Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 14+15: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021

doc 6 trang nhungbui22 09/08/2022 3671
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 14+15: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_lop_9_theo_cv3280_tiet_1.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 14+15: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021

  1. Tuần: 7 Tiết: 14 Ngày soạn: 12/10/2020 Ngày dạy: 21/10/2020 Bài 5: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (tiết 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Biết được vì sao cần bảo vệ thông tin. - Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin. 2.Kỹ năng - Biết một số cách phòng tránh mất mát thông tin. 3.Thái độ - Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy. 4. Xác định dung trọng tâm của bài - Hiểu biết việc bảo vệ thông tin máy tính 5.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bảng - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Các kiến thức liên quan đến bài học, SGK Tin học 9. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ 2.KHỞI ĐỘNG (3 phút) - Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi có liên quan Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Các em hãy cho biết các dạng thông tin có trong máy - Văn bản, hình ảnh, âm tính? thanh và các chương trình. - Hãy kể ra các tình huống máy tính bị trục trặc mà các em - Máy tính không khởi động từng gặp trong quá trình sử dụng? được, Không tìm thấy tài liệu, Các thư mục và tệp tin bị khoá không mở được - Vì sao lại có các hiện tượng này? - Có thể máy bị hư phần Thông tin trong máy tính rất đa dạng, phong phú và rất cứng, phần mềm hoặc bị vi cần thiết cho sự phát triển xã hội ngày nay, chính vì điều rút tàn phá, đó ta cần phải bảo vệ thông tin máy tính. ?Bảo vệ bằng cách nào? Để hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm
  2. hiểu bài mới. 3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính (18 phút) - Mục tiêu: Biết được vì sao cần bảo vệ thông tin. - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm/Đặt câu hỏi - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Biết cần phải bảo vệ thông tin máy tính Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Cho HS đọc nội dung SGK và tìm - Thông tin được lưu hiểu thêm ở thực tế. trữ trong máy tính là rất - Thông tin trong máy tính được lưu - Thông tin trong máy quan trọng hoặc được trữ dưới dạng nào? tính được lưu trữ dưới sử dụng thường xuyên. - Với qui mô lưu trữ rất lớn, ví dụ như dạng tệp và thư mục. - Thông tin có thể bị dữ liệu của một công ty, nhà trường, mất, hư hỏng do nhiều một tỉnh, một quốc gia nếu không - Với qui mô lưu trữ nguyên nhân. Vậy việc được lưu trữ tốt thì như thế nào? trong máy tính lớn nếu bảo vệ thông tin máy không lưu trữ tốt thì có tính là việc hết sức cần Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là thể dẫn tới những hậu thiết. việc hết sức cần thiết. quả nghiêm trọng. - Cần bảo vệ thông tin - Hoạt động nhóm theo bàn: bằng cách sao lưu dữ ?Vì sao cần phải bảo vệ thông tin - Thảo luận và đại diện liệu thường xuyên và máy tính. nhóm trình bày. phòng tránh virus. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Chốt lại. - Chú ý. * Ví dụ có một bài đã lưu vào máy → - Có thể do nhiều yếu tố nhưng mở không được. Tình huống này do gì gây ra? - Chốt lại bài. HOẠT ĐỘNG 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính (20 phút) - Mục tiêu: Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin. - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm/Đặt câu hỏi - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu hs đọc nội dung phần 2. - Đọc Nội dung SGK 1. Một số yếu tố ảnh hưởng - Yêu cầu hs hoạt động nhóm: đến sự an toàn của thông + Nhóm 1,2: Tìm hiểu một số yếu - Thảo luận nhóm và tin máy tính tố công nghệ - vật lí làm ảnh trình bày * Yếu tố công nghệ - vật lí hưởng đến sự an toàn của thông Máy tính là một thiết bị điện tin máy tính. tử nên cũng rất dễ bị hư dẫn + ?Vậy ta có cách gì để nhằm đến sự cố treo máy, không giảm bớt sự hư hỏng của yếu tố tiếp nhận điện, có khi hư ổ này. cứng nặng làm mất thông
