Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

docx 345 trang nhungbui22 09/08/2022 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

  1. 1 Tiết 69 -70 :TT theo KHDH TÊN BÀI HỌC : NGHĨA CỦA CÂU Thời lượng : 2 tiết I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1 Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai Đ1 thành phần nghĩa của câu. 2 Đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu Đ2 3 Thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu Đ3 4 Nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong Đ4 câu. 5 Phân loại được các nghĩa sự việc và các nghĩa tình thái Đ5 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc nghĩa của câu 7 Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích V1 và tạo lập câu, văn bản. NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  2. 2 PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM 10 Có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt; ý thức vận TN dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, Phiếu học tập, bảng phụ, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy PP/KTDH Phương án học học trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Kết nối - Đ1 Huy động, kích - Nêu và giải Đánh giá qua Khởi động hoạt kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của (10 phút) nghiệm nền của - Đàm thoại, cá nhân cảm HS có liên quan gợi mở nhận chung đến nghĩa của câu của bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1GT- I. Hai thành phần Đàm thoại Đánh giá qua Khám phá HT,GQVĐ nghĩa của câu. gợi mở; Dạy sản phẩm sơ kiến thức II. Nghĩa sự việc học hợp tác đồ tư duy với (60 phút) 1. Các biểu hiện (Thảo luận công cụ là của nghĩa sự việc. nhóm, thảo 2. Luyện tập luận cặp rubric; qua hỏi III. Nghĩa tình đôi); Thuyết đáp; qua trình thái trình; Trực bày do GV và 1. Sự nhìn nhận, quan; kĩ HS đánh giá đánh giá và thái thuật sơ đồ độ của người nói tư duy. Đánh giá qua đối với sự việc quan sát thái được nói đến trong câu độ của HS khi 2. Tình cảm, thái thảo luận do độ của người nói, GV đánh giá đối với người
  3. 3 nghe 3. Luyện tập HĐ 3: Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ Thực hành bài tập Vấn đáp, Đánh giá qua Luyện tập luyện kiến thức, dạy hỏi đáp; qua (10 phút) kĩ năng học nêu trình bày do vấn đề, thực GV và HS hành. Dạy đánh giá học hợp tác Đánh giá qua (Thảo luận quan sát thái độ của HS khi nhóm, thảo thảo luận do luận cặp GV đánh giá đôi); Kỹ thuật: động não. HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế Đàm thoại Đánh giá qua dụng (5 Đ2, Đ3, Đ4, V1 đời sống để làm gợi mở; sản phẩm phút) rõ thêm hai thành Thuyết trình; graphics qua phần nghĩa của Trực quan. trình bày do câu. GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở GQVĐ Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua rộng kiến thức sử dụng công sản phẩm theo (5 phút) nghệ thông yêu cầu đã tin để vẽ sơ giao. đồ tư duy, GV và HS tóm tắt bài đánh giá học B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Bài mới
  4. 4 HĐ Khởi động (cả 2 tiết). a. Mục tiêu: Kết nối - Đ1, Đ3, GQVĐ b. Nội dung: 3 câu văn có dấu 3 chấm. c. Sản phẩm: (1) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận ). (3.). Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. d. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH *GV giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến * HS thực hiện nhiệm vụ: thức đã học về cac thành phần câu * HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy điền vào chỗ trống các câu sau: (1) .được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (2) .được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận ). (3) là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. -GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phần Ghi nhớ sách Ngữ văn 9, tâp hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005 đã tổng kết tác dụng thành phần tình thái và
  5. 5 thành phần cảm thán trong câu. Để thấy rõ hơn 2 thành phần nghĩa này, chúng ta đi vào tìm hiểu bài NGHĨA CỦA CÂU. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ 1: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, GT-HT, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi làm nổi bật 2 thành phần nghĩa của câu. c. Sản phẩm: - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái. - Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán, nghĩa tình thái. *. Tìm hiểu ngữ liệu:. + Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao. + Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc * Kết luận: - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần d. Các bước dạy học HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH Trước hoạt động : Em biết gì về Hai HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
  6. 6 thành phần nghĩa của câu ? Trong hoạt động :Em hãy đọc mục HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) I.1 SGK và trả lời câu hỏi tìm hiểu. Các em hãy chuẩn bị để : HS làm việc nhóm. - Hoạt động nhóm : + Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: + Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2 - Giáo viên giao nhiệm vụ - HS thảo luận khoảng 5 phút - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. NHIỆM VỤ CỤ THỂ GV GIAO - Các nhóm khác nhận xét chéo. (chiếu sile) + Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 + Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2 - Từ sự so sánh trên em rút ra HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) nhận định gì? - GV chuẩn kiến thức. Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi. - Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ HĐ 2.TÌM HIỂU NGHĨA SỰ VIỆC : b.Nội dung hoạt động: - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. c. Sản phẩm: - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: + Câu biểu hiện hành động.
  7. 7 + Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Câu biểu hiện quá trình. + Câu biểu hiện tư thế. +Câu biểu hiện sự tồn tại. + Câu biểu hiện quan hệ. d. Tổ chức dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH Trước hoạt động: Em tìm nghĩa sự - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) việc bằng cách nào? Trong hoạt động : Em hãy đọc mục II. HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) SGK và trả lời các câu hỏi: - Nghĩa sự việc là gì? - Có những nghĩa sự việc nào? -GV chuẩn xác kiến thức. Bài tập trả lời nhanh: GV treo bảng phụ ghi những câu văn, câu thơ. GV yêu cầu HS trả lời nhanh nghĩa sự việc trong các câu. HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân) - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nào của câu? HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân) Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi. - Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - - HS đọc to, rành mạch sgk
  8. 8 HĐ LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ5, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động: HS làm 3 bài tập c. Sản phẩm: c1.Bài tập1: - câu 1: Sự việc – trạng thái - câu 2: Sự vịêc - đặc điểm - câu 3: Sự việc - quá trình - câu 4: Sự việc - quá trình - câu 5: Trạng thái - đặc điểm - câu 6: Đặc điểm - tình thái - câu 7: Tư thế - câu 8: Sự việc - hành động c2. Bài tập 2: * - Nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ. - Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ : kể, thực, đáng *Nghĩa sự việc: hai người đều chọn nhầm nghề. Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ” * Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình” c3. Bài tập 3. - Phương án 3. d. Tổ chức dạy học. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. -Các nhóm thảo luận và cử đại - GV nhận xét và cho điểm. diện trình bày. - GV phân công nhiệm vụ: - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối
  9. 9 - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối - Nhóm 3: Bài tập 2 - Nhóm 3: Bài tập 2 - Nhóm 4: Bài tập 3. - Nhóm 4: Bài tập 3. TIẾT 2 : HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU NGHĨA TÌNH THÁI. a. Mục tiêu : Đ1, Đ2, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động : Trả lời câu hỏi : c.Sản phẩm : 1. Khái niệm. - Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 2.Hai trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thực của sự việc VD : Thật hồn !Thật phách ! Thật thân thể. - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. VD : Trời lại phê cho : « Văn thật tuyệt » Văn trần được thế chắc có ít. - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra. VD : Những áng văn con in cả rồi. - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. VD : Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu.
  10. 10 b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi. - Thái độ bực tức, hách dịch. - Thái độ kính cẩn. 1. Khái niệm: 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. d. Các bước dạy học. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH - Trước hoạt động : Khi nói hoặc viết, - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). em có thường bộc lộ thái độ của mình về vấn đề mình nói không ? - Trong hoạt động : Em hãy đọc mục - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). III.SGK và trả lời câu hỏi. - Nghĩa tình thái là gì ? - Các trường hợp biểu hiện của nghĩa - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). tình thái? GV hướng dẫn HS các ví dụ SGK và - HS suy nghĩ và tìm nghĩa tình thái lấy thêm các ví dụ trong « Hầu trời » - trong ví dụ. Tản Đà. - Sau hoạt động : GV lấy thêm vài ví dụ để HS tìm nghĩa tình thái. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ HS đọc to, rõ ràng.
