Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 13

docx 12 trang thienle22 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_13.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 13

  1. TUẦN 13 Thứ hai ngày 19/ 11/2018 Lịch sử 52,1,3: BÀI 5: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO, QUYẾT TÂM CHỐNG PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nêu được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc - KN: Nhận rõ tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương tiêu biểu. - TĐ: Khâm phục tinh thần vượt khó của cha ông ta. - NL: Hợp tác tốt; Khai thác tư liệu qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản: 3. Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Ngày 19/12/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” + Hợp tác tốt; Khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. 4. Tìm hiểu những ngày đầu của cuộc kangs chiến chống thực dân Pháp - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Nhận rõ tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương tiêu biểu. + Hợp tác tốt; Khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. 5. Đọc và ghi vào vở: B. Hoạt động thực hành: 2. Chọn từ ngữ và điền vào chỗ trống: - Phương pháp: thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng - Tiêu chí ĐGTX: + (1) phải nhân nhượng, (2) càng lấn tới, (3)thà hy sinh tất cả, (4) không chịu mất nước, (5) không chịu làm nô lệ 3. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: - Phương pháp: thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng - Tiêu chí ĐGTX: + Thấy được tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ thủ đô của nhân dân Hà Nội C.Hoạt động ứng dụng:Thực hiện theo SHD === ===
  2. Thứ ba (thứ 4) ngày 21/ 11/2018 Lịch sử 41 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T2) I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hiểu được thời nhà Lý người ta theo đạo Phật - Kỹ năng: Nêu được sự phát triển rất thịnh đạt của đạo Phật thời nhà Lý. - Thái độ: Ham tìm tòi để biết vẻ đẹp của chùa thời nhà Lý - Năng lực: Hợp tác tốt; Khai thác tư liệu qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. *HSKT: Hiểu được thời nhà Lý người ta theo đạo Phật II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: - Tranh ảnh, máy tính, màn hình + Học sinh: - Sách vở dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Ban văn nghệ 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu A. Hoạt động cơ bản 4. Tìm hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc hội thoại to, rõ ràng. Thảo luận và trình bày trước lớp một cách tự tin các nội dung. + Hiểu được thời nhà Lý người ta theo đạo Phật vì những điều đạo Phật dạy rất phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. 5. Tìm hiểu về đạo Phật dưới thời Lý. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt: Các đời vua nhà Lý đều theo đạo Phật, nhiều nhà sư giữ cương vị quan trọng trong triều đình, chùa được xây dựng khắp kinh thành, làng xã. + HS đọc đoạn văn to, trình bày rõ ràng. 6. Khám phá các công trình xây dựng chùa chiền thời Lý - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Sau khi nghe cô giáo miêu tả, thấy được vẽ đẹp của chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A –di –đà B. Hoạt động thực hành. Bài tập 2: Chọn từ ngữ phù hợp và điền vào chỗ chấm: - Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: (1) đạo Phật, (2) thương yêu đồng loại, (3) lối sống và cách nghĩ, (4) thịnh đạt
