Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

doc 13 trang nhungbui22 09/08/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv3280_tuan_9.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

  1. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Tuần 9 Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 33 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM (Giáo án chi tiết ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh: Giúp học sinh biết trình bầy bằng miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2. Kỹ năng : Rốn kỹ năng luyện nói trước tập thể. 3. Thỏi độ: HS tự ý thức trong việc luyện núi trước tập thể. 4. Định hướng phát triển thành năng lực. - Năng lực giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết). Năng lực hợp tác. - Năng lực tự học. Năng lực học nhóm. II. Chuẩn bị - GV: Soạn giáo án + tư liệu . - HS: Chuẩn bị bài theo SGK III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 3’) Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. * Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân. Bước 1: GV chia lớp học thành 2 nhóm tham gia trò chơi tiếp sức: ? Kể tên được các văn bản tự sự đã học ( Ngữ văn THCS). - Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các văn bản tự sự đã học. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng. Bước 2. HS thực hiện các nhiệm vụ( Các nhóm tự phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ theo năng lực) Bước 3: HS trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét. Bước 4. GV chốt và gợi dẫn vào bài. HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng nói mạnh dạn trước đám đông theo ngôi kể số I. I. Chuẩn bị ở nhà 1. Ôn tập ngôi kể. II.Luyện nói trên lớp : Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Ôn tập về ngôi kể : GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm a, Kể theo ngôi thứ nhất là người kể bàn. xưng tôi trong câu truyện, kể theo ngôi 1. Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? này người kể có thể trực tiếp kể ra 2. Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba. những gì mình nghe , mình thấy , mình 3. Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể. trải qua ,có thể trực tiếp nói ra những Người soạn: Trường THCS
  2. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 4.Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể. suy nghĩ của chính mình kể như là Bước 2. HS thực hiện các nhiệm vụ( Các người trong cuộc làm tăng tính chân nhóm tự phân công thành viên thực hiện thực ,tính thuyết phục “như là có thật ” nhiệm vụ theo năng lực) của câu chuyện Bước 3: HS trình bày , các nhóm khác bổ - Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự sung nhận xét. giấu mình đi gọi tên các nhân vật bằng Bước 4. GV bổ sung và chốt KT tên gọi của chúng - cách kể này khiến người kể có thể kể một cách linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật. b, các văn bản tự sự kể theo ngôi thứ nhất : II. Luyện nói trên lớp: - Tôi đi học - trong lòng mẹ Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Các văn bản kể theo ngôi thứ ba GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân Tức nước vỡ bờ - chiếc lá cuối cùng 1. Đoạn trích kể theo ngôi thứ mấy c. Tuỳ vào mỗi cốt chuyện cụ thể , ở 2. Hãy chuyển sang kể theo ngôi thứ những tình huống cụ thể mà người viết Bước 2. HS thực hiện các nhiệm vụ( Các lựa chọn ngôi kể cho phù hợp . Cũng nhóm tự phân công thành viên thực hiện có khi trong một truyện, người viết nhiệm vụ theo năng lực) dùng các ngôi kể khác nhau ( thay đổi Bước 3: HS trình bày , các nhóm khác bổ ngôi kể ) để soi chiếu sự việc, nhân vật sung nhận xét. bằng các điểm nhìn khác nhau làm tăng Bước 4. GV bổ sung và chốt KT tính sinh động phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người 2. Luyện nói “ Tôi xám mặt vội đặt con bé xuống đất chậy đến đỡ lấy tay người nhà li trưởng và van xin : “Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được 1 lúc, ông tha cho!” “Tha này! Tha này!” vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tối mấy bịch rồi lại sấn đến để trối chồng tôi. Lúc ấy không nến nổi nữa tôi liều mạng cự lại. Cai lệ tát mặt tôi đánh bốp rồi cứ nhảy đến cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hằm rằng “ Mày trói mày xem”. Rồi tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của tôi nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất những miệng vân nham nhảm thét trói vợ chồng tôi ” Hoạt động 4: Vận dụng( 5’) - Mục tiêu: HS vận dụng , nâng cao khi rèn kỹ năng viết văn tự sự. Người soạn: Trường THCS
