Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

doc 10 trang thienle22 6350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_8_giao_vien_truong_thi_kieu_g.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Tuần 8 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 12/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 14/ 10/ 2019 ( 4C, 4A, 4B) I. Mục tiêu: -KT. Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo,tuồng,lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế. -KN. Biết cách tạo hình mặt nạ. - TĐ. Yêu thích và đam mê hóa trang. - NL. Năng lực sáng tạo kĩ năng và kĩ thuật thể hiện sản phẩm. * Hs Năng khiếu: Nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo,tuồng,lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế. * Hs bình thường: Biết được một số loại mặt nạ. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:vận dụng quy trình mĩ thuật:tạo hình từ vật tìm được,trình diễn sắm vai. -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân,nhóm. III.Chuẩn bị: GV:Tranh ảnh về một số lễ hội hóa trang;chèo,tuồng,cải lương . Hình minh họa các bước thực hiện tạo hình mặt nạ hóa trang HS:Màu vẽ,giấy vẽ, bìa,kéo,hồ dán,dây,các vật dễ tìm như:khuy áo,hạt,ruy băng IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: Từ HĐ3 đến HĐ4 . 1. HĐ3. Hoạt động thực hành. - GV tổ chức cho HS tạo sản phẩm hóa trang theo ý thích. Đánh giá TX: * Tiêu chí đánh giá: - Tạo được sản phẩm hóa trang có màu sắc đẹp, sản phẩm cân đối. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 1
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 * Phương pháp đánh giá: Quan sát, * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. 2. HĐ4. Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Việc 1: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Việc 2: Hướng dẫ HS thuyết trình về sản phẩm của mình, bạn. Việc 3: Đánh giá, nhận xét, ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Mặt nạ cân đối, thể hiện được đặc điểm con vật. Màu sắc hoài hòa có độ tương phản. - Thuyết trình về sản phẩm của mình và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chất liệu khác để tạo ra các sản phẩm mặt nạ hóa trang. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu cho chủ đề 4. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 2
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 3: CHÂN DUNG BIỂU CẢM Thời lượng: 2 tiết (Tiết 1) Ngày soạn: 12/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 14/ 10/ 2019 ( 3D) Thứ 3/ 15/ 10/ 2019 ( 3A, 3B, 3C) I. Mục tiêu. - KT. Bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - KN. Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. TĐ: Thể hiện tình yêu bản thân. - NL. Năng lực biểu đạt ấn tượng và cảm xúc cá nhân. * HS năng khiếu: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận riêng của bản thân, hình vẽ trương đối cân đối. Màu sắc hài hòa. * HS khuyết tật:.Cảm nhận và làm quen với những nét vẽ đơn giản cua tranh chân dung biểu cảm. -II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Hình thức: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm III.Chuẩn bị. Giáo viên:- Bài vẽ chân dung và tranh chân dungbieeur cảm của Hs. - Hình minh họa các bước vẽ chân dung Học sinh:Giấy vẽ,màu vẽ ,hồ dán, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động:Cho Hs quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau.Y/c Hs nêu nhận xét cảm xúc của từng khuôn mặt. * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . 1. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - (Y/c Hs quan sát 2 bức tranh h4.1 SGK và so sánh cách vẽ 2 bức tranh. - Cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để hiểu thêm Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 3
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 về tranh chân dung biểu cảm. * ĐGTX * Tiêu chí đánh giá. - Nêu được sự khác biệt của tranh chân dung biểu cảm và tranh chân dung thường. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện. 2.1 Trải nghiệm vẽ không nhìn giấy:CV Chọn một Hs làm mẫu để gv thực hiện vẽ minh họa lên giấy. 2.2 Cách thể hiện đường nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm: Cho Hs quan sát một số bài vừa vẽ để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm Vẽ minh họa thêm nét biểu cảm vào bài vẽ để Hs quan sát. * ĐGTX * Tiêu chí đánh giá. - Nêu được ý tưởng sáng tạo thể hiện tranh chân dung biểu cảm bằng đường nét. - Hợp tác nhóm tốt, trình bày rõ ràng mạch lạc. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 4
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 3: HỘP MÀU CỦA EM Thời lượng: 2 tiết (Tiết 1 ) Ngày soạn: 12/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 14/ 10 / 2019 (2E) Thứ 3/ 15/ 10/ 2019 ( 2A, 2B, 2C, 2D) I. Mục tiêu. 1. KT: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu mà và biết cách pha các màu : da cam, xanh lục, tím. 2. KN: Biết pha màu và vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật. 3. TĐ: Yêu thích và thích thú với màu sắc. 4. NL: Năng lực trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm thông qua tác phẩm. * Hs Năng khiếu: Tạo được các màu bổ túc từ ba màu cơ bản và vẽ được màu vào tranh tĩnh vật hoa quả hoặc đồ vật. * Hs bình thường: Vẽ được màu vào tranh tĩnh vật hoa quả hoặc đồ vật. * HS khuyết tật: Nhận ra được một số màu sắc đơn giản. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:+Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau. +luyện tập,thực hành. -Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị. 1. Giáo viên: + Hình ảnh vè ba màu cơ bản:đỏ,vàng,lam và hình hướng dẫn cách pha màu da cam,xanh lục,tím. +Bài vẽ hoa quả,đồ vật có màu sắc đẹp. +Một số chất liệu màu quen thuộc với Hs 2. Học sinh: + Giấy vẽ, màu vẽ,bút chì, tẩy, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: *Khởi động:Cho Hs chơi trò chơi kể tên các đồ vật,sự vật có các màu đỏ,vàng, lam(màu đỏ-Mặt trời lúc hoàng hôn,trái táo; màu vàng-Tia nắng,ngôi sao,trái chuối chín ) liên hệ và dẫn dất vào bài Hộp màu của em 1.HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu: Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 5
