Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm

docx 194 trang nhungbui22 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_giao_duc_cong_dan_lop_12_theo_cv.docx

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm

  1. TIẾT PPCT :01 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 2Tiết ) Tiết 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài 1 học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức. - Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân. 2. Về kĩ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. * Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác. 3. Về thái độ: Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân. III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp. - Đọc hợp tác. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12. - Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. - Hiến pháp 2013. - Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình. - Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL. - Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập . V. TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động cơ bản của GV và HS Nội dung bài học Trang 1
  2. 1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành: - GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. - HS xem một số tranh ảnh. - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ? - GV gọi 2 đến 3 HS trả lời. - GV nêu câu hỏi: 1. Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật? 2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không? - GV gọi 2 đến 3 HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. * GV chốt lại: - Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng - Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. GV dẫn dắt: Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu KN Pháp luật. * Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS. * Cách tiến hành: Trang 2
  3. - GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau: 1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; 4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; 5. Giữa những người cùng giới tính. - HS nghiên cứu các điều luật trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội? 2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao? - HS thảo luận về 2 câu hỏi trên. - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng. - GV nêu câu hỏi tiếp: 1. Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm mục đích gì? 2. Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Vậy theo em pháp luật là gì? - HS thảo luận về 2 câu hỏi trên. - GV chính xác hóa ý kiến của HS. * Kết luận: GV định hướng HS: - Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung. - Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. - Pháp luật do Nhà nước xây dựng, ban hành. Mục đích của Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật Trang 3
  4. chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xh ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. - Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế. - Pháp luật. Hoạt động 2: Đọc hợp tác SGK và xử lí thông tin tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. * Mục tiêu: - HS trình bày được các đặc trưng của pháp luật. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự đọc các đặc trưng của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, HS chia sẽ nội dung đã đọc theo cặp. - HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị GV giải thích. - GV nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp HS đọc thông tin và giải quyết các câu hỏi sau: 1. Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pl? Tại sao pl lại có tính quy phạm phổ biến? Tìm vd minh họa. 2. Tại sao pl lại mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Tính quyền lực, bắt buộc chung được thể hiện ntn? Cho vd. 3. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện ntn? Cho vd. 4. Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức? Cho vd minh họa. - HS tự học theo hướng dẫn của GV. - Làm việc chung cả lớp: Đại diện 2-3 cặp trình bày kết quả làm việc. Lớp nhận xét, bổ sung. * GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại nôi dung 3 đặc trưng của pháp luật. Lưu ý: GV cần giảng giải thêm những gì HS hiểu chưa rõ hoặc nhầm lẫn khi xác định các đặc trưng của pháp luật. Trang 4
  5. Sản phẩm: Kết quả đọc tài liệu và làm việc nhóm đôi của HS. Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp đàm thoại để làm rõ nội dung bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. * Mục tiêu: - HS trình bày được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự đọc bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. * GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK: - Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? - Theo em, pháp luật do ai ban hành? - Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ? - Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích gì? HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là Nhà nước của dân, do dân , vì dân. GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Phần GV giảng mở rộng: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp. Nhà nước, theo đúng nghĩa của nó, trước hết là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, bao giờ cũng Trang 5
  6. thể hiện tính giai cấp. Không có pháp luật phi giai cấp. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong sức mạnh của quyền lực nhà nước, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã thể hiện và hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa), nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó. - Pháp luật chủ nô quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ. - Pháp luật phong kiến quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động. - So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có bước phát triển mới, tiến bộ, quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với biểu hiện này, tính giai cấp của pháp luật tư sản thật không dễ nhận thấy, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng pháp luật tư sản là pháp luật chung của xã hội, vì lợi ích chung của nhân dân, không mang tính giai cấp. Nhưng suy đến cùng, pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản - lợi ích của thiểu số người trong xã hội. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân dân. * Về bản chất xã hội của pháp luật: GV hỏi: - Theo em, do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp luật? Em hãy lấy ví dụ chứng minh. GV lấy ví dụ thông qua các quan hệ trong xã hội để chứng minh cho phần này và kết luận: Pháp luận mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Trang 6
  7. GV sử dụng ví dụ trong SGK để giảng phần này. Sau khi phân tích ví dụ, GV kết luận: Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai cấp. Khi nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trị nắm bắt được hoặc dự báo được các quy tắc xử sự phổ biến phù hợp với quy luật khách quan của sự vận động, phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn lịch sử và biến các quy tắc đó thành những quy phạm pháp luật thể hiện ý chí, sức mạnh chung của nhà nước và xã hội thì sẽ có một đạo luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại. Phần GV giảng mở rộng: + Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Ví dụ : Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và của toàn xã hội. Ví dụ : + Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của giai tầng khác nhau trong xã hội Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác. Vì thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp của nó, pháp luật còn mang tính xã hội. Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí thức, + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội Trang 7
  8. Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi nước. 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK. - GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. - HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm). - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án. *GV chính xác hóa đáp án: về sự giống và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức. Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của HS. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu: a. Tự liên hệ: - Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ? - Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt ? Vì sao ? - Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt. Trang 8
  9. b. Nhận diện xung quanh: Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết. c. GV định hướng HS: - HS tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật. - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK. 2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet. - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 01 tháng 9 năm 2020 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy Trang 9
  10. TIẾT PPCT :02 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 2Tiết ) Tiết 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân. 2. Về kĩ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. * Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác. 3. Về thái độ: Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân. III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp. - Đọc hợp tác. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12. - Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. - Hiến pháp 2013. - Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình. - Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập . V.TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Khởi động 3.Mối quan hệ giữa pháp luật * Mục tiêu: với kinh tế, chính trị, đạo đức: -HS nắm được mối quan hệ của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a)Quan hệ giữa pháp luật với - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn cho học sinh. kinh tế: * Cách tiến hành: (Đọc thêm) Trang 10