  3. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Bước 1: GV hướng dẫn HS( Cá nhân/ Lớp) ? Viết đoạn văn kể về phút giây gặp lại người thân ( có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm). ? Nếu được chứng kiến cảnh Lão Hạc bán chó, em hãy kể lại câu chuyện đó ntn? - B1: GV giao nhiệm vụ. - B2: HS thực hiện nhiệm vụ. - B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá. - B4: GV chốt kiến thức. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. ? Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học. Phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong văn bản. * Dặn dò : - Học bài, làm hoàn thiện bài tập. - Ôn tập kỹ văn tự sự để giờ sau viết bài viết số 2 * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 34-35 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Ngày soạn :9/09/2019 Ngày dạy: 1. Kiến thức: - Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ: HS có ý thức tạo lập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Người soạn: Trường THCS
  4. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 - Năng lực giao tiếp - Năng lục thẩm mĩ II. Chuẩn bị: - GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm. - HS: Giấy kiểm tra. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp Hoạt động 1 Khởi động Hoạt động 2 Bước 1 GV giao đề cho HS và nêu yêu cầu cần thực hiện Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và một con vật nuôi mà em yêu thích Bước 2 HS suy nghĩ, làm dàn ý Bước 3 HS viết bài Bước 4 GV thu bài I. Yêu cầu: 1. Hình thức: - Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Đầy đủ bố cục ở 3 phần: 2. Nội dung: - Có thể chọn ngôi kể thứ nhất xưng: tôi, em. - Xác định diễn biến, tình tiết câu chuyện có mở đầu, diễn biến, đỉnh điểm và kết thúc - Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm. - Phải rõ nội dung 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài II. Đáp án - biểu điểm. 1. Mở bài: ( 1,5 điểm ) - Giới thiệu Giới thiệu con vật nuôi 2. Thân bài ( 7 điểm ): miêu tả, kể lại kỉ niệm, có biểu cảm về con vật nuôi. - Miêu tả hình dáng, đặc điểm của con vật nuôi. -Nêu cảm xúc xen kẽ vào bài viết. Hằng ngày em với con vật ấy từng gắn bó như thế nào Sự gắn bó của con vật ấy với gia đình em Kỉ niệm sâu sắc nhất của em với con vật nuôi ấy là gì? -Tình cảm của em với nó qua kỉ niệm ấy 3. Kết bài ( 1,5 điểm) Kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của bản thân. Hoạt động 3 GV nhận xét giờ kiểm tra Hoạt động 4:Vận dụng làm lại dàn bài vào vở bài tập(ở nhà) Hoạt động 5 Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo -Vẽ tranh về 1 con vật nuôi -Làm thơ về con vật em yêu thích Biểu điểm Người soạn: Trường THCS
  5. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Điểm 8,9,10 - Đảm bảo nội dung diễn đạt lưu loát - Bố cục rõ ràng, khoa học - Sạch đẹp, câu đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng Điểm 5, 6,7 - Đảm bảo các yêu cầu trên. Nội dung chưa thật sâu sắc như trên - Còn vi phạm một vài lỗi dùng từ, đặt câu hoặc diễn đạt Điểm 3, 4 - Nội dung sơ sài - Chưa rõ bố cục - Mắc nhiều lỗi khác như diễn đạt, dùng từ, đặt câu Điểm 1, 2 mắc nhiều lỗi nặng Điểm 0- Không viết bài. * GV nhận xét ý thức làm bài của HS * Dặn dò : - Học bài viết lại bài vào vở soạn * Soạn bài : Các biện pháp tu từ: nói qua, nói giảm, nói tránh. * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 36, 37: CHỦ ĐỀ : CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ (Nói quá; Nói giảm, nói tránh) Ngày soạn : 9/09/2019 Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm nói quá, nói giảm nói tránh. - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ) - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 2. Kỹ năng: Người soạn: Trường THCS
