Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 8 theo CV3280 - Tiết 28: Bài thực hành 4 "Sử dụng lệnh điều kiện If...then" (Tiết 2) - Năm học 2018-2019

doc 4 trang nhungbui22 5490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 8 theo CV3280 - Tiết 28: Bài thực hành 4 "Sử dụng lệnh điều kiện If...then" (Tiết 2) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_lop_8_theo_cv3280_tiet_2.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 8 theo CV3280 - Tiết 28: Bài thực hành 4 "Sử dụng lệnh điều kiện If...then" (Tiết 2) - Năm học 2018-2019

  1. Tuần: 14 Ngày soạn: 19/11/2018 Tiết: 28 Ngày dạy: 26/11/2018 Bài thực hành 4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF THEN (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh. 2.Kỹ năng - Hiểu cấu trúc và hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ. - Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện if then. - Đọc được các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. 3.Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: phòng máy tính. - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh Nội dung liên quan đến bài học. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. - Kĩ thuật dạy học: chuyển giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định lớp (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi CH1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm. CH2: Nêu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ? Trả lời CH1: Program sapxep; Var a,b: integer; Begin Write(‘nhap a: ’); Readln(a); Write(‘nhap b: ’); Readln(b); If a then ; If then else ; 3.Nội dung bài mới Ở tiết trước các em đã được làm việc với chương trình có câu lệnh điều kiện, hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành để tìm hiểu kỹ hơn về câu lệnh điều kiện.
  2. 3.1) Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 3 sgk (20 phút) a) Mục tiêu - Đọc được các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. b.Năng lực hình thành Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác. c)Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm. - Kĩ thuật dạy học: d)Phương tiện - Bảng, máy tính. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Yêu cầu hs đọc bài toán. - Đọc bài. - Đưa ra ý tưởng : Ba số dương a,b,c là độ dài các cạnh của một tam giác khi - Chú ý lắng nghe. và chỉ khi a+b>c và b+c>a và a+c>b - Yêu cầu học sinh xác định Input, output của bài toán. - Xác định Input, output - Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán. - Yêu cầu học sinh nhập chương trình, lưu, sửa lỗi, và chạy - Mô tả thuật toán. chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau. - Thực hành trên máy. - Đưa ra 2 bộ dữ liệu: (1,2, 3) -> a, b, c không là ba cạnh của một tam giác. (3, 5, 4) -> a, b, c là ba cạnh của một tam giác - Chạy chương trình theo 2 bộ dữ liệu đó. - Yêu cầu hs tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. - Từ thuật toán đựơc mô tả GV giải thích ý nghĩa của từ - Nêu ý nghĩa các câu lệnh trong khóa (And) và (Or). chương trình. + Cuối giờ giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho - Chú ý lắng nghe. từng nhóm dựa trên kết quả các bài mà học sinh đã làm. e) Sản phẩm Bài 3. Chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không. * Xác định bài toán. - Input: 3 số a, b, c lớn hơn 0 - Output: Thông báo 3 số a, b, c có phải là ba cạnh của một tam giác hay không? * Mô tả thuật toán: B1: Nhập a, b, c >0 B2: Nếu (b+c>a) và (a+b>c) và (c+a>b) thông báo a, b,c là ba cạnh của một tam giác rồi chuyển qua B4 B3: Ngược lại, thông báo a, b, c không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển qua B4. B4: In kết quả và kết thúc chương trình. 3.2) Hoạt động 2 : Bài tập (14 phút) a) Mục tiêu - Vận dụng câu lệnh điều kiện để viết chương trình trên máy tính. b.Năng lực hình thành - Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
  3. c)Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm. - Kĩ thuật dạy học: d)Phương tiện - Bảng, máy tính. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Đưa ra yêu cầu đề bài. - Chú ý lắng nghe. - Yêu cầu học sinh xác định Input, output của bài toán. - Xác định Input, output - Đưa ra ý tưởng Số lớn nhất là số có giá trị lớn hơn giá trị của 2 số còn lại. - Chú ý lắng nghe. - Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán. - Yêu cầu học sinh nhập chương trình, lưu, sửa lỗi, và chạy - Mô tả thuật toán. chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau. - Thực hành trên máy. e) Sản phẩm Bài 4: : Viết chương trình nhập 3 số a,b,c từ bàn phím và in ra màn hình số có giá trị lớn nhất. Program SLN ; Uses crt ; Var a,b,c : integer ; Begin If a>b and a>c then writeln(a,‘ la so lon nhat’) ; If b>a and b>c then writeln(b,‘ la so lon nhat’) ; If c>b and c>a then writeln(c,‘ la so lon nhat’) ; Readln ; End. V.CÂU HỎI & BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS (4 phút) Nhận biết CH1: Nhắc lại câu lệnh điều kiện if then dạng thiếu và dạng đầy đủ ? If then ; If then else ; CH2: Nêu ý nghĩa của từ khóa And và Or ? Thông hiểu và vận dụng CH3: Viết chương trình nhập 3 số a,b,c từ bàn phím và in ra màn hình số có giá trị nhỏ nhất. Program SLN ; Uses crt ; Var a,b,c : integer ; Begin If a>b and a>c then writeln(a,‘ la so lon nhat’) ; If b>a and b>c then writeln(b,‘ la so lon nhat’) ; If c>b and c>a then writeln(c,‘ la so lon nhat’) ; Readln ; End. VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
  4. - Các em về ôn lại các bài tập để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra thực hành.