  11. - GV định hướng HS: HS đọc bài đọc thêm “may b)Quan hệ giữa pháp luật với nhờ có tủ sách pháp luật” chính trị: - GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện trên, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã? (Đọc thêm) -HSTL: -GVKL: Mỗi chúng ta hiểu luật và thực hiện luật để c)Quan hệ giữa pháp luật với chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của mình. đạo đức: *Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị. GV giơi thiệu qua và yêu cầu học sinh đọc thêm phần quan hệ giữa pháp luật với kinh tế và quan hệ - Trong quá trình xây dựng pháp giữa pháp luật với chính trị để tham khảo. luật,nhà nước luôn cố gắng đưa HS đọc bài. GV KL: những quy phạm đạo đức có tính *Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đọc hợp tác, phổ biến, phù hợp với sự phát triển đàm thoại tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với và tiến bộ xã hội vào trong các quy đạo đức. phạm pháp luật. * Mục tiêu: - HS nêu được mối liên hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. * Cách tiến hành: -GV gọi 1 HS đọc SGK T9 và trả lời câu hỏi. -GV:Đạo đức là gì? -HS:Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng. -GV:PL và đạo đức giống nhau ở điểm nào? -HS: Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. Trang 11
  12. -GV lấy ví dụ chứng minh về những quy phạm đạo - Pháp luật là một phương tiện đặc đức trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy thù để thể hiện và bảo vệ các giá phạm pháp luật. trị đạo đức -Ví dụ:"Công cha như núi Thái Sơn - Những giá trị cơ bản nhất của Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự Một lòng thờ mẹ kính cha do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. " hướng tới. Hoặc: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình." -GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào? -HS trả lời: -GV kết luận : + Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế 4.Vai trò của pháp luật trong + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm đời sống xã hội quyền. + Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể a.Pháp luật là phương tiện để hiện các quan điểm đạo đức. nhà nước quản lí xã hội Trang 12
  13. *Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận - Không có pháp luật, xã hội sẽ nhóm tìm hiểu vai trò của pháp luật trong đời sống không có trật tự, ổn định, không xã hội. thể tồn tại và phát triển * Mục tiêu: - Nhờ có pháp luật nhà nước phát - HS hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống huy quyền lực của mình và kiểm xã hội. tra, kiểm soát được các hoạt động - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan * Cách tiến hành: trong phạm vi lãnh thổ của mình. -Chia lớp thành 4 nhóm -Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi - Nhà nước ban hành pháp luật và - Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng tổ chức thực hiện pháp luật trên các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ. phạm vi toàn xã hội đưa pháp luật - Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu vào đời sống của từng người dân bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác và của toàn xã hội. như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức, - Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ? - Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. - Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ. - Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung Trang 13
  14. của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. - Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thoonga nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. -Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ. -Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. -HS: Các nhóm thảo luận -HS: Cử đại diện trình bày -GV nhận xét và kết luận: -HS: Chép bài - GV tổng kết ý kiến tranh luận Hoạt động 4: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình * Mục tiêu: - HS hiểu được vai trò của pháp luật đối với công dân. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. *Cách tiến hành: Trang 14
  15. -GV: Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ. -HS trả lời: -GVKL: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, -GV : Theo em, đối với công dân pháp luật có vai b. Pháp luật là phương tiện để trò như thế nào? công dân thực hiện và bảo vệ 3. Hoạt động luyện tập quyền, lợi ích hợp pháp của * Mục tiêu: mình: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức và vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK. - GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập. GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là -Hiến pháp quy định các quyền và người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc nghĩa vụ cơ bản của công dân; các này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở luật về dân sự, hôn nhân và gia đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh đình, thương mại, thuế, đất đai, Thiện. giáo dục, cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của Câu hỏi : Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng công dân trong từng lĩnh vực cụ PL không ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực đối với CD không ? hiện quyền của mình. GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm -Pháp luật là phương tiện để công 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp Trang 15
  16. quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên pháp của mình thông qua các luật nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. về hành chính, hình sự, tố tụng, quy định thẩm quyền , nội dung, - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận hình thức, thủ tục giải quyết các xét đánh giá và thống nhất đáp án. tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu: a. Tự liên hệ: - Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ? b. Nhận diện xung quanh: Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết. c. GV định hướng HS: - HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật. - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK. 2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet. - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 07 tháng 9 năm 2020 Trang 16
  17. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy TIẾT PPCT :03 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết ) Trang 17
  18. Tiết 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong tiết 1 bài 2 học sinh có khả năng. 1. Về kiến thức. - HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật. 2. Về kĩ năng. - Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ. - HS có ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. II- CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH. Năng lực tự nhận thức , năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán , năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo , năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân. III-PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trực quan -Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp, KT đăt câu hỏi, KT Khăn phủ bàn. IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12 -Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. - Hiến pháp 2013 -Tich hợp luật: ATGT( Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 của CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, điều 4, điều 9, điều 24); Luật lao động điều 111; GDBVMT, Luật bầu cử, ứng cử, Luật phòng chống tham nhũng, Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 -Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL - Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo , phiếu học tập . V. TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 1. KHỞI ĐỘNG. * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về các hành vi thực hiện pháp luật. - Rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá, phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành: - GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ. Trang 18
  19. GV:yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh. HS quan xát. GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?. HS trả lời: Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thông đã dàn hàng khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . GV hỏi: Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai ? Vì sao? HS trả lời: Dự kiến: Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông. GVdẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào? Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 2 :Thực hiện pháp luật . 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu KN thực hiện PL. Trang 19
  20. PP/KTDH: Đọc SGK, thảo luận lớp, tình huống, 1. Khái niệm thực hiện pháp thuyết trình, KT đặt câu hỏi. luật và các hình thức thực hiện *Mục tiêu: pháp luật. - HS hiểu được thế nào là thực hiện pháp luật; nêu a. Khái niệm thực hiện pháp được khái niệm thực hiện pháp luật; tỏ thái độ không luật. đồng tình trước những hành vi không thực hiện đúng pháp luật.,vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, giao tiếp. * Cách tiến hành. GV trình chiếu 2 ví dụ tình huống trong SGK và kèm theo hình ảnh minh hoạ. +VD- TH1: Trên đường phố mọi người đi xe đạp, xe máy, xe ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ. VD- TH2: 3 thanh niên đèo ( chở) nhau trên một xe máy không đội mũ bảo hỉêm bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là việc Trang 20
  21. cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật giao thông của các công dân. GV yêu cầu học sinh quan sát ví dụ, hình ảnh và gọi 1 học sinh đọc 2 ví dụ tình huốngtrên. HS quan sát và đọc 2 ví dụ tình huống. GV hỏi: Trong VD1 theo em chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào? ? Trong VD 2 theo em để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gi? Hành vi đó có hợp pháp không? ? Cảnh sát giao thông căn cứ vào đâu để hành động như vậy? ? Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? HS thảo luận theo cặp.( 2 HS một cặp) HS trả lời : Dự kiến + Trong VD 1 chi tiết mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ là hành động thực hiện đúng pháp luật. + TrongVD 2 cảnh sát giao thông đã yêu cầu 3 thanh niên dừng xe và lập biên bản phạt tiền.Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông là hợp pháp. Trang 21