  11. 11 HOẠT ĐỘNG 2 : THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP (RIÊNG VÀ CHUNG CẢ CHỦ ĐỀ) a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động: HS làm 4 bài tập c. Sản phẩm : Bài tập 1. Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a. Hiện tượng nắng mưa ở hai Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao miền khác nhau. b. ảnh của mợ Du và thằng Rõ ràng là: Khẳng định sự việc Dũng c. cái gông Thật là: Thái độ mỉa mai d. Giật cướp, mạnh vì liều Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng. Bài tập 2. - Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy. - Có thể: Phóng đoán khả năng - Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt). - Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu ) Bài tập 3.- câu a: Hình như - câu b: Dễ - câu c: Tận Bài tập 4: Đặt câu: - Bây giờ chỉ 8h là cùng. phỏng đoán mức độ tối đa. - Chả lẽ nó làm việc đó. chưa tin vào sự việc. d. Các bước dạy học :
  12. 12 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ -Trao đổi, thảo luận nhóm làm bài tập. Nhóm 1 : Bài tập 1. -HS thảo luận, cử đại diện trình bày. Nhóm 2 : Bài tập 2 Nhóm 3 : Bài tập 3. Nhóm 4: Bài tập 4. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HĐ Luyện tập cho cả chủ đề a. Mục tiêu: Đ2, Đ4, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn. c. Sản phẩm: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều” + Nghĩa sự việc: Câu thông báo sự việc tiếng trống thu không điểm để báo hiệu chiều sắp tàn. + Nghĩa tình thái: cho thấy thái độ man mác buồn của người viết trước cảnh chiều tàn. d. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : - HS suy nghĩ làm bài. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái - Trình bày sản phẩm. trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều” -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HĐ Vận dụng. a.Mục tiêu: Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: viết đoạn văn
  13. 13 c.Sản phẩm: hoàn thiện 1 đoạn văn 200 chữ cảm nhận về chi tiết bát cháo hành (trong đó sử dụng dụng đa dạng các nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận). d. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : - HS suy nghĩ làm bài. - Trình bày sản phẩm. Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ cảm nhận chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao). Chú ý các câu văn có sử dụng đa dạng các nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HĐ Tìm tòi, mở rộng. a. Mục tiêu: Đ2, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: Hướng dẫn HS tìm tòi, mở rộng kiến thức có liên quan. c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Một số câu thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi c. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : - HS suy nghĩ làm bài. + Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Trình bày sản phẩm vào tiết + Sưu tầm thêm một số câu thơ, bài thơ, đoạn học sau. trích văn xuôi . Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong ngữ liệu đã sưu tầm. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Ngữ pháp tiếng Việt. - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng
  14. 14 - Thiết kế bài giảng IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn Ngày dạy: Tiết 71: TT tiết dạy theo KHDH Ôn tập nâng cao: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội 2. Kĩ năng - Kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung. 3. Phẩm chất: - Nhân ái. - Chăm chỉ. - Trách nhiệm - Trung thực * Cụ thể: Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai để làm bài sau tốt hơn. 4. Định hướng các năng lực cần hình thành
  15. 15 * NL chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin truyền thông * NL đặc thù: - Năng lực đọc hiểu văn bản ngoài sgk - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội. - Năng lực đánh giá bản thân. II. HÌNH THỨC ÔN TẬP GV CHO HS LÀM ĐỀ VÀ CHỮA ĐỀ: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. GV GỢI Ý a. Đảm bảo hình thức bài văn ngắn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân và biết xấu hổ về bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận d. HS lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân và biết xấu hổ về bản thân. * Giải thích ý kiến: – Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. – Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. * Luận bàn về ý kiến: – Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới
  16. 16 những ước mơ lớn hơn. – Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh). – Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách. – Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách. III. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 72: TT tiết dạy theo KHDH HẦU TRỜI - TẢN ĐÀ - I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
  17. 17 1 + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tản Đà Đ1 2 + Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự Đ2 kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm 3 + Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện Đ3 nội dung văn bản. 4 + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà Đ4 văn bản gửi gắm. 5 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu Đ5 biểu của thơ thất ngôn trường thiên. 6 Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hầu Trời và các tác phẩm khác của Tản Đà nói riêng. 7 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. V1 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM 10 - Nhìn nhận đúng những dấu hiệu đổi mới thơ ca theo hướng TN hiện đại. - Trân trọng ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của nhà thơ Tản Đà.
  18. 18 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Khởi Kết nối -Đ1 Huy động, kích - Nêu và giải Đánh giá qua động hoạt kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của (7phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, cá nhân cảm có liên quan đến tác gợi mở nhận chung của giả, tác phẩm Hầu Trời. bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, I.Tìm hiểu chung. Đàm thoại Đánh giá qua Khám phá GT-HT,GQVĐ 1. Tác giả gợi mở; Dạy sản phẩm sơ đồ kiến thức 2. Tác phẩm học hợp tác tư duy với công (20 phút) II. Đọc hiểu văn (Thảo luận cụ là rubric; qua bản. nhóm, thảo 1. Giới thiệu câu luận cặp đôi); hỏi đáp; qua chuyện Thuyết trình; trình bày do GV 2. Thi nhân đọc thơ Trực quan; kĩ và HS đánh giá thuật sơ đồ tư cho Trời và chư duy. tiên nghe Đánh giá qua 3. Thi nhân trò quan sát thái độ chuyện với trời của HS khi thảo 4. Bức tranh cuộc luận do GV sống văn nhân dưới đánh giá hạ giới. III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
  19. 19 HĐ 3: Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ Thực hành bài tập Vấn đáp, Đánh giá qua Luyện tập luyện kiến thức, kĩ dạy học nêu hỏi đáp; qua (10 phút) năng vấn đề, thực trình bày do GV hành. và HS đánh giá Kỹ thuật: động não Đánh giá qua quan sát thái độ . của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế đời Đàm thoại Đánh giá qua dụng (5 Đ3, Đ4, Đ5, N1, sống để làm rõ gợi mở; sản phẩm phút) thêm thông điệp tác Thuyết trình; graphics qua GQVĐ giả gửi gắm trong Trực quan. trình bày do GV tác phẩm. và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở Đ5, V1 Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua rộng kiến thức. kĩ thuật sơ đồ sản phẩm theo (3 phút) tư duy yêu cầu đã giao. GV và HS đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ - HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới về tác phẩm Hầu Trời. b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi thông qua việc quan sát 2 bức tranh. c. Sản phẩm:
  20. 20 - Những hình ảnh trên khiến em nhớ tới tác phẩm Muốn làm thằng cuội của tác giả Tản Đà - Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy. Qua đó, cho ta thấy được một Tản Đà phóng túng, hóm hỉnh pha lẫn chút ngông. d. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Chiếu 2 bức tranh. - Quan sát, trả lời nhanh. Đặt 2 câu hỏi:Trả lời đúng những hình ảnh khiến em nhớ tới tác phẩm nào đã học của tác giả Tản Đà ? Qua bài thơ đó, em hiểu mong muốn gì của tác giả ? Mong muốn đó thể hiện con người tác giả là người như thế nào ? - Nhận xét, cho điểm. GV dẫn vào bài : Ở lớp dưới , các em đã được làm quen với thi sĩ Tản Đà với ước muốn được làm thằng Cuội để hằng năm mỗi rằm tháng tám lại tựa vai trông xuống thế gian cười. Hôm nay các em một lần nữa sẽ bắt gặp cái chất ngông của nhà thơ của sông Đà núi Tản đó khi nghe ông kể lại câu chuyện hầu trời vừa lạ, vừa dí dỏm qua bài thơ Hầu trời .
  21. 21 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỚI TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, GQVĐ b. Nội dung: 2 nội dung. c. Sản phẩm : 1. Tác giả Tản Đà : - Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. - Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây (Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà). - Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh): + Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu. + Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tư sản thành thị. + Học chữ Hán nhưng lại viết văn bằng chữ Quốc ngữ và ham học để tiến kịp thời đại. + Là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia. + Vừa sang tác theo các thể loại cũ (tứ tuyệt, bát cú, lục bát, ) ; vừa cho ra đời những bài thơ tự do theo hướng hiện đại hóa. - Phong cách thơ Tản Đà: + Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái. + Có t hể xem thơ văn Tản Đà như gạch nối giữa hai thời đại văn học viết dân tộc: trung đại và hiện đại. + Tác phẩm tiêu biểu : ( sgk) 2. Tác phẩm “Hầu trời”
  22. 22 - Xuất xứ : In trong tập « Còn chơi » (1921). - Thể thơ : Thất ngôn cổ phong trường thiên. Thể thơ này gồm 4 câu/7 tiếng/khổ ; kéo dài không hạn định số câu, số khổ ; vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có khổ vần bằng, có khổ vần trắc. Thơ tự sự trữ tình, có cốt truyện mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật và tình tiết nhưng được kể bằng thơ và thấm đẫm cảm xúc trữ tình. - Bố cục : Phần 1: Từ đầu “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” :Giới thiệu câu chuyện Phần 2. Tiếp “ ta chưa biết”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Phần 3: Còn lại: Thi nhân trò chuyện với Trời. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Trước hoạt động: Anh chị ấn tượng - HS nhớ lại kiến thức và trả lời. với đặc điểm nào về tác giả Tản Đà khi học bài Muốn làm thằng Cuội? Trong hoạt động:*HS trả lời cá nhân - HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút dựa trên bài soạn ở nhà : - HS theo dõi phần tiểu dẫn SGK và cho biết những nét chính về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời. - Tại sao nói Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang ắp sửa” (Hoài Thanh)? - GV nhận xét và kết luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm - HS suy nghĩ và trả lời Em hãy nêu hoàn cảnh xuất xứ, thể thơ, HS sử dụng sgk bố cục của bài thơ?
