Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_18_xung_ho_trong_hoi_thoai.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn TIẾT 18: Xưng hô trong hội thoại A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt. - Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. II. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô. III. Thái độ: - Giáo dục ý thức lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. - Giáo dục nếp sống thanh lịch -văn minh trong giao tiếp, ứng xử. IV.Tích hợp: - Hội thoại. - Các phương châm hội thoại. - Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh THCS Hà Nội. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: I. Giáo viên: - Đọc tư liệu, soạn giáo án Word và Powerpoint. - Tiểu phẩm - Trò chơi ô chữ. - Bảng phụ II. Học sinh: - Học bài. - Đọc, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV: Đến dự giờ ngữ văn với chúng ta hôm nay, cô xin trân trọng giới thiệu Cô Nguyễn Thị Tuyết Lê _ Phó phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thanh Trì cùng các thầy cô giáo trong ban giám khảo. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. I. Kiểm tra bài cũ: GV: ở các tiết trước, các em đã được học 5 PCHT và các trường hợp không tuân thủ PCHT cùng nguyên nhân vi phạm của nó. Các em đã học kĩ bài chưa? Để bắt đầu tiết học, cô mời các em cùng quan sát tiểu phẩm sau và chú ý câu hỏi cuối tiểu phẩm. (?) Bạn nào hãy giúp cô trả lời cho câu hỏi của bạn Trọng? Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 1
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn GV: Nhận xét, cho điểm. II. Giới thiệu bài: GV: Qua 5 PCHT đã học, các em đã rút ra được cho mình những bài học cần thiết khi giao tiếp. Bên cạnh các PCHT thì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thể hiện vốn văn hóa trong giao tiếp, thể hiện rõ sự vận dụng phương châm lịch sự một cách đúng đắn, hợp lí mà còn bộc lộ sự Thanh lịch - Văn minh của người giao tiếp. Vậy hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và việc sử dụng nó như thế nào, chúng ta vào bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN KIẾN THỨC CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG 2: I) Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô: 1) Tìm hiểu ngữ liệu: GV: Để tạo lập và duy trì các cuộc hội thoại, người nói và người nghe thường dùng một số từ ngữ để xưng hô với nhau. Cụ thể trong giao tiếp, người nói có thể dùng những từ ngữ nào để tự xưng mình và dùng những từ ngữ nào để gọi người nghe, các em cùng quan sát bảng sau: GV: Đưa bảng tìm hiểu về từ ngữ xưng - Quan sát hô. - Thảo GV: Trong thực tế giao tiếp, có rất nhiều luận nhóm hoàn cảnh ứng với các mối quan hệ giao (3 phút) tiếp khác nhau giữa người nói và người nghe. Ở bảng tổng hợp này, cô chỉ lựa chọn và đưa ra những trường hợp phổ biến, gần gũi với các em. Bây giờ, các nhóm hãy thảo luận trong thời gian 3 phút để tìm những từ ngữ xưng hô ứng với hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong bảng trên. GV: Nhận xét, bổ sung. - Nhận xét Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 2
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn 2) Nhận xét: a, Từ ngữ xưng hô: GV: Qua kết quả thảo luận của 4 nhóm, * Các từ ngữ thường chúng ta cùng tổng hợp lại xem hệ thống dùng: từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt thường là những từ ngữ nào nhé. (?) Các từ ngữ xưng hô như : tôi, ta, - Trả lời - Đại từ nhân xưng chúng tôi, chúng ta là từ loại gì? GV: Đại từ nhân xưng là lớp từ ngữ xưng hô được sử dụng phổ biến nhất. (?) Các từ ngữ xưng hô như: bố, mẹ, con, - Trả lời - Danh từ chỉ: chú dì, cháu, mình, bạn, sếp, thủ trưởng, + Quan hệ gia đình, họ thầy (cô) giáo, bác sĩ,ca sĩ, nhà thơ hàng, bạn bè (chỉ thuộc từ loại nào? Chúng chỉ điều gì? người). GV: Danh từ chỉ quan hệ gia đình, họ + Chức vụ, nghề hàng, bạn bè còn được gọi chung là nghiệp