Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 48: Dấu ngoặc kép - Năm học 2021-2022

doc 6 trang Chiến Đoàn 11/01/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 48: Dấu ngoặc kép - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_48_dau_ngoac_kep_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 48: Dấu ngoặc kép - Năm học 2021-2022

  1. Ngày soạn: 02/12/2021 Ngày giảng: 08/12/2021 TIẾT 48: DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Hiểu biết được việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc ko hiểu hoặc hiểu sai ý định diễn đạt. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. - Biết nhận biết, vận dụng để sửa các lỗi về dấu câu. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng dấu câu đúng chỗ để tạo sự liên kết các đoạn, các câu trong văn bản, trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. - Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), - 2. Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức lớp (1p) *Kiểm tra bài cũ: (2p) Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ? • Gợi ý: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích: giải thích, thuyết minh, bổ sung. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước): báo trước lời đối thoại; báo trước lời dẫn trực tiếp; giải thích. * Vào bài mới: (3p) GV giới thiệu: Trong khi tạo lập văn bản viết, ngoài các dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn đã học thì dấu ngoặc kép cũng thường được sử dụng. Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 129
  2. 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ 1: TH về công dụng của dấu ngoặc I. Công dụng của dấu ngoặc kép kép (20’) 1. Xét VD (SGK-141/142) - GV trình chiếu ngữ liệu các đoạn trích a, b, c, d SGK tr.141/142 - HS đọc ví dụ. 2. Nhận xét a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói Thảo luận cặp theo phiếu bài tập (3 phút) của thánh Găng-đi). ? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì? b) Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu (ẩn dụ) c) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân - GV liên môn với kiến thức lịch sử: Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của Khi sang khai thác thuộc địa ở Việt Nam, chúng đối với nước ta: khai hóa văn minh Pháp luôn đưa ra luận điệu rằng chúng cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa sang nước ta để khai hóa văn minh cho chúng ta. Dấu ngoặc kép này đánh dấu từ mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép ngữ được dẫn trực tiếp. Đồng thời nó có trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ hàm ý mỉa mai, Pháp luôn cho rằng chúng ngữ dẫn trực tiếp. khai sáng văn minh cho nước ta nhưng trên d) Đánh dấu tên của các vở kịch. thực tế cả một thế kỉ văn minh của chúng cũng không làm ra được tấc sắt nghĩa là chúng ta vẫn sống trong thời kì lạc hậu, nghèo nàn và càng lạc hậu hơn khi bị chúng bóc lột, vơ vét của cải, tài nguyên thiên nhiên. ? Vậy dấu ngoặc kép có những công dụng 3. Kết luận: gì? Công dụng dấu ngoặc kép - HS trình bày, chia sẻ. GV chốt kiến thức. - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn, lời dẫn trực tiếp. VD: Các tác phầm như “Lão Hạc”, “Tắt - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa Đèn”, “Chí Phèo” đã phản ánh chân thực đặc biệt hay hàm ý mỉa mai, châm biếm. cuộc sống của người nông dân VN trước - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập CMT8. san được dẫn. H. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép và GHI NHỚ (SGK-142) cho biết tác dụng của nó? Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 130
  3. HS đặt câu. VD1: Cô Quý (hiệu trưởng trường tôi) vẫn nói với chúng tôi: "Các em phải luôn cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức cho thật tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng". * Giáo viên trình chiếu bài tập nhanh: Bài 1: Cho biết cách dùng dấu ngoặc kép ở các câu sau dùng đúng hay sai? Vì sao? HS hoạt động cá nhân – chia sẻ GV kết luận. a. Các cụ xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là đúng. -> đúng - vì dẫn lời dẫn trực tiếp. b. Lớp trưởng đứng dậy phát biểu: “Bạn ấy mong lớp sẽ chăm chỉ và tiến bộ hơn trong tuần học tới.” Sai vì dẫn lời dẫn gián tiếp, nếu dùng dấu ngoặc kép phải sửa lại một số từ ngữ cho chính xác. Bài 2: Giả sử đây là văn bản đánh máy, thì cách đánh dấu tên tác phẩm sau có đúng không? - Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. - Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố Đúng vì đây là bản đánh máy có thể in nghiêng Tuy nhiên với các văn bản viết tay cần đánh dấu ngoặc kép. Lưu ý trong bài tập làm văn khi dẫn tên tác phẩm, dẫn lời dẫn trực tiếp thì cần đánh dấu ngoặc kép. ? Qua việc phân tích các ví dụ trên, em cần rút ra những lưu ý gì? - Lời dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép cần chính xác cả về từ ngữ, dấu câu. - Khi chuyển từ dẫn trực tiếp sang dẫn gián tiếp, không dùng dấu ngoặc kép và cần thay đổi một số từ ngữ cho phù hợp. - Trong văn bản in, tên tác phẩm, tập san có thể in nghiêng nhưng trong văn bản viết tay cần dùng dấu ngoặc kép để Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 131
  4. đánh dấu. - Trong bài tập làm văn: Khi trích dẫn nguyên văn lời người khác hoặc dẫn tên tác phẩm chú ý sử dụng dấu ngoặc kép. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt II. Luyện tập HS làm việc cá nhân Bài tập 1: ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu: trong những đoạn trích (trang 142, 143 a) Câu nói được dẫn trực tiếp (những câu SGK Ngữ văn 8 tập 1). nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão). GV mời HS lên bảng trình bày b) Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. HS khác nhận xét, bổ sung GV chiếu đáp án- chốt KT c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác. Bài tập 2: ? Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết a) Biển vừa treo lên, có người qua đường hoa trong trường hợp cần thiết) trong xem, cười bảo: những đoạn trích sau và giải thích lí do? - Nhà này xưa quen bán “cá ươn” hay sao GV hướng dẫn HS mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ? HS trả lời Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” GV nhận xét, chiếu đáp án- chốt KT đi. b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.” c) Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 132
  5. Bài tập 3: Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng ? Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ dùng dấu câu khác nhau: văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). Bài tập 4: Gợi ý đoạn văn. Con trâu là người bạn gần gũi và -HS đọc BT4- nêu yêu cầu thân thiết của người nông dân. Con trâu -GV gợi ý HS làm về nhà. giúp người nông dân trong công việc đồng - GV HDHS viết đoạn văn thuyết minh áng. Trâu kéo cày bừa, trục lúa, chở ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm xe Người nông dân coi “ Con trâu là đầu và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng cơ nghiệp”, là tài sản to lớn trong mỗi gia của các loại dấu câu này trong đoạn văn đình. Cũng vì thế người nông dân đối với đó. con trâu như với người bạn thân : - Hs viết trong 7 phút, hai HS đọc đoạn “ Trâu ơi ta bảo trâu này văn của mình, HS khác nhận xét. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ” - GV sửa chữa. (Ca dao) Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng con trâu vẫn mãi mãi là hình ảnh của mỗi làng quê Việt Nam. Công dụng: - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Dấu hai chấm dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp. - Dấu ngoặc đơn dùng để chú thích tên tác phẩm được dẫn. 4. Củng cố: 2p ? Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 133
  6. - HS trả lời, GV chốt kiến thức 5.Dặn dò: 1p *Bài cũ: - Học ghi nhớ, hoàn thành các bài tập còn lại - Vẽ sơ đồ tư duy các loại dấu câu đã học *Bài mới: Chuẩn bị Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Nguyễn Thị Hồng, THCS Yên Phụ Page 134