  23. 23 2. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN Nội dung 1: Giới thiệu câu chuyện a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận để làm nổi bật 2 nội dung: + Câu chuyện được kể. + Nghệ thuật giới thiệu câu chuyện c. Sản phẩm: - Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện kể về một giấc mơ nhưng tác giả lại khẳng định nó là sự thật tác giả đã trải qua khiến cho câu chuyện mang không khí vừa thực vừa ảo. - Điệp từ “thật” (Thật hồn! Thật phách!Thật thân thể! Thật được lên Tiên ): 4 lần / 2 câu; - Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn. Ngay khổ thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận thấy một “cái tôi” cá nhân đầy chât lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong phong cách thơ của thi nhân. => Với lối vào đề thật độc đáo và có duyên làm cho câu chuyện tác giả sắp kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn, gợi tò mò nơi người đọc. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về cách - HS nêu suy nghĩ ban vào đề của Tản Đà? đầu của cá nhân Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận HS suy nghĩ và trả lời theo cặp trong bàn: (cá nhân) + Tác giả kể lại câu chuyện nằm mơ xảy ra vào HS sử dụng sgk lúc nào và nói về việc gì?Nhân vật trong câu chuyện là ai? Tâm trạng của nhân vật? - HS thảo luận theo cặp + Nhận xét về nghệ thuật giới thiệu câu chuyện 3p của tác giả trong phần 1 của bài thơ? (Điệp từ
  24. 24 “thật” cùng với cách ngắt nhịp trong câu 3 -4 có - Đại diện báo cáo sản tác dụng gì?) phẩm. HS thảo luận, cử đại diện từng 1 số bàn trả lời. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. GV yêu cầu HS sử dụng sgk Nội dung 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe: a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, GT-HT, GQVĐ b. Nội dung hoạt động : Trả lời câu hỏi tập trung vào 2 nội dung : + Thái độ của thi nhân khi đọc thơ. + Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ. c. Sản phẩm: a.Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: - Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc.(đọc hết văn vần văn xuôi ). -Thi nhân kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình (Hai quyển khối tình ) - Gịong đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái cuốn hút người nghe. Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên tận trời để khẳng định tài năng của mình. Bởi lẽ,Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn clên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình.ủa mình, dám đường hoàng bộc lộ cái “TÔI” cá thể của mình. b. Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: - Thái độ của Chư Tiên: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
  25. 25 Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay. Chư Tiên (Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc )nghe thơ của thi nhân một cách xúc động, tán thưởng và hâm mộ. - Thái độ của Trời: - Đánh giá cao; - Không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!” Tóm lại cả Trời và các Chư tiên đều rất thich thú, ngưỡng mộ trước tài năng của thi nhân. Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực y như chuyện có thật, thể hiện tư tưởng thoát li của tác giả trước thời cuộc. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ văn bản sgk, gạch chân - HS đọc kĩ văn bản, vào những từ ngữ và hình ảnh đặc sắc gạch chân những từ ngữ, Trong hoạt động: GV chia lớp hoạt động hình ảnh đặc sắc theo yêu nhóm: cầu. Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thái độ của thi nhân khi đọc HS làm việc cá nhân thơ: HS sử dụng sgk + Thái độ và giọng đọc của thi nhân khi đọc thơ cho Trời và Chư Tiên nghe như thế - HS làm việc cá nhân nào? - HS làm việc nhóm + Từ thái độ và giọng đọc thơ của thi nhân, em có khoảng 5p cảm nhận gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ? - Đại diện báo cáo sản Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thái độ của trời và chư tiên phẩm.
  26. 26 khi nghe thơ: - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. + Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ như thế nào? (Nhóm dùng giấy A0, *Gv đặt câu hỏi chung cho các nhóm? PP ) - Nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn hay hiện thực? - So với thơ ca trung đại, gần nhất là các bài thơ của những chí sĩ yêu nước hồi đầu thế kỷ vừa mới được học, bài thơ này có gì mới lạ không? - GV nhận xét, chốt kiến thức Nội dung 3 : Thi nhân trò chuyện với Trời a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ b. Nội dung hoạt động : thảo luận theo bàn 2 nội dung + Cách xưng danh của Tản Đà trong cuộc trò chuyện + Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân c. Sản phẩm : a. Xưng danh: - Thi nhân công khai lí lịch rất rành mạch, hiện đại: tên, họ, quê, châu lục, hành tinh: “Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở A Châu về Địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt” Cách xưng danh đầy trang trọng, đĩnh đạc chứng tỏ một giá trị không thể phủ nhận trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Cách tự xưng danh trong thơ văn cũng khẳng định hơn về cai tôi ca nhân của tác giả.
  27. 27 b.Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân: “ Trời định sai con một việc này Là việc “thiên lương”của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay”. Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân : Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời. Với TĐ, công việc dưới trần gian của ông không chỉ là viết văn, chơi văn mà ông còn tự chất lên vai mình gánh nặng “văn chương tải đạo thiên lương”. Ông đã ý thức được trách nhiệm của mình với đời, đây cũng là một cách để tự khẳng định mình. => Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống.Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời , mong giúp đời tốt đẹp hơn. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ phần 3 của văn bản - HS đọc kĩ phẩn 3 của trong sgk; gạch chân những từ ngữ, hình ảnh văn bản; gạch chân những đặc sắc. từ ngữ, hình ảnh đặc sắc. Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi và yêu cầu hs HS làm việc cá nhân. thảo luận các câu hỏi theo cặp trong bàn: HS sử dụng sgk + Em có nhận xét gì về cách xưng danh của tác giả? Cách xưng danh ấy có ý nghĩa gì? - HS làm việc theo cặp khoảng 3p - Đại diện báo cáo sản + Theo Tản Đà, ông được Trời giao cho nhiệm phẩm. vụ? Nhiệm vụ đó có ý nghĩa - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. (Nhóm dùng giấy A0,
  28. 28 - GV nhận xét, chốt kiến thức. PP ) Nội dung 4: Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: 1 nội dung: Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới. c. Sản phẩm: - Tản Đà đã vẽ ra bức tranh hiện thực về cuộc sống của mình và nhiều nhà văn khác: “ Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó { } Biết làm có được mà dám theo” + Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ vẽ ra bức tranh cuộc sống nghèo khó, cùng quẫn của tác giả và nhiều cây bút khác(Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo, ) + Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, ông không tìm được tri âm nên phải lên tận trời để thỏa nguyện nỗi lòng => Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ với bi kịch “áo cơm ghì sát đất”: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực ). d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ phần 4 của văn bản; - HS thực hiện theo yêu gạch chân những từ ngữ, hình ảnh về cuộc sống của cầu văn nhân dưới hạ giới (HS làm việc cá nhân) Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: HS sử dụng sgk + Tác giả để trần tình cảnh ngộ của bản thân cũng là của chung nhiều nhà văn khác dưới hạ giới như
  29. 29 thế nào? - HS làm việc cá nhân Nội dung 5: Tổng kết a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi để tìm ra 2 nội dung: + giá trị nội dung + giá trị nghệ thuật. c. Sản phẩm *. Về nội dung: - Bài thơ thể hiện một “cái tôi” ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. *. Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ: - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu; - Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường; - Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn - Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép. - Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. *GV nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mệnh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa.  Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca VN theo hướng HĐH. Đó là lý do khiến TĐà được đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh). d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS
  30. 30 Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ - HS đọc lại bài vừa học bài vừa học HS sử dụng sgk Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ - HS làm việc cá nhân thuật của bài thơ? (Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để so sánh cái ngông của Tản Đà với cái ngông trong văn chương trung đại qua các tác phẩm đã học c. Sản phẩm: *Trong Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ: đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng khen chê phơi phới ngọn đông phong * Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Huấn Cao ngông trong tù, khoảnh, ít chịu cho chữ ai, coi thường quản ngục, coi thường cái chết, nhận ra người tốt sẵn sàng cho chữ Quản ngục cũng ngông theo cách của ông ta khi dám liều xin chữ Huấn Cao. * Trong Hầu Trời: Đọc thơ cho Trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cho cái thiên lương của mọi người bằng thơ văn.). d. Các bước dạy học: Hoạt động của GV HĐ của HS - GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: Cái ngông trong văn chương - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: trung đại, qua các văn bản đã học được thể hiên như thế nào? - GV nhận xét, chốt kiến thức
  31. 31 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a.Mục tiêu: Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu - Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề để trả lời vấn đề mà GV đưa ra. c. Sản phẩm: .1/ Văn bản có ý chính: Thi sĩ Tản Đà trả lời Trời để bộc lộ quan điểm về nghề văn và cuộc sống nhà văn nơi hạ giới. 2/ Biện pháp tu từ (về từ): so sánh Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh: Tản Đà đã vẽ ra một bức tranh hiện thực trần trụi, nghiệt ngã về nghề văn bằng ngôn ngữ đời thường, thể hiện thân phận bọt bèo, rẻ mạt của nhà văn trong xã hội giao thời. Câu thơ đã gián tiếp lên án xã hội bất công đã đẩy người có tài, có tâm vào hoàn cảnh bi đát nhất. 3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng hiện thực. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng hiện thực trong văn bản :Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn chương và nghề văn, tuy vậy người đọc vẫn có thể hình dung ra phần nào về nội dung của hoạt động tinh thần đặc biệt này. Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp. Đồng thời, nhà thơ cũng ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn. Sau cùng, ông cũng nhận thấy rằng: sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới, tiêu chí đánh giá cũng phải khác xưa. d. Các bước dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện
  32. 32 Biết làm có được mà dám theo”. nhiệm vụ: ( Trích Hầu trời, Tản Đà, Tr 15, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu ý chính của văn bản? 2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong câu thơ Văn chương hạ giới rẻ như bèo ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? 3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng lãng mạn hay cảm hứng hiện thực ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó của nhà thơ ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; viết đoạn văn c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Một số câu văn, đoạn văn. d. Các bước dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : - HS suy nghĩ làm bài. + Vẽ bản đồ tư duy bài học. + Vẽ đúng sơ đồ tư duy -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. + Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội + Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày dung và hình thức. tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên.