  3. Địa lí 53,2,1: BÀI 6: NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nêu được các hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp và thủy sản - KN: Bước đầu trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp và thủy sản; Nhận biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người dân. - TĐ: Sau bài học HS có ý thức BVMT và SDNLTK và HQ. - NL: Hợp tác tốt; Khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, tranh ảnh - HS: SHD, vở III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi của ngành nông của nước ta. - GV giới thiệu bài *Tìm hiểu mục tiêu bài học: A. Hoạt động cơ bản: 4.Khám phá ngành lâm nghiệp - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng phân bố ở vùng đồi núi 5. Tìm hiểu ngành thủy sản: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng biển. + Hợp tác tốt; Khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. 6. Đọc thông tin và hoàn thành sơ đồ - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được các điều kiện phát triển ngành thủy sản của nước ta: Biển rộng có nhiều hải sản; Hệ thống sông ngòi dày đặc; Người dân có nhiều kinh nghiệm; Nhu cầu thủy sản ngày càng tăng + Kể được một số thủy sản được nuôi ở địa phương em: Cá, tôm, hàu, cua + Hợp tác tốt; Khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ, trình bày to rõ ràng. *Hoạt động ứng dụng Thực hiện theo SHD ===
  4. TN-XH 11,2,3: BÀI 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ I. Mục tiêu: (GD KNS, BVMT) - KT: Biết một số công việc ở nhà - KN: Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.- Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. -Kĩ năng giao tiếp :thể hiện sự cảm thông,chia sẻ vất vả với bố mẹ. -Kĩ năng hợp tác :cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình. -Kĩ năng tư duy phê phán:Nhà cửa. - TĐ: Chăm chỉ làm làm việc nhà để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập HSKG: Nhận biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm II. Chuẩn bị : Tranh,SGK IIi. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: +Khëi ®éng: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1.Quan sát hình. Việc 1: Quan sát các hình trang 28 SGK và trả lời cá nhân: + Kể tên một số việc ở nhà của những người trong gia đình bạn? + Ở nhà, bạn làm gì để giúp bố mẹ? Việc 2: 2 bạn ngồi cạnh nhau chia sẻ kết quả Việc 3: NT cho các bạn nhận xét, bổ sung Việc 4: B¸o c¸o víi c« gi¸o kÕt qu¶ nh÷ng viÖc c¸c em ®· lµm. - Gv tổng hợp ý đúng ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được một số việc làm ở nhà: Nấu cơm, rửa chén, quét nhà, chùi nhà, giặt áo quần, xếp áo quần, trông em , + Biết làm việc nhà để nà cửa sạch sẽ, gọn gàng và mọi người gắn bó với nhau. 2. Quan sát tranh Việc 1: Quan sát các tranh trang 29 SGK và trả lời cá nhân: + Bạn thích căn phòng nào? Tại sao?
  5. Việc 2: 2 bạn ngồi cạnh nhau chia sẻ kết quả Việc 3: NT cho các bạn nhận xét, bổ sung - B¸o c¸o víi c« gi¸o kÕt qu¶ nh÷ng viÖc c¸c em ®· lµm. - Gv tổng hợp ý đúng ĐGTX : - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi. - Tiêu chí ĐGTX: +Nhận biết được căn phòng gọn gàng và chưa gọn gàng. B. Hoạt động thực hành: 1. Kể công việc thường ngày: - Việc 1: Trả lời cá nhân + Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và bản thân mình. + Hằng ngày, em làm gì để giúp đỡ gia đình? Em cảm thấy thế nào khi làm những việc đó? - Việc 2: 2 bạn ngồi cạnh nhau chia sẻ kết quả - Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo trước lớp - GV nhận xét, khen 2. Kể về căn phòng trong nhà em: - Việc 1: Trả lời cá nhân: + Để có được nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, em phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - Việc 2: Kể cho nhau nghe - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Cô giáo khen ĐGTX hoạt động 1, 2: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể các công việc thường ngày của những người trong gia đình và bản thân mình. 3. Trò chơi: Tập sắp xếp, trang trí góc học tập của bạn ĐGTX : - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, trò chơi. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi. - Tiêu chí ĐGTX: + Sắp xếp được góc học tập gọn gàng, trang trí đẹp C.Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Nhắc học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tế; sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập gọn gàng.