  22. + Cảnh sát giao thông đã căn cứ vào pháp luật, tức là áp dụng pháp luật. + Mục đích của việc xử phạt nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông của 3 thanh niên, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời giáo dục ý thức thực hiện chấp hành luật giao thông đường bộ cho 3 thanh niên . GV nhận xét, bổ sung . GV hỏi : Vậy theo em thực hiện pháp luật là gì? Lấy ví dụ minh hoạ về thực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày của bản thân các em và những người xung quanh? HS trả lời: Dự kiến : THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. VD : Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không đua xe, không vượt đèn đỏ là thực hiện pháp luật. * GV nhận xét - kết luận : GV trình chiếu một số hình ảnh thực hiện pháp luật VD : Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là thực hiện pháp luật. HS tự ghi nhớ kiến thức. - THPL là quá trình hoạt động có GV hỏi câu hỏi mở rộng: Theo em, một hành vi như mục đích, làm cho những quy thế nào thì được coi là hành vi hợp pháp ? định của pháp luật đi vào cuộc HS trả lời : Dự đoán : sống, trở thành những hành vi GV nhận xét, bổ sung : Hành vi hợp pháp là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, chức. mà phù hợp với các quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Người có hành vi hợp pháp là người : + Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. + Làm những việc mà pháp luật quy đinh phải làm. +Không làm những việc mà pháp luật cấm. GV dẫn dắt : Hoạt động 2: Thảo luận, tìm hiểu các hình thức thực hiện PL. PP/ KTDH : KT Khăn phủ bàn, Thảo luận nhóm, vấp b.Các hình thức thực hiện pháp đáp, luật. Trang 22
  23. *Mục tiêu : - HS hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật; trình bày được các hình thức thực hiện pháp luật, vận dụng . được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát. Năng lực giao tiếp, trình bày vấn đề và hợp tác, làm việc theo nhóm, *Cách tiến hành GV cho học sinh tự đọc tìm hiểu nội dung các hình thức thực hiện pháp luật trong sách giáo khoa. GV hỏi : Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật và đó là những hình thức nào ? HS trả lơi : Dự kiến. : Có 4 hình thức thực hiện pháp luật : + Sử dụng pháp luật. + Thi hành pháp luật. + Tuân thủ pháp luật. + Áp dụng pháp luật. GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 nội dung yêu cầu của GV đưa ra . GV trình chiếu nội dung thảo luận của 4 nhóm. Nhóm 1: Thảo luận nội dung : Sử dụng pháp luật. - Chủ thể của SDPL là ai? - Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận sử dụng pháp luật là gì ? Nhóm 2: Thảo luận nội dung : Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL là ai? - Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận thi hành pháp luật là gì ? Nhóm 3: Thảo luận nội dung : Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL là ai? - Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận tuân thủ pháp luật là gì ? Nhóm 4: Thảo luận nội dung : Áp dụng pháp luật. Trang 23
  24. - Chủ thể của ADPL là ai? - Chủ thể ADPL căn cứ vào đâu để áp dụng pháp luật ? - Chủ thể áp dụng pháp luật để nhằm mực đích gi ? - Chủ thể áp dụng pháp luật trong những trường hợp nào ? Từ đó rút ra kết luận áp dụng pháp luật là gì ? HS thảo luận 5 phút GV quan sát các nhóm làm việc, động viên, hướng dẫn, nhắc nhở. HS đại diện nhóm trình bày báo cáo nội dung theo Kĩ thuật khăn phủ bàn. Dự kiến nội dung báo cáo của các nhóm: HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung. *GVnhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh. Nhóm 1: Sử dụng pháp luật - Chủ thể của SDPL : Cá nhân, tổ chức. - Chủ thể SDPL làm những việc mà pháp luật cho phép làm :VD sử dụng quyền học tập, quyền kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử - Ở hình thức này chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luât cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện GV kết luận : Nhóm 2: Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL : Cá nhân ,tổ chức - Chủ thể Thi hành pháp luật : Thực hiện nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Ở hình thức này chủ thể bắt buộc phải thực hiện quy định của pháp luât phải làm những gì pháp luật quy định phải làm. Nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì những cá nhân và tổ chức đó sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. GV trình chiếu một số hình ảnh thi hành pháp luật. VD : Công dân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước ; Thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, bảo vệ môi trường *GV kết luận : HS tự ghi nhớ kiến thức. Trang 24
  25. Nhóm 3: Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL : Cá nhân, tổ chức. - Chủ thể tuân thủ pháp luật : Không làm những điều mà pháp luật cấm. - Ở hình thức này những điều mà pháp luật cấm chủ + Sử dụng pháp luật: Là các cá thể không được làm, nếu làm sẽ bị xử lí theo quy định nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn của pháp luật. các quyền của mình, làm những GV trình chiếu một số hình ảnh tuân thủ pháp luật của việc mà pháp luật cho phép làm. cá nhân , tổ chức. VD : không được tự tiện phá rừng, đánh bạc, không được tham ô, tham nhũng, không đánh người đặc biệt là đánh người gây thương tích *GV kết luận : *HS tự ghi nhớ kiến thức. Nhóm 4:: Áp dụng pháp luật. - Chủ thể của ADPL : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. - Chủ thể ADPL : Để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. GV trình chiếu một số hình ảnh ví dụ về áp dụng pháp luật : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. VD : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông. VD :Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy ,xe máy xe, đạp điện không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng. +Thi hành pháp luật: Là cá *GV kết luận : nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ *HS tự nhớ kiến thức. của mình bằng hành động tích 3.Hoạt động : Luyện tập ,củng cố cực, chủ động làm những gì mà * Mục tiêu. pháp luật quy định phải làm. - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về hành vi thực hiện pháp luật, biết ứng xử và thực hiện phù hợp trong một tình huống giả định trong cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, giao tiếp. * Cách tiến hành. - GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm Trang 25
  26. - GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm (GV đã chuẩn bị phiếu trắc nghiệm trước) - GV yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. (GV đã chuẩn bị phiếu học tập trước) +Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, HS trả lời. Dự đoán kiến thức. tổ chức không làm những điều mà *GVnhận xét, bổ sung, kết luận. pháp luật cấm. 4 Hoạt động vận dụng. + Áp dụng pháp luật: là cơ quan, ? Trong cuộc sống hàng ngày em đã thực hiện pháp công chức nhà nước có thẩm luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực quyền căn cứ vào quy định của hiện đúng pháp luật ? pháp luật để đưa ra quyết định HS trả lời Dự đoán kiến thức. phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi *GVnhận xét, bổ sung, kết luận. các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. -Thứ nhất : Cơ quan , công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành -Thứ ha, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức . 5. Hoạt động mở rộng. GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS về nhà tìm và sưu tầm 1 số ví dụ về các loại vi phạm HS, HC, DS, KL và trách nhiệm pháp lí HS, HC, DS, KL. * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 14 tháng 9 năm 2020 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy Trang 26
  27. TIẾT PPCT :04 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết ) Tiết 2 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 2. Về kĩ năng: - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ: - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH: - Nặng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT, năng lực tự quanri lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đọc hợp tác. Trang 27
  28. IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa 12, sách giáo viên 12, chuẩn kiến thức kĩ năng, - Tình huống pháp luật có liên quan đến bài học. Luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự. V.TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Xử lí tình huống nhằm tìm hiểu 2. Vi phạm PL và trách nhiệm khái niệm vi phạm pháp luật. pháp lí *Mục tiêu: a) Vi phạm PL - Từ tình huống Hs nhận dạng được các dấu hiệu * Các dấu hiệu cơ bản về VPPL: vi phạm pháp luật và trình bày được thế nào là vi - hành vi trái phép; phạm pháp luật. - do người có năng lực trách - Rèn luyện năng lực: tự học, giao tiếp và hợp tác, nhiệm pháp lí thực hiên; giải quyết vấn đề cho HS. - người VPPL phải có lỗi. * Cách tiến hành: * VPPL là hành vi trái PL, có lỗi - Gv nêu tình huống: Dũng 16 tuổi nhưng hay đi do người có năng lực trách chơi điện tử tại quán Internet. Tại đây, Dũng bị nhiệm pháp lí, xâm hại các quan Thắng (18 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Thắng bị hệ xã hội, được PL bảo vệ. công an bắt quả tang đang sử dụng ma túy và dụ dỗ người khác sử dụng ma túy. + Em có nhận xét gì về hành vi của Thắng? + Những dấu hiệu nào giúp em xác định Thắng vi phạm pháp luật? + Theo em thế nào là vi phạm pháp luật? - Gv tổ chức cho Hs thảo luận tình huống trên. - Hs thảo luận( một số Hs nêu ý kiến với mỗi câu hỏi). - Gv/1 Hs ghi tóm tắt ý kiến từng Hs lên bảng phụ. - Lớp thống nhất đáp án. - Gv giới thiệu với Hs Điều 3. Luật phòng chống ma túy. *Kết luận: - Gv chính xác hóa đáp án của Hs và kết luận: 1. Căn cứ vào Điều 3. Luận phòng chống ma túy thì sử dụng trái phép ma túy là vi phạm pháp luật. Thắng đã sử dụng trái phép ma túy và phạm tội lôi kéo trẻ em sử dụng trái phép ma túy( theo Bộ luật Hình sự năm 2015). 2. Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản, Vi phạm PL là hành vi trái PL, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ. Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của Hs. Trang 28
