Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 51+52: Bài thực hành 10 "Thực hành tổng hợp" - Năm học 2018-2019

doc 4 trang nhungbui22 09/08/2022 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 51+52: Bài thực hành 10 "Thực hành tổng hợp" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_lop_9_theo_cv3280_tiet_5.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 51+52: Bài thực hành 10 "Thực hành tổng hợp" - Năm học 2018-2019

  1. Tuần: 26 Ngày soạn: 01/03/2019 Tiết: 51 Ngày dạy: 08/03/2019 Bài thực hành 10: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Ôn lại những kiến thức đã học trong các bài học trước: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động. 2.Kỹ năng - Ôn lại những kỹ năng đã học: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động. - Tạo được bài trình chiếu hoàn chỉnh dựa trên nội dung có sẵn. 3.Thái độ - Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh. - Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy. II.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: phòng máy. - Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh + Nội dung liên quan đến bài học. + Chuẩn bị một số tệp hình ảnh về máy tính. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định lớp (2 phút) 2.Kiểm tra bài cũ 3.Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học - Sản phẩm: Định hướng nội dung bài học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Cho đến thời điểm này, các em có thể tự tạo cho mình một bài trình chiếu hoàn - Chú ý chỉnh có đầy đủ các nội dung kiến thức mà các em đã được học. - Để giúp các em củng cố lại những thao tác, rèn luyện kỹ năng làm việc với phần mềm trình chiếu, chúng ta sẽ hoàn thành bài thực hành tổng hợp. Tiết hôm nay chúng ta sẽ lập dàn ý cho bài trình chiếu 4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn thường xuyên - Mục tiêu: Nhắc hs xác định lại vị trí của mình. - Sản phẩm: Hs ngồi đúng vị trí cũ Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Sắp xếp 4-5 HS ngồi vào một máy. - Ngồi vào vị trí theo hướng dẫn. - Yêu cầu HS mở sách, đọc yêu cầu thực hành. - Mở sách
  2. 3.2) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Đọc kỹ bài viết về lịch sử phát triển máy tính - Các em đọc nội dung bài viết Tạo một bài trình chiếu hoàn trong sách giáo khoa trang 117. chỉnh - Các em tự lập cho mình một dàn - Nghe và ghi chép. 1. Đọc kỹ bài viết về lịch sử phát ý làm nội dung để tạo bài trình - Đọc nội dung sách giáo khoa. triển máy tính và chuẩn bị dàn ý chiếu về lịch sử máy tính. - Suy nghĩ và lập dàn ý. làm nội dung để tạo bài trình chiếu về chủ đề này. Lập dàn ý - Em hãy viết dàn ý của mình lên - Lên bảng trình bày. 2. Lập dàn ý bảng cho cả lớp tham khảo. - Theo dõi. - Theo các em, trong các dàn ý trên - Tự nhận xét và lựa chọn. đây, bạn nào viết đầy đủ nhất. - Các em có thể tham khảo dàn ý sau: * Slide 1: Lịch sử máy tính * Slide 2: Máy tính điện tử đầu tiên - Có tên là ENIAC. - Khởi công năm 1943, hoàn thành năm 1946. * Slide 3: ENIAC - Rất lớn và rất nặng. - Có bộ nhớ và hoạt động theo chương trình. - Được chế tạo dựa trên nguyên lý Phôn Nôi-man. * Slide 4: Một vài máy tính lớn khác * Slide 5: Máy tính cá nhân đầu tiên - Có tên là Micral. - Do ông Trương Trọng Thi (người Việt sống ở Pháp) và đồng nghiệp phát minh năm 1973). * Slide 6: Máy tính cá nhân IBM - IBM PC/XT (1983) - Phần lớn máy tính cá nhân hiện nay được sản xuất dựa trên máy tính IBM. * Slide 7: Một số dạng máy tính ngày nay - Máy tính lớn. - Siêu máy tính. - Máy tính xách tay - Máy tính bỏ túi - Máy trợ giúp cá nhân (PDA) 4.Luyện tập, củng cố 5.Vận dụng, mở rộng VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Các em về nhà xem lại dàn ý đã lập ra, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. - Tìm một số hình ảnh theo những nội dung đã lập trong dàn ý. - Nghiên cứu cách bố trí sao cho bài trình chiếu đạt hiệu quả cao nhất. - Xem kỹ bài để tiết sau tiếp tục thực hành. 
