Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_thanh_h.doc
Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Tuần 6 Sáng thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 6A: â, ai, ay, ây ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây; những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng từ chứa vần mới học. Hiểu nghĩa các từ ngữ, câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn: Nai nhỏ. - Viết đúng: â, ai, ay, ây, gà gáy. - Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học. - Mẫu chữ â, ai, ay, ây phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Tập viết 1, tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ con vật nào? - HS: tranh vẽ con gà, con nai - HS thảo luận cặp đôi hỏi – đáp + Chúng đang làm gì? - HS chia sẻ trước lớp, Nhóm khác nhận xét - GV: Con gà đang cất tiếng gáy sớm, nai thức dậy chạy nhảy, gió lay cây, nai sợ và chạy về nhà - GV giới thiệu: tranh có nai, tiếng gà gáy, cây lay là các từ chứa tiếng có vần mới: ai, ay, ây hôm nay chúng ta học. - GV: Bài 6A: â, ai, ay, ây - HS nêu đề bài: cá nhân, nhóm, lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tên con vật và cây vẽ trong tranh. – Cặp đôi hỏi đáp về con vật, cảnh vật có trong tranh chứa vần mới hôm nay học. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a, Đọc tiếng, từ. * Đọc tiếng nai: - GV: cô có tiếng khóa thứ nhất: nai - HS đọc: rùa cá nhân, nhóm, lớp - HS nêu cấu tạo của tiếng “nai”. - HS: tiếng nai có âm đầu n, vần ai, thanh ngang. GV viết vào mô hình n ai - Tiếng nai có âm nào đã học, vần nào chưa học? - HS: âm n đã học, vần ai chưa học - Vần ai có những âm nào? HS: Vần ai có âm a và âm i - GV: Vần ai là vần mới hôm nay các em sẽ học, có 2 âm a và i, - HS nghe GV đánh vần: a –i - ai. - HS đánh vần: a – i - ai cá nhân, nhóm, lớp. GV: đọc: ai - HS đọc: ai cá nhân, nhóm, lớp GV đánh vần: nờ - ai - nai - HS đánh vần: nờ - ai - nai. Cá nhân, nhóm, lớp - GV đưa kí hiệu, HS đọc: nai. Cá nhân, nhóm lớp * HS xem tranh con nai. Tranh vẽ gì? HS: Vẽ con nai. GV: nai là loài thú không nguy hiểm, nó sống trong rừng, ăn lá cây. Cô có từ: nai. GV viết bảng: nai - HS đọc: nai Cá nhân, nhóm, lớp. - 2 HS đọc: nờ - ai - nai. Nai – nai - ai - Cả lớp đọc: nờ - ai - nai. Nai – nai - ai * Đọc từ “ gà gáy ” - GV: cô có tiếng khóa thứ hai: gáy. - HS đọc: gáy cá nhân, nhóm, lớp - HS nêu cấu tạo của tiếng “gáy”. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS: tiếng gáy có âm đầu g, vần ay, thanh sắc. GV viết vào mô hình. / g ay - Tiếng gáy có âm nào đã học, vần nào chưa học? - HS: âm g đã học, vần ay chưa học - Vần ay có những âm nào? HS: Vần ay có âm a và âm y - GV: Vần ay là vần mới hôm nay các em sẽ học, có 2 âm a và y - HS nghe GV đánh vần: a – y - ay - HS đánh vần: a – y - ay cá nhân, nhóm, lớp. GV: đọc: ay - HS đọc: ay cá nhân, nhóm, lớp GV đánh vần: gờ - ay – gay – sắc - gáy - HS đánh vần gờ - ay – gay – sắc - gáy. Cá nhân, nhóm, lớp - GV đưa kí hiệu, HS đọc: gáy. Cá nhân, nhóm lớp * HS xem tranh con gà. Con gà đang làm gì? HS: Vẽ con gà, đang gáy. GV: gà là vật nuôi trong gia đình. Cứ mỗi sớm mai gà cất tiếng gáy báo hiệu trời sắp sáng giúp em dậy sớm học bài Cô có từ: gà gáy. GV viết bảng: gà gáy - HS đọc: gà gáy Cá nhân, nhóm, lớp. - 2 HS đọc: ay – gáy – gà gáy. Gà gáy – gáy - ay - Cả lớp đọc: ay – gáy – gà gáy. Gà gáy – gáy - ay *Đọc tiếng cây - GV giới thiệu âm “ây” tương tự - GV: Chúng ta vừa học 3 vần mới đó là vần gì? – HS: Vần ( ai, ay, ây) - vần ai, ay có gì giống nhau? - HS: giống nhau đề có âm a - Vần ay, ây có gì giống nhau? Có gì khác nhau? - Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, tiếng, từ trên bảng. b, Tạo tiếng mới. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * GV: qua phần luyện đọc vần, tiếng từ khóa cô thấy các em đánh vần đúng, to rõ ràng, đọc được tiếng, từ rất tốt. - GV đính bảng phụ: trên đây là cấu tạo các tiếng, đã biết âm đầu vần thanh. Chúng ta luyện ghép các âm đầu, vần thanh đó thành các tiếng. - Gọi HS đọc: vua. Hỏi: em ghép tiếng hái như thế nào? - HS: ghép âm đầu h, vần ai, thanh sắc - GV chỉ HS đọc: hái cá nhân, nhóm, lớp. - HS mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết. - HS đọc tiếng mình vừa ghép. - HS khác nhận xét GV: các em đã ghép đúng các tiếng mới. Để kiểm tra xem các em có nắm chắc các tiếng em vừa ghép cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi: Thi tiếp sức. - Chọn đội chơi. 1 đội nam, 1 đội nữ. - Nêu luật chơi: 1 bạn cầm 1 tấm thẻ gắn tiếng chứa trên tấm thẻ * Trò chơi “ Tiếp sức” - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn. - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét, đánh giá. - Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được *Tìm từ có tiếng chứa âm mới học: hái, vải, máy, chạy, vẫy, đẩy NGHỈ GIẢI LAO * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các tiếng mới trong bảng. - Đánh vần và đọc trơn được các tiếng hái, vải, máy, chạy, vẫy, đẩy + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu câu: - GV nêu yêu cầu của bài:Quan sát 3 tranh và - Yêu cầu HS quan sát tranh, nói nội dung từng tranh - Gọi HS đọc Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS thực hiện. Một vài HS trả lời - GV chữa bài + Cho HS đọc lại câu: Bé nhảy dây. Mây bay Bà hái na. - Y/c HS tìm tiếng chứa các vần mới học trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng đó. - Vài cá nhân đọc câu. Lớp đồng thanh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Chọn đúng từ phù hợp vào chỗ trống. - Đọc được câu ngắn phù hợp trong hình. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3: Viết a) Viết "â, ai, ay, ây” + Quan sát chữ â và cho cô biết : Chữ “â ”gồm mấy nét ghép lại? Nêu các nét viết chữ â - HS quan sát và nêu. - GV HD viết chữ” â” - HS quan sát lắng nghe. - Yêu cầu HS viết chữ “â” vào bảng con - HS viết. - Gv nhận xét. + Hướng dẫn tương tự với vần ai, ay, ây b) Viết "gà gáy" - Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp. - HS đọc ( gà gáy) - Từ “ gà gáy” gồm mấy chữ ghép lại? Nêu độ cao các con chữ?