các danh từ chỉ người. (?) Khi giao tiếp với bạn bè ngang hàng, - Trả lời + Tên riêng bên cạnh việc sử dụng những từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ bạn bè, các em còn sử dụng những từ ngữ nào nữa? GV: Tên riêng sử dụng để xưng hô cũng tạo được hiệu quả giao tiếp cao vì tên riêng vừa gần gũi, thân thiết mà cũng thể hiện sự tôn trọng, lịch sự. GV: Hệ thống từ ngữ xưng hô này có * Đặc điểm cơ bản: những đặc điểm tiêu biểu gì, chúng ta cùng tìm hiểu. (?) Để biểu thị các mối quan hệ khác - Trả lời nhau giữa người nói và người nghe như trong bảng hệ thống từ ngữ xưng hô vừa tìm hiểu, em thấy ngôn ngữ của các nước bạn như ngôn ngữ nước Anh đã sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào? (?) So sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng - Trả lời - Phong phú, đa dạng. Việt với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh, em có nhận xét gì về số lượng từ ngữ xưng hô nước ta? GV: Bên cạnh sự phong phú, đa dạng, hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt còn những đặc điểm nào nữa, các em hãy Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 3
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn quan sát ngữ liệu sau. GV: Đưa bài tập nhanh - Đọc (?) Em có cảm nhận chung như thế nào - Cảm về lời mời của nữ học viên người châu nhận Âu với thầy giáo của mình? - Làm bài tập GV: Các em đã phát hiện được lỗi sai trong cách dùng từ ngữ xưng hô và đã sửa được lỗi nhưng cách giải thích chưa thật sự thuyết phục. ( ? ) Các đại từ nhân xưng “chúng ta”, “chúng tôi” thuộc ngôi thứ mấy, số gì? GV: Để giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này, các em cùng quan sát bảng sau. (?) Các đại từ nhân xưng “chúng ta”, “chúng tôi” thuộc ngôi thứ mấy, số gì? GV: Đưa bảng ngôi gộp, ngôi trừ. - Quan sát GV: Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số -Lắng nhiều của chúng ta chia làm ba loại nhỏ nghe là ngôi gộp, ngôi trừ và ngôi dùng chung cho cả hai trường hợp. Thay “chúng ta” bằng “chúng tôi ” là đúng về ngôi nhưng chưa phù hợp với truyền thống văn hóa, sự tinh tế, chuẩn mực của người Việt Nam. “Chúng em” là danh từ chỉ người và được sử dụng như đại từ nhân xưng nên dùng thay thế trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lí. Các em đã hiểu rõ vấn đề này chưa? GV: Các em ạ, trong kho tàng ca dao dân ca của dân tộc cũng có nhiều bài ca dao có giá trị biểu cảm cao vì sử dụng những từ ngữ xưng hô độc đáo. Chúng ta cùng đến với một bài ca dao như vậy. GV: Đưa hai câu ca dao. - Quan sát (?) Các từ ngữ “Đấy”, “đây” là từ loại - Trả lời gì? GV: Trong giao tiếp, bên cạnh những từ ngữ xưng hô thường dùng như chúng ta vừa tìm hiểu thì trong một số trường hợp, chỉ từ cũng được dùng để xưng hô. Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 4
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn GV: Những cảm nhận sâu lắng của bạn -Lắng Thùy Linh làm chúng ta như đắm chìm nghe vào vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội. Hà Nội không chỉ đẹp bởi những di tích, danh thắng nổi tiếng mà còn đẹp bởi tâm hồn con người, đẹp bởi cách giao tiếp, ứng xử văn hóa, thanh lịch, đẹp bởi những từ ngữ xưng hô tinh tế, biểu cảm (?) Qua những ví dụ vừa phân tích, em - Trả lời - Tinh tế, giàu sắc thái thấy hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng biểu cảm. Việt bên cạnh sự phong phú, còn có những đặc điểm nào nữa? GV: Sự phong phú, tinh tế, giàu sắc thái -Lắng biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô nghe làm nên nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ tiếng Việt nhưng cũng là điều gây khó khăn cho người nước ngoài khi học tiếng Việt. Với người Việt Nam, nếu chúng ta không có ý thức cân nhắc, lựa chọn kĩ các từ ngữ xưng hô thì chúng ta cũng khó đạt kết quả giao tiếp như mong muốn. Vậy sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô như thế nào