  6. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 -Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá; nói giảm, nói tránh trong đọc - hiểu văn bản. - Phân biệt nói quá với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ: - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. - Biết cách vận dụng cách nói giảm nói tránh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong viết văn bản. 4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp - Năng lục thẩm mĩ II. Hình thức , phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học. - Hình thức : dạy học trên lớp. - Phương pháp : + Phương pháp phân tích ngôn ngữ. + Phương pháp giao tiếp. + Phương pháp rèn luyện theo mẫu. - Phương tiện : + Máy tính, máy chiếu + Phiếu học tập. - Kĩ thuật dạy học : + Kĩ thuật giao nhiệm vụ. + Kĩ thuật chia nhóm. ( chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Kĩ thuật "động não" III. Chuẩn bị: - Giáo viên : giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị các ví dụ về nói giảm, nói tránh và nói quá IV. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. * Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân B1: GV chuyển giáo nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân ? Em hãy cho biết trong chương trình phân môn Tiếng Viêt ở lớp 6, 7 các em đã được học các biện pháp tu từ nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ (theo yêu cầu và hướng dẫn) B3: Báo cáo kết quả B4: GV nhận xét đánh giá, chốt kiến thức, dẫn vào bài mới. - Lớp 6: Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa Người soạn: Trường THCS
  7. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 - Lớp 7: Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, chơi chữ HĐ 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 2.1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm I. Nói quá và tác dụng của nói quá. nói quá và nói giảm, nói tránh * Mục tiêu:Học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của nó. Hình thức : nhóm, cặp, cá nhân - B1: GV nêu yêu cầù: 1. Ví dụ : ? Em hiểu thế nào là : -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. - Ngày tháng mười chưa cười đã tối. + Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng + Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày? cày. - B2: HS thảo luận; GV quan sát, trợ giúp HS. - B3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện. -B4: Gv kết luận, chốt kiến thức + Hoạt động nhóm: - B1: Gv chia nhóm, nêu yêu cầu thảo luận. Nhóm 1: ? Các cách nói trong từng câu trên có đúng với thực tế không ? ? Thực chất cách nói đó nhằm mục đích gì Nhóm 2: ?Em hãy thay thế những từ dùng đúng sự thật với hoàn cảnh sử dụng câu ca dao. - Đêm tháng năm rất ngắn. ? Em có nhận xét gì về nội dung ý nghĩa của - Ngày tháng mười rất ngắn. câu này so với câu vốn có ? - Mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm. Nhóm 3: ? Cách nói này có tác dụng gì trong câu ? - B2: HS thảo luận, tổng hợp kết quả theo - Không đúng sự thật, nhằm nhấn mạnh nhóm. GV quan sát, trợ giúp HS. quy mô,tính chất của sự việc. - B3: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện. Gv gọi các nhóm đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung. -B4: Gv kết luận, chốt kiến thức + Hoạt động cá nhân: 2. Kết luận : - B1: Gv nêu yêu cầu. - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại ? Qua xét ví dụ và phân tích trên, em hãy cho quy mô, tính chất của sự vật, hiện biết thế nào là nói quá ? tượng được miêu tả. ? Sử dụng nói quá trong câu có tác dụng gì - Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức Người soạn: Trường THCS
  8. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 ? Cho ví dụ . biểu cảm. - B2: HS suy nghĩ; GV quan sát, trợ giúp Ví dụ : Từ giờ đến sáng tôi có thể đi HS. lên đến tận trời. - B3: GV tổ chức cho HS trả lời. -B4: Gv kết luận, chốt kiến thức tránh. ? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Nói II.Nói giảm nói tránh và tác dụng giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm của nói giảm nói tránh. nói tránh. *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập GV :Yêu cầu HS đọc phần ví dụ và cùng thảo luận với nhóm của mình những câu hỏi sau Nhóm 1: Những từ in đậm VD1 (a,b,c) có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? Nhóm 2 ; VD 3 (SGK): So sánh hai cách nói. Cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe? Nhóm 3: Tìm các từ đồng nghĩa với từ chết *Bước 2: . HS làm việc nhóm 1. VD. *Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm a đi gặp cụ Các Mác đàn anh khác . khác bổ sung b Bác đã đi rồi sao Bác ơi . Nhóm 1; c Chẳng còn - Đều có nghĩa là chết. ->Đều có nghĩa là chết. - Cách diễn đạt giảm nhẹ, tránh sự đau buồn. - Cách diễn đạt giảm nhẹ, tránh sự đau Nhóm 2:Cách nói 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn buồn . đối với người nghe. - Cách diễn đạt tránh thô tục và thiếu Nhóm 3:Qua đời, khuất núi , hi sinh, từ trần, lịch sự. quy tiên, bỏ mạng, nghẻo, bỏ mạng - Cách nói 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối *Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực với người nghe. hiện nhiệm vụ của HS sau đó bổ sung thêm một số ví dụ: a. Hôm nay, bạn ăn mặc chưa đẹp lắm! -> Tránh cảm giác nặng nề, thiếu tế nhị. b. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! “đi đời” nghĩa là gì?Tại sao trong trường hợp Người soạn: Trường THCS
  9. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 này tg dùng từ “đi đời” mà lại ko dùng từ khác cùng nghĩa? -> Tránh cảm giác ghê sợ. Giao viên lồng ghép hỏi thêm 1 số câu hỏi ? Đó là những cách diễn đạt có nói giảm nói - Tránh cảm giác ghê sợ. tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Td? - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ Gọi hs đọc vd2 dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. ? Đọc câu văn (2) vì sao trong câu văn tác giả - Tác dụng: tránh gây cảm giác đau dùng từ ngữ (bầu sữa) mà không dùng một từ buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, khác cùng nghĩa? thiếu lịch sự. - Cách diễn đạt tránh thô tục và thiếu lịch sự. * Ghi nhớ: SGK/ 108 Gv Treo bảng phụ : Giới thiệu các cách nói giảm tránh: ?Dựa vào VD, hãy cho biết người viết (nói) đã thực hiện nói giảm nói tránh bằng cách nào ? *Lưu ý: Các cách nói giảm tránh: VD1 :- Ông cụ đã chết rồi. - Ông cụ đã quy tiên rồi. VD2 : - Bài thơ của anh dở lắm. - Dùng từ đồng nghĩa là từ Hán Việt. - Bài thơ của anh chưa được hay lắm. VD3: - Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái - Anh còn kém lắm. nghĩa. - Anh cần phải có gắng hơn nữa. ->Nói vòng. VD4: - Anh ấy bị thương nặng thế thì ko sống được lâu đâu chị ạ. - Nói tỉnh lược (nói trống). - Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. ? Những VD trong sgk thuộc những cách NGNT nào? - VD1,2 - dùng từ đồng nghĩa. - VD3 - dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa. Gv: Nói giảm nói tránh sử dụng nhiều trong các lĩnh vực văn chương cũng như trong đời sống hằng ngày. Nhưng khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì ko nên NGNT. Người soạn: Trường THCS
  10. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 VD: 1. Giờ sinh hoạt, lớp trưởng nhận xét: Tuần qua bạn A thường xuyên đi học muộn. Ko nên nói: Tuần qua, bạn A thường xuyên đi học chưa đúng giờ lắm. 2. Nhân chứng vụ tai nạn giao thông nói: Tôi nhìn thấy chiếc ô tô đâm thẳng vào người III. Sử dụng nói quá, Nói giảm nói nạn nhân. tránh. Ko nói: Tôi nhìn thấy chiếc ô tô chạm vào người nạn nhân. ? Sử dụng nói quá, Nói giảm nói tránh như thế nào B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nói quá, Nói giảm nói tránh được HS hoạt động cá nhân sử dụng trong lời nói hàng ngày, trong ? Nói quá, Nói giảm nói tránh thường được văn bản chính luận, văn bản văn sử dụng như thế nào? chương, ít sử dụng trong văn bản hành ( GV lấy VD minh họa) chính, văn bản khoa học ? Nói quá được sử dụng kèm với biện pháp tu - Nói quá được dùng kèm với biện từ nào mà em đã được học? pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ HS hoạt động nhóm - Cần thận trọng khi sử dụng nói quá, * GV chia lớp 4 nhóm thảo luận bài tập để nhất là khi giao tiếp với người trên, rút ra các cách nói giảm, nói tránh người lớn tuổi ( Thời gian; 3 phút) - Nói giảm nói tránh được thực hiện: Tìm cách nói giảm nói tránh cho các câu sau: + Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt. a.Bà cụ đã chết + Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa b.Bài thơ của anh dở lắm thông qua các hình thức ẩn dụ, hoán dụ c.Anh còn kém lắm (nói vòng) d. Anh ấy bị thương nặng thì không sống + Phủ định từ trái nghĩa. được lâu nữa đâu chị ạ. + Tỉnh lược. ? Để nói giảm nói tránh người ta thường có những cách nói như thế nào? B2:Thực hiện nhiệm vụ( theo yêu cầu) B3: Báo cáo kết quả: B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV chốt kiến thức Hoạt đông 3:Luyện tập - Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về BPTT nói quá, nói giảm, nói tránh. - HĐ cá nhân, HĐ theo cặp đôi( theo bàn) Bước 1: GV giáo nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá Bước 4: GV chốt kiến thức Người soạn: Trường THCS
