Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"

docx 2 trang nhungbui22 3200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_van_ban_chuan_bi_hanh_trang_vao_the_ki.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"

  1. Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. ___Vũ Khoan___ I. Vài nét về tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: SGK 2. Tác phẩm: - Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 - In vào tập “Một góc nhìn của tri thức” – năm 2002. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Vấn đề nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Bố cục 3 phần - Hệ thống ý trong phần giải quyết vấn đề: + Sự chuẩn bị của bản thân con người. + Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta. + Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. 2. Tìm hiểu chi tiết: 2.1 Đặt vấn đề: - Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng. -> Đặt vấn đề trong thời điểm hiện tại – năm 2001 – thời điểm thiêng liêng cho nên con người cần chuẩn bị, cần rèn luyện hành trang để bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. 2.2 Giải quyết vấn đề: a. Sự chuẩn bị của bản thân con người: - Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử. - Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi trội. b. Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta. - Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. - Nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước ta: + Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Tiếp cận nền kinh tế tri thức. c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam: - Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. - Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương. - Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị trong làm ăn. - Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt -> Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người VN rất cụ thể, chính xác và sâu sắc.Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người VN, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách
  2. quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp , đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc. 2.3: Kết thúc vấn đề: - Khẳng định, chỉ ra phương pháp hành động. + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. + Làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó => Nhắc lại ý đã nêu ở phần đặt vấn đề, tác giả khắc sâu chủ đề hướng tới lớp trẻ. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống dân tộc. - Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu. - Sử dụng cách nói sinh động, cụ thể, lại ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn của tục ngữ, thành ngữ. 2. Nội dung: Ghi nhớ, sách giáo khoa. IV. Bài tập vận dụng: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.