- HS nêu - GV hướng dẫn viết từ “ gà gáy” - HS viết bảng - GV nhận xét. *Đánhgiá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng độ cao, độ rộng, đúng quy trình â, ai, ay, ây, gà gáy + PP: Vấn đáp, quan sát Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4:Đọc a. Phát huy trải nghiệm. - Yêu cầu HS chia sẻ những gì mình biết về tranh chú nai -HS chia sẻ - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì” - HS quan sát tranh và nêu b. Luyện đọc trơn - Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi. - GV đọc mẫu bài. - Cho HS luyện đọc + Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn. + Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp c. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Nai đang chạy nhảy thì nghe thấy gì? - HS thảo luận theo cặp và đại diện trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được một số hiểu biết của em về chú nai nhỏ ở trong rừng - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc hiểu được đoạn văn. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. Chiều thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 6B: OI, ÔI, ƠI(2T) I. Mục tiêu - Đọc đúng các vần oi, ôi, ơi, những từ chứa vần oi, ôi, ơi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai và voi. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Viết đúng: oi, ôi, ơi, đồi cây. - Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1. - Nói được tên vật, tên con vật chứa oi, ôi, ơi - Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học - Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học. - Mẫu chữ oi, ôi, ơi, voi, đồi vây, dơi phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Tập viết 1, tập 1. III. Các hoạt động dạy và học * Tổ chức hoạt động khởi động 1. Hoạt động 1: Nghe - nói - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi + Tranh vẽ những con vật gì ? + Chúng đang làm gì ? + Ngoài các con vật trên, tranh còn vẽ cây gì? - Nhận xét, khen ngợi - GV giới thiệu các vần mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6B: oi, ôi, ơi - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS trả lời được các câu hỏi về các hoạt động diễn ra trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Tổ chức hoạt động khám phá. 2. Hoạt động 2: Đọc a) Đọc tiếng, từ: * Học vần “ oi ” và tiếng có vần “oi” - Đọc tiếng nai - HS đọc đồng thanh/nhóm/cá nhân - Nêu cấu tạo của tiếng “voi”gồm âm đầu v và vần oi. - GV đưa tiếng vào mô hình v oi - Trong tiếng “voi”có âm nào chúng mình đã học rồi?( Âm “v”). Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Vậy vầôii” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm oi” - Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh. - Vần oi gồm có những âm nào? - HS: Có âm o và âm i - GV đánh vần o- i -oi - Đọc trơn oi - HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp. - GV đánh vần tiếp: Nờ- ai- nai - Đọc trơn nai - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - HS quan sát, trả lời: con nai - GV giải nghĩa từ voi voi v oi voi - GV gọi HS đọc trơn một lượt: oi- voi- voi * Học vần “ ôi ” và tiếng có vần “ ôi” - Cho HS quan sát tranh “đồi cây” và giới thiệu từ “đồi cây” - Trong từ “đồi cây”, tiếng nào chúng mình đã học ? -GV: Tiếng “ đồi” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ đồi ” -Nêu cấu tạo của tiếng “đồi” gồm âm đầu đ , vần ôi và thanh huyền - Trong tiếng “ đồi”có âm nào chúng mình đã học rồi? - HS nêu: âm đ - Vậy vần “ôi” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ôi” -Vần ôi gồm những âm nào? -HS nêu: vần ôi gồm âm ô và âm i -GV đánh vần:ô-i-ôi - HS đọc cá nhân, nhóm ,đồng thanh -GV đưa tiếng “đồi” vào mô hình đ ồi - GV đánh vần + Đọc trơn : “đồi” -1-2 HS đọc - Gọi HS đọc lại các một lượt: ôi – đồi- đồi cây Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh. * Học vần “ ơi ” và tiếng có vần “ ơi” -GV: Tiếng “ dơi” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ dơi” -Nêu cấu tạo của tiếng “dơi” - Trong tiếng “ dơi”có âm nào chúng mình đã học rồi? - Vậy vần “ơi” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ơi” -Vần ơi gồm những âm nào? -HS nêu: vần ây gồm âm ơ và âm i - GV đánh vần: ơ – i – ơi - GV đưa tiếng “dơi” vào mô hình d ơi - GV đánh vần + Đọc trơn : “dơi” - Gọi HS đọc lại các một lượt: ơi – dơi - dơi - Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình âm và vần mới gì nào? - HS trả lời: oi, ôi, ơi - Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, vần tiếng, từ trên bảng. c) Tạo tiếng mới. - Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “ nói” - Y/c HS ghép tiếng “gọi” vào bảng con. - Em đã ghép tiếng “gọi” như thế nào? - Y/c HS giơ bảng. - Y/c HS chỉ bảng và đọc “gọi” - Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết. - Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình. - Nhận xét, khen ngợi. * Trò chơi “ Tiếp sức” - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn. - Nhận xét, đánh giá. - Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được *Tìm từ có tiếng chứa âm mới học - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS đánh vần, đọc trơn được oi, voi, ôi, đồi cây, ơi, dơi. Biết tạo tiếng mới từ âm, vần, thanh đã cho; đọc trơn được các tiếng vừa ghép được. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Tổ chức hoạt động luyện tập c) Đọc hiểu – Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì? ). - Đọc 3 câu trong sách – Y/c HS tìm tiếng chứa vần oi, ôi, ơi trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có vần oi, ôi, ơi 3. Hoạt động 3: Viết * HĐ3. Viết - Y/c HS giở SGK/tr63 - Y/c HS quan sát tranh /tr63 và đọc - Quan sát, sửa sai cho HS. - GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới. - GV giới thiệu viết vần oi, ôi, ơi - GV gắn chữ mẫu: oi, ôi, ơi b)GV treo chữ mẫu "oi", “ ôi”, “ ơi” viết thường + Chữ ghi vần oi được viết bởi con chữ nào? + Có độ cao bao nhiêu ly? - GV hướng dẫn viết chữ ghi vầnôi: Cô viết con chữ o trước rồi nối với con i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i - Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ o và i. - Y/c HS giơ bảng. - GV nhận xét 2 bảng của HS. *Tương tự vần ôi, ơi - GV gắn chữ mẫu: đồi cây + Cho HS quan sát mẫu + Cho HS nhận xét về độ cao. - GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn. - Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền tiếng đồi và tiếng cây - Y/c HS giơ bảng. - Nhận xét 3 bảng. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống. - Y/c HS lật sách lên. *Tổ chức hoạt động vận dụng 4. Hoạt động 4: Đọc a. Quan sát tranh - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì” -HS quan sát tranh và nêu b. Luyện đọc trơn - Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi. - GV đọc mẫu bài. - Cho HS luyện đọc - Lắng nghe. + Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn. + Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp c. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Voi có tài gì? - Nhận xét, khen ngợi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được nội dung câu ứng dụng, trả lời được câu hỏi trong bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6C: ui, ưi Sáng thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 6C: ui, ưi ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng những từ chứa vần ui , ưi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc Núi, gió và mây - Viết đúng: ui, ưi, núi, gửi. - Biết trao đổi về bức tranh ở hoạt động 1, nói theo vai lời đối thoại của núi và gió. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, về hình ảnh núi, mây và gió; mặt nạ thể hiện nhân vật Núi, mây và gió để đóng vai. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: - Cặp: Nói tên các sự vật được vẽ trong tranh( núi, gió); tập đọc lời đối thoại của núi và gió; trao đổi để xác định thứ tự các lượt lời của núi và gió; chơi đóng vai. - 2 HS đóng vai nói lời thoại - Cả lớp: nghe GV giới thiệu vần mới ui, ưi. Quan sát vần ui, ưi trên bảng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được tên sự vật trong tranh - Tập đọc lời đối thoại của núi và gió; trao đổi để xác định thứ tự các lượt lời của núi và gió. Chơi trò chơi tích cực. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách giải thích để phân biệt núi – dãy núi. + Đọc từ ngữ mói theo hướng dẫn của GV. + Học vần mới theo hướng dẫn của GV: Đọc tiếng núi ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) Phân tích cấu tạo của tiếng núi: gồm âm đầu n, vần ui và thanh sắc. Phân tích cấu tạo vần ui và đánh vần: u – i – ui; đọc trơn: ui. Đánh vần tiếng: nờ - ui – nui – sắc – núi.; đọc trơn: núi. + Luyện đọc ( cá nhân, nhóm) đánh vần, đọc trơn vần và tiếng. - Cá nhân tìm hiểu vần và tiếng chứa vần ưi dựa theo cách học vần ui( GV hỗ trọ các HS hoặc các nhóm có HS học yếu học các vần và tiếng có vần ưi). * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Đọc được tiếng núi, gửi, từ khóa dãy núi, gửi thư. Phân tích được cấu tạo tiếng núi, gửi. Phân tích được cấu tạo vần ui, ưi. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. b. Tạo tiếng mới. - Cả lớp: + Nghe và quan sát GV nói kết hợp viết các âm đầu và vần mới học vào các ô trong bảng( làm mẫu). v ui vui + Đánh vần, đọc trơn 1 -2 tiếng trong bảng theo hướng dẫn của GV. - Cá nhân: Điền các tiếng vào ô trống trong bảng và đánh vần, đọc trơn cá tiếng đó. Đọc trơn các tiếng đã tạo được. - Cả lớp: + Một số HS lên bảng đánh vần, đọc trơn các chữ đã tạo trong bảng. + Đọc đồng thanh các tiếng trong bảng. * Trò chơi “ Đi chợ” - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các tiếng trong bảng. Đánh vần, đọc trơn được cá tiếng mơi tạo được + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện. - Cá nhân: + Quan sát 3 tranh, nói nội dung từng tranh( trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?) +Đọc 3 câu còn thiếu từ ngữ, đọc các từ ngữ đã cho sẵn; dựa vào tranh để chọn từ ngữ phù hợp vỡi chỗ trống trong mỗi câu. - Cả lớp: Chữa bài theo hướng dẫn của GV: + Đại diện 1 – 2 nhóm sửa bài trước lớp: ghép tranh và câu thích hợp. + Tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu. + Phân tích cấu tạo và đọc trơn tiếng chưa vần mới học ui, ưi. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Chọn đúng từ phù hợp vào chỗ trống. Đọc được câu ghi thẻ chữ trong hình. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết ui, ưi, núi, gửi; cách nối các con chữ. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng. - Cá nhân: viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng ui, ưi, núi, gửi. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc hiểu đoạn Núi, gió và mây. a. Quan sát tranh và đoán nội dung đoạn đọc. - Nhóm: + Nói tên các sự vật trong tranh( núi, mây, gió). + Tả hoạt động của mỗi sự vật. + Đọc tên đoạn và đoán nội dung đoạn đọc. b. Luyện đọc trơn. - Cả lớp: + Đọc thầm đoạn đọc và các câu hỏi. + Nghe GV đọc cả đoạn. - Cặp: Luyện đọc nối tiếp câu. c. Đọc hiểu. - Cá nhân: Tự trả lời câu hỏi cuối đoạn đọc. - Làm việc theo cặp: 1 em hỏi, 1 em trả lời; nhận xét câu trả lời của bạn. - Cả lớp: Một số HS đọc cả đoạn trước lớp theo chỉ định của GV. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được tên các sự vật trong tranh ( núi, gió, mây).Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. Đọc được đoạn văn. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. TOÁN: ÔN TẬP CHUNG ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - HS nhớ kiến thức cơ bản về các số đến 10. So sánh sắp thứ tự các số. - HS biết kết hợp kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề về đếm số đồ vật, chọn dấu >, dấu < để điền dấu so sánh cho phù hợp. - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. Đồ dùng: - GV: + 50 viên bi hoặc tranh vẽ BT 1, BT 2 SGK + Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: SGK, VBT Toán. III. Các hoạt động dạy học: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) 1. HS chơi trò chơi: + GV: nêu tên trò chơi. Chọn đội chơi: 3 nhóm có số lượng hình khác nhau + GV: Nêu luật chơi: Mỗi nhóm sẽ nhận một túi hình mang về rồi gắn số hình trong túi vào bảng con, đếm xem có bao nhiêu hình - HS tham gia chơi. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng. 2. HS dưới lớp quan sát và trả lời câu hỏi: - Nhóm em có bao nhiêu hình? Làm thế nào em biết được điều đó? - Nói và viết kết quả so sánh số hình của nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 - Viết số hình của mỗi nhóm theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào có nhiều hình nhất, nhóm nào có ít hình nhất? - 1 số HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét. - GV: giới thiệu bài mới: Các em đã vận dụng cách xếp số hình vào nhóm, biết so sánh số hình của mỗi nhóm, biết xếp số hình theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại. Hôm nay cô giúp các em ôn lại, vận dụng kiến thức này vào ôn tập thành thạo hơn. - GV ghi bảng: Ôn tập chung Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS nhắc lại tên bài học. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết tham gia chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Cá nhân: Thực hiện HĐ 1 SKG 1. Có bao nhiêu viên bi? * HS quan sát tranh các nhóm bi, nge câu hỏi của GV: Có bao nhiêu viên bi? - HS tự đếm và viết số bi vào ô vuông trong phiếu học tập. - GV theo dõi, giúp HS chậm đếm và viết sai và viết lại. - Một số HS được chỉ định đọc số bi mình vừa đếm và viết. - Cả lớp lắng nghe, kiểm soát kết quả - GV chốt KQ đúng: 1 6 8 3 4 9 5 2 7 10 * Cả lớp đối chiếu KQ của mình với bài của GV. 2. Cá nhân: Thực hiện HĐ2 trong SGK - Có bao nhiêu quả dâu? - Có bao nhiêu cái bánh? - Có bao nhiêu quả na? - Có bao nhiêu quả cam? - Có bao nhiêu cái đèn ông sao? - HS đếm mỗi loại đồ vật, rồi điền số vào mỗi ô vuông ở dưới mỗi đồ vật. Dâu: 6 bánh: 4 na: 0 cam: 10 đèn ông sao: 3 3. Cá nhân thực hiện HĐ 3 trong SHS - HS nge GV đọc lệnh: Chọn dấu >, dấu 2 6 > 5 8 8 - 3 HS được chỉ định lên viết dấu so sánh ở bảng lớp, giải thích vì sao em điền dấu lớn >, vì sao em điền dấu bé , < để điền dấu so sánh. * ĐGTX: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 -Tiêu chí: HS biết sử dụng dấu >, , < để biểu thị số này lớn hơn số kia. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? -Y/ c hs đọc nối tiếp: Ôn tập chung ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN: ÔN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS nhớ kiến thức cơ bản về các số đến 10. So sánh sắp thứ tự các số. - HS biết kết hợp kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề về đếm số đồ vật, để tạo thành nhóm đồ vật có số lượng là 10, biết đếm số lượng hạt rồi treo đúng số phù hợp lượng hạt mình vừa đếm. - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. ĐỒ DÙNG - GV: + Chuẩn bị 10 ghế, có ghi thứ tự các ghế theo thứ tự từ 1 đến 10. + Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: SGK, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) 1. HS chơi trò chơi: + GV: nêu tên trò chơi. Chọn đội chơi: 1 đội tham gia chơi 4 bạn. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + GV: Nêu luật chơi: Cô có 3 cái ô, 4 bạn nhiệm vụ các em là mỗi bạn lấy một cái ô để che lên đầu. Có bạn nào thừa ra không? - HS tham gia chơi. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng. 2. HS dưới lớp quan sát và trả lời câu hỏi: - Số cái ô nhiều hơn hay ít hơn số bạn? - 1 số HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét. - GV: giới thiệu bài mới: Có một bạn không có chiếc ô nào để che. Ta nói số bạn nhiều hơn số ô, hay số ô ít hơn số bạn. Khi số bạn nhiều hơn số ô ta còn nói gì nữa bài học hôm nay các em sẽ ôn lại - GV ghi bảng: Ôn luyện Ôn tập chung - HS nhắc lại tên bài học. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết tham gia chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Cặp đôi: Thực hiện HĐ 1(BT 1 vở BT Toán) 1. Có nhiều chiếc vòng với số lượng hạt khác nhau - HS nghe GV nêu yêu cầu - HS quan sát số hạt cườm của từng chiếc vòng rồi trả lời lần lượt từng câu hỏi sau: a) HS hãy đếm số hạt của từng chiếc vòng rồi treo vào đúng chỗ. b) Vòng có ít nhất bao nhiêu hạt ? Nhiều nhất bao nhiêu hạt? - Loại nào có số vòng nhiều nhất? Loại nào có số vòng ít nhất? - HS chia sẻ trước lớp. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV theo dõi giúp HS. KL: 2. Cá nhân : Thực hiện HĐ2 trong vở BT Toán - HS quan sát, số đồ vật và hãy nói “có” hoặc “không”. Giải thích vì sao? - HS trả lời: - HS khác nhận xét. a. Có, vì số nắp đủ để đậy vào số chai. b. Không, vì có 4 cái bát, hai đôi đũa, hai cái bát kèm hai đôi đũa, có hai cái bát không có đôi đũa nào. c. Có, vì có 5 chiếc cúc có 2 lỗ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV kết luận: Biết sắp xếp số đồ vật phù hợp số lượng đã cho. 3. Cá nhân thực hiện HĐ 3 vở BT Toán - Cá nhân HS tự quan sát từng chiếc ghế có đánh số. - Bạn thứ nhất di chuyển đến ghế số 6. Bạn thứ hai di chuyển đến ghế số 7.Bạn thứ ba di chuyển đến ghế số 5 - HS lần lượt di chuyển theo yêu cầu của GV. - HS dưới lớp theo dõi nhận xét. GV kết luận bài làm đúng của HS. * ĐGTX: -Tiêu chí: - HS biết đếm số đồ vật, để tạo thành nhóm đồ vật có số lượng là 10, biết vận dụng kiến thức đã học để thực hiện thành thạo các BT - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Cá nhân thực hiện HĐ 4 - HS đếm số hạt trong mỗi xâu ở trên bảng lớp a. HS viết số hạt trong mỗi xâu vào mỗi ô vuông phù hợp A. 5 B. 3 c. 4 D. 8 E. 7 G. 9 b. HS xếp số lượng hạt của mỗi xâu theo thứ tự từ lớn đến bé: 9, 8, 7, 5, 4, 3 - HS chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. c. HS nói nối xâu B với xâu E với nhau thì được một xâu có 10 hạt. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết đếm số đồ vật, xếp số đồ vật đó theo thứ tự từ lớn đến bé, biết tạo thành nhóm đồ vật có số lượng là 10, - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? -Y/ c hs đọc nối tiếp: ôn tập chung Sáng thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 6D: uôi-ươi (2T) I. MỤC TIÊU Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Đọc đúng những từ chứa vần uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Suối và đá cuội - Viết đúng: uôi, ươi, cuội, lưới - Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Máy chiếu + Thẻ chữ để luyện đọc hiểu câu, từ + Mẫu chữ phóng to hướng dẫn HS viết chữ - HS: + SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Nghe- nói - Cặp: Cùng nhau nói tên các sự vật, con vật, hoạt động được vẽ trong tranh - Cả lớp: Nghe GV giới thiệu các vần mới của bài, quan sát các vần uôi, ươi trên màn hình * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nói được tên các sự vật, con vật, hoạt động được vẽ trong tranh - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc a) Đọc tiếng, từ ngữ - Đọc từ ngữ mới theo hướng dẫn của GV: đá cuội, thả lưới - Học vần uôi theo hướng dẫn của GV: + Đọc tiếng cuội ( đồng thanh nhóm- cá nhân) + Phân tích cấu tạo của tiếng cuội: gồm âm đầu c, vần uôi, thanh nặng + Phân tích cấu tạo vần uôi và đánh vần: uô-i-uôi; đọc trơn vần: uôi + Đánh vần tiếng: cờ-uôi-cuôi-nặng-cuội; đọc trơn tiếng: cuội + Luyện đọc cá nhân, nhóm: đánh vần, đọc trơn vần và tiếng - Học vần ươi: + Nghe GV hướng dẫn học vần và tiếng chứa vần ươi dựa theo cách học vần uôi * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các vần, tiếng - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 b) Tạo tiếng mới - Cả lớp: + Nghe và quan sát GV nói kết hợp viết các âm đầu và vần mới học vào các ô trong