  3. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu các yếu tố - Thảo luận nhóm và tin, bảo quản và sử dụng → liên hệ trình bày * Yếu tố bảo quản và sử thực tế em đã bảo quản và sử dụng dụng máy ở trường như thế nào? - Bảo quản và sử dụng hợp lí. ?Em đã gặp trường hợp đóng một - Tránh để máy tính ở nơi chương trình hay thoát khỏi máy ẩm thấp, nhiệt độ cao. tính không được chưa. - Tránh va đập mạnh, nước + ?Vì sao vậy. vào, + ?Vậy virus có ảnh hưởng gì đến - Khởi động và thoát khỏi thông tin máy tính. máy tính đúng qui trình. - Nhóm 5,6 : Tìm hiểu về virus và - Thảo luận nhóm và * Virus máy tính cho biết các cách phòng chống trình bày - Virus tàn phá thông tin rất virus. phức tạp có thể phá hủy toàn - ? Virus gây hậu quả nghiêm bộ, một phần dữ liệu hoặc trong cho thông tin máy tính vậy nhân bản, có cách nào để hạn chế virus. - Virus gây mất thông tịn - Nhóm 7,8 xem nội dung và nhận - Nhận xét bổ sung máy tính với những hậu quả xét nghiêm trọng. - Nhận xét, chốt kiến thức - Chú ý và ghi bài * Để hạn chế các yếu tố trên ta cần sao lưu dữ liệu và phòng chống virus. - Cần nắm vững và hiểu rõ vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính. 4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút) - Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: ghi nhớ nội dung tốt hơn Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Vì sao cần bảo vệ Thông tin được lưu trữ trong máy tính là rất quan trọng hoặc thông tin máy tính ? được sử dụng thường xuyên. - Thông tin có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là việc hết sức cần thiết. - Cần bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus. 5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về nhà học bài, làm bài tập SGK. - Xem trước phần 3 của “Bài 5: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH”. + Tìm những tác hại của virus máy tính, các con đương lây lan của chúng và cách phòng chống để tiết sau học. 
  4. Tuần: 8 Tiết: 15 Ngày soạn: 20/10/2020 Ngày dạy: 27/10/2020 Bài 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (tiết 2) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Biết khái niệm virus máy tính. - Tác hại của virus đối với máy tính. 2.Kỹ năng - Biết một số cách phòng tránh mất mát thông tin. 3.Thái độ - Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy. 4. Xác định dung trọng tâm của bài - Cách phòng tránh virus 5.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Bảng + Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa Tin học 9 III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ 2.KHỞI ĐỘNG (3 phút) - Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi có liên quan Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Ngày nay dưới sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin có nhiều ưu điểm tốt song nó vẫn có nhược điểm của nó. - ?Hãy cho biết các tình trạng làm cho máy tính - Do thiết bị hư, do bảo quản không hoạt động chậm hoặc hư máy? tốt, do bị virus xâm nhập phá hủy phần mềm và thông tin - Vậy nguyên nhân nào làm cho thông tin trong - Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ máy có thể bị hư, bị đánh cắp, ? yếu vẫn là do virus Thế nào là virus, con đường lây lan và cách phòng chống như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề ta tìm hiểu bài mới, Phần 2 bài 6.