  33. 33 - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11 - Thiết kế bài giảng 11 - Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1) - Văn bản văn học 11, VI. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 73: TT tiết dạy theo KHDH VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU - Thời lượng : 1 tiết I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết 1 mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của Xuân Đ1 Diệu được thể hiện qua tác phẩm. 2 Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, Đ2 mạch luận lí chặt chẽ cùng những sáng tạo nghệ thuật. 3 + Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện Đ3 nội dung văn bản. 4 + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà Đ4 văn bản gửi gắm. 5 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu Đ5
  34. 34 biểu của thơ hiện đại 6 Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vội vàng và các phẩm khác của Xuân Diệu 7 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. V1 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM 10 Biết quý trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống, góp TN phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Khởi Kết nối -Đ1, Huy động, kích hoạt - Nêu và giải Đánh giá qua động GQVĐ kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của cá (7phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, nhân cảm nhận có liên quan đến tác gợi mở chung của bản giả Xuân Diệu, văn - PP trò chơi. bản Vội vàng. thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, I. Tìm hiểu chung Đàm thoại Đánh giá qua sản Khám phá Đ5, N1, GT-HT, 1. Tác giả gợi mở; Dạy phẩm sơ đồ tư kiến thức GQVĐ 2. Tác phẩm học hợp tác duy với công cụ (20 phút) II.Đọc hiểu văn bản. (Thảo luận là rubric; qua hỏi 1. Tình yêu cuộc nhóm, thảo đáp; qua trình sống trần thế tha luận cặp đôi); Thuyết trình; bày do GV và
  35. 35 thiết. Trực quan; kĩ HS đánh giá 2. Nỗi băn khoăn về thuật sơ đồ tư sự ngắn ngủi của duy. Đánh giá qua kiếp người quan sát thái độ 3. Lời giục giã sống của HS khi thảo cuống quýt để tận luận do GV đánh hưởng tuổi xuân. giá III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. HĐ 3: Đ3, Đ4, Đ5, Thực hành bài tập Vấn đáp, dạy Đánh giá qua hỏi Luyện tập GQVĐ luyện kiến thức, kĩ học nêu vấn đáp; qua trình (10 phút) năng đề, thực bày do GV và hành. HS đánh giá Kỹ thuật: động não. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế đời Đàm thoại Đánh giá qua sản dụng (5 Đ4, Đ5, V1 sống để làm rõ thêm gợi mở; phẩm graphics phút) thông điệp tác giả Thuyết trình; qua trình bày do gửi gắm trong tác Trực quan. GV và HS đánh phẩm. giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở GQVĐ Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua sản rộng kiến thức phẩm theo yêu
  36. 36 (3 phút) cầu đã giao. GV và HS đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: tham gia trò chơi 7 hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc c. Sản phẩm: - 7 từ hàng ngang: VŨ ĐÌNH LIÊN, Ô KÌA, THI SĨ, VỚI, TRÀNG GIANG, CHINH PHỤ NGÂM, TẢN ĐÀ. - Từ hàng dọc: VỘI VÀNG d. Các bước dạy học: GV TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ô CHỮ Có 7 hàng ngang, tương ứng 7 câu hỏi. HS tìm ra ô chữ hàng dọc; Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ nào? Đáp án: VŨ ĐÌNH LIÊN. Câu 2: Điền vào dấu ba chấm . bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe ( Hàn Mặc Tử) Đáp án: Ô kìa Câu 3: Nhà thơ trong từ Hán Việt gọi là gì? Đáp án: Thi sĩ. Câu 4: Điền vào dấu . Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già . tiếng gió gào ngàn giọng cười hét núi.
  37. 37 (Thế Lữ). Đáp án: Với Câu 5: Huy Cận là tác giả của bài thơ nào? Đáp án: Tràng giang Câu 6: Đặng Trần Côn là tác giả của tác phẩm nào? Đáp án: Chinh phụ ngâm. Câu 7: Nhà thơ được mệnh danh là “người của hai thế kỉ”? Đáp án: Tản Đà Ô chữ hàng dọc: VỘI VÀNG GV dẫn vào bài: Ai ai cũng yêu quý mùa xuân. Và có một thi sĩ vì thiết tha với mùa xuân quá nên luôn giục giã mọi người hãy sống vội vàng, hãy cuống quýt để tận hưởng tất cả vẻ đẹp của mùa xuân và cuộc đời. Thi sĩ đó chính là Xuân Diệu. “Đó là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới Thơ XD là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muôn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui, khi buồn , người đều nồng nàn, tha thiết”. Nhận định ấy của Hoài Thanh sẽ được chứng minh đầy thuyết phục ở bài thơ “Vội vàng”. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, GQVĐ b. Nội dung: trả lời câu hỏi cho 2 nội dung: tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm : 1. Tác giả: - Xuân Diệu (1916 – 1985), có bút danh là Trảo Nha. - Ông là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
  38. 38 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: Rút từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. * Bố cục: gồm ba phần - Đoạn một (13 câu đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. - Đoạn hai (câu 14 đến câu 29): nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. - Đoạn ba (còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Trước hoạt động: Em đã đọc - HS nhớ lại kiến thức và trả lời. những tác phẩm nào của Xuân Diệu? Ấn tượng của em khi đọc những tác phẩm này? Trong hoạt động:*HS trả lời - HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà : ? Tìm hiểu tiểu dẫn SGK và trình bày những nét chính về tác giả ? - GV nhận xét và kết luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm. + Hãy nêu xuất xứ và vị trí bài thơ ? - HS suy nghĩ và trả lời + Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Hãy nêu nội HS sử dụng sgk. dung chính của từng đoạn ?
  39. 39 GV cho HS đọc bài thơ, hướng dẫn cách đọc HS đọc bài thơ. 2. NỘI DUNG 2 : ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN Nội dung 1 : Tình yêu cuộc sống « trần thế » tha thiết (Câu 1->13) a. Mục tiêu: Đ2, Đ3,Đ4 ,Đ5, N1, DH-HT b. Nội dung hoạt động : thảo luận về 2 nội dung + Khát vọng của nhà thơ + Bức tranh thiên đường trên mặt đất. c. Sản phẩm Câu 1-13: Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”. a. Câu 1-4: Khát vọng của nhà thơ. - Niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều lĩnh: + tắt nắng + buộc gió - Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương. - Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống. Bất tử hóa cái đẹp. - Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng. + Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn gợi một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
  40. 40 b. Câu 5-13: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất. - Được cảm nhận ở thời điểm ban đầu: + Buổi sáng – khởi đầu một ngày mới. + Tuần tháng mật – khởi đầu cuộc sống lứa đôi. + Tháng giêng – khởi đầu cho một năm mới. Thời khắc đẹp đẽ, tinh khôi, tươi mới. - Hình ảnh, màu sắc, âm thanh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung: + Ong bướm tuần tháng mật + Hoa của đồng nội xanh rì + Lá của cành tơ phơ phất + Khúc tình si của yến anh + Ánh sáng chớp hàng mi Cảnh vật quen thuộc, gần gũi, mang nét đặc trưng của mùa xuân. Hấp dẫn, gợi cảm như một người thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống. - So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần +So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo: lấy con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều mà trong thơ cổ điển chưa có được. +Thể hiện sự chuyển đổi cảm giác tài tình từ thị giác sang vị giác để ca ngơi vẻ đẹp tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ. - Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng > Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian. Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội để chạy đua với thời gian.