  6. Thứ tư (dạy sáng thứ 5) ngày 22/ 11/2018 Toán 11: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: -Kiến thức: Củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7. -Kĩ năng : + Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp + Hoàn thành bài tập 1, bài 2 ( cột 1, 2), bài 3 (cột 1, 3) và bài 4 ( cột 1, 2) -Thái độ: Thích học Toán. - Năng lực : Tự học và hợp tác tốt II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng học Toán lớp1, BP, bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp bảng cộng , trừ 7 - Nhận xét tuyên dương. ĐGTX: + Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. + Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời + Tiêu chí ĐG: HS nắm kiến thức nhớ và đọc đúng bảng cộng , trừ đã học theo yêu cầu 2. HĐTH - GV đọc mục tiêu bài học ; Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK. +Cách tiến hành : * Bài tập1/70: HS làm vở Toán Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc. - GV nhận xét bài làm của HS. * Bài 2/70: Cả lớp làm vở Toán. HD HD thực hiện phép tính theo từng cột. KL: Bài này củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. GV nhận xét bài làm của HS. * Bài 3/70: Cả lớp làm phiếu học tập. Hướng dẫn HS nêu cách làm ( chẳng hạn 2 + = 7, vì 2 + 5 = 7 nên ta điền 5 vào chỗ chấm, ta có:2 + 5 = 7 GV nhận xét bài viết của HS. * Bài 4/70: HS làm bảng con. Cho HS nêu cách làm bài(thực hiện phép tính ở vế trái trước, rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm) GV nhận xét bài làm của HS. GV nhận xét thi đua của hai đội. -Vừa học bài gì? ĐGTX:
  7. + Phương pháp: Vấn đáp, Quan sát và thực hành. + Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời + Tiêu chí ĐG: HS nắm kiến thức đã học vận dụng hoàn thành các bài tập . Biết cách tính các phép tính rồi so sánh kết quả bằng cách điền dấu = . 3.HĐƯD -Xem lại các bài tập đã làm. - Kể cho người thân nghe những gì đã học được === Tiếng Viêt 11: VẦN / ANG /, / AC / Việc 0: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Biết mẫu vần có cặp âm cuối m/p: am, ap - Các vần có âm cuối m kết hợp được với 6 thanh. - Các vần có âm cuối p kết hợp được với 2 thanh; thanh sắc, thanh nặng. Việc 1: Học vần / ang /, /ac/ + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Phát âm to, rõ ràng đúng vần / ang/, /ac/ - Biết vần / ang / có âm chính / a/, âm cuối / ng /.Vần / ac/ có âm chính / a/, âm cuối /c/ - Vẽ được mô hình tiếng / khang /,/ khác/ và đưa vào mô hình đọc trơn , đọc phân tích. - Biết thêm âm đầu để tạo thành tiếng mới. - Biết thay thanh để tạo tạo thành tiếng mới. Vần ang kết hợp được với 6 thanh; vần /ac/ kết hợp được với 2 thanh, thanh sắc và thanh nặng. - Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác. Việc 2: Viết: + PP: viết, quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng ang, ac, bàng bạc - Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. - H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 2) * Nghỉ giữa tiết Việc 3: Đọc: + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ: nhang nhác , ngụy trang, quả bàng - Đọc to rõ sách TV/ 36, 37 theo quy trình - Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
  8. Việc 4: Viết chính tả: + PP: viết, quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: - HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng. - Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác. - Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài : Nhà bé Trác - Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. === Sáng thứ năm dạy chiều thứ 5 ngày 22/ 11/2018 Lịch sử 43 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T2) (Đã soạn và dạy thứ 4 ngày 21/ 11/2018) === Toán 41: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách nhân với số có hai, ba chữ số; vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. Công thức tính (biểu thức chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận số có hai, ba chữ số, đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích nhanh, chính xác 3.Thái độ: Học sinh yêu thích học toán 4. Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BP III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành Bài 1,2,3,4,5 (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp.viết - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 1,2. Tính nhanh, chính xác + Bài 3. 354 x 16 + 354 x 34 = 354 x (16 + 34) = 354 x 50 = 17700 72 x 567 – 62 x 567 = (72 – 62) x 567 = 10 x 567 = 5670 + Bài 4. 30 kg = 3 yến 200 kg = 2 tạ 1 600kg = 16 tạ 4 000kg = 4 tấn 60 tạ = 6 tấn 24 000kg = 24 tấn 300 dm2 = 3 m2 3 500dm2 = 35dm2 200 m2 = 2 dm2