  5. HOẠT ĐỘNG 1: Virus máy tính và cách phòng tránh (20 phút) - Mục tiêu: Biết khái niệm virus máy tính, tác hại của virus, cách phòng tránh. - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: Biết khái niệm virus máy tính, tác hại của virus, cách phòng tránh. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu hs đọc thông tin SGK. - Đọc thông tin SGK. 2.Virus máy tính và cách - ?Em hiểu virus là gì. - Là một đoạn phòng tránh chương trình hay một a.Virus máy tính là gì? - ?Virus bắt nguồn từ đâu. chương trình. - Virus là một chương ?Vậy Virus máy tính là gì. - Do con người lập trình hay đoạn chương - Nhận xét, chốt bài, ghi bảng. trình ra. trình. - ?Virus thường xuất hiện ở đâu. - Trả lời. - Có khả năng tự nhân bản - Chúng xâm nhập và lây lan rất nhanh theo Virus có thể xem như là kẻ giết vào các tệp chương nhiều con đường. người không vũ khí nhưng lại rất ác trình, tệp văn bản bộ liệt và khủng khiếp, nó có thể phá nhớ và một số thiết bị hỏng ổ cứng, các tệp tin, máy tính (đĩa cứng, * ?Vậy tác hại của nó như thế nào ? đĩa mềm, thiết bị nhớ ta tìm hiểu hoạt động 2. flash, ). * Trò chơi tiếp sức (3 phút): chia - Hội ý 1 phút – lần b.Tác hại của virus máy 2 dãy bàn – mỗi nhóm cử ra 3 lượt các bạn lên bảng tính bạn lên bảng ghi (yêu cầu câu trả ghi – các bạn còn lại - Tiêu tốn tài nguyên hệ lời đội nào ghi ý trước được tính tiếp tục hội ý tìm tác thống như: CPU, bộ nhớ, điểm, ghi sau không được tính hại của virus máy dung lượng đĩa cứng. điểm) tính. - Phá huỷ dữ liệu. - ?Nêu tác hại của virus máy tính. - Cả lớp nhận xét cho - Phá huỷ hệ thống: làm - ?Hãy cho biết đó là những tài từng đội → bổ sung ý máy tính bị tê liệt hay làm nguyên nào. kiến máy chạy chậm, treo máy, - ?Máy tính bị nhiễm virus thường - Trả lời. tắt và tự khởi động lại, có những hiện tượng nào. không mở được tệp - ?Những hiện tượng trên đã phá - Trả lời. - Đánh cắp dữ liệu như huỷ những gì của máy tính. chứng từ, thẻ tín dụng, * Các tệp thường bị tấn công của - Trả lời. để trục lợi. virus có đuôi là *.doc; *.xls; *.Exe; - Mã hoá dữ liệu để tống *.com tiền. * ?Vậy các con đường lây lan của - Gây khó chịu khác như virus như thế nào? Ta tìm hiểu hoạt - Trả lời. làm ẩn tệp, thư mục, động 3 * Tóm lại: Virus máy tính là một trong những mối nguy hại lớn nhất cho an toàn thông tin máy tính. - Virus máy tính có thể lây vào máy c.Các con đường lây lan tính bằng nhiều đường khác nhau. của virus - ?Hãy nêu các con đường lây lan - Trả lời. - Qua việc sao chép tệp đã của virus. bị nhiễm virus. - Để chống lại việc bẻ khoá và sao - Qua các phần mềm bị bẻ
  6. chép lậu phần mềm nhiều nhà sản khoá, phần mềm sao chép xuất ngầm định cài đặt virus trong lậu. phần mềm, virus sẽ kích hoạt khi - Qua mạng Internet, - Qua các thiết bị nhớ (USB phần mềm cài đặt không hợp pháp. thư điện tử, qua các (Flash), thẻ nhớ điện thoại, - ?Hãy cho biết các cách lây nhiễm thiết bị nhớ. ). virus mà em thường gặp. - Qua mạng nội bộ, Internet, thư điện tử. - Qua những lỗi ở phần mềm - Ta thấy tác hại của virus là khó d.Cách phòng tránh virus lường và con đường lây lan của nó Cách phòng tránh virus đa dạng nên máy tính rất dễ bị máy tính tốt nhất là cảnh nhiễm virus. - Trả lời. giác và ngăn chặn trên - ?Vậy có cách nào phòng chống chính những con đường lây virus. lan của chúng và cập nhật phần mềm diệt virus và diệt virus thường xuyên. 4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút) - Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: ghi nhớ nội dung tốt hơn Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Virus là gì và cách * Virus là một chương trình hay đoạn chương trình. phòng tránh ? - Có khả năng tự nhân bản và lây lan rất nhanh theo nhiều con đường. * Cách phòng tránh virus máy tính tôt nhất là cảnh giác và ngăn chặn trên chính những con đường lây lan của chúng và cập nhật phần mềm diệt virus và diệt virus thường xuyên. 5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước “Bài thực hành 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS” để tiết sau thực hành. 