  41. 41 - Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. - Điệp từ: Này đây Tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi người thưởng thức một bữa tiệc trần gian. - Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp thở phập phồng. -TIỂU KẾT: Thông qua những điệp từ, điệp ngữ, những phép láy vần, điệp thanh, những biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đặc sắc, Xuân Diệu đã làm hiện lên một bức tranh, một hình ảnh cuộc đời tràn đầy âm thanh, màu sắc d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về bức - HS nêu suy nghĩ ban tranh đời sống mà Xuân Diệu đề cập đến trong bài đầu của cá nhân thơ? HS suy nghĩ và trả lời Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận (cá nhân) theo nhóm: HS sử dụng sgk (Nhóm 1) Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả ở những thời điểm nào trong đoạn thơ? Những hình ảnh, - HS thảo luận theo màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc nhóm 5p điểm gì? - Đại diện báo cáo sản (Nhóm 2) Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện phẩm. đại nhất? Vì sao? - Nhận xét sản phẩm (Nhóm 3) 2 câu cuối đoạn thể hiện tâm trạng như cho nhóm bạn. thế nào?Vì sao tác giả bộc lộ tâm trạng đó? Hai (Nhóm dùng giấy A0, câu thơ cuối đoạn có tác dụng gì? PP ) (Nhóm 4) Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào trong khổ thơ ? Ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật đó? GV yêu cầu HS sử dụng sgk
  42. 42 - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nội dung 2: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1,GQVĐ b. Nội dung hoạt động: thảo luận cho 2 nội dung + Quan niệm về thời gian + Tâm trạng của thi nhân c. Sản phẩm 2. Mười bảy câu thơ tiếp theo: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người - Triết lí về thời gian: + Xuân tới - xuân qua + Xuân non - xuân già + Xuân hết - tôi mất. + Lòng rộng - đời chật. + Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại + Còn trời đất – chẳng còn tôi - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. +Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa). +Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. +Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khoảnh khắc đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là phải sống vội. - Thiên nhiên: + Năm tháng chia phôi
  43. 43 + Sông núi tiễn bịêt. + Gió hờn + Chim sợ -Thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu chia phôi, li biệt, đều mang tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước thời gian. Không còn chất vui tươi, tự nhiên như những câu thơ trước nữa. Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người. Người buồn cảnh buồn. -XD là người luôn tha thiết cháy bỏng với cuộc đời nhưng lại luôn hoài nghi, bi quan, chán nản. - Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm : Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. Nhà thơ như giục giã chính bản thân tận hưởng cuộc sống: hãy mau lên, vội vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống hiến. Bởi giờ đây vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời. 4. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Tại sao Xuân Diệu lại nói “Tôi - HS nêu suy nghĩ của cá sung sướng nhưng vội vàng một nửa" nhân Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận HS suy nghĩ và trả lời theo cặp trong bàn: (cá nhân) + Tâm trạng của tác giả trước thời gian, tuổi trẻ và HS sử dụng sgk hạnh phúc được thể hiện quan những câu thơ nào? - HS thảo luận theo cặp + Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? 3p có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên? - Đại diện báo cáo sản GV yêu cầu HS sử dụng sgk phẩm. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. Nội dung 3: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình
  44. 44 a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ5, N1,GQVĐ b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của 9 câu cuối. c. Sản phẩm Chín câu thơ cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình - Điệp ngữ “Ta muốn” chuyển từ cái tôi cá nhân sang cái ta mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người) - Các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn) và một chuỗi câu được lặp lại: - Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn - Riết – mây đưa, gió lượn -Say – cánh bướm, tình yêu -Thâu – hôn nhiều - Cắn – xuân hồng Cho: Chếnh choáng Đã đầy No nê. +Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng đã đầy no nê +Điệp từ: và và và; cho cho cho. Tình cảm ngày càng mãnh liệt, cuồng nhiệt của chủ thể trữ tình. Hàng loạt các hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây Hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu, những gì mà cuộc đời ban tặng thật hết mình; Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. - Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc:
  45. 45 “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” sự kết hợp giữa cái trừu tượng, thanh cao (xuân hồng) với cái cụ thể, tầm thường: đem lại sự bất ngờ, sáng tạo, thú vị. Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Với tâm trạng, cảnh vật như - HS nêu suy nghĩ ban trên, Xuân Diệu phải làm gì? đầu của cá nhân Trong hoạt động: - GV đặt ra câu hỏi: HS suy nghĩ và trả lời + Tác giả đã tận hưởng cuộc sống như thế nào? (cá nhân) + Em có nhận xét gì về dấu hiệu nghệ thuật ở HS sử dụng sgk đoạn thơ này? Tác dụng của nó? ( Gợi ý: Giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thế - HS suy nghĩ, phân nào? tích, bình giảng, trình bày trước lớp. + Phân tích tác dụng các điêp từ cho, và, điêp ngữ ta muốn, các động từ chỉ cảm xúc, tình cảm mạnh: ôm, riết, thâu, say, cắn, các từ chếnh choáng, đã đầy, no nê,.) + Nói đoạn thơ này thât tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diêu có đúng không? Vì sao? + Bình giảng câu thơ cuối cùng. GV yêu cầu HS sử dụng sgk. GV nhận xét, chốt kiến thức Nội dung 4: Tổng kết a. Mục tiêu: Đ5, N1. b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi tổng kết 2 nội dung: + giá trị nội dung
  46. 46 + giá trị nghệ thuật. c. Sản phẩm 1. Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. - Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. 2. Ý nghĩa văn bản Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ - HS đọc lại bài vừa học bài vừa học HS sử dụng sgk Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ - HS làm việc cá nhân thuật của bài thơ? (Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Các bước dạy học - Giáo viên giao nhiệm vụ: - Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời?)
  47. 47 - Giãi bày về tập “Thơ thơ”, XD có bộc bạch: “Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, đây là tuổi xuân của tôi,và đây là sự sống của tôi nữa”. Theo em, những bộc bạch đó đã in dấu như thế nào trong “Vội vàng”? - HS làm việc cá nhân. - HS báo cáo. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ. Cần trả lời các câu hỏi : sống gấp, sống ích kỉ là gì ? Hậu quả của lối sống đó ? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ? d. Các bước dạy học HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV giao nhiệm vụ cho HS: - HS suy nghĩ làm bài. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày + Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận dung và hình thức. giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay. HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: GQVĐ b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; vẽ tranh c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Tranh vẽ của HS d. Các bước dạy học:
  48. 48 Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài học - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:(tiết sau) + Chọn một hình ảnh, đoạn thơ nào đó trong bài thơ và tái hiện bằng + Vẽ đúng sơ đồ tư duy nghệ thuật hội họa. + Tái hiện bằng tranh vẽ dựa trên ngôn ngữ bài thơ. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11 - Thiết kế bài giảng 11 - Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1) - Văn bản văn học 11, V. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 74: TT tiết dạy theo KHDH TRÀNG GIANG - Huy Cận - I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
  49. 49 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên 1 nhiên mênh mông hiu quạnh. Đ1 - Cảm nhận được lòng yêu quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó. 2 + Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, mối liên hệ giữa Đ2 các hình ảnh trong bài thơ. 3 + Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện Đ3 nội dung văn bản. 4 + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà Đ4 văn bản gửi gắm. 5 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu Đ5 biểu của thơ hiện đại 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tràng giang và các phẩm khác của Huy Cận 7 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. V1 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM 10 Biết trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ TN II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian)
  50. 50 HĐ 1: Khởi Kết nối - Đ1, Huy động, kích hoạt - Nêu và giải Đánh giá qua động GQVĐ kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của cá (07phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, nhân cảm nhận có liên quan đến tác gợi mở chung của bản giả Huy Cận, văn bản Tràng giang. thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, I. Tìm hiểu chung Đàm thoại Đánh giá qua sản Khám phá Đ5, N1, GT-HT, 1. Tác giả gợi mở; Dạy phẩm sơ đồ tư kiến thức GQVĐ 2. Tác phẩm học hợp tác duy với công cụ (20 phút) II.Đọc hiểu văn bản. (Thảo luận là rubric; qua hỏi 1. Bức tranh thiên nhóm, thảo đáp; qua trình nhiên và tâm trạng luận cặp đôi); bày do GV và của nhà thơ Thuyết trình; Trực quan; kĩ HS đánh giá 2. Tâm sự yêu nước thuật sơ đồ tư thầm kín của nhà thơ duy. Đánh giá qua III.Tổng kết: Rút ra quan sát thái độ những thành công của HS khi thảo đặc sắc về nội dung luận do GV đánh và nghệ thuật của tác giá phẩm. HĐ 3: Đ3, Đ4, Đ5, Thực hành bài tập Vấn đáp, dạy Đánh giá qua hỏi Luyện tập GQVĐ luyện kiến thức, kĩ học nêu vấn đáp; qua trình (05 phút) năng đề, thực bày do GV và hành. HS đánh giá Kỹ thuật: động não. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế đời Đàm thoại Đánh giá qua sản dụng (5 Đ4, Đ5, V1 sống để làm rõ thêm gợi mở; phẩm graphics phút) thông điệp tác giả Thuyết trình; qua trình bày do gửi gắm trong tác Trực quan. GV và HS đánh phẩm. giá.
  51. 51 Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở GQVĐ Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua sản rộng kiến thức kĩ thuật sơ đồ phẩm theo yêu (3 phút) tư duy cầu đã giao. GV và HS đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ 1. KHỞI ĐỘNG. a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: vấn - đáp (HĐ cá nhân) c. Sản phẩm + Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Chương trình Ngữ văn 9) + Bài thơ này được sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi thực tế của tác giả ở Hồng Gai. Bài thơ thể hiện cái nhìn lạc quan, yêu đời của Huy Cận sau cách mạng. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Trước hoạt động: HS về tìm đọc lại bài thơ đã học - HS thực hiện nhiệm vụ: của Huy Cận trong chương trình THCS - HS báo cáo kết quả thực - Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: hiện nhiệm vụ. + Ở chương trình THCS, các em đã được học tác phẩm nào của Huy Cận? Nhận xét về thời điểm sáng tác của tác phẩm và cảm xúc chủ đạo của Huy Cận trong tác phẩm đó? + Vậy trước cách mạng, hồn thơ của Huy Cận là hồn thơ như thế nào? => Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong tập thơ “Lửa thiêng” viết trước cách mạng 1945, nhà thơ Huy Cận có làn tự họa chân dung tâm hồn minh: “Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu” Nỗi sầu ấy có bao trùn cả tập “Lửa thiêng” và hội tụ
  52. 52 ở bài “Tràng giang”- một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng Tháng Tám. (TL của nhóm Nam Định) HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Mục tiêu: Đ1,Đ2, GQVĐ b. Nội dung: trả lời câu hỏi cho 2 nội dung: tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm : 1. Tác giả : - Huy Cận (1919- 2005 ), tên khai sinh : Cù Huy Cận -Quê: làng Ân Phú –Hương Sơn –HàTĩnh một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ áo não. -Thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. - Đặc trưng hồn thơ : • Trước CMT8: thơ Huy Cận mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận. Trước CMT8, Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. • Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam. - Tác phẩm : xem SGK 2. Bài thơ : Tràng giang. a.Xuất xứ (sgk) Viết vào mùa thu 1939 in trong tập thơ “Lửa thiêng” - Cảm xúc từ cảnh sông Hồng b.Thể loại: thất ngôn trường thiên, đề tài: tả cảnh thiên nhiên (cổ điển+hiện đại)
  53. 53 c.Bố cục: (4 khổ) 2 phần +Phần 1: (3 khổ đầu):bức tranh TG. +Phần 2 :(khổ cuối) Tâm trạng nhà thơ. d. Nhan đề : Tràng giang Gợi hình ảnh con sông dài , rộng ; điệp vần “ang” gợi âm hưởng vang xa , trầm buồn Âm hưởng chung cho giọng điệu bài thơ. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Trước hoạt động: Điểm ấn - HS nhớ lại kiến thức và trả lời. tượng nhất trong cuộc đời của Huy Cận đối với em là gì? Trong hoạt động:*HS trả lời - HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà : ? Tìm hiểu tiểu dẫn SGK và trình bày những nét chính về tác giả ? - GV nhận xét và kết luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác - HS suy nghĩ và trả lời phẩm. HS sử dụng sgk. + Hãy nêu xuất xứ, thể loại, cách chia bố cục và ý nghĩa nhan đề của bài thơ + GV cho HS đọc bài thơ, HS đọc bài thơ. hướng dẫn cách đọc 2. HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN Nội dung 1: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ (3 câu thơ đầu) a. Mục tiêu : Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động : 3 nội dung : khổ 1, khổ 2 và khổ 3 c. Sản phẩm *a. khổ 1: - Hình ảnh : sóng gợn,thuyền, nước song song , cành củi khô.