  29. Hoạt động 4: Đàm thoại tìm hiểu thế nào là b) Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm pháp lí. - Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ * Mục tiêu: của các cá nhân hoặc tổ chức - Hs nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí. phải gánh chịu hâu quả bất lợi từ - Rèn luyện năng lực: giao tiếp và hợp tác, giải hành vi vi phạm PL của mình. quyết vấn đề cho Hs. - TNPL nhằm: buộc chủ thể vi * Cách tiến hành: phạm PL chấm dứt hành vi vi - Gv chiếu lại tình huống trong hoạt động 3 và lần phạm, giáo dục răn đe người lượt nêu các câu hỏi: khác, . + Ở tình huống trong HD3, Thắng phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? + Căn cứ vào đâu để xử phạt Thắng? Xử phạt như thế nào? + Việc xử phạt đó có ý nghĩa gì? + Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? - Với mỗi câu hỏi Hs có 30s để suy nghĩ. - Hs phản hồi ý kiến( mỗi câu hỏi có 2-3 Hs nêu ý kiến cá nhân). - Gv/1 Hs ghi tóm tắt ý kiến của Hs trên bảng phụ. - Gv giới thiệu với các em Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015. * Kết luận: 1. Thắng phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Căn cứ vào Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015, Thắng sẽ bị xử phạt từ 1-5 năm tù- vì đã lôi kéo Dũng sử dung ma túy. 3. Hình phạt đó buộc Thắng phải chấm dứt việc sử dụng ma túy trái phép, phải chịu trách nhiệm ( bị phạt ) vì hành vi làm trái PL của mình. Đồng thời, hình phạt này còn giáo dục, răn đe người khác không sử dụng và lôi kéo người sử dụng trái phép ma túy. 4. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi tư hành vi vi phạm PL của mình. Lưu ý: Gv giải thích, lấy ví dụ( hoặc ycầu Hs nêu ví dụ ) làm rõ thêm tác dụng của trách nhiệm pháp lí. 3. Hoạt động luyện tập. * Mục tiêu: Trang 29
  30. - Luyện tập để Hs củng cố những gì đã biết về vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí; biết ứng xử phù hợp trong 1 tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs. * Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 1 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4-6 em). - Hs làm bài tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án. * Gv chính xác hóa đáp án: Bài tập 1: Hành vi A, B, Đ vi phạm PL; sự việc C, D, E thuộc trách nhiệm pháp lí. Căn cứ vào 3 dấu hiệu cơ bản của vi phạm PL để xác định hành vi vi phạm PL. Căn cứ vào định nghĩa và mục đích của trách nhiệm pháp lí để xác định sự việc thuộc trách nhiệm pháp lí. 4.Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho Hs vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT, tự quản lý và phát triển bản thân. * Cách tiến hành: 1) Gv nêu yêu cầu: a. Tự liên hệ - Hằng ngày , khi tham gia giao thông em đã thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa? (VD: quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, quy định của Luật GT đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường ) - Nêu những việc làm tốt, những gì chưa tốt? Vì sao? - Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt. b) Nhận diện xung quanh - Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện pháp luật của các bạn trong lớp em và của một số người khác mà em biết. c) Gv định hướng Hs - HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của PL. - HS làm bài tập 5 trong SGK Tr 26. 2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng. - Gv cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản PL trên mạng Iternet, VD: Trang 30
  31. - HS sưu tầm tìm một số VD về vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính; Vi phạm hình sự và Trách nhiêm hình sự; Vi phạm dân sự và Trách nhiệm dân sự; Vi phạm kỉ luật và Trách nhiệm kỉ luật. * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 20 tháng 9 năm 2020 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy TIẾT PPCT :05 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết ) Tiết 3 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Trình bày được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 2. Về kĩ năng: - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ: - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH: - Nặng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT, năng lực tự quanri lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Trang 31
  32. - Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đọc hợp tác. IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa 12, sách giáo viên 12, chuẩn kiến thức kĩ năng, - Tình huống pháp luật có liên quan đến bài học. Luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự. V.TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Đọc hợp tác tìm hiểu các loại vi c.Các loại vi phạm pháp luật và phạm PL và trách nhiệm pháp lí. trách nhiệm pháp lí: *Mục tiêu: - Hs trình bày được các loại vi phạm PL và trách * Vi phạm hình sự là những nhiệm pháp lí. - Rèn luyện năng lực: giao tiếp và hợp tác, tự học. hành vi nguy hiểm cho xã hội bị * Cách tiến hành: coi là tội phạm quy định tại Bộ - Gv yêu cầu Hs tự đọc điểm c mục 2: Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí ghi tóm tắt nội luật Hình sự. dung cơ bản. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp. Người phạm tội phải chịu trách - Hs tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung nhiệm hình sự , phải chấp hành chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, Hs chia sẻ hình phạt theo quy định của Tòa nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự câu hỏi đề nghị Gv giải thích( nếu có). về tội phạm rất nghiêm trọng do - Gv nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp Hs tìm một số VD cố ý hoặc tội phạm đặc biệt về: vi phạm hành chính và trách nhiệm hành nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi chính; hoặc vi phạm hình sự và trách nhiệm hình trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự ,vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự, vi phạm sự về mọi tội phạm . kỉ luật và trách nhiệm kỉ luật. - Hs tự học dưới sự hướng dẫn của Gv. * Vi phạm hành chính là hành - Một số cặp Hs báo cáo kết quả làm việc. vi vi phạm pháp luật có mức độ - Lớp nhận xét, bổ sung theo cách hiểu của các nguy hiểm cho xã hội thấp hơn em. tội phạm, xâm phạm các quy tắc - Gv chính xác hóa đáp án của Hs và nêu thêm 1 quản lí nhà nước . số VD khác. Người vi phạm phải chịu *Kết luận: Gv chốt lại nội dung của mỗi loại vi trách nhiệm hành chính theo quy phạm PL và trách nhiệm pháp lí. định của pháp luật . Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. *Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới Trang 32
  33. các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng ) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật *Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. 2. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; biết ứng xử phù hợp trong 1 tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs. * Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 2 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4-6 em). - Hs làm bài tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án. * Gv chính xác hóa đáp án: Bài tập 2: a) Bình có nghĩa vụ đóng góp và nuôi dưỡng mẹ. Vì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: Con cả và con thứ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cha mẹ. Đây không chỉ là quyền, nghĩa vụ do PL quy định công dân phải thực hiện mà còn là bổn phận đạo đức của con đối với cha mẹ. b) Nếu là Bình, em sẽ sẵn sàng, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ/ bổn phận của người con đối với mẹ. Hàng tháng em sẽ đóng góp tiền Trang 33
  34. phụng dưỡng mẹ cho anh trai. Đi làm về, tranh thủ thời gian để chăm sóc mẹ, Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của Hs. 4.Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT, tự quản lý và phát triển bản thân. * Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu: a. Tự liên hệ. - Nêu những việc làm tốt, những gì chưa tốt? Vì sao? - Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt. b) Nhận diện xung quanh - Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện PL của các bạn trong lớp em và của một số người khác mà em biết. c) GV định hướng HS - HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của PL. - HS làm bài tập 5 trong SGK Tr 26. 2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng. - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn Hs cách tìm văn bản PL trên mạng Iternet, VD: - HS sưu tầm tìm một số VD về vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính; Vi phạm hình sự và Trách nhiêm hình sự; Vi phạm dân sự và Trách nhiệm dân sự; Vi phạm kỉ luật và Trách nhiệm kỉ luật. * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 25 tháng 9 năm 2020 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Trang 34
  35. Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy TIẾT PPCT: 06 Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT (1 tiết) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 2. Về kĩ năng: - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh. 3. Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH: - Năng lực hợp tác và giao tiếp - Năng lực tư duy phê phán - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin Trang 35
  36. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Đọc hợp tác - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD 12. - Tình huống pháp luật liên quan đến nộ dung bài học - Máy chiếu V.TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động cơ bản của thầy và trò Nội dung bài học 1.Khởi động: *Mục tiêu: - kích thích hs tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về công dân bình đẳng trước pháp luật. - Rèn luyện tư duy, phê phán cho học sinh * Cách tiến hành: - GV định hướng cho hs phân tích, xử lý tình huống liên quan đến cd bình đẳng trước pl. - Gv chiếu tình huống lên máy chiếu. Anh A là nông dân, anh B là cán bộ huyện X. Khi tham gia giao thông cả 2 người đều vi phạm luật gtđb là vượt đèn đỏ. Cả 2 người đều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản và xử phạt hành chính với mức tiền phạt như nhau. -Gv đặt câu hỏi: ? em có nhận xét gì về hành động của CSGT -2 đến 3 hs trả lời GV nêu câu hỏi ? Từ tình huống trên và thực tế hàng ngày, em hãy cho biết thế nào là bình đẳng trước pl? *Gv chốt lại hành động của cảnh sát giao thông thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy CDBĐtrước pháp luật là gì? CDBĐtrước pl được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 1. Công dân bình đẳng về quyền và * Mục tiêu. nghĩa vụ . - HS Nêu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Có ý thức tôn trọng Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về Trang 36