  9. + Bài 5. Giải đúng bài toán + Làm bài chủ động, mạnh dạn, Hợp tác tốt với bạn.Trình bày sạch sẽ IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Không === Tiếng Việt 41: KIÊN TRÌ VÀ NHẪN NẠI (T3) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 2. Kĩ năng: Biết sữa lỗi cho bạn và lỗi của mình. Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của mình. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn Tiếng Việt. 4. Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bài văn hay. III. Hoạt động dạy học: HĐ2,3,4 (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. Viết + Kĩ thuật: đặt câu , nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: 2.Tìm được đoạn mở bài, thân bài, kết bài. Chỉ ra được mở bài, kết bài viết theo cách nào rồi viết theo cách khác 3. Biết sửa các lỗi sai giáo viên đưa ra. 4. Tự sửa được lỗi của mình Sửa đúng, nhanh,nói to, rõ ràng.Hợp tác nhóm tích cực IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD. === Tiếng Việt 41: MỖI CÂU CHUYỆN NÓI VỚI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ?(T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của dấu chấm hỏi. Biết dấu hiệu chính của dấu chấm hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi 2. Kĩ năng: Xác định được câu hỏi trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt 4. Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, máy chiếu. III. Điều chỉnh hoạt động : A. Hoạt động cơ bản HĐ1, 2 , 3 (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên:
  10. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: 1. Bác Hồ đang làm gì ? - Bác Hồ ngồi làm việc ở đâu ? 2. Bác Hồ có người bạn tên là gì ? - Bác Hồ rủ Bác lê đi đâu ? - Khi Bác Lê hỏi lấy tiền đâu ra mà đi thì Bác Hồ trả lời thế nào ? Nội dung câu chuyện: Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. 3. Tranh 1. Sao mắt mình dạo này kém thế nhỉ ? Tranh 2. Sao mình hát dở thế nhỉ ? Tranh 3. Sao mình chủ quan thế nhỉ ? Tranh 4. Sao mình lại ngủ quên thế nhỉ ? - Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Không === Chiều thứ năm dạy bù trong tuần /11/2018 TN-XH 22 : GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA EM (T2) I. Mục tiêu: -Kiến thức: Kể tên công việc nhà của các thành viên trong gia đình và biết được các thành viên cần chia sẻ cùng nhau công việc nhà. - Kỹ năng: Tự nhận biết vị trí của mình trong gia đình, làm chủ bản thân và đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình,lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi. - Thái độ: Thích làm công việc nhà. - Năng lực: Vận dụng được những điều đã vào thực tế đời sống. II. Hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành: 1. Nhớ lại việc làm hằng ngày của các thành viên trong gia đình em 2.Trả lời câu hỏi
  11. - Đánh giá thường xuyên Hoạt động 1,2: +PP: Vấn đáp, thực hành +KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời +TCĐG: + Kể được tên 3 việc nhà, ai làm và sử dụng đồ dùng gì. + Nhận biết được ai là người làm nhiều việc nhà ở nhà mình 3. Chơi trò chơi “ Sắp xếp nhà ở” - Đánh giá thường xuyên: +PP: Vấn đáp, trò chơi +KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời +TCĐG: + Sắp xếp các đồ vật vào phòng cho phù hợp + Có ý thức sắp xếp các đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp C.Hoạt động ứng dụng: - Ghi lại những việc em có thể làm để giúp các thành viên khác trong gia đình. === Lịch sử 42 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T2) (Đã soạn và dạy thứ 4 ngày 21/ 11/2018) === TN-XH 23 : GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA EM (T2) === Thứ 6 ngày 23/ 11/2018 Địa lí 43,1,2: BÀI 5: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - KN:Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư , sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ - TĐ: Có ý thức BVMT: Ý thức bảo vệ tài nguyên đất - NL: Sử dụng bản đồ; Hợp tác nhóm II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, bản đồ địa lí vùng đồng bằng Bắc Bộ, bản đồ địa lí VN - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học: 1. Quan sát lược đồ, thay nhau hỏi và trả lời: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, quan sát
  12. - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Giúp các em chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam + Chỉ bản đồ, lược đồ và trình bày rõ ràng 2. Đọc và cùng trao đổi: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, quan sát, thảo luận - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Biết đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta, do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp là đồng bằng có diện tích lớn thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ, bề mặt khá bằng phẳng, dân cơ tập trung đông đúc. + Từ đặc điểm tự nhiên, dân cư khái quát được những thuận lợi của đồng bằng Bắc Bộ để phát triển kinh tế 3. Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, quan sát, thảo luận - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Vào mùa mưa, nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng + Hệ thống đê ngăn lũ rất vững chắc nhưng làm cho phần lớn đồng bằng Bắc Bộ không được đắp thêm phù sa + BVMT:Cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất để phát triển kinh tế B. Hoạt động thực hành: 1. Làm bài tập: 2. Chỉ trên bản đồ và mô tả đồng bằng Bắ Bộ: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, quan sát, thảo luận, thực hành - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Chỉ được vị trí và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam C.HĐ ứng dụng - Thực hiện theo SHD ===