  54. 54 Bức tranh được mở ra bằng hình ảnh của một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé. - Cảm giác buồn của con người hiện đại: + Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người). + Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả. + Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô. Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người. + Nhạc điệu khổ thơ: Âm điệu nhịp nhàng 2/2/3. Thanh điệu có sự hoán vị bằng trắc đều đặn: ~ BTT – TBB ~ BB – TT ~ TBB – TTB Cấu trúc đăng đối: ~ buồn điệp điệp – nước song song ~ thuyền về – nước lại ~ một cành khô – lạc mấy dòng Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" cộng hưởng với độ ngân của vần “ang”, đã mở ra hình ảnh dòng sông mênh mông những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man, dấy lên trong ta một dư vị buồn man mác ở hồn thơ Huy Cận. Với khổ thơ giàu hình ảnh,nhạc điệu , cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiềuu từ láy,khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên. * b. Khổ 2:
  55. 55 Cảnh sông nước được hoàn chỉnh hơn bằng những chi tiết mới như: Cồn nhỏ lơ thơ,gió đìu hiu, chợ chiều, làng xa, trời chiều, bến cô liêu. Bằng những nét vẻ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng bởi các vần lưng liên tiếp : lơ thơ, nhỏ, gió, đìu hiu gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp. -Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người. - Trời sâu chót vótcách dùng từ tài tình,ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, vẽ ra cái thiên địa vô thủy vô chung, vô cùng vô tận bút pháp Đường thi đối lập giữa cái vô hạn (sông nước, bầu trời) với cái hữu hạn (cồn nhỏ, bến cô liêu) - Sông dài,trời rộng><bến cô liêu Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng của vũ trụ gợi lên cảm giác trống vắng,cô đơn bút pháp “họa vân hiển nguyệt” (vẽ trăng nẩy trăng), tả không gian thiên địa vô cùng nhưng nhằm biểu hiện sự cô đơn, trống trải của cái tôi lãng mạn. Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng,HC như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được.Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín *c. Khổ 3: -Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận,kiếp người chìm nổi -Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ,lạc loài của kiếp người vô định -Không cầu,không đò:không có sự giaolưu kết nối đôi bờ Tô đậm cái mênh mông, cô đơn của cảnh vật, niềm khao khát mong chờ đau đáu những dấu hiệu của sự sống trong tình cảnh cô độc. Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn bâng khuâng,nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền. d. Các bước dạy học
  56. 56 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về bức - HS nêu suy nghĩ ban tranh thiên nhiên Tràng giang và tâm trạng của nhà đầu của cá nhân thơ? HS suy nghĩ và trả lời Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận (cá nhân) theo nhóm: HS sử dụng sgk + Nhóm 1: - GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu : + Cảnh tràng giang được tác giả miêu tả như thế - HS thảo luận theo nào? nhóm 5p + Nêu những nét chính về nghệ thuật - Đại diện báo cáo sản + Nét hiện đại trong khổ thơ phẩm. +Nhóm 2: - GV cho Hs trao đổi 2 nội dung : - Nhận xét sản phẩm + Cảnh tràng giang cho nhóm bạn. + Cảm xúc của tác giả +Nhóm 3: (Nhóm dùng giấy A0, - GV : Bức tranh tràng giang trong khổ thơ 3 có gì PP ) đặc biệt ?Tâm trạng của tác giả như thế nào ? +Nhóm 4: - GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang trong khổ thơ 4 ? Tại sao tác giả nói “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ? GV yêu cầu HS sử dụng sgk - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nội dung 2: Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ (khổ 4) a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, N1, GT-HT, GQVĐ b. Nội dung hoạt động : 1 nội dung. c. Sản phẩm: Khổ 4: Tâm sự yêu nước thầm kín
  57. 57 - Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim  bức tranh chiều tà đẹp kì vĩ, êm ả,thơ mộng được gợi lên bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng ,cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng tác giả. -Tâm trạng: Không khói nhớ nhà: âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới mẻ. Nỗi buồn nhớ trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn HC tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng.  Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Bài thơ có đơn thuần là nỗi - HS nêu suy nghĩ ban buồn, nỗi sầu trước không gian thiên nhiên đầu của cá nhân không? Vì sao? HS suy nghĩ và trả lời Trong hoạt động: - GV yêu cầu nhóm 4 lên báo (cá nhân) cáo kết quả thảo luận (GV đã giao nhiệm vụ thảo HS sử dụng sgk luận cùng thời gian với 3 nhóm còn lại) - Đại diện báo cáo sản GV yêu cầu HS sử dụng sgk phẩm. - GV nhận xét, chốt kiến thức. - Các nhóm khác nhận xét sản phẩm (Nhóm dùng giấy A0, PP ) Nội dung 3: Tổng kết a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: + giá trị nội dung + giá trị nghệ thuật. c. Sản phẩm 1. Nội dung:
  58. 58 Vẻ đẹp bức tranh thiện nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết. 2. Nghệ thuật: - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ - HS đọc lại bài vừa học bài vừa học HS sử dụng sgk Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ - HS làm việc cá nhân thuật của bài thơ? (Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: 1/ Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ thể hiện không gian vắng lặng cô đơn và niềm khao khát giao hoà với con người. 2/ Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu : Hai từ láy này gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn trong tâm hồn nhà thơ. 3/ Nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót : vì từ sâu tả chiều cao thăm thẳm, vô cùng. Chót vót khắc hoạ chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng.
  59. 59 4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để giao hoà với con người. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : - HS thực hiện nhiệm vụ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu ? 3/ Tại sao nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót ? 4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng gì ? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Thí sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất dân tộc và gợi tâm trạng. Về nội dung, câu thơ gợi hình ảnh cành củi khô nhỏ nhoi,
  60. 60 vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng. - Nhận xét và chuẩn kiến thức. HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: GQVĐ b.Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; sưu tầm và viết bài cảm nhận. c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Bài sưu tầm, bài viết của HS d. Các bước dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - HS thực hiện nhiệm vụ: - GV giao nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài học (tiết sau) + Sưu tầm thêm một số bài thơ của + Vẽ đúng sơ đồ tư duy Huy Cận trước cách mạng. Viết cảm + Sưu tầm qua sách, mạng internet. Viết cảm nhận về các bài thơ đó. nhận ngắn gọn, cảm xúc chân thành. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Huy Cận – Tác phẩm và lời bình
  61. 61 - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11 - Thiết kế bài giảng 11 - Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1) - Văn bản văn học 11, V. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 75 - 76: TT tiết dạy theo KHDH ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ - I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết + Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là 1 Đ1 tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Qua đó hiểu được lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng hạnh phúc thiết tha của Hàn Mặc Tử. 2 + Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình Đ2 và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới. 3 + Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện Đ3 nội dung văn bản.