  37. quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước hằng ngày. nhà nước và xã hội theo quy định của - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho hs. pháp luật. quyền của công dân không * Cách tiến hành. tách rời nghĩa vụ của công dân. - GV yêu cầu hs tự đọc lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng tháng 8 ( trang 27) Hỏi: Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh ? - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. Hỏi: Vậy theo em thế nào là quyền và thế nào là nghĩa vụ? Lấy vd - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. Cho ví dụ trong thực tế đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ ? Quyền Nghĩa vụ - Bầu cử, ứng cử - Lao động, tự do kinh doanh. - Sở hữu tài sản. - Học tập. - Tự do tín ngưỡng. - Khiếu nại, tố cáo - Bảo vệ tổ quốc - Nộp thuế cho nhà nước - Lao động công ích - Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà Nước - Tuân theo hiến pháp, pháp luật. - Trung thành với tổ quốc Hỏi: thế nào là công dân được bình đặng về quyền và nghĩa vụ? -Gv chính xác hóa ý kiến của hs - Kết luận mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội. 2. Công dân bình đẳng về trách Hoạt động 2: Xử lý tình huống tìm hiểu Công nhiệm pháp lí dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. * Mục tiêu. Bình đẳng trước pháp lí là bất kì công - Từ tình huống HS hiểu được khái niệm thế nào là dân nào vi phạm pháp luật đều phải công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm - Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao của mình và phải bị xử lí theo quy tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm định của pháp luật. Trang 37
  38. và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo * Cách tiến hành - Giáo viên nêu tình huống Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều đã 19 tuổi bị công an xã bắt tại chỗ vì tội đánh bài ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và lâm riêng Huy là cháu cảu ông chủ tịch xã A nên không bị xữ phạt, chỉ bị công an xã nhắc nhở rồi cho về. Hỏi: Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm có bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không? - Gv tổ chức cho hs thảo luận tình huống trên. - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. - GV cung cấp cho hs một số tư liệu + Vụ án Trương Văn Cam có dính líu cán bộ nhà nước có hành vi bảo kê tiếp tay cho Văn Cam và đồng bọn như : Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh, .Bộ chính trị ban bí thư đã chỉ đạo Đảng ủy công an, ban cán sự Đảng các cấp, các ngành nhanh chống xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ Đảng viên sai phạm. + Ngày 18/3/2008 tòa án nhân dân TPHCM xét xử vụ án phúc thẩm Lương Cao Khải nguyên vụ phó vụ 2 thanh tra chính phủ và đồng phạm liên quan đến 4 dự án của tổng công ty dầu khí Việt Nam, tòa tuyên án 17 năm tù đối với Lương Cao Khải. + Ngày 25/ 5 / 2008 tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 15 năm tù giam đối với bị cáo Ngô Văn Dược nguyên là Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ xã bắc lí phạm tội “tham ô tài chính”, “lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản” *Kết luận: - GV chính xác hóa đáp án và kế luận 1. Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đã không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.Công an xã đã phân biệt đối xử khi xử phạt những người vi phạm. 2. Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng chế tài theo quy định của pháp luật. Trang 38
  39. Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu trách 3. Trách nhiệm của nhà nước trong nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền việc bảo đảm quyền bình đẳng của bình đẳng của công dân trước pháp luật. công dân trước pháp luật. *Mục tiêu. - Hs nắm được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. * Cách tiến hành - Công dân được thực hiện quyền bình Gv đưa ra các câu hỏi thảo luận đẳng trước pháp luật được quy định Hỏi Công dân thực hiện quyền bình đẳng trên cơ trong hiến pháp pháp luật. sở nào? Lấy ví dụ? HS trả lời: Hỏi: Vì sao nhà nước phải quy định các quyền và - Nhà nước ta không những đảm bảo nghĩa vụ của công dân vào hiến pháp, pháp luật? cho công dân thực hiện được quyền và Ví dụ? nghĩa vụ của mình mà còn xử lí HS trả lời: nghiêm minh những hành vi vi phạm GV nhận xét và kết luận: quyền và lợi ích của công dân, của xã Ví dụ : công dân thực hiện luật giao thông do nhà hội. nước quy định và nhà nước có quyền xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật. GV: Vì sao nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn - Nhà nước không ngừng đổi mới và thiện hệ thống pháp luật? hoàn thiện hệ thống tư pháp, cho phù HS trả lời: hợp với từng thời kì nhất định làm cơ GV: Cho ví dụ cụ thể về bản thân em được hưởng sở pháp lí cho việc xử lí hành vi xâm quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ? hại quyền và nghĩa vụ của công dân, HS tự kể ra một số quyền và nghĩa vụ của mình. nhà nước và xã hội . - Quyền và nghĩa vụ học tập. - Quyền và nghĩa vụ bầu cử. - Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Quyền và nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật. - GV kết luận : nhà nước ta vẫn quy định ưu tiên một số đối tượng công dân, nhưng không ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. - Ví dụ : ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số, con thương binh con liệt sĩ trong kì tuyển sinh * Cho các hộ nghèo vay vốn. * Chính sách ưu tiên cho cán bộ lão thành mạng, gia đình có công với cách mạng 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu Trang 39
  40. - Luyện tập để hs cunhr cố những gì đã biết về công dân BĐ trước pl, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân - Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo * Cách tiến hành - GV Tổ chức cho hs làm bài tập1, 3 4.Hoạt động vận động * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho hs vân dụng kiến thức và kỹ năng cóa được vào các tình huống nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo *Cách tiến hành 1. Giáo viên nêu yêu cầu a.Tự liên hệ - hàng ngày bản thân đã được bình đẳng trước pháp luật chưa? - Bản thân cần làm gì đề được bình đẳng trước pháp luật b. Nhận diện xung quanh hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện công dân bình đẳng trước pl ở địa phương em. c. Gv định hướng hs - tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pl - Hs làm bài tập 2,5 5. Hoạt động mở rộng - cung cấp địa chỉ và hướng dẫn hs cách tìm các văn bản pl trên mạng Intenet - Sưu tầm một số vụ án đã đưa ra xét xử thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. * Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: - Về nội dung: - Về phương pháp: -Về phương tiện: - Về thời gian: - Về học sinh: Lang Chánh, ngày 01 tháng 10 năm 2020 Trang 40
  41. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hà Lê Thị Thúy 0 Ngày soạn: 21 /10/2020 Ngày dạy: 24 /10/2020 Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT A.Mức độ cần đạt Trang 41
  42. 1.Về kiến thức: -Củng cố – khắc sâu kiến thức về các nội dung đã học 2.Về kĩ năng: -Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ kiến thức 3.Về thái độ: -Có ý thức làm bài đúng đắn, phê phán các thái độ sai trái trong kiểm tra thi cử B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Chuẩn bị của giáo viên -Đề kiểm tra , phương án đánh số báo danh -Đáp án, biểu điểm 2.Chuẩn bị của học sinh -Bút viết, bút chì C.Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Không TRƯỜNGTHPT LANG CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( HỌC KỲ 1) Tổ:Sử- Địa – GDCD- TD - GDQP Môn:GDCD; Khối 12 Đề số 1 Thời gian làm bài:45phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: -Nêu được khái niệm pháp luật. -Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội. -Nêu được các hình thức thực hiện pháp luật. -Nắm vững kiến thức thực hiện pháp luật để giải quyết bài tập tình huống. -Nêu được các đặc trưng của bản của pháp II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổn g Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Trang 42
  43. 1.Pháp luật với Nêu được khái Hiểu được vai trò Lấy ví dụ minh đời sống. niệm pháp của pháp luật đối họa. luật. với đời sống của mỗi cá nhân, Nhà nước và xã hội. Số câu 1/3 1/3 1/3 1 Số điểm 1.0 3.0 1.0 5.0 Tỉ lệ 10% 30% 10% 50% 1.Pháp luật Nêu được đặc Lý giải vì sao nội với đời sống trưng của pháp quy nhà trường, luật. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không Số câu 1/3 2/3 1 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% Bài tập tình Vận dụng kiến huống thức đã học về các (Các hình thức hình thức thực hiện thực hiện pháp pháp luật để giải luật) quyết bài tập tình huống Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2.0 Tỉ lệ 20% 20% Tống số câu 1/3 +1/3 1/3 1/3 +2/3 +1 3 Tổng số điểm 2.0 3.0 1.0 +2.0 +2.0 10.0 Tỉ lệ 20% 30% 50% Trang 43