  3. Tuần: 26 Ngày soạn: 01/03/2019 Tiết: 52 Ngày dạy: 08/03/2019 Bài thực hành 10: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 2) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Ôn lại những kiến thức đã học trong các bài học trước: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động. 2.Kỹ năng - Ôn lại những kỹ năng đã học: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động. - Tạo được bài trình chiếu hoàn chỉnh dựa trên nội dung có sẵn. 3.Thái độ - Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh. - Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy. II.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: phòng máy. - Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh + Nội dung liên quan đến bài học. + Chuẩn bị một số tệp hình ảnh về máy tính. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.ỔN ĐỊNH LỚP (3 phút) 2.KIỂM TRA BÀI CŨ 3.KHỞI ĐỘNG (2 phút) Tiết thực hành trước, chúng ta đã lập được dàn ý về lịch sử máy tính. Tiết thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tạo ra bài trình chiếu theo những nội dung đó. 4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn thường xuyên (5 phút) - Mục tiêu: Nhắc hs xác định lại vị trí của mình. - Sản phẩm: Hs ngồi đúng vị trí cũ Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Sắp xếp 4-5 HS ngồi vào một máy. - Ngồi vào vị trí theo hướng dẫn. - Yêu cầu HS mở sách, đọc yêu cầu thực hành. - Mở sách Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập (35 phút) - Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học trong các bài học trước: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động. - Sản phẩm: Thực hiện được các thao tác: sử dụng mẫu bố trí có sẵn, sử dụng mẫu bài trình chiếu, tạo màu nền, chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng động.
  4. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Tạo bài trình chiếu về lịch sử phát triển máy tính - Các em tiến hành khởi động - Theo dõi thao tác. 2. Tạo bài trình chiếu về lịch PowerPoint và nhập nội dung. sử phát triển máy tính dựa trên - Thực hiện thao tác. dàn ý đã chuẩn bị trong mục 1. - Kết quả. - Quan sát kết quả. - Khởi động PowerPoint. - Áp dụng một mẫu bài trình chiếu có màu nền thích hợp. - Áp dụng mẫu bố trí thích hợp cho từng trang chiếu. - Chèn hình ảnh tương ứng vào từng trang chiếu. - Lưu kết quả. Tổ chức cho hs thực hiện - Cho học sinh ngồi vào vị trí máy vi - Ngồi vào vị trí của 1. Tổ chức tính của mình và phát bài thực hành. mình và nhận bài thực - Phân nhóm. - Các em thực hiện theo những nội dung hành. - Phát bài thực hành mẫu. thầy đã hướng dẫn. 2. Tiến trình thực hiện - Quan sát, hướng dẫn thường xuyên. - Nghe và thực hiện - Tạo bài trình chiếu. - Các em lưu bài của mình vào ổ đĩa theo tiến trình. - Chèn hình ảnh về máy tính. D:\Lớp\Tên_mình. - Áp dụng các hiệu ứng động. - Các em lưu bài thường xuyên để tránh - Lưu kết quả. mất bài do sự cố. Tổng kết - Đã hết giờ thực hành, các em lưu bài - Lưu bài cẩn thận, tắt 1. Tổng kết cẩn thận, tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. máy, vệ sinh chỗ ngồi. 2. Nhận xét, đánh giá - Nhắc lại những nội dung đã làm được. - Nghe, rút kinh 3. Vệ sinh an toàn - Nhận xét bài thực hành. nghiệm cho những tiết - Tắt máy an toàn. thực hành sau. - Vệ sinh chỗ ngồi. 4.Luyện tập, củng cố 5.Vận dụng, mở rộng VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Xem lại thao tác tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu. - Xem lại thao tác chuyển trang chiếu.