  62. 62 4 + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà Đ4 văn bản gửi gắm. 5 + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu Đ5 biểu của thơ hiện đại 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ và các phẩm khác của Hàn Mặc Tử. 7 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. V1 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI 10 + Đồng cảm trước số phận và khát vọng hạnh phúc thiết tha NA của thi sĩ. + Bồi đắp lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học (STT của YCCĐ) trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Khởi Đ1, GQVĐ Huy động, kích hoạt - Nêu và giải Đánh giá qua động kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của cá (10phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, nhân cảm nhận có liên quan đến tác gợi mở
  63. 63 giả Hàn Mặc Tử, văn chung của bản bản Đây thôn Vĩ Dạ. thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, I. Tìm hiểu chung Đàm thoại Đánh giá qua sản Khám phá Đ5, N1, GT-HT, 1. Tác giả gợi mở; Dạy phẩm sơ đồ tư kiến thức GQVĐ 2. Tác phẩm học hợp tác duy với công cụ (60 phút) II.Đọc hiểu văn bản. (Thảo luận là rubric; qua hỏi 1. Cảnh ban mai nhóm, thảo thôn Vĩ và tình luận cặp đôi); đáp; qua trình người tha thiết. Thuyết trình; bày do GV và 2. Cảnh hoàng hôn Trực quan; kĩ HS đánh giá thôn Vĩ và nỗi niềm thuật sơ đồ tư khổ đau, chia lìa. duy. Đánh giá qua 3. Nỗi niềm thôn Vĩ. quan sát thái độ III.Tổng kết: Rút ra của HS khi thảo những thành công luận do GV đánh đặc sắc về nội dung giá và nghệ thuật của tác phẩm. HĐ 3: Đ3, Đ4, Đ5, Thực hành bài tập Vấn đáp, dạy Đánh giá qua hỏi Luyện tập GQVĐ luyện kiến thức, kĩ học nêu vấn đáp; qua trình (10 phút) năng đề, thực bày do GV và hành. HS đánh giá Kỹ thuật: động não. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế đời Đàm thoại Đánh giá qua sản dụng (5 Đ4, Đ5, V1 sống để làm rõ thêm gợi mở; phẩm graphics phút) thông điệp tác giả Thuyết trình; qua trình bày do gửi gắm trong tác Trực quan. GV và HS đánh phẩm. giá. Đánh giá qua quan sát thái độ
  64. 64 của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở GQVĐ Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua sản rộng kiến thức kĩ thuật sơ đồ phẩm theo yêu (5 phút) tư duy cầu đã giao. GV và HS đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình dạy bài mới) 2. Bài mới TIẾT 1 : HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (CHO CẢ 2 TIẾT HỌC) a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: xem clip, nghe bài hát và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm : + Xứ Huế đẹp, mộng mơ; người xứ Huế dễ mến thân thương. + Cuộc đời tài hoa nhưng đầy bất hạnh, đau thương. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. +Trình chiếu 1 clip ngắn về xứ - HS báo cáo kết quả thực Huế trên nền bài hát “Hàn Mặc hiện nhiệm vụ. Tử” + Câu hỏi thảo luận: Em có cảm nhận gì về thiên nhiên xứ Huế và cuộc đời nhà thơ? Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử là nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ
  65. 65 đến những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ5, GQVĐ b. Nội dung: 2 nội dung: tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm : 1) Tác giả: - Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên b ầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên) - Ông có cảnh ngộ bất hạnh, sớm mất cha, mắc bệnh hiểm nghèo. - Tác phẩm chính (SGK) 2) Tác phẩm - Trích từ tập “thơ điên”. - Hoàn cảnh sáng tác: trong tập “Thơ điên ”sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. - Bố cục: + Khổ 1: cảnh Thôn Vĩ và niềm hy vọng tình yêu, hạnh phúc. + Khổ 2: Cảnh xứ Huế và nỗi buồn chia xa. + Khổ 3: Người con gái Huế, cảnh mộng và nỗi hoài nghi tuyệt vọng. d. Các bước dạy học
  66. 66 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trước hoạt động: Tìm đọc - HS huy động kiến thức và trả lời. các tư liệu liên quan đến cuộc đời Hàn Mặc Tử? Ấn tượng của em về tác giả này? - HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút Trong hoạt động:*HS trả lời cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà : ? Tìm hiểu tiểu dẫn SGK và trình bày những nét chính về tác giả ? - GV nhận xét và kết luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác - HS suy nghĩ và trả lời phẩm. HS sử dụng sgk. + Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? + Xác định nội dung chính cua từng khổ thơ trong bài thơ? GV cho HS đọc bài thơ, HS đọc bài thơ. hướng dẫn cách đọc 2. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN Nội dung 1: Tìm hiểu khổ 1 ( Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết) a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, DH-HT b. Nội dung hoạt động: Tìm hiểu khổ 1 của bài thơ. c. Sản phẩm: Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết ( 15 phút) - “Sao anh ” : Câu hỏi tu từ nhiều sắc thái : lời trách nhẹ nhàng hay cũng là lời mời gọi tha thiết. - Cảnh thôn Vĩ: vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:
  67. 67 + vẻ đẹp của nắng hàng cau - nắng mới lên gợi đúng đặc điểm của cái nắng miền Trung : nắng nhiều và chói chang , rực rỡ lúc hừng đông. + Vẻ đẹp mượt mà, tươi tốt ,dầy sức sống Vườn ai mướt qua ,xanh như ngọc. - Lá trúc mặt chữ điền: bóng dáng con người xuất hiện tạo nên sự hấp dẫn cho lời mời gọi => Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ, cảnh xinh xắn , con người phúc hậu ,thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiếtvà niểm băn khoăn day dứt của tác giả d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về bức - HS nêu suy nghĩ ban tranh thiên người xứ Huế trong khổ 1? đầu của cá nhân Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận HS suy nghĩ và trả lời theo cặp trong bàn: (cá nhân) + Câu hỏi mở đầu bài thơ có gì đặc biệt? HS sử dụng sgk + Cảnh Thôn Vĩ hiện lên như thế nào ? Bóng dáng của người con gái Huế xuất hiện gây thêm ấn tượng - HS thảo luận theo cặp gì cho lời mời gọi? 5p - Đại diện báo cáo sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. 3. HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CỦA TIẾT 1 a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ b. Nội dung: Quan sát 2 câu văn. Mỗi câu đều bị lược đi một số từ. - Điền vào dấu 3 chấm. c. Sản phẩm:
  68. 68 1. Cảnh thiên nhiên thôn vĩ hiện lên qua các hình ảnh: nắng hàng cau, vườn ai, lá trúc che ngang mặt chữ điền 2. Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ, cảnh xinh xắn , con người phúc hậu,thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. d. Các bước dạy học GV chiếu câu văn chứa dấu “ ” lên slide: 1. Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên qua các hình ảnh: , , 2. Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ, cảnh , con người ,thiên nhiên và con người với nhau trong vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. HS quan sát, gấp sách lại và trả lời câu hỏi. TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN (TIẾP TIẾT 1) Nội dung 2: Tìm hiểu cảnh hoàng hôn thôn Vĩ với nỗi niềm cô lẻ, chia lìa và nỗi niềm thôn Vĩ (Khổ 2, khổ 3). a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động: thảo luận 2 nội dung: khổ 2 và khổ 3. c. Sản phẩm: Khổ 2 : Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ , chia lìa - Cảnh thôn Vĩ thật êm đềm thơ mộng , nhịp điệu khoan thai ,êm đềm : Gió mây nhè nhẹ bay đi ,dòng chảy lững lờ ,cây cỏ khẽ đung đưa - Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách. - Nhân hóa: Dòng nước làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã. Thể hiện sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình cảnh đẹp như lạnh lẽo, dường như phảng phất tâm trạng thờ ơ xa cách cuộc đời đối với mình - Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn,nhẹ nhàng,tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng,như thực như ảo
  69. 69 - Câu hỏi: Có chở sáng lên hivọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời  Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng 3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ - Mơ khách : Khoảng cách về thời gian, không gian. - Áo em :hư ảo,mơ hồhình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời,không thể tới được nên t/g rơi vào trạng thái hụt hẫng,bàng hoàng, xót xa. - Ai biết : biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của t/g đang ở thời kì đau thương nhất.Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc  Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ lại khổ thơ 2, 3; gạch HS hiện theo yêu cầu chân những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc theo cảm nhận của GV. của anh/chị (HS suy nghĩ và làm Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận việc cá nhân) theo nhóm: HS sử dụng sgk Nhóm 1: Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở khổ 2, nó có sự khác biệt gì so với khổ 1? - HS thảo luận theo Nhóm 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả qua hình ảnh nhóm 5p “gió”, “mây”, “sông”, chỉ ra nét độc đáo của nó ? - Đại diện báo cáo sản Nhóm 3: Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ phẩm. trong khổ này ?Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay - Nhận xét sản phẩm đổi thế nào ? cho nhóm bạn. Nhóm 4: Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm (Nhóm dùng giấy A0, giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên ? Đằng sau
  70. 70 phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ ? PP ) GV yêu cầu HS sử dụng sgk - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nội dung 3: Tổng kết a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: HS tư duy, động não để rút ra được: + giá trị nội dung + giá trị nghệ thuật. c. Sản phẩm 1. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ, - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giũa thực và ảo. 2. Ý nghĩa văn bản: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ. d. Các bước dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ - HS đọc lại bài vừa học bài vừa học HS sử dụng sgk Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ - HS làm việc cá nhân thuật của bài thơ? (Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết) HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
  71. 71 a.Mục tiêu: Đ4, N1 b. Nội dung hoạt động: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? 2/Xác định phép điệp trong câu thơ:Mơ khách đường xa khách đường xa, Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép điệp đó ? 3/ Câu thơ Ai biết tình ai có đậm đà? đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ ? Trả lời : 1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện nỗ nhớ hình ảnh người thiếu nữ Huế và sự tuyệt vọng của thi nhân. 2/ Phép điệp trong câu thơ: điệp ngữ khách đường xa hai lần Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình. Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (Sao anh không về chơi thôn Vĩ), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy tư ấy, nhưng ở đây chủ yếu là mặc cảm về tình người. 3/ Câu thơ Ai biết tình ai có đậm đà? đạt hiệu quả nghệ thuật: nhà thơ đã sử dụng rất tài tình đại từ phiếm chỉ ai để mở ra hai ý nghĩa của câu thơ: nhà thơ làm sao mà biết được tình người xứ Huế có đậm đà không, hay cũng mờ ảo, dễ có chóng tan như sương khói kia; tuy vậy, người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm Mơ khách đường xa khách đường xa, vụ. Áo em trắng qúa nhìn không ra;
  72. 72 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? ( Trích Đây thôn Vĩ Dạ , Hàn Mặc Tử, Tr 39, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1 b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung:Hàn Mặc Tử là con người dẫu chịu nhiều đau thương trong cuộc sống mà vẫn khát khao yêu thương, khát khao yêu cuộc đời. Từ đó, thí sinh bàn luận ý nghĩa của niềm khát khao đó, phê phán một bộ phận giới trẻ có tư tưởng bi quan, chán nản, mất phương hướng. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ Tình yêu cuộc sống của nhà thơ bất - HS báo cáo kết quả thực hiện hạnh Hàn Mặc Tử đã gợi cho anh chị có suy nhiệm vụ. nghĩ gì? Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình - Nhận xét và chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: GQVĐ b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; vẽ tranh c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học.