  44. 100 % IV. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 (5,0 điểm): Pháp luật là gì? Hãy làm rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân? ví dụ minh họa? Câu 2 (3,0 điểm):Pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào? Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Tại sao? Câu 3(2,0 điểm): Bài tập tình huống: Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần gạch men Quang Minh vẫn được đánh giá là làm ăn nghiêm chỉnh. Vậy mà, hôm trước công ty bị thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt hành chính. Thì ra, công ty này đã không áp dụng các biện pháp môi trường theo quy định của pháp luật. Câu hỏi: a.Em có nhận xét về việc làm của công ty cổ phần gạch men Quang Minh? b.Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? V. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Tiêu Nội dung Điểm chí Câu 1 *Định nghĩa pháp luật:Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính 1,0 1 bắt buộc chung, do Nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. 2 -Pháp luật là phương tiện để Nhà nướcquản lí xã hội: 1.5 +Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. +Nhờ có pháp luật, Nhà nướcphát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát đước các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. +Quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. +Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trongtoàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. +Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. -Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: +Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản pháp luật trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. +Các văn bản quy phạm pháp luật về hànhchính, khiếu nại và tố cáo, 1.5 hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung,hình thức, thủ tục Trang 44
  45. giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí cácviphạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào các quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình 3 Ví dụ minh họa: 1,0 Tổng điểm 5,0 Câu 1 *Pháp luật có 3 đặc trưng sau: 1.0 2: - Tính quy phạm phổ biến -Tính quyền lực bắt buộc chung - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 2 *Nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ 2.0 Chí Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật. -Nội quy nhà trường chỉ áp dụng cho giáo viên và học sinh trong nhà trường, nó không mang tính phổ biến, bắt buộc chung. -Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chỉ là sự thỏa thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chứcĐoàn, nó không mang tính bắt buộc chung. Theo điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thì Nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tổng điểm 3,0 Câu 1 * Việc làm của công ty cổ phần gạch men Quang Minh vi phạm 1,0 3 pháp luật( luật môi trường). 2 * Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình 1.0 thức áp dụng pháp luật. Tổng điểm 2,0 Tổng câu: 3 Tổng điểm: 10,0 HẾT Ngày soạn: 28 /10/2020 Ngày dạy: 01 /11/2020 Tiết 9 Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Trang 45
  46. 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình. 3.Về thái độ. - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH. - Năng lực tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực quản lí và phát triển bản thân - Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC . - Đàm thoại - Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - Đọc hợp tác IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT - Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12 - Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung của pháp luật về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành: - GV cho học sinh xem video về tình trạng bạo lực trong gia đình. - Học sinh: Xem video. GV đưa ra câu hỏi: Em nhận xét gì về hành vi của người chồng trong đoạn vi deo trên? - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - GV nêu câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết thực trạng hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay như thế nào? - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung ( nếu có ). Trang 46
  47. * GV chốt lại: Bình đẳng giữa mỗi thành viên trong cộng đồng XH là một nhu cầu tự nhiên và cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân loại TBộ. Ở nước ta, hiện nay trình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là đến quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Vậy nguyên nhân do đâu? cần phải làm gì để hạn chế và khắc phục tình trạng trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học: 2. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia * Hoạt động 1. Phát vấn tìm hiểu khái niệm bình đình đẳng trong hôn nhân và gia đình a . Thế nào là bình đẳng trong hôn * Mục tiêu nhân và gia đình - HS nhắc lại được khái niệm hôn nhân và khái niệm gia đình đã học ở lớp 10. - Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành GV: Em hãy nhắc lại KN hôn nhân đã học ở lớp 10 - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - GV tiếp tục nêu câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là bình đẳng trong HN –GĐ? - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn GV: Giúp HS hiểu KN và chuyển ý. trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu về nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. * Mục tiêu b. Nội dung bình đẳng trong hôn - HS trình bày được nội dung bình đẳng trong nhân và gia đình. hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tư duy phê phán cho học sinh * Cách tiến hành GV đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận Tổ nhóm - 4 nhóm – chia lớp thành 4 nhóm Trang 47
  48. * Nhóm 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện như thế nào? Pháp luật * Bình đẳng giữa vợ và chồng. “Vợ, quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng có chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ ý nghĩa như thế nào? và quyền ngang nhau về mọi mặt trong * Nhóm 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái gia đình”. Thể hiện. được thể hiện như thế nào? Nêu một vài biểu - Trong quan hệ nhân thân: Có hiện về việc làm sai trái của cha mẹ đối với con quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; và các con đối với cha mẹ? tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, * Nhóm 3: Bình đẳng giữa ông bà và cháu được uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do thể hiện như thế nào? Là một người cháu trong tín ngưỡng, tôn giáo; giúp đỡ, tạo đk gia đình em đã làm gì để góp phần thực hiện cho nhau phát triển về mọi mặt, quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu? KHHGĐ, chăm sóc con VD: * Nhóm 4: Bình đẳng giữa anh, chị em trong - Trong quan hệ tài sản: gia đình được thể như thế nào? Hãy dẫn ra một + Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ vài câu ca dao tục ngữ ca ngợi tình giữa anh chị ngang nhau trong sở hữu tài sản chung em trong gia đình? (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và - HS: Thảo luận trong thời gian 4 phút. quyền định đoạt); - GV: Quan sát, hướng dẫn. + Vợ chồng có quyền có tài sản - HS: Đại diện phát biểu ý kiến – HS khác nhận riêng. xét, bổ xung. * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang - HS: Tự ghi bài: nhau đối với các con, thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc - Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi, hành hạ con con trai, con gái phải chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau - Con phải yêu thương vâng lời, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ * Bình đẳng giữa ông bà và các cháu: - Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, gdục, là tấm gương tốt cho các cháu noi theo. - Các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. * Bình đẳng giữa anh, chị em: - Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. - Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có Trang 48
  49. điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, GV kết luận nội dung và nhấn mạnh kiến trọng chăm sóc, giáo dục tâm: Quan hệ giữa các thành viện trong gia đình c. Trách nhiệm của Nhà nước trong được thể hiện ở việc đối xử công bằng, bình việc bảo đảm quyền bình đẳng trong đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Có quyền được được hôn nhân và gia đình phát triển cà cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền ( Giảm tải – Không dạy) thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. 3. Hoạt động luyện tập. * Mục tiêu - Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. * Cách tiến hành - GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học: “ Con hư tại mẹ cháu hư tại bà ”. Em có nhận xét gì về quan điểm trên? - HS suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng * Muc tiêu - Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu: a. Tự liên hệ: - Trong cuộc sống em đã vận dụng tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ với các thành viên của gia đình mình chưa? - Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó? b. Nhận diện xung quanh - Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng giữa bạn nam và nữ trong lớp em. c. GV định hướng học sinh - Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình, đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh - HS làm bài tập 5 - SGK T42. Trang 49
  50. 2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng. - HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Ngày soạn: 04 /11/2020 Ngày dạy: 07 /11/2020 Tiết 10 Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động. Trang 50
  51. 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động . 3.Về thái độ. - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH. - Năng lực tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực quản lí và phát triển bản thân - Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC . - Đàm thoại - Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - Đọc hợp tác IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT - Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12 - Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 1. Khởi động: * Mục tiêu 2. Bình đẳng trong lao động. - Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong a. Thế nào là bình đẳng trong lao lao động, nội dung và liên hệ trách nhiệm của động. công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lao động. - Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành: - GV có thể nêu tình huống liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. -GV có thể nêu tình huống sau: Anh Thân cùng Giám đốc Công ty vận tải X thỏa thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó anh Thân được nhận vào làm việc tại công ty này với thời hạn xác định.Thế nhưng, trong hợp đồng lại không ghi rõ anh Thân sẽ làm công việc gì. Theo anh Thân, nội dung của hợp đồng như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghj quy định bổ sung về nội dung này. Thế nhưng ông Giám đốc nhất định không Trang 51
