông tin vào bảng: 13
  14. Dãy HLS Trung du BB Tây Nguyên Vị trí a c b Địa hình f e d HĐSX h l k HĐ3: Viết tên một số dân tộc ĐGTX: - Phương pháp: quan sát. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn. - Tiêu chí ĐG: + HS viết được Dãy HLS Dân tộc Thái, Dao, Mông Tây Nguyên Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-ho HĐ4: Gạch bỏ những khung chữ không thể hiện về Đà Lạt: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn. - Tiêu chí ĐG: + Không nằm trên cao nguyên: Di Linh, không thuộc tỉnh Đồng Nai, không cao 1000m không nóng quanh năm, không phải rừng rậm nhiệt đới. === 14