  73. 73 - Bài sưu tầm của HS d. Các bước dạy học: Hoạt động của GV - HS Hoạt động của HS -GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. + Vẽ bản đồ tư duy bài học - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (tiết sau). + Tìm đọc thêm một số bài thơ cùa Hàn Mặc Tử - Nhận xét và chuẩn kiến thức. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11 - Thiết kế bài giảng 11 - Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1) - Văn bản văn học 11, V. RÚT KINH NGHIỆM
  74. 74 Tiết 77: : TT tiết dạy theo KHDH THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1 Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ Đ1 2 Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ Đ2 3 Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ Đ3 trong văn nghị luận. 4 Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản Đ4 nghị luận. 5 Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội Đ5 hoặc văn học. 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc thao tác lập luận bác bỏ 7 Biết vận dụng hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ vào việc V1 phân tích và tạo lập câu, văn bản. NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM
  75. 75 10 Nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ, có ý thức vận TN dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài học có ý nghĩa về đạo đức II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, Phiếu học tập, bảng phụ, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học (STT của YCCĐ) trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Khởi Đ1 Huy động, kích - Nêu và giải Đánh giá qua động hoạt kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của (07 phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, cá nhân cảm có liên quan đến gợi mở nhận chung của thao tác lập luận bác bỏ bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, I. Mục đích, yêu Đàm thoại Đánh giá qua Khám phá GT-HT,GQVĐ cầu của thao tác lập gợi mở; Dạy sản phẩm sơ đồ kiến thức luận bác bỏ. học hợp tác tư duy với công (25 phút) II. Cách bác bỏ (Thảo luận cụ là rubric; qua nhóm, thảo luận cặp đôi); hỏi đáp; qua Thuyết trình; trình bày do GV Trực quan; kĩ và HS đánh giá thuật sơ đồ tư duy. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 3: Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ Thực hành bài tập Vấn đáp, Đánh giá qua Luyện tập luyện kiến thức, kĩ dạy học nêu hỏi đáp; qua (05 phút)
  76. 76 năng vấn đề, thực trình bày do GV hành. Dạy và HS đánh giá học hợp tác Đánh giá qua (Thảo luận quan sát thái độ nhóm, thảo của HS khi thảo luận do GV luận cặp đánh giá đôi); Kỹ thuật: động não. HĐ 4: Vận Liên hệ thực tế đời Đàm thoại Đánh giá qua dụng (5 Đ2, Đ3, Đ4, V1 sống để làm rõ gợi mở; sản phẩm phút) thêm về thao tác Thuyết trình; graphics qua lập luận bác bỏ Trực quan. trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 5: Mở Đ2, Đ4, GQVĐ Tìm tòi, mở rộng Thuyết trình; Đánh giá qua rộng kiến thức sử dụng công sản phẩm theo (3 phút) nghệ thông yêu cầu đã giao. tin để vẽ sơ GV và HS đánh đồ tư duy, giá tóm tắt bài học B TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ 1. KHỞI ĐỘNG. a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: HS vận dụng các thao tác lập luận đã học để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm: Quan điểm và cách lập luận để bảo về quan điểm của HS d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS
  77. 77 - Trước hoạt động: Em hãy nhắc lại những - HS thực hiện nhiệm vụ: thao tác lập luận đã học? - HS báo cáo kết quả thực hiện - Trong hoạt động: GV đưa ra tình huống: Có nhiệm vụ: người cho rằng con người sống để ăn. Nhưng có người nói ngược lại: Ăn để sống. Em đồng ý quan niệm nào? Hãy lập luận để bảo vệ quan điệm của mình. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ.Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài: thao tác lập luận bác bỏ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NỘI DUNG 1: MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: gồm các nội dung: khái niệm thao tác lập luận bác bỏ, mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. c. Sản phẩm 1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ: - Bác bỏ: bác đi, gạt đi,không chấp nhận ý kiến. - Phản bác: Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác  Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc. 2/ Mục đích: - Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật. 3/ Yêu cầu: - Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái. - Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.
  78. 78 d. Các bước dạy học HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH Trước hoạt động : Em đã gặp tình huống nào sử dụng thao tác lập luận bác HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) bỏ trong đời sống ? Hãy lấy một ví dụ cụ thể ? Trong hoạt động :GV yêu cầu HS HS làm việc cá nhân tìm hiểu mục I trong SGK -GV yêu cầu hs tra từ điển Tiếng Việt - HS làm việc theo cặp trong 4p nghĩa của từ bác bỏ,phản bác - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm Từ sự tra cứu đó, gv hình thành khái của nhóm mình. niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong - Các nhóm khác nhận xét chéo. sách(thảo luận theo cặp) 1.Thế nào là bác bỏ? Trong cuộc sống cũng như viết bài nghị luận, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì? 2. Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào? 3.Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ? 4. Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn? - GV chuẩn kiến thức. Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi. - Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ NỘI DUNG 2: CÁCH BÁC BỎ a. Mục tiêu: Đ2, Đ4, Đ5, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, kĩ thuật động não, trình bày một phút để giải quyết các nội dung: bố cục bài văn nghị luận bác bỏ, cách thức bác bỏ và giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ. c. Sản phẩm * Nl 1: Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.
  79. 79 - Bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác. * Nl2: - Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn. - Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”. * Nl3: - Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”. - Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh. => Kết luận: 1/ Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ: - Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch - Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ - Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết 2/ Cách thức bác bỏ: - Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm - Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình 3/ Giọng điệu của văn NL bác bỏ: - Rắn rỏi,dứt khoát - Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Trước hoạt động : GV cho hs đọc tất cả HS làm việc cá nhân những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng. và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất. - Trong hoạt động : Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một ngữ liệu - HS làm việc theo nhóm trong 5p dựa vào việc trả lời các câu hỏi sau: Cho biết trong ba đoạn trích trên, luận điểm (ý - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm kiến, nhận định, quan niệm ) nào bị bác của nhóm mình. bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?
  80. 80 - Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị - Các nhóm khác nhận xét chéo. luận bác bỏ? - Sau hoạt động : Khuyến khích HS xung phong trả lời và đưa ra kết luận. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Bài tập 1: (1) Đoạn văn a: − Tác giả bác bỏ quan niệm "đổi cứng ra mềm" của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an. − Bác bỏ bằng lí lẽ và dẫn chứng. (2) Đoạn văn b: − Tác giả bác bỏ quan niệm cho rằng "thơ là những lời đẹp". − Bác bỏ bằng những dẫn chứng cụ thể. * Bài tập 2: − Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò. − Phân tích "học yếu" không phải là một "thói xấu", mà chỉ là một "nhược điểm" chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối (sức khoẻ, khả năng, hoàn cảnh gia đình ); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai trên. − Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với "những người học yếu" là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, trong đó có mặt học tập. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm Nhóm 1+2: Bài tập 1 vụ. * Yêu cầu phân tích: − Vấn đề bị bác bỏ ở mỗi đoạn văn? − Cách bác bỏ của mỗi tác giả? Nhóm 3+4: Bài tập 2
  81. 81 Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó. - Nhận xét và chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, GQVĐ b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ chính bản thân người đội mũ khi đi lại ừên đường nếu chẳng may gặp phải tai nạn rủi ro. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não ừong các vụ tai nạn giao thông. Vi vậy việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hết sức cần thiết. d. Các bước dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm khi đi xe máy là không cần thiết”. vụ. (Hoặc: “Đã là đàn ông phải biết uống rượu”) Em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó. - Nhận xét. (NL giải quyết vấn đề) HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG. a. Mục tiêu: Đ5, GQVĐ
  82. 82 b.Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; bài sưu tầm của HS c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Bài sưu tầm của HS d. Các bước dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + Sưu tầm những đoạn văn nghị luận xã vào tiết học sau: hội tiêu biểu có sử dụng thao tác lập tư duy luận bác bỏ (Tìm kiếm qua sách báo, mạng internet. Chú ý những ngữ liệu liên quan đến đời sống xã hội gần gũi với tuổi trẻ) IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng - Thiết kế bài giảng V. RÚT KINH NGHIỆM
  83. 83 Tiết 78 : TT tiết dạy theo KHDH LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1 Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ Đ1 trong văn nghị luận. 2 Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ Đ2 3 Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ Đ3 4 Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản Đ4 nghị luận. 5 Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội Đ5 hoặc văn học. 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề N1 thuộc thao tác lập luận bác bỏ 7 Biết vận dụng hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ vào việc V1 phân tích và tạo lập câu, văn bản. NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành GT-HT nhiệm vụ nhóm được GV phân công. 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM 10 Nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ, có ý thức vận TN dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài
  84. 84 học có ý nghĩa về đạo đức II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 2. Học liệu: SGK, Phiếu học tập, bảng phụ, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH Phương án học (STT của YCCĐ) trọng tâm chủ đạo đánh giá (Thời gian) HĐ 1: Khởi Đ1 Huy động, kích - Nêu và giải Đánh giá qua động hoạt kiến thức trải quyết vấn đề câu trả lời của (07 phút) nghiệm nền của HS - Đàm thoại, cá nhân cảm có liên quan đến gợi mở nhận chung của thao tác lập luận bác bỏ bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, I. Lí thuyết Đàm thoại Đánh giá qua Khám phá GT-HT,GQVĐ II. Bài tập gợi mở; Dạy sản phẩm sơ đồ kiến thức học hợp tác tư duy với công (25 phút) (Thảo luận cụ là rubric; qua nhóm, thảo luận cặp đôi); hỏi đáp; qua Thuyết trình; trình bày do GV Trực quan; kĩ và HS đánh giá thuật sơ đồ tư duy. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 3: Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ Thực hành bài tập Vấn đáp, Đánh giá qua Luyện tập luyện kiến thức, kĩ dạy học nêu hỏi đáp; qua (05 phút) năng vấn đề, thực trình bày do GV hành. Dạy và HS đánh giá