cho hợp lí, chúng ta chuyển phần b. b, Sử dụng từ ngữ xưng hô: GV: Nhắc đến nhà văn nổi tiếng Tô Hoài, chúng ta nhớ ngay đến tác phẩm đồng thoại bất hủ: “Dế Mèn phiêu lưu kí ” của ông và đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên” chúng ta đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6. Bây giờ các em cùng tìm hiểu hai đoạn văn trích trong văn bản đó. GV: Đưa hai đoạn văn (SGK). - Quan sát (?) Xác định từ ngữ xưng hô của Dế Mèn - Trả lời và Dế Choắt. (?) Qua những từ ngữ xưng hô ấy, em - Trả lời thấy vị thế của hai nhân vật như thế nào? (?) Từ đó, em hiểu quan hệ giữa Dế - Trả lời Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 5
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn Choắt và Dế Mèn là mối quan hệ như thế nào? (?) Tại sao có sự thay đổi về từ ngữ xưng - Trả lời hô giữa Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn văn trên? GV: Đối tượng giao tiếp vẫn là Dế Choắt và Dế Mèn nhưng vị thế của người giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp đã thay đổi nên từ ngữ xưng hô cũng thay đổi cho phù hợp. (?) Qua các tình huống vừa phân tích, em - Trả lời * Từ ngữ xưng hô cần phù thấy để sử dụng đúng, hợp lí các từ ngữ hợp: xưng hô, người giao tiếp cần lưu ý điều - Đối tượng giao tiếp. gì? - Hoàn cảnh giao tiếp. (?) Vậy em hãy cho biết, hệ thống từ ngữ - Trả lời xưng hô tiếng Việt thường gồm những từ ngữ nào, có các đặc điểm cơ bản gì và sử dụng ra sao? GV: Những câu trả lời của các bạn 3. Ghi nhớ: (SGK) chính là nội dung phần ghi nhớ SGK. (?) Trong cuộc sống sinh hoạt hàng - Đưa tình ngày, có khi nào các em bị rơi vào những huống liên tình huống mà các em cảm thấy khó hệ thực tế xưng hô hoặc có những tình huống mà các em thấy băn khoăn cần tháo gỡ về - Bộc lộ, cách xưng hô không? Nếu có, hãy chia chia sẻ. sẻ cùng cô và các bạn. (?) Ai có thể giúp bạn Long xác định từ -Suy nghĩ ngữ xưng hô phù hợp hoàn cảnh giao Trả lời tiếp ở trường và ở nhà với chú họ bằng tuổi của mình? (?) Bao nhêu bạn đồng ý với ý kiến của bạn ? Cô cũng hoàn toàn nhất trí. GV: Thực trạng gọi bạn nam bằng “thằng” và gọi bạn nữ bằng “con” không chỉ có ở lớp ta mà cô còn thấy xuất hiện ở một số lớp khác đặc biệt là trong giờ ra chơi. Điều băn khoăn, day Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 6
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn dứt của bạn Phạm Linh thật đáng khen. Nó cho thấy thái độ sống của bạn không bàng quan, vô cảm mà cao hơn, bạn còn muốn đưa ra những hiện tượng thiếu văn hóa giao tiếp trong nhà trường để chúng ta cùng tìm ra biện pháp khắc phục. Ai có thể giúp bạn Linh tháo gỡ những băn khoăn này nào? ( ?) Sau khi đưa ra ý kiến như vậy nếu có một bạn HS trong số những người hay gọi bạn bằng “thằng” hoặc “con” bảo em rằng xưng hô như thế mới thân mật vì là bạn bè ngang hàng thì em sẽ giải thích với bạn như thế nào? GV: Em phải chỉ cho bạn thấy hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú, ngoài những danh từ chỉ quan hệ bạn bè, chúng ta có thể sử dụng tên riêng để xưng hô vì tên riêng vừa gần gũi, thân thiết lại cũng rất trang trọng, chuẩn mực. GV: Để trở thành người HS Hà Nội thanh lịch văn minh, bên cạnh việc rèn các kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử thì việc sử dụng từ ngữ xưng hô chuẩn mực, phù hợp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp là điều vô cùng quan trọng. Sau giờ học này cô tin rằng không chỉ bạn Phạm Linh mà tất cả chúng ta sẽ không bao giờ phải nghe những từ ngữ xưng hô thiếu văn hóa giao tiếp như vậy nữa. Các em có nhất trí như vậy không? GV: Cách giải quyết tình huống của các em rất hợp lí, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Cô tin rằng sau giờ học này, các em sẽ có thêm hành trang kiến thức trong giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội qua những từ ngữ xưng hô phong phú, chuẩn mực. Còn bây giờ, để củng cố thêm kiến thức, chúng ta cùng chuyển sang phần Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 7
