Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Vẽ vườn cây ăn quả
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Vẽ vườn cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_de_tai_ve.doc
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Vẽ vườn cây ăn quả
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: VẼ VƯỜN CÂY ĂN QUẢ Chủ đề : THẾ GIỚI THỰC VẬT Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ B1 Loại tiết : Đề tài Số lượng : 25-28 trẻ Thời gian : 25- 30 phút Ngày dạy : 21/2/2012 G.V Thực hiện : Hoàng Thị Thu Phương
- I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được đặc điểm vườn cây ăn quả: Vườn cây có nhiều loại quả khác nhau, vườn cây có cùng loại quả. - Nhận biết cách vẽ vườn cây ăn quả từ nhiều chất liệu khác nhau. 2. Kỹ năng: - Trẻ sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ được vườn cây ăn quả. - Rèn trẻ cách sử dụng mầu, phối mầu sắc trong tranh, tạo bố cục đơn giản cho bức tranh. - Rèn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút 3. Thái độ: - Hứng thú tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây để cây cho nhiều trái ngọt. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - 3 tranh mẫu vẽ vườn cây ăn quả. + Tranh 1: Tranh vẽ vườn dừa bằng phấn sáp. + Tranh 2: Tranh vẽ vườn cây ăn quả bằng mầu nước, mầu sắc rõ nét + Tranh 3: Tranh vẽ vườn cây ăn quả bằng sáp mầu, có bố cục rõ ràng. - Ti vi, đầu đĩa, đĩa ghi hình ảnh về vườn cây ăn quả. - Đĩa ghi nhạc bài hát: “ Đố cây” đặt lời dựa trên làn điệu dân ca “lý kéo chài”, bài hát “Bé chăm sóc cây” do cô sáng tác, nhạc tạo cảm xúc trong quá trình trẻ vẽ. - 2 giá treo tranh mẫu.
- 2. Đồ dùng của trẻ: -Khung giấy vẽ, bút sáp, mầu nước, bút dạ, chổi vẽ, đủ cho số trẻ. - Bàn ghế, giá vẽ. - 2 khung treo sản phẩm của trẻ. 3. Địa điểm: - Trẻ ngồi trong lớp, trên bàn và giá vẽ.
- III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ôn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài hát “Đố cây” quả dựa trên làn điệu dân ca “Lý kéo chài ” - Trò chuyện về nội dung bài hát. 2. Nội dung chính: a. Quan sát vườn cây ăn quả để cung cấp biểu tượng cho trẻ. - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về vườn cây ăn quả trên màn hình ti vi, trò chuyện cùng trẻ về hình ảnh các cây trên màn hình. * Giáo dục trẻ: Chăm sóc bảo vệ cây, không ngắt hoa, bẻ cành để cây đơm hoa kết trái a. Quan sát tranh mẫu: - Đến thăm vườn cây ăn quả cô đã vẽ được những bứa tranh rất đẹp các con cùng xem nhé. * Tranh 1: Tranh vẽ vườn dừa: + Con có nhận xét gì về những bức tranh? +Qủa dừa có điểm gì đặc biệt? +Trong tranh những cây dừa mọc ở đâu? + Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì? * Tranh 2: Tranh mầu nước vẽ vườn cây ăn quả có mầu sắc rõ nét. + Bức tranh này được vẽ bằng chất liệu gì?
- + Mầu sắc trong bức tranh ntn ? + Cô đã sử dụng mầu gì để tô nền trời? * Tranh 3: Tranh vẽ bằng sáp, có bố cục rõ ràng: + Bức tranh vẽ gì? Có những loại cây gì trong bức tranh? + Con nhận xét gì về các cây đó?( Nhận xét cây vẽ gần và cây vẽ xa) + Con nhìn xem cô đã sử dụng mầu gì để vẽ bức tranh? b. Trẻ thực hiện: - Cô hỏi trẻ ý định vẽ: Con sẽ vẽ vườn cây gì? Con vẽ ntn? Con sẽ sử dụng chất liệu gì để vẽ? - Cho trẻ về chỗ thực hiện. Cô bao quát trẻ: + Đối với trẻ yếu: Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ. + Đối với trẻ khá: Cô khuyến khích trẻ sáng tạo. c. Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ mang tranh lên trưng bày trên giá - Cho trẻ nhận xét tranh: + Con thích tranh nào nhất? Vì sao? Hoặc: Bức tranh này của ai? Con đã vẽ bức tranh ntn? 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ hát bài “ Bé chăm sóc cây” và đi ra ngoài - Kết thúc hoạt động.
- HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIỜ ĂN TRƯA. Lứa tuổi : Mẫu Giáo Nhỡ Số lượng trẻ : Cả lớp Thời gian : 60 – 70 phút Giáo viên chính : Hoàng Thị Thu Phương Giáo viên phụ 1 : Nguyễn Thị Hoàn Giáo viên phụ 2 : Phạm Thu Huyền.
- I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn - Biết vệ sinh trước và sau khi ăn. - Biết ngồi về bàn và giữ trật tự trong khi ăn. 2. Kỹ năng: - Ăn hết các món ăn, ăn hết xuất. - Cầm thìa xúc cơm gọn gàng, không rơi vãi. - Có kỹ năng rửa tay, lau mặt, lau miệng và xúc miệng nước muối sau khi ăn. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức trong giờ ăn. II. CHUẨN BỊ - Bàn, ghế đủ cho trẻ ngồi : 8 trẻ ngồi một bàn, mỗi trẻ một khăn lau miệng. - Đĩa inox, khăn lau tay, khăn lau bàn. - 3 bàn chia ăn, 2 khay to, khẩu trang, găng tay nilông - Cô và trẻ rửa tay sạch sẽ.
- III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Chuẩn bị trước khi ăn. - Cho trẻ ngồi về bàn ăn và chuẩn bị trước khi ăn. - Cô chính: Cho trẻ xếp hàng rửa tay, lau mặt trước khi ăn - Cô phụ 1: Hỗ trợ cô chính cho trẻ vệ sinh trước khi ăn. Bê thức ăn về lớp. - Cô phụ 2: Lau bàn trước khi ăn, cho trẻ về bàn ăn sau khi vệ sinh. Trò chuyện cùng trẻ, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - Cô chính: Chia thức ăn mặn ra bát to, mỗi bát to chia ra 10 xuất ăn. Bớt lại 1 xuất thức ăn mặn. Chia thức ăn từ bát to ra bát con - Cô phụ 1: Bê bát đi chia về các bàn. - Cô phụ 2: Giới thiệu món ăn, các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, cho trẻ mời cơm. - Trẻ ăn 2 bát: + Bát 1: Ăn thức ăn mặn. + Bát 2: Ăn cơm canh( sau khi ăn xong bát 1) b. Qúa trình trẻ ăn - 3 Cô cùng bao quát trẻ trong quá trình trẻ ăn, mỗi cô có nhiệm vụ bao quát 1 nhóm trẻ. Nhắc nhở trẻ ngồi ăn ngoan, trộn đều cơm và không làm vãi cơm ra bàn khi ăn. - Cô chính: Múc cơm và canh ra bát to khi trẻ ăn gần hết bát 1. Chia nốt phần thức ăn bớt lại cho trẻ SDD ( trong trường hợp không trẻ nào làm đổ cơm). - Cô phụ 1: Chia các bát cơm, canh về bàn. - Cô phụ 2: Tiếp tục bao quát trẻ.
- - Tiếp tục bao quát trẻ ăn. Động viên trẻ ăn yếu - Khi trẻ ăn gần hết bát 2 cô chia hoa quả về bàn ăn cho trẻ - Xúc cho các trẻ ăn chậm, trẻ SDD. c. Kết thúc bữa ăn. - Cô nhắc trẻ xúc miệng nước muối và lau miệng sau khi ăn: - Nhắc nhở trẻ cất bát, thìa và vệ sinh sau ăn. - Khi 2/3 trẻ ăn xong cô chính ra quản trẻ - Cô phụ 1: Chuẩn bị giường ngủ - Cô phụ 2: Cho nốt số trẻ còn lại ăn, dọn dẹp và vệ sinh lớp. - Cô chính nhắc trẻ đi vệ sinh và cho trẻ về giường nằm chuẩn bị giờ ngủ.