Giáo án Lớp 4-5 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy trẻ kĩ năng hát bài: Điều kì lạ quanh ta (Tác giả: Phạm Chỉnh)

doc 6 trang thienle22 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4-5 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy trẻ kĩ năng hát bài: Điều kì lạ quanh ta (Tác giả: Phạm Chỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_5_tuoi_de_tai_ndtt_day_tre_ki_nang_hat_bai_die.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 4-5 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy trẻ kĩ năng hát bài: Điều kì lạ quanh ta (Tác giả: Phạm Chỉnh)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG ===  === GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẲM MỸ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: NDTT: Dạy trẻ kĩ năng hát bài: Điều kì lạ quanh ta ( Tác giả: Phạm Chỉnh) NDKH: Nghe và cảm thụ âm nhạc: Bản hòa tấu Hồ thiên Nga ( Tác giả: Tchaikovsky) Lứa tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30 phút. Giáo viên: Lưu Thị Thơ Ngày thực hiện : 18/12/2019 Năm học: 2019-2020
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức - Trẻ nhớ được tên bài hát: Điều kì lạ quanh ta, tên tác giả bài hát : Phạm Chỉnh, Cảm nhận được giai điệu sắc thái tình cảm(Vui tươi, rộn ràng) của bài hát và trẻ thuộc bài hát” Điều kì diệu quanh ta” - Trẻ biết một số hình thức hát trong âm nhạc: âm la, hát đuổi, hát dãn, hát nhạc cụ - Trẻ biết nhịp điệu trong bản nhạc nghe “ Hồ thiên Nga” của tác giả: Tchaikovsky. 2. Kỹ năng - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện được sắc thái tình cảm vui tươi của bài hát - Trẻ có kĩ năng hát theo nhiều hình thức khác nhau: âm la, hát đuổi, hát dãn, hát nhạc cụ - Phát triển kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc, hưởng ứng và thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát được nghe 3. Thái độ - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc - Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm - Phòng học tại lớp MGN B1 2. Đội hình dạy trẻ - Hình chữ u, hang ngang 3. Đồ dùng * Đồ dùng của cô - Máy tính - Đàn Nhạc bài hát:” Điều kì diệu quanh ta” nhạc và lời:,”Phạm Chỉnh” nhạc chơi trò chơi, nhạc nước ngoài - Đồ dung âm nhạc: Sắc xô, lục lặc, phách tre * Đồ dùng của trẻ - Đồ dùng âm nhac” Phách tre, xắc xô, lục lặc . - Mỗi trẻ một đồ dùng âm nhạc chơi trò chơi
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ. gian 1 Ổn định tổ chức, tạo hứng thú - Cô giới thiệu khách: Hôm nay lớp mình rất vinh dự đón các cô giáo đến từ phòng giáo dục và đào tạo huyện gia Lâm. Các con khoanh tay chào các cô nào. - Để tạo không khí phấn khởi cho buổi học cô và các con cùng chơi trò chơi vòng tròn tiết tấu các con cùng nghe nhạc và làm động tác theo Trẻ cùng chơi bài “Jubi za” - Trẻ cùng chơi vận động tiết tấu. - Các con cảm thấy thế nào? 2 Phương pháp hình thức tổ chức a *HD1: NDTT: Dạy hát” Điều kì diệu quanh ta” *Đoán tên bài hát: - Hôm nay cô và các con cùng đến với giai điệu tuổi thơ không biết cô Dịu sẽ mang đến giai điệu gì nhỉ? - Các con hãy lắng nghe để biết giai điệu gì? Trẻ trả lời - Cô bật một đoạn nhạc các con lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé? Trẻ trả lời + Đã có bạn nào đoán ra đó là giai điệu của bài hát gì? ( Cô gọi 2-3 trẻ trả lời) + Ai còn ý kiến khác không? + cả lớp ơi bài hát gì nào? + Vậy bài hát” Điều kì diệu quanh ta” do ai sang tác? Trẻ trả lời *Rèn kĩ năng - Hôm nay cô và các con cùng ôn lại bài hát” Điều kì diệu quanh ta” nhé + Cô và trẻ cùng hát 1 lần( hát kết hợp nhạc) Trẻ hát -Tất cả giai điệu bài hát này các con đã nhớ lời bài hát
  4. - Vậy ai còn nhớ giờ học hôm trước các con được học những kĩ năng hát gì rồi nhỉ? + Bạn nào có thể giúp cô? Trẻ trả lời + Còn kĩ năng nào mà các con được học nữa nào? Trẻ trả lời - Còn rất nhiều các kĩ năng hát mà các con đã được học rồi đấy, Hôm nay cô sẽ dạy thêm cho các con kĩ năng hát nữa đó là kĩ năng hát đuổi + Cô xin mời các con cùng lắng nghe cô và cô Tú hát nhé. Trẻ trả lời + Bây giờ bạn nào tinh tai nói cho cô biết cô hát đuổi từ câu hát nào của bài hát? (2 cô hát đuổi từ câu “|nào bạn ơi đến Trẻ trả lời đây cùng nhau đua tài” các câu còn lại các cô hát cùng nhau) - Các con cùng lắng nghe 2 cô cùng hát đuổi lại từ câu “ Nào bạn ơi đến đây cùng nhau đua tài” của bài hát nhé để các con nghe rõ hơn Trẻ lắng nghe + Các con nghe rõ chưa, bây giờ chúng mình có muốn được học cách hát đuổi của bài hát “Điều kì diệu quanh ta “ không? Trẻ trả lời + Trẻ hát đuổi 4 câu giữa của bài hát theo tay nhịp của cô( Không nhạc) Trẻ hát + Cô cho trẻ hát đuổi lại một lần nữa + Cô cho cả lớp hát đuổi theo tổ cả bài hát ( không nhạc) Trẻ hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) + Cô cho cả lớp hát theo tổ cả bài( Có nhạc) -Vừa rồi các con đã được học kĩ năng hát gì Trẻ trả lời nào? - Nhóm trẻ hát đuổi.( kết hợp nhạc) Trẻ hát - Và bây giờ sân khấu đang chờ tất cả các bạn lớp b1 lên biểu diễn, Các con đã được học rất nhiều các kĩ năng hát khác nhau mà các con đã được học, các con hãy lựa chọn 1 kĩ năng mà các con đã được học để lên sân khấu biểu diễn - Cô tú hát âm gì? Trẻ trả lời
  5. + Ai muốn hát âm la nào Lần 1: (Cô gọi 10 trẻ lên hát: 1 nhóm hát âm Trẻ lên biểu diễn la, một nhóm hát lời bài hát) Lần 2: Cô cho trẻ đi lấy nhạc cụ Cô mời cả lớp đi lấy nhạc cụ khi cô giơ nhạc cụ nào thì ai có nhạc cụ giống cô giơ lên và gõ theo nhịp bài hát( Cô thay đổi nhạc cụ âm nhạc) Trẻ lấy nhạc cụ -Trẻ hát và biểu diễn với nhạc cụ - Các con nghĩ sao khi chúng mình biểu diễn Trẻ biểu diễn bài hát này thành 1 dàn đồng ca Lần 3: Trẻ hát hợp xướng Trẻ hát b/ *HD2: NDKH: Nghe và cảm thụ âm nhạc: Bản hòa tấu : Hồ thiên nga : tác giả: Tchaikovsky. - Các con vừa rồi đã thể hiện các hình thức hát rồi sau đây cô mang đến một bản nhạc các con cùng ngồi và cảm thụ xem giai điệu của bản nhạc thế nào? Đó là bản hòa tấu Hồ thiên Nga Trẻ ngồi thư giãn và của Tác giả Tchaikovsky lắng nghe ( Trẻ ngồi vòng tròn nghe) - Các con vừa lắng nghe bản nhạc gì? - Con có cảm nhận gì về bản nhạc? Trẻ trả lời - Con nghe bản nhạc con cảm thấy thế nào? Với bản nhạc này còn được thể hiện bởi Trẻ trả lời diễn viên múa sau đây các con cùng xem. - Cô ( múa bóng). Trẻ xem - Đố các con biết diễn viên nào? Trẻ đoán - Giới thiệu cô - Các con thấy cô đã làm gì? - Bạn nào có thể làm động tác múa như cô nào? Trẻ trả lời - Con có muốn cùng thể hiện các động tác múa cùng với cô không? Trẻ hưởng ứng cùng - Trẻ múa cùng cô bản nhạc Hồ thiên Nga. cô 3 Kết thúc - Nhận xét khen trẻ