Giáo án Mẫu giáo lơn - Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

doc 8 trang thienle22 27890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lơn - Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lon_de_tai_tim_hieu_lang_nghe_truyen_thong.doc

Nội dung text: Giáo án Mẫu giáo lơn - Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI GIÁO ÁN HỘI GIẢNG (Lĩnh vực phát triển nhận thức) - Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh - Giáo viên: Bùi Thị Hồng Điệp - Lớp mẫu giáo lớn A4 Năm học 2017-2018
  2. I/ Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: -Trẻ biết được tên gọi, dụng cụ, nguyên liệu làm việc, quy trình làm việc và các sản phẩm nổi bật của làng nghề mây tre đan Phú Vinh -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi “Nghệ nhân thử tài” 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng quan sát và nêu nhận xét về các sản phẩm, dụng cụ, nguyên liệu của làng nghề mây tre đan - Trẻ có kỹ năng đan nong mốt. - Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời cả câu của cô rõ ràng, mạch lạc và kỹ năng hoạt động nhóm. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách, đúng luật. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn các sản phẩm của làng nghề - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đoàn kết, hợp tác với bạn khi chơi, có ý thức kỉ luật nghe theo sự hướng dẫn của cô. II/ Chuẩn bị: 1. Địa điểm: - Tổ chức tại hội trường - Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình vòng cung - Xây dựng môi trường lớp học: Phối cảnh một góc làng nghề mây tre đan 2. Đồ dùng của cô: -Video về làng nghề - Các sản phẩm mây tre đan để trưng bày - Slide giới thiệu một số làng nghề: lụa Hà Đông, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, cốm làng Vòng, làng gỗ Đồng Kỵ - Máy chiếu, máy tính, loa - Trang phục của cô: áo dài
  3. - Trang phục của nghệ nhân: Áo nâu 3. Đồ dùng của trẻ: -Các nan tre để đan - Trang phục của trẻ: trẻ mặc đồng phục của trường III: Cách tiến hành: Hoạt động của Cô Hoạt động của Trẻ 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu chương trình: “Thế giới quanh ta” + Cô giới thiệu các vị khách quý đến tham dự chương trình +Cô giới thiệu về chương trình 2. Phương pháp, hình thức tổ chức *Tìm hiểu về làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh Hoạt động 1: Giới thiệu về làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh - Trẻ quan sát và trả - Cô cho trẻ xem video về làng nghề mây tre đan Phú Vinh lời câu hỏi +Các con vừa xem đoạn video nói về làng nghề nào? +Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nằm ở đâu? +Trong đoạn video các con thấy những gì? +Các con thấy nghệ nhân làm việc như thế nào? Hoạt động 2:Tìm hiểu về nguyên liệu và 1 số sản phầm của làng nghề -Đến thăm làng nghề cô đã mang về cho các con những món quà rất đẹp, các con có muốn biết đó là quà gì không? Cô chia trẻ thành 4 nhóm và phát quà cho mỗi nhóm - Trẻ quan sát và thảo -Cô tặng cho mỗi nhóm 1 sản phẩm mây tre đan. Nhiệm vụ luận theo nhóm của các nhóm là thảo luận về tên gọi, nguyên liệu, đặc điểm. Công dụng của sản phẩm đó. Sau 30 giây, các nhóm cử đại