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn luyện tập. * HOẠT ĐỘNG 3: HDHS luyện tập: II) Luyện tập: * Bài tập 1: (BT 4- SGK GV: Cách xưng hô phù hợp đối tượng và - Quan sát trang 40) Nhận diện và hoàn cảnh giao tiếp của vị danh tướng - Trả lời phân tích tác dụng của từ và người thầy giáo già không những tô - Làm ngữ xưng hô. đậm truyền thống tôn sư trọng đạo của miệng dân tộc, thể hiện rõ nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam mà còn là lời răn dạy ý nhị, sâu sắc về lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những người đi trước. Cô mong rằng, mỗi em sẽ rút ra được cho mình những bài học cần thiết. * Bài tập 2: Viết đoạn hội thoại. (?) Mỗi nhóm hãy viết một đoạn hội - Thảo thoại ngắn (4 - 6 câu) trong đó có sử luận nhóm dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với các (3 phút) hoàn cảnh giao tiếp sau. (Gạch chân các từ ngữ xưng hô): - Nhóm 1: Con với bố mẹ (khi xin phép bố mẹ đi đâu đó mà bố mẹ không đồng ý). - Nhóm 2: Học sinh với thầy cô giáo (khi học sinh mắc lỗi và bị thầy cô giáo khiển trách). - Nhóm 3: Bạn bè cùng lớp (khi thảo luận về việc chọn người thay mặt tập thể lớp tham gia cuộc thi Học sinh Thanh lịch cấp trường nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3). - Nhóm 4: Học sinh với một người lớn tuổi (khi có va chạm lúc tham gia giao thông). GV: Nhóm 1 sử dụng các danh từ chỉ quan hệ gia đình để xưng hô là “bố” và “con”. Nhóm 2 sử dụng các danh từ chỉ quan hệ thầy trò là “cô”, “em” và “Nam”. Còn nhóm 3, các em sử dụng Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 8
- Giáo án thi GVG cấp huyện: CĐ tích hợp GD NSTLVM trong môn Ngữ Văn phong phú các danh từ chỉ quan hệ bạn bè là “cậu”, “tớ”, “mình” và “Long”. Và nhóm 4, nhóm cuối cùng, các em đã sử dụng các danh từ chỉ người là “bác”, “cháu”. GV: Cô rất vui trước kết quả thảo luận của 4 nhóm. Những kết quả này không những là phản hồi tích cực cho cô thấy các em nắm được bài học mà còn cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ xưng hô của các em rất chuẩn mực, hợp lí. Một tràng pháo tay chúc mừng cả 4 nhóm nào. * HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 2, 3, 5, 6 (SGK tr 39/40). - Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. GV: Sau các giờ học căng thẳng, nếu có điều kiện, cô và các em thường cùng thư giãn bằng những trò chơi quen thuộc như giải ô chữ, đi tìm bí mật đằng sau những miếng ghép, đuổi hình bắt chữ Mỗi trò chơi không những giúp các em củng cố, hệ thống kiến thức mà còn mang lại những điều hết sức thú vị, bất ngờ. Hôm nay, cô cũng muốn cùng các em khám phá một ô chữ đặc biệt. Các em đã sẵn sàng chưa? * Trò chơi ô chữ ( chọn 3, 6, 8, 9): GV: Ô chữ rất có ý nghĩa đã được mở. Thanh lịch - Văn minh là thông điệp sâu sắc cô muốn gửi đến các em. Các em đã được học chuyên đề giáo dục NS TLVM cho học sinh THCS Hà Nội từ lớp 6 đến lớp 8. Trong chương trình lớp 9, các em sẽ được tham gia các giờ ngoại khóa, ôn tập, thảo luận để hệ thống hóa các nội dung đã học, tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tạo điều kiện để vận dụng trong thực tế đời sống. Với hành trang kiến thức như vậy, cô tin rằng các em sẽ trở thành người học sinh Hà Nôi TLVM, xứng đáng và làm rạng danh truyền thống cha anh. GV: Đưa các hình ảnh. GV: Sự tinh tế, thanh lịch của người Tràng An mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc họa từ xưa đến nay . Và nhạc sĩ Hồng Hải cũng không phải là ngoại lệ. Bây giờ, cô và lớp mình cùng xem một đoạn phim ngắn trên nền bài hát Hoa Tràng An của ông nhé. GV: Giờ học của chúng ta kết thúc. Kính chúc các thầy cô sức khỏe, thành đạt, chúc các em chăm ngoan, học giỏi. Xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Bảo Hà - Trường THCS Hữu Hoà - Thanh Trì - Hà Nội Trang 9