  52. nghe vì ông cho rằng sau này anh Thân làm gì thuộc quyền quyết định của ông mà không cần ghi rõ trong hợp đồng. Thấy vậy anh Thân từ chối kí hợp đồng. Câu hỏi: 1.Anh Thân có quyền đề nghị ghi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không? 2. Anh Thân có quyền thỏa thuận với Giám đốc về những nội dung khác được ghi trong hợp đồng không? -HS trả lời từ đó GV kết luận và dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động1: Phát vấn tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong lao động. * Mục tiêu - Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong lao động. - Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành: Là bình đẳng giữa mọi công dân - GV cho học sinh xem một số hình ảnh về hoạt trong thực hiện quyền lao động thông động lao động của con người trên một số lĩnh qua tìm việc làm; bình đẳng giữa vực khác nhau và đặt câu hỏi: Theo em, những người sử dụng lao động và người lao hình ảnh trên nói lên điều gì? động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, danh nghiệp và trong phạm vi cả nước. - HS: Mô tả cuộc sống lao động của nhân dân trên các lĩnh vực khác nhau Trang 52
  53. - GV: Em hãy nêu một số mối quan hệ cơ bản phát sinh trong quá trình lao động? - HS: 2 đến 3 học sinh trả lời. - GV: Để mối quan hệ giữa người và người trong quá trình lao động ngày càng trở nên tốt đẹp và tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội, theo em nguyên tắc nào là quan trọng nhất? – HS: Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trông qua trình lao động là bình đẳng - GV: Vậy thế nào là bình đẳng trong lao động? - HS trả lời - GV: Kết luận. Hoạt động 2: Đàm thoại và xử lí tình huống b. Nội dung bình đẳng trong LĐ. nhằm tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao * Công dân bình đẳng trong thực hiện động. quyền lao động: * Mục tiêu - Học sinh nêu được nội dung công dân bình đẳng trong lao động. - Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành - GV: Hiện nay một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? - HS: Đó là biểu hiện của việc phân biệt, đối xử trong lao động, mặc dù pháp luật có nhiều quy định để cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động. - GV: Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao? - 2 đến 3 học sinh trả lời. - GV: Em hiểu quyền lao động là gì? - HS: Quyền lao động là quyền của công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào, bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. - GV hỏi tiếp: Thế nào là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? Công dân bình đẳng trong thực - HS trả lời: hiện quyền lao động: Mọi người đều - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối Trang 53
  54. xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành - GV: Nhà nước ưu đãi đối với người có chuyên phần kinh tế. môn kĩ thuật cao có bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động ? - HS: Người lao động có đủ tuổi theo qui định của Bộ luật lao động, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động, đều có quyền tìm việc làm, người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tài năng. * Công dân bình đẳng trong giao kết - GV: Quyền bình đẳng của công dân được thực hợp đồng lao động hiện thông qua hợp đồng lao động. VD: Anh An đến công ty may kí hợp đồng lao động với giám đốc công ty. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thoả thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí hợp đồng thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào). Các nội dung thoả thuận như sau: - Công việc phải làm là thiết kế quần áo. - Thời gian làm việc: Mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờ. - Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ thời gian trong ngày ngoài giờ làm việc theo hợp đồng, nghỉ lễ tết, ốm theo qui định pháp luật. - Tiền lương: 3.000.000 triệu VNĐ trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật LĐ theo qui định. - Địa điểm làm việc Thời gian hợp đồng ĐK an toàn, vệ sinh lao động - BHXH: Anh An trích mỗi tháng 5% tổng thu nhập hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội - GV: Từ VD trên, hãy cho biết hợp đồng lao động là gì? - Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động quyền và nghĩa vụ của - GV hỏi : Dựa vào tình huống trên em hãy cho mỗi bên trong quan hệ lao động biết tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí hợp đồng? - HS: + Thể hiện trách nhiệm pháp lí giữa hai bên. Trang 54
  55. + Nội dung hợp đồng là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên đặc biệt là đối với người lao động - GV: Việc kí kết hợp đồng lao động phải theo nguyên tắc nào? - Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình - GVKL – chuyển ý. đẳng, không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động - Các bên đều có trách nhiệm thực - GV cho HS làm bài tập tình huống. hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. “ Chị Thủy mới đi làm trở lại sau 6 tháng nghỉ sinh con. Vì sức khỏe chưa được phục hồi hoàn * Bình đẳng giữa lao động nam và lao toàn nên chị được ban giám đốc cho phép được động nữ. nghỉ một giờ mỗi ngày trong thời gian làm vệc cho đến khi con chị được một tuổi. Một số đồng nghiệp nam nói, Ban Giám đốc làm như thế là đã tạo ra sự bất bình đẳng trong lao động nam và LĐ nữ.” - GV hỏi: Theo em, vì sao Ban Giám đốc công ty chị Thủy làm việc lại làm như vậy? - 2 đến 3 học sinh trả lời. - GV hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao đông nữ? - HS trả lời. - GV: Nhận xét và kết luận: pháp luật qui định đối với lao động nữ: Có quyền hưởng chế độ thai Bình đẳng về quyền trong lao động; sản; người lao động không được xa thải hoặc về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lí chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 thang đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hoạt động); không sử dụng lao động nữ công hiểm xã hội, điều kiện lao động và các việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại điều kiện khác. - GV hỏi: Nêu 1 số tấm gương tiêu biểu của phụ nữ trong lao động đã góp phần to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta? - HS trả lời. GV: Bổ sung (Đọc thông tin trong SGK trang c. Trách nhiệm của nhà nước trong 41) việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động. ( Giảm tải – không dạy) 3. Hoạt động luyện tập. Trang 55
  56. * Mục tiêu - Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong lao động, kinh doanh - Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. * Cách tiến hành - GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học: “Lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân”, “ lao động là vinh quang” Em có nhận xét gì về quan điểm trên? - HS suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng * Muc tiêu - Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu: a. Tự liên hệ: - Trong cuộc sống em đã vận dụng tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ trong lao động? - Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó? b. Nhận diện xung quanh - Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng trong lao động giữa bạn nam và bạn nữ. - Hãy nêu một số việc làm thể hiện tất cả các thành viên trong lớp em đều bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? c. GV định hướng học sinh - Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và trong lao động , đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh - HS làm bài tập 8.3 - SGK T44. 2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng. Trang 56
  57. - HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, quan hệ lao động và trong kinh doanh. Ngày soạn: 28 /10/2020 Ngày dạy: 01 /11/2020 Tiết 11 Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kin doanh. 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực trong kinh doanh. 3.Về thái độ. - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH. - Năng lực tự học Trang 57
  58. - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực quản lí và phát triển bản thân - Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC . - Đàm thoại - Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - Đọc hợp tác IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT - Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12 - Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung của pháp luật về bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành:Gv đưa ra tình huống mâu thuẫn có liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực nhất định, từ đó làm cho học sinh thấy được sự cần thiết phải có những hiểu biết cơ bản về quyền bình đẳng của công dân và dẫn vào bài học. - GV cho học sinh thảo luận. - GVKL 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Phát vấn và xử lí tình huống nhằm 3. Bình đẳng trong kinh doanh. tìm hiểu nội dung bình đẳng trong kinh doanh. a. Thế nào là bình đẳng trong kinh * Mục tiêu doanh? - Học sinh nêu được thế nào là công dân bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực nhận thức và năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành - GV: Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh của con người trên một số lĩnh vực khác nhau: Trang 58
  59. - GV hỏi: Những hình ảnh trên miêu tả hoạt động gì? Hãy nêu một số hoạt động kinh doanh mà em biết? Mục đích của hoạt động đó? - 2 đến 3 học sinh trả lời. - GV cho học sinh làm bài tập tình huống. Được bố mẹ đầu tư vốn, A đã đủ 18 tuổi, gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh mặt hàng điện thoại di động lên UBND huyện. Hồ sơ của A hợp lệ, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Đến ngày hẹn để lấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, anh A đến nhận thì hồ sơ của anh bị từ chối. Anh được cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng, anh chưa được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh vì anh vừa mới qua tuổi vị thành niên và chưa có bằng kinh tế.Bên cạnh đó, anh không được lựa chọn ngành nghề kinh Trang 59