  4. diện lên giới thiệu về sản phẩm mà nhóm mình đã tìm hiểu. + Nhóm 1: rổ làm bằng tre - Trẻ đại diện nhóm + Nhóm 2: Giỏ làm bằng mây lên nêu ý kiến của + Nhóm 3: Cái quạt bằng tre nhóm mình + Nhóm 4: Khay bằng mây -Trẻ đặt câu hỏi cho - Cho trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm. Cô dùng câu các nhóm khác hỏi gợi ý trẻ nhận xét, các nhóm khác bổ xung ý kiến. Cô khái quát: Đây là những sản phẩm thường dùng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuy chúng có tên gọi và công dụng khác nhau nhưng đều được làm từ nguyên liệu là tre và mây. -Trẻ trả lời câu hỏi - Bạn nào đã từng nhìn thấy sợi mây, nan tre? của cô. - Cô cho trẻ xem sợi mây, nan tre ( có thể cho 1 vài trẻ sờ, -Trẻ sờ, ngửi, uốn ngửi thử) nan tre, sợi mây -Các con thấy sợi mây (nan tre) như thế nào? -Trẻ trả lời câu hỏi - Theo các con những sợi mây, nan tre này được lấy từ đâu? của cô Cô kq: Các sợi mây, nan tre này rất mềm, dẻo, dễ uốn và chúng được các nghệ nhân của làng phúc vinh lấy từ cây tre và cây mây. Hoạt động 3:Tìm hiểu về dụng cụ lao động và quy trình làm mây tre đan của làng nghề - Theo các con để tạo ra được các sản phẩm từ mây tre, các -Trẻ trả lời câu hỏi nghệ nhân của làng nghề truyền thống mây tre Phú Vinh -Trẻ quan sát và trả phải cần đến dụng cụ gì và làm như thế nào? lời câu hỏi - Để tìm hiểu kỹ hơn về các dụng cụ và quy trình làm ra các sản phẩm mây tre đan của các nghệ nhân làng nghề phú vinh, cô sẽ đưa các con đến thăm một góc làng nghề thu nhỏ nhé
  5. - Cô và trẻ trò chuyện cùng nghệ nhân. Cô khuyến khích trẻ đặt câu hỏi dùng câu hỏi gợi ý trẻ khám phá về dụng cụ và - Trẻ quan sát và trả quy trình làm sp mây tre đan. lời câu hỏi - Các con thân mến, đây là nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề mây tre đan. Các con hãy chào và làm quen với nghệ nhân nào. -Nghệ nhân: +Nghệ nhân chào cả lớp - Cô giáo: Ông ơi hôm nay, các bạn lớp A4 đến thăm làng Trẻ chào nghệ nhân nghề mây tre đan phú vinh. Các bạn ý rất muốn được tìm hiểu về làng nghề. Ông có thể giới thiệu qua về bản thân và nơi làm việc của bác được không ạ? +Nghệ nhân giới thiệu tên, nơi làm việc. - Các con hãy hỏi xem nghệ nhân đang làm gì? (nghệ nhân -Trẻ quan sát và đặt đang dùng dụng cụ để pha chế nguyên liệu) câu hỏi -Có bạn nào muốn đặt câu hỏi cho nghệ nhân không? + Ông ơi làm thế nào để có những nan tre này ạ? -Trẻ đặt câu hỏi cho -> Nghệ nhân giải thích về các dụng cụ, cách sử dụng các nghệ nhân dụng cụ để làm thành các nan tre, sợi mây. -> Cô hỏi lại trẻ: Để pha chế được các nguyên liệu như nan -Trẻ quan sát và trả tre, sợi mây cần những dụng cụ gì? lời câu hỏi - Cô gợi ý để trẻ hỏi nghệ nhân và tìm hiểu thêm về các dụng cụ khác của làng nghề truyền thống mây tre đan. -Trẻ đặt câu hỏi cho -Nghệ nhân giới thiệu dụng cụ và công dụng của các dụng nghệ nhân cụ Nghệ nhân khái quát lại: Trong quá trình làm việc ông và những người thợ của làng nghề truyền thống mây tre đan cần sử dụng: dao, kéo, dùi, keo 502, kẹp.