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Cho hs nêu tên một số chất liệu màu quen thuộc và cảm nhận vẻ đẹp của từng chất liệu. ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Nhận biết được các màu cơ bản và màu bổ túc. - Phân biệt và cảm nhận được vẽ đẹp của các chất liệu. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ2:Hướng dẫn thực hiện: 2.1.Hướng dẫn pha trộn màu: Gv pha màu cho Hs quan sát 2.1.Hướng dẫn vẽ tranh đồ vật, hoa quả: Y/hs quan sát một số bài vẽ trong hình 4.5 và 4.3 SGK . ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được cách tạo ra các màu bổ túc từ ba màu cơ bản. - Nêu được cách vẽ tranh hoa quả và đồ vật. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 6
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ SẮC MÀU Thời lượng: 3 tiết (Tiết 3) Ngày soạn: 12 / 10 / 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 14/ 10/ 2019 ( 5B) Thứ 4/ 16, thứ 6: 18/ 10/ 2019 (5C, 5A. 5D) I. Mục tiêu: 1. KT: Nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. 2.KN. Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình và của bạn. 3. TĐ. Yêu thích và say mê khám phá. 4.NL. Biểu đạt ý tưởng, ấn tượng và cảm xúc cá nhân. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình vẽ theo nhạc -Hình thức tổ chức:Hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân. III.Chuẩn bị: 1. GV:Âm nhạc: bản nhạc có tiết tấu nhanh,tiết tấu chậm,có lúc mạnh mẽ sôi nổi,có lúc nhẹ nhàng,sâu lắng cho Hs nghe. - Sản phẩm của Hs: Hình ảnh, bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch, đã được sáng tạo từ bài vẽ theo nhạc 2. HS:Giấy vẽ,màu vẽ,thước kẻ,keo dán,kéo,băng dính IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * * Tiết 3: HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm cùng nhau chia sẽ trình bày cảm xúc - HS tự đánh giá lẫn nhau. - Đặt câu hỏi để HS trình bày và đánh giá sản phẩm. * ĐGTX: * Tiêu chí đánh giá - Sản phẩm có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, hình ảnh phong phú. - Thuyết trình được về sản phẩm của mình ( tên sản phẩm, nội dung chủ đề, Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 7
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 thông điệp của sản phẩm) - Nêu được cảm nhận của bản thân về sản phẩm của mình và của bạn. - Hợp tác nhóm tích cực, thuyết trình to, rõ ràng. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Lựa chọn sản phẩm đẹp, sáng tạo làm khung hoặc trang trí thêm để treo góc học tập cá nhân, treo trang trí lớp học. Hoặc có thể làm các sản phẩm khác. - Dặn dò: chuẩn bị vật liệu cho chủ đề 4. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 8
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU Thời lượng: 3 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 12/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 5 / 17/ 10/ 2019 ( 1B, 1C, 1A) Thứ 6/ 18/ 10/ 2019 ( 1D, 1E) I. Mục tiêu: 1. KT: Nhận ra và nêu được đặc điểm chung về hình dáng của con cá. 2. KN: Vẽ được con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá theo ý thích. 3. TĐ: HS yêu thích sáng tạo. 4. NL: Năng lực sáng tạo ý tưởng từ các chất liệu dễ tìm tạo ra sản phẩm yêu thích. *Hs năng khiếu: Vẽ được con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá. *Hs khuyết tật: Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng của con cá. II. Phương pháp và hình thức tổ chức; -Phương pháp:sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau,Xây dựng cốt truyện. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV:+Hình ảnh về cá,các bài vẽ cá được trang trí bằng nétc. +Hình minh họa cách vẽ và trang trí cá. HS:Sách Học Mĩ thuật 1;Giấy vẽ,màu vẽ,kéo,hồ dán,đất nặn IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: HĐ3 Hướng dẫn thực hành. -V1. Yêu cầu HS vẽ con cá vào tờ giấy, từng bước. B1. Vẽ hình của con cá gồm ( đầu, thân, đuôi). B2. Vẽ chi tiết cho con cá ( mắt, vây ) B3. Vẽ màu trang trí. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 9
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 -Hướng dẫn HS cắt ra khỏi tờ giấy làm kho hình ảnh. Có thể hướng dẫn HS cắt, xé dán con cá bằng giấy màu. - V2. Hoạt động nhóm. Từ kho hình ảnh yêu cầu HS dán vào tờ giấy rộng tạo thành bức tranh về đàn cá và có thể vẽ thêm hình ảnh khác cho tranh sinh động. - GV quan sát hướng dẫn HS thực hành, GV quan tâm hướng dẫn HS khuyết tật để em hoàn thành sản phẩm theo mức độ đơn giản. - ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Vẽ, xé, cắt được hình con cá cân đối, trang trí đẹp mắt. - Dán được các con cá vào khổ giấy lớn tạo bức tranh đàn cá cân đối và vẽ được các hình ảnh khác cho bức tranh sinh động. - Hợp tác nhóm tốt. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 10