  11. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 A. Bài tập phần biện pháp tu từ nói quá Bài tập 1-SGK/102 ? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng a. sỏi đá cũng thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào bàn tay lao động. b. đi lên đến tận trời: Vết thương không có nghĩ lí gì, không phải bận tâm. c. thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. Bài tập 2-SGK /102 a.chó ăn đá, gà ăn sỏi. b.bầm gan tím ruột. c.ruột để ngoài da. d.nở từng khúc ruột. e.vắt chân lên cổ. Bài tập 3-SGK /103 Đặt câu với thành ngữ: a.Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. b.Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển. c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời. d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. e.Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này. Bài tập 4-SGK /103 ? Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá? ( Tổ chức cho HS thi tìm theo tổ- trò chơi tiếp sức) a.Ngáy như sấm. b.Trơn như mỡ. c.Nhanh như cắt. d.Lúng túng như gà mắc tóc. e.Lừ đừ như ông từ vào đền. Bài tập 6-SGK /103 ? GV đọc cho HS nghe câu chuyện cười “ Con rắn vuông”. ? HS thảo luận theo nhóm bàn ? Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác? - Giống nhau: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng - Khác nhau: + Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. + Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực. B .Bài tập phần biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh Bài tập 1-SGK /108 ? Điền các từ nói giảm nói tránh vào chỗ trống? a.đi nghỉ b.chia tay nhau c.khiếm thị d.có tuổi Người soạn: Trường THCS
  12. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 e.đi bước nữa Bài tập 2-SGK /109 ? Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? - Câu sử dụng nói giảm nói tránh: a.Anh nên hoà nhã với bạn bè! b.Anh không nên ở đây nữa! c.Xin đừng hút thuốc trong phòng! d.Nó nói như thế là thiếu thiện chí. e.Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Bài tập 3-SGK /109 ? Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau? a. Anh hát không được hay lắm! b.Nó học không được khá! c.Nó nói như vậy là không nên! d.Cô ấy không được đẹp! e.Chị ta không được tế nhị trong giao tiếp! Bài tập 4-SGK /109 ? GV đưa bài tập tình huống : Chia lớp 4 nhóm thảo luận - Nhóm 1, 2 tình huống 1. - Nhóm 3,4 tình huống 2 Trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh - Nói giảm nói tránh thể hiện cách nói lịch sự, biểu hiện của người có văn hoá. Nhưng khi cần phê bình người phạm lỗi hoặc khi cần thông tin xác thực cần phải nói thẳng, nói thật Hoạt động 4 : Vận dụng * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. - HĐ cá nhân B1 GV giao nhiệm vụ Câu 1: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá? Gợi ý: Dựa vào những câu văn sau để phát triển ý thành đoạn văn 1/ Chúng tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. 2/ Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Câu 2: Tìm biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau và giải thích ý nghĩa của chúng: a. Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu, Thoại bất tâm đầu bán cú đa. (Lý Bạch) (Rượu gặp tri kỉ nghìn chén còn là ít, Chuyện không hợp ý nửa câu đã là nhiều.) Người soạn: Trường THCS
  13. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 => Khẳng định tình cảm gắn bó của những con người tri kỉ, tâm đầu ý hợp. Còn những người không hợp ý nhau, lời nói chẳng qua chỉ là xã giao mà thôi. b. Ăn mười cái đám cưới không bằng hàm dưới cá trê. => Ý muốn nói hàm dưới cá trê ăn rất ngon. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá Bước 4: GV chốt kiến thức Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (về nhà). ( 2’) * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. Câu 1: Tìm các câu có vận dụng cách nói giảm nói tránh trong giao tiếp hàng ngày mà em thường gặp Câu 2: So sánh biện pháp tu từ: Nói quá và nói giảm nói tránh? GV gợi ý cho HS * Dặn dò: + Học thuộc lòng các phần ghi nhớ của chủ đề đã học + Làm các bài tập đã giao phần vận dụng và mở rộng. + Soạn bài : Ôn tập Truyện kí việt Nam * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Người soạn: Trường THCS