  6. - Trẻ: Ông ơi cái gì đây ạ ( rổ, giá, bình hoa ) - Nghệ nhân: Đây là bình hoa những sản phẩm của làng -Trẻ chăm chú lắng nghề phú vinh đấy các cháu ạ. nghe nghệ nhân giới - Trẻ : Ông ơi làm thế nào để tạo ra các sản phẩm này ạ? thiệu -Nghệ nhân: Để làm ra một sản phẩm mây tre đan thường -Trẻ trả lời câu hỏi làm các bước sau: của cô +Bước 1: Chọn nguyên liệu +Bước 2: Pha chế nguyên liệu +Bước 3:Thực hiện đan sản phẩm +Bước 4:Hoàn thiện sản phẩm (đính hoa, đính khuy, ) -Trẻ trả lời câu hỏi Cô giáo: Bạn nào có thể nhắc lại xem quy trình làm ra sản của cô phẩm sẽ trải qua những bước nào? Nghệ nhân khái quát: Để làm ra sản phẩm mây tre đan, tôi sẽ làm qua các bước sau: Chọn nguyên liệu, pha chế nguyên liệu,thực hiện đan sản phẩm và cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm Hoạt động 4: Trẻ trải nghiệm công việc của làng nghề truyền thống mây tre đan - Cho trẻ hỏi cách đan các sp.( trẻ: Ông ơi đan cái này có khó không ạ. Ông đan như thế nào ạ?) - Nghệ nhân giải thích và hướng dẫn trẻ cách đan nong mốt -Trẻ chăm chú lắng (Giải thích có rất nhiều cách đan khác nhau để tạo thành sp nghe nghệ nhân như đan nong mốt, đan nong đôi) hướng dẫn Các cháu có muốn đan thử không?Ông sẽ hướng dẫn các cháu cách đan dễ nhất đấy là đan nong mốt nhé. ( Nghệ nhân hướng dẫn trẻ đan) - Cho trẻ về nhóm thực hành đan. Cô và nghệ nhân đi kiểm -Trẻ thực hành đan tra và hướng dẫn trẻ đan. dưới sự hướng dẫn
  7. - Sau 1 bản nhạc, cho trẻ mang sp lên và nghệ nhân nhận xét của cô. cách đan của các nhóm. Cô và trẻ cảm ơn nghệ nhân, chào -Trẻ chào nghệ nhân tạm biệt và quay lại chương trình. *Khái quát chung: Cô giáo: Các con thấy không, từ những nguyên liệu gần gũi với con người Việt Nam như cây mây, cây tre. Dưới bàn tay -Trẻ chăm chú lắng khéo léo của các nghệ nhân đã làm ra rất nhiều sản phẩm nghe cô nói. đẹp không chỉ phục vụ cho đời sống của con người mà những sản phẩm đó còn mang giá trị văn hóa tinh thần của đất nước Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải trân làm gì để thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với các nghệ nhân làng nghề phú vinh? *Mở rộng -Cô giáo: Ngoài làng nghề truyền thống mây tre đan ra, các -Trẻ trả lời câu hỏi con có biết làng nghề truyền thống nào nữa không? của cô. -Cô giới thiệu với trẻ một số làng nghề tiêu biểu trên power point *Củng cố Trò chơi : Nghệ nhân thử tài +Cách chơi: Cô chia trẻ thành đội, trẻ lên chọn sản phẩm của làng nghề mây tre đan. Khi trẻ lấy được sản phẩm và mang về đến chỗ của đội mình thì bạn tiếp theo sẽ tiếp tục -Trẻ chơi trò chơi đi sản phẩm khác. Trẻ mang về để vào chỗ quy định của đội theo sự hướng dẫn và mình, sau đó về cuối hàng tổ chức của cô +Luật chơi: Trẻ chơi theo luật tiếp sức, mỗi lượt lên chơi chỉ được lấy 1 sản phẩm. Kết thúc bản nhạc đội nào lấy được nhiều sản phẩm đúng yêu cầu của cô sẽ giành chiến thắng.
  8. +Cô tổ chức cho trẻ chơi, cho trẻ nhận xét phần chơi của đội bạn. Sau đó cô khái quát lại kết quả chơi 3. Kết thúc: Trong chương trình “Thế giới quanh ta” ngày hôm nay các con đã được cùng nhau tìm hiểu về làng nghề truyền thống nào? Các con thích nhất điều gì trong chương trình này? Sau chương trình này các con có muốn trở thành nghệ nhân của Trẻ lắng nghe cô nói làng nghề truyền thống mây tre đan không? -Cô nhận xét và khen ngợi trẻ, hướng trẻ đến với hoạt động lần sau.