  60. doanh mà phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sắp xếp. Hỏi: Em có nhận xét gì về lời giải thích của cán bộ trên - HS: 2 đến 3 học sinh trả lời - GV: Nhận xét, bổ xung và kết luận: Lời giải thích của Cán bộ là không đúng với quy định của pháp luật. GV liên hệ điều 57 của Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 9 luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức, cá - Quyền bình đẳng trong kinh doanh nhân có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp là quyền của mọi cá nhân, tổ chức khi ( trừ trường hợp pháp luật cấm) tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ - GV: Từ tình huống trên, theo em hiểu bình việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm đẳng trong kinh doanh là gì? kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ - HS trả lời. chức kinh doanh, đến việc thực hiện - GV bổ xung và kết luận => quyền và nghĩa vụ trong quá trình sx kinh doanh đều bình đẳng theo qui định pháp luật. Hoạt động 2: Đọc hợp tác tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. b. Nội dung quyền bình đẳng trong * Mục tiêu kinh doanh. - Học sinh nêu được nội dung công dân bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác. * Cách tiến hành - GV trình chiếu điều 7, điều 8 trong Luật Kinh Doanh (2014) về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Điều 7. Quyền của doanh nghiệp - Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. - Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Trang 60
  61. - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật. - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp - Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội - Mọi công dân, không phân biệt, nếu dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy vụ khác theo quy định của Luật này và quy định theo điều kiện, khả năng của mình. khác của pháp luật có liên quan. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di - Mọi doanh nghiệp đều có quyên tự tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh. chủ đăng ký kinh doanh trong ngành, - Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để nghề mà pháp luật không cấm khi có bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp và người tiêu dùng. . luật. - GV Yêu cầu học sinh tự đọc hiểu - HS tự đọc hiểu sau đó chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về nội dung kiến thức đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị giáo viên giải thích ( nếu có). - Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc - GV: nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp học sinh khái các thành phần kinh tế khác nhau đều quát những nội dung cơ bản của quyền bình được bình đẳng trong việc khuyến đẳng trong kinh doanh và nêu ví dụ minh họa? khích phát triển lâu dài. Trang 61
  62. - HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian 5 phút. - Một số cặp học sinh báo cáo kết quả làm việc - Lớp nhận xét, bổ sung. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về - GV: Chính xác hóa đáp án của học sinh, nêu quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao thêm một số ví dụ khác và chốt lại nội dung bình hiệu quả và khả năng cạnh tranh. đẳng trong kinh doanh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong qúa trình hoạt động kinh doanh. c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh ( Giảm tải – không dạy) 3. Hoạt động luyện tập. * Mục tiêu - Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong kinh doanh. - Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. * Cách tiến hành - GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học: Sau khi TN THPT nếu em có ý định kinh doanh thì em co quyền thực hiện mong muốn của mình không? Nếu em đã có đủ điều kiện và khả năng vậy sở thích kinh doanh của em là mặt hàng nào?vì sao lựa chọn mặt hàng đó? Em có nhận xét gì về quan điểm trên? - HS suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng * Muc tiêu - Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân. * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu: Trang 62
  63. a. Tự liên hệ: - Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó? b. Nhận diện xung quanh - Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng giữa bạn nam và nữ trong kinh doanh? - Hãy nêu một số việc làm thể hiện tất cả các thành viên trong lớp em đều bình đẳng trong thực hiện quyền kinh doanh? c. GV định hướng học sinh - Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và trong lao động và kinh doanh, đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh - HS làm bài tập 59- SGK T44. 2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng. - HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về hoạt động trong kinh doanh. Ngày soạn: 28 /10/2020 Ngày dạy: 01 /11/2020 Tiết 11 BÀI 5:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần: 1. Về kiến thức Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 2.Về kĩ năng - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 3. Về thái độ - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc . - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và phê phán những hành vi gây chia rẽ, chia cắt dân tộc. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán. Trang 63
  64. III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề - Thảo luận nhóm - Đàm thoại - Xử lí tình huống IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 12; Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 12. - Tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học 1.Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa các dân tộcở Việt Nam. - Rèn luyện năng lực tư duy phân tích của HS. * Cách tiến hành: - GV trình chiếu hình ảnh về một số dân tộc và một số tín đồ của Phật giáo,Tăng ni phật tử đang đi bỏ phiếu bầu cử. - HS xem một số tranh ảnh . - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về các hình ảnh trên? - 2 HS trả lời - GV chốt lại: Hình ảnh trên thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước. Qua đó cũng thấy rõ, các dân tộc, tôn giáo luôn bình đẳng với nhau, đó cũng là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp. Vậy, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là gì? Có những nội dung nào? Và thực hiện quyền ình đẳng này có ý nghĩa gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Đàm thoại, vấn đáp để tìm hiểu khái niệm Trang 64
  65. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Mục tiêu: 1. Bình đẳng giữa các dân - Học sinh nêu được thế nào quyền bình đẳng giữa các tộc dân tộc. a. Thế nào là bình đẳng giữa - Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS về vấn đề dân tộc các dân tộc? Cách tiến hành: Quyền bình đẳng giữa các GV đưa ra một số ví dụ: dân tộc được hiểu là các dân Vd 1: dân tộc Nga, dân tộc Lào, dân tộc Trung hoa tộc trong quốc gia không Vd 2: dân tộc Thái, dân tộc Vân kiều, dân tộc Mường, phân biệt đa số hay thiểu số, dân tộc kinh. trình độ văn hóa, không phân Hỏi: Theo em khái niệm dân tộc ở 2 VD trên có giống biệt chủng tộc mầu da Đều nhau không? được Nhà nước và pháp luật HS suy nghĩ trả lời tôn trọng, bảo vệ và tạo điều GV nhận xét và bổ sung: kiện phat triển Ở vd 1 dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc Ở VD 2 dân tộc được hiểu như một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. GV nêu câu hỏi tiếp: Vì sao khi xâm lược nước ta thực dân pháp lại thực hiện chính sách chia để trị? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận: chính sách chia để trị nghĩa là chia nhỏ ra để dễ bề cai trị. GV đặt câu hỏi tiếp theo: Vì sao hiện nay trên các đường phố của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác đều có các phố mang tên các vị anh hùng là người dân tộc thiểu số? 1 hoặc 2 HS trả lời GV nhận xét và chính xác hóa ý kiến của HS: Thứ nhất là để nhớ đến công lao cống hiến của các vị anh hùng. Thứ hai, điều đó thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt thành phần dân tộc. GV đặt câu hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? HS trả lời GV kết luận và ghi bảng: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da Đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để tìm Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trang 65
  66. * Mục tiêu: - HS hiểu và trình bày được nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 nhóm và ra câu hỏi thảo luận trong vòng 5 phút. Nhóm 1: Câu 1: Em hãy kể tên một số cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số mà em biết? Câu 2: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện ở những nội dung nào? b.Nội dung quyền bình đẳng Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc giữa các dân tộc. trong lĩnh vực chính trị? * Các dân tộc Việt Nam đều Nhóm 2: bình đẳng về chính trị. Câu 1: Hãy nêu một số chính sách nhằm phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà em biết? - Công dân có quyền: Câu 2: Bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở + Tham gia quản lí nhà nước những nội dung nào? và xã hội Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc + Tham gia vào bộ máy Nhà trong lĩnh vực kinh tế? nước Nhóm 3: + Có quyền thảo luận, đóng Câu 1: Nêu một số chính sách phát triển văn hóa, giáo dục góp ý kiến về các vấn đề cho đồng bào các dân tộc thiểu số mà em biết? chung của cả nước, không Câu 2: Chính sách bình đẳng về văn hóa, giáo dục ở nước phân biệt giữa các dân tộc. ta được thực hiện ở những nội dung nào? + Quyền bầu cử và ứng cử. Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục? HS: Trao đổi, thảo luận nhóm GV sau khi HS thảo luận xong gọi đại diện nhóm lên trình bày. * Các dân tộc Việt Nam đều HS trình bày bình đẳng về kinh tế Các nhóm khác bổ sung - Thể hiện ở chính sách phát GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại các nội triển kinh tế của Đảng và dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Nhà nước, không có sự phân - Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách, chủ biệt đối với dân tộc đa số hay trương phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, đồng bào thiểu số. dân tộc thiểu số ( 135, 136, 30A) - Nhà nước luôn quan tâm, Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách phát hỗ trợ đầu tư phát triển kinh triển văn hóa, giáo dục: phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc Trang 66