bảng: s uôi / suối + Đánh vần, đọc trơn 1- 2 tiếng trong bảng theo hướng dẫn của GV - Nhóm: + Điền các tiếng vào ô trống trong bảng và đánh vần, đọc trơn các tiếng đó + Từng HS đọc cá nhân các tiếng đã tạo được - Cả lớp: + Một số HS lên bảng đánh vần, đọc trơn các chữ đã tạo trong bảng * Đánh giá: -Tiêu chí: HS điền được các tiếng vào ô trống trong bảng và đọc trơn được các tiếng đó - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c) Đọc hiểu - Cặp: + Quan sát 3 tranh, nói nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?) + Đọc 3 câu còn khuyết từ ngữ. Dựa vào tranh để tìm vần còn thiếu trong mỗi câu + Thống nhất cách lựa chọn vần với các bạn - Cả lớp: + Sửa bài chung cả lớp theo HD của GV + 1-2 nhóm sửa bài trước lớp + Tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học (uôi, ươi) * Đánh giá: - Tiêu chí: HS điền được vần thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu và đọc trơn được các tiếng chứa vần mới đó - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết uôi, ươi, cuội, lưới; cách nối các con chữ + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: Viết vở Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được uôi, ươi, cuội, lưới - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Đọc Đọc hiểu đoạn Suối và đá cuội a) Quan sát tranh - Cả lớp: Nghe GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn - Cặp: Từng HS nêu nội dung tranh: tranh vẽ gì? b) Luyện đọc trơn - Cả lớp: + Nghe GV đọc cả đoạn + Đọc trơn theo GV + Đọc truyền điện từng câu - Cặp: Cùng đọc trơn từng câu và cả đoạn c) Đọc hiểu - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: Dựa vào đoạn đọc, nói tiếp để trả lời câu hỏi: Đá cuội nói gì với suối? - Cặp: Tự thực hiện theo yêu cầu * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc trơn được và hiểu nội dung đoạn văn Suối và đá cuội - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tuyên dương học tập Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. TOÁN: ÔN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Nhớ kiến thức cơ bản về các số đến 10 và so sánh, sắp thứ tự các số. - Kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề về số lượng và so sánh số lượng của các nhóm vật - Thành thạo việc xác định số lượng của một nhóm vật có từ 0 đến 10 đồ vật. Thành thạo đọc, viết các số từ 0 đến 10 Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Thuộc thứ tự các số từ 0 đến 10 và sắp xếp nhanh một số nhóm số theo thứ tự từ bé đến lớn/từ lớn đến bé, tìm được số lớn/bé nhất trong các số đã cho. - Sử dụng thành thạo các dấu , - Biết lấy một số lượng vật đã định trước. - Sử dụng kết quả so sánh hai số để nói được trong hai nhóm vật, nhóm nào nhiều (ít) vật hơn. II. ĐỒ DÙNG - Gv: Bộ đồ dùng, ti vi, máy tính - HS: Sách, vở, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Khởi động - gv chuẩn bị một số túi hình trong bộ đồ dùng. Cho HS các nhóm lên nhận túi hình về xếp vào bảng con, đếm số hình và trả lời câu hỏi của cô giáo : + Nhóm em có bao nhiêu hình ? + Làm thế nào em biết được ? + Hãy so sánh số hình của nhóm em với nhóm bạn ? + Nhóm nào nhiều hình nhất ? + Nhóm nào ít hình nhất ? - HS các nhóm trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, đánh giá mức độ của HS - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS biết so sánh các nhóm đồ vật. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập a) HĐ1 : (cá nhân) - Yêu cầu HS quan sát tranh các nhóm bi. - Hs quan sát tranh trong SGK - GV cho hs nghe câu hỏi của HĐ - HS nắm yêu cầu, tiến hành đếm và viết số bi vào vở. - GV quan sát, HS nào viết chưa đúng cho hS đếm, viết lại. - HS tiến hành đếm, viết số, nêu trong nhóm để kiểm tra chéo kết quả. - Gv cho HS nêu kết quả. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV chốt kết quả đúng. b) HĐ2 : (cá nhân) GV cho HS tiến hành như HĐ1, Lưu ý HS quan sát để tìm đúng, đủ các vật của mỗi loại. Trong tranh không có quả na, nên số lượng quả na là 0 Gv chốt kết quả đúng c) HĐ 3 : (Cá nhân) GV cho HS nhìn vào sách đoán yêu cầu của bài. HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS Gv cho HS nêu kết quả. Hãy nêu cách làm của em GV chốt kiến thức, hướng dẫn hs làm theo 2 cách (Nối hoặc đếm số theo thứ tự đã thuộc) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS biết xác định số lượng của một nhóm vật có từ 0 đến 10 đồ vật; Sử dụng thành thạo các dấu ; Sử dụng kết quả so sánh hai số để nói được trong hai nhóm vật, nhóm nào nhiều (ít) vật hơn. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. Củng cố, dặn dò - GV cho HS thi đọc đúng thứ tự từ bé đến lớn các số từ 0 đến 10 và ngược lại - GV nhận xét, tuyên dương HS - GV chốt kến thức TN&XH: BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG MÌNH (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Trường học là nơi các em đến học hàng ngày. - Nói được tên trường và địa chỉ trường học của em. - Kể được tên các phòng học, các hoạt động học tập và vui chơi trong trường. - Yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: video về trường học, tranh ảnh minh họa như trong SGK và dụng cụ để tổ chức trò chơi. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Học sinh: Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Khởi động + GV có thể tổ chức cả lớp xem video hoặc nghe bài hát “Em yêu trường em” + GV yêu cầu HS nói cho nhau nghe tên trường và địa chỉ + GV giới thiệu bài: Trường học của chúng mình *ĐGTX: + Tiêu chí: - Khai thác những kinh nghiệm của HS liên quan đến Trường học của chúng mình; đồng thời, gây hứng thú để HS chú ý vào bài học. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Hoạt động 2: Khám phá + Yêu cầu HS quan sát hình 2 đến 8 trang 22-23. + Thảo luận nhóm 6: - Nội dung thảo luận: Các bạn và thầy cô giáo trong mỗi hình đang làm gì? ở đâu? + Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét chia sẻ. + Giáo viên chốt ý: Trường học có: phòng học, phòng giáo viên, phòng thư viện, phòng y tế, Trường học còn có sân trường, vườn trường *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS nói được các hoạt động ở trường học. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS xem video về trường học của em - Yêu cầu HS nói cho nhau nghe về trường lớp của em theo cặp đôi. - Tổ chức cho HS cùng chơi “Chúng mình làm hướng dẫn viên” và nói về những điều mình thích về trường (Bạn thích nhất nơi nào trong trường, bạn thích những hoạt động nào ở trường). - Các nhóm khác nhận xét + Giáo viên chốt ý: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Ở trường có thầy cô giáo và bạn bè. Đến trường em được học tập và vui chơi. Em cần có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS biết giới thiệu về trường lớp của chúng mình và những điều mình thích + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Dặn dò: Em cần giới thiệu về trường học của chúng mình với những người gặp gỡ. - Nhận xét tiết học. Sáng thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 6E: ÔN TẬP ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi (2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các vần ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng, từ ngữ chứa các âm vần đã học. Đọc lưu loát các câu, đoạn; hiểu nghĩa từ; trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu. - Viết đúng các vần, các tiếng chứa vần đã học: múi bưởi, cây chuối. - Nói và nghe về các loại cây. - HS yêu quý, biết ơn người đã trồng cây. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh SHS phóng to hặc vật thật. - Thẻ chữ luyện đọc từ, câu - Vở BT TV1; tập viết 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1: Đọc a) Chơi dán nhãn sản phẩm. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chuẩn bị các khay hoa quả thật hoặc bàng nhựa hoặc tranh và các nhãn dán tên các loại quả. - Nhóm: + Dán nhãn đúng vào các khay hoa quả: mỗi em cầm một nhãn dán và tìm khay hoa quả thích hợp để dán nhãn lên. + Đại diện 1-2 nhóm đọc tên các sản phẩm đã dán nhãn đúng. b) Tạo tiếng. Cá nhân: - QS bảng chứa các vần. - Tìm tiếng chứa vần trong bảng. - Đối chiếu kết quả với các bạn. c) Đọc câu: Cá nhân/cặp: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - QS 2 tranh, nói ND từng tranh(TLCH: Tranh vẽ gì?) HS có thể nói theo cách hiểu ND tranh của mình. - Đọc các câu dưới tranh. * ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc được tên các loại quả. - Nói được nội dung 2 tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2: Viết - Cả lớp: Nghe GV HD thực hiện nhiệm vụ, viết từ ngữ (múi bưởi, cây chuối) đúng kiểu và cỡ chữ theo yêu cầu. - Cá nhân: Viết bảng con(hoặc viết vở): múi bưởi, cây chuối - Cả lớp: Nghe GV nhận xét chung cả lớp. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: múi bưởi, cây chuối + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ4: Nghe-nói Nghe kể câu chuyện Cây ổi và nai nhỏ và TLCH. a) QS tranh và đoán ND câu chuyện. - Nhóm: + Nói tên con vật/nhân vật trong tranh. + Tả HĐ mỗi vật trong từng tranh + Đọc tên câu chuyện và đoán ND câu chuyện. b) Nghe GV kể chuyện và TLCH. - Cả lớp: + Nghe GV kể lần 1, kết hợp nhìn tranh. + Tập kể theo/kể cùng GV khi nghe GV kể chuyện lần 2. + TLCH về ND câu chuyện. *Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. TOÁN: GỘP LẠI, THÊM VÀO, CỘNG I. MỤC TIÊU Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Nhận biết được hai tình huống gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”. - Trả lời được câu hỏi: “Có tất cả bao nhiêu?”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu, BĐD - HS: SGK, BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC *Tổ chức hoạt động KHỞI ĐỘNG - Gv đưa ra một số câu hỏi : + Bên trái cô cầm 2 cái bút, bên phải cô cầm 1 cái bút, cô cầm tất cả bao nhiêu cái bút ? + Tổ 1 có 4 bạn nữ, tổ 2 có 1 bạn nữ, cả hai tổ có tất cả bao nhiêu bạn nữ ? - Gv nhận xét, KL * Đánh giá: -Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức hoạt động KHÁM PHÁ 1. Nhận biết thế nào là “gộp lại” và trả lời câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu” a) ( Cá nhân) Mỗi nhóm HS chuẩn bị 2 nhóm đồ vật : 1 nhóm có 3, 1 nhóm có 2. - Yêu cầu HS xếp tất cả các đồ vật đó vào rổ. Việc làm vừa rồi là “gộp 3 vật với 2 vật với nhau” – gv nhắc nhiều lần. -Vậy gộp 3 vật và 2 vật thì có tất cả bao nhiêu vật?, làm thế nào để biết điều đó? b) (HĐ cả lớp) Gv chiếu tranh của HĐ khám phá cho HS quan sát và trả lời : - Có bao nhiêu quả táo đỏ ? Có bao nhiêu quả táo xanh ? Họ đang làm gì với các quả táo này ? Có tất cả bao nhiêu quả ? Gv gợi ý để HS nói được : Gộp 3 và 2 có tất cả 5 quả. 2. Nhận biết: “Thêm vào” Có mấy quả trong đĩa? Thêm vào mấy quả? Có tất cả mấy quả? 3. 3 cộng 2 bằng 5 Gv giới thiệu dựa vào phần đầu : ta nói 3 cộng 2 bằng 5. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhận biết được hai tình huống gộp lại, thêm vào, hiểu được câu hỏi dạng “3 cộng 2 bằng 5” Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. HĐ1 : (Cá nhân) GV cho HS nghe câu hỏi, quan sát tranh phần a. Có mấy quả khế xanh ? mấy quả khế chín ? Gộp 2 quả khế xanh và 3 quả khế chín thì có tất cả bao nhiêu quả khế ? (Phần bông hoa tương tự) Phần b : có mấy quả khế chín ?, thêm mấy quả khế xanh ? Có 4 thêm 1 có tất cả mấy quả khế ? (hình dưới tương tự) Gv chốt : HS muốn biết gộp lại hay thêm vào có tất cả bao nhiêu vật thì ta phải đếm tất cả số vật của cả hai nhóm. 2. HĐ 2 : Nói số (cá nhân) Cho hs quan sát tranh phần a : Trong phần a có mấy nhóm, mỗi nhóm có mấy con lợn ? Năm cộng hai có nghĩa là thế nào ? (Tức là gộp 5 và 2 con lợn lại) Vậy 5 cộng 2 bằng bao nhiêu ? Các phần còn lại Gv cho HS tự làm và nêu kết quả. Gv chốt câu trả lời đúng. - GV cho hs tự liên hệ trong lớp lấy ví dụ về gộp và thêm để trả lời trong lớp có tất cả đồ vật * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết trả lời câu hỏi “có tất cả bao nhiêu?”qua đếm số lượng vật sau khi đã gộp lại (thêm vào) từ các nhóm - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Dặn HS cùng quan sát và đố nhau về các ví dụ khác khi ở sân trường, ở nhà Chiều thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 6 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Biết viết âm â, tổ hợp chữ ghi vần: ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi. - Biết viết từ, từ ngữ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường: â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối. - Tranh ảnh: â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Gọi thuyền. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: Một bạn cầm thẻ chữ đi phát cho một số bạn cho hết thẻ. Nếu bạn nào được đặt trẻ trong tay thì đặt trước mặt. Lớp trưởng làm chủ trò chơi đứng trên bảng gọi từng bạn theo mẫu: - LT: Gọi thuyền, gọi thuyền! - Cả lớp: Thuyền ai, thuyền ai? - LT: Thuyền Trà My, . - Cả lớp: Thuyền Trà My chở gì? - Trà My: Thuyền Trà My chở - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần. Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ cái và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, * ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc được: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi. - Cá nhân: Thực hiện viết từng âm, vần. Nghe GV NX bài của mình hoặc của bạn. * ĐGTX Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HS thư giãn giữa giờ. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ ngữ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối(mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ. Nghe GV NX bài viết. - Cả lớp: Xem bài viết của bạn trong triển lãm bài viết. Nghe GV NX bài viết của một số bạn. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. ÔL TOÁN: GỘP LẠI, THÊM VÀO. CỘNG I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai tình huống gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”. - Trả lời được câu hỏi: “Có tất cả bao nhiêu?”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy chiếu - HS: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Viết số vào ô trống - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi có tất cả bao nhiêu và điền được số thích hợp vào ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Viết và nói kết quả - GV hướng dẫn yêu cầu - HS trả các câu hỏi GV gợi ý: gộp 4 con cá lớn và 5 con cá nhỏ thì có tất cả bao nhiêu con? - HS viêt số và đọc lại kết quả - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hiểu được câu hỏi dạng gộp lại, thêm vào - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Nối tranh với - GV hướng dẫn yêu cầu cho HS - HS trả lời các câu hỏi mà GV gợi ý: + có tất cả bao nhiêu đồ vật trong mỗi nhóm? + 2 cộng 3, 6 cộng 3, 2 cộng 4 , nghĩa là thế nào? - GV làm mẫu cho HS tranh 1 - HS tự hoàn thành các tranh - GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi GV và nối tranh đúng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Hãy dùng que tính để tìm số trong ô trống - GV hướng dẫn yêu cầu cho HS - HS tự hoàn thành BT - GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS tìm được số trong ô trống dựa vào que tính - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. Sáng thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2020 TN&XH: BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG MÌNH (T2) Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 I. MỤC TIÊU: - Kể được tên các phòng học, các hoạt động học tập và vui chơi trong trường. - Yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: video về trường học, tranh ảnh minh họa như trong SGK và dụng cụ để tổ chức trò chơi. - HS: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS xem video về trường học của em - Yêu cầu HS nói cho nhau nghe về trường lớp của em theo cặp đôi. - Tổ chức cho HS cùng chơi “Chúng mình làm hướng dẫn viên” và nói về những điều mình thích về trường (Bạn thích nhất nơi nào trong trường, bạn thích những hoạt động nào ở trường). - Các nhóm khác nhận xét - Giáo viên chốt ý: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Ở trường có thầy cô giáo và bạn bè. Đến trường em được học tập và vui chơi. Em cần có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết giới thiệu về trường lớp của chúng mình qua trò chơi “Chúng mình cùng làm hướng dẫn viên” - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 4: Vận dụng - GV tổ chức cho các cặp đôi hỏi và trả lời về những điều mình thích ở trường - Các cặp đôi chia sẻ - GV cho HS liên hệ: + Em sẽ làm gì để trường lớp chúng mình luôn sạch đẹp? * Đánh giá: - Tiêu chí: HS chia sẻ được những điều mình thích ở trường; biết yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Dặn dò: Em cần giới thiệu về trường học của chúng mình với những người gặp gỡ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN: AI, AY, ÂY I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các vần ai, ay, ây đọc trơn các tiếng, từ ngữ: trong bài đọc 6A - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Mẹ bé đi chợ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Trong tranh có những con vật nào? Chúng đang làm gì? - Cặp đôi hỏi đáp về cảnh gà gáy và nai nhỏ - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : nai, gà gáy, cây thị, Đoạn văn: Nai nhỏ . theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 51 và trả lời câu hỏi: - HS đọc bài: Nai nhỏ HS trả lời câu hỏi: - Đang chạy nhảy nai nghe thấy gì? - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 19). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 h ai / hái ch ay . chạy v ai ? vải v ây vẫy m ay / máy đ ây ? đẩy - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: hái, vải, máy, chạy, vẫy, đẩy - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối câu với hình VBT TV trang 29 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: Bà hái na. Bé nhảy dây. Mây bay. ) -HS quan sát mỗi hình, nêu nội dung mỗi hình -HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài thơ: Nai nhỏ.Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 29) -HS đọc bài, viết từ ngữ thích hợp cho trọn câu: Nai nghe thấy gió thổi ù ù, lá cây bay lả tả. -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Gà gáy, nai dậy chạy. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc, biết viết tiếp lời cho trọn câu. Biết đọc và viết câu: Gà gáy nai dậy chạy. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Chiều thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2020 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN: oi, ôi, ơi I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các vần oi, ôi, ơi; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: oi, ôi, ơi, đồi cây. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên, con vật có tiếng chứa oi, ôi, ơi. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động 1. Hoạt động 1: Nghe - nói - HS quan sát tranh của HĐ 1, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh. - HS nhận xét - GV giới thiệu các âm mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6B: oi, ôi, ơi - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS trả lời được các câu hỏi về các hoạt động diễn ra trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. LUYỆN ĐỌC b. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : oi, ôi, ơi, voi, đồi cây, voi, nói, gọi, bới, mời, thổi, dỗi; Bé vẽ ngôi nhà, Bé bơi ở bể bơi, Bé có gói quà ; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 63 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(voi, nai, cây cối, ) - HS đọc bài: Nai và voi - HS trả lời câu hỏi: Voi có tài gì? - HS trả lời + Tiêu chí đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : oi, ôi, ơi, voi, đồi cây, voi, nói, gọi, bới, mời, thổi, dỗi; Bé vẽ ngôi nhà, Bé bơi ở bể bơi, Bé có gói quà . Đọc và hiểu nội dung bài : Nai và voi. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 30). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. n oi / nói m ơi \ mời g oi . gọi th ôi ? thổi b ơi / bơi d ôi - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : nói, gọi, bới, mời, thổi, dỗi - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 30 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: Bé bơi ở bể bơi, Bé có gói quà, Bé vẽ ngôi nhà.) -HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Nai và voi. Trả lời câu hỏi: (VBTTV trang 30) Voi có tài a. đi ra đồi xa b. lấy vòi hái lá cây - GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Voi hái lá ở đồi xa. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC ui, ưi I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm những từ chứa vần ui, ưi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với ô trống. Đọc bài và chọn câu đúng. Đọc và viết câu cho sẵn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình và nói tên các sự vật trong tranh - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và nói được tên các sự vật trong tranh - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 2 : Luyện đọc c. Đọc tiếng, từ, câu - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ: núi, gửi, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T64 đến T65) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ, câu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T65 và trả lời câu hỏi: Em thấy hình 1 vẽ gì? Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc 3 câu còn khuyết từ ngữ; đọc các từ ngữ cho sẵn; dựa vào tranh để chọn từ ngữ phù hợp HS đọc câu dưới hình. Tương tự như vậy với H2, H3 - HS quan sát tranh SGK T65 (HĐ 4) và trả lời câu hỏi: Nói tên các sự vật trong tranh; tả hoạt động của mỗi sự vật. Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. - Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. HS nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T31) - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu vui tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. v ui Vui l ui \ c ui / - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hiểu yêu cầu của Bt và tạo được các tiếng mới - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Nối từ ngữ với ô trống (VBT T31) - GV hướng dẫn HS quan sát hình, đọc từ ngữ, đọc câu khuyết dưới tranh - HS nối từ ngữ với ô trống - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nối được từ ngữ với ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Đọc bài Núi, gió và mây . chọn câu đúng cho chố trống (VBT T31) - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: tranh vẽ gì? - HS chọn câu đúng vào chỗ trống . Đọc lại câu hoàn chỉnh - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 -Tiêu chí: HS chọn được câu phù hợp vào chỗ trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Đọc và viết (VBT T31) - HS đọc trơn câu trên - HS viết theo mẫu - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc trơn được câu mẫu và viết được theo mẫu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân SHTT: SINH HOẠT LỚP: NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI NGƯỜI I. MỤC TIÊU: - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau tiếp tục quan sát, ngắm nhìn thế giới bên ngoài, nhìn mọi người bằng ánh mắt thiện chí, tích cực; HS hiểu rằng : mỗi người đều có quyền thể hiện mình theo cách riêng và đều được đón nhận. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Sticker quà tặng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV nhận xét hoạt động trong tuần 6 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết bước đầu dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. Tồn tại: + Một số em chưa có tính tự học, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Tiếp tục thi đua lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam 20/10. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS yêu quý bà, mẹ và cô giáo. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS ngồi theo tổ, kể cho nhau nghe về nét đọc đáo của mình do bố mẹ, người thân phát hiện. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Kể được cho nhau nghe về nét đọc đáo của mình. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm: Trò chơi: Mình giống nhau-mình gần nhau. Bản chất: Tạo niền vui gần gũi nhau thông qua việc quan sát bạn kĩ hơn, phát hiện những điểm đọc đáo chung ở 1 nhóm bạn. - GV dẫn dắt: Sự độc đáo không chỉ ở mỗi con người, sự độc đáo còn có thể có ở 1 nhóm bạn bè với. - GV mời HS chơi trò chơi Kết bạn theo đặc điểm chung của. - GV hô: Kết bạn, kết bạn - Cả lớp: Kết làm sao? Kết làm sao? - GV: Ai cao bằng nhau thì kết với nhau(ai mặc áo trắng thì kết với nhau, ). Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Kết luận: Ai cũng có nét độc đáo của mình, nhưng 1 nhóm bạn cũng có thể có chung nét đọc đáo đó. Điều đó giúp bạn bè chơi với nhau và hợp nhau hơn. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đoàn kết, nét độc đáo của mình và của bạn. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh: Lời chào độc đáo - GV đề nghị HS nghĩ trước 1 động tác nào đó thật thú vị, có thể hài hước, buồn cười, để mọi người nhớ được mình. - GV mời mỗi tổ 2 bạn đứng thành hàng ngang trước lớp, GV đứng đầu. - GV giải thích luật chơi: Khi đến lượt mình HS bước lên phía trước 1 bước, nói: Chào các bạn. Tôi tên là Sau đó làm 1 động tác chào theo cách của mình. Các HS đứng dưới chào lại: Chào bạn và lặp lại động tatcs của bạn đó. - Trong lúc chào nhau, HS phải ghi nhớ động tác của người khác càng nhiều càng tốt. - GV làm mẫu. - HS làm theo thực hiện -GV hỏi: Bạn đã chào như thế nào? Có ai nhớ không?( Ai trả lời được thì được tặng thưởng 1 sticker). Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy