Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

doc 39 trang thienle22 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_gv_tran_thi_suong.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 5 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020 TOÁN: LỚN HƠN, BÉ HƠN. DẤU >, , , , “Số nắp nhiều hơn số lọ” vì mỗi cái nắp đậy vào một lọ kẹo, ta thấy thừa ra một cái nắp. - HS tự đếm và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu cái nắp, bao nhiêu cái lọ ? GV: Trần Thị Sương
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS trả lời trước lớp. *GV: Khi số nắp nhiều hơn số lọ ta viết: 6 > 5. - HS viết theo GV và đọc vài lần: sáu lớn hơn năm * Khi số lọ ít hơn số nắp ta viết: 5 vào giữa hai số 6 và 5 rồi đọc: “ sáu lớn hơn năm, năm bé hơn sáu” - HS nhận xét bạn trả lời. - GV nhận xét. - Cô thấy lớp mình qua 2 HĐ rất giỏi rồi, để kiểm tra xem các em có nắm chắc kiến thức không cô mời các em vào phần luyện tập * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu và thực hiện được các yêu cầu của các hoạt động: biết số nào lớn hơn số kia và ngược lại, biết sử dụng dấu >, hoặc dấu 7. * Tranh 2: - Hs quan sát tranh trao đổi cặp đôi, giải thích vì sao 9 < 10? - Vì mỗi con sâu ăn một chiếc lá, có 9 chiếc lá, 10 con sâu ăn 9 chiếc lá. Thừa 1 con sâu. Vì vậy 9 chiếc lá ít hơn 10 chiếc lá. - 9 < 10 2. Cá nhân: Thực hiện HĐ2 trong SGK - Mỗi con số là một số lương que tính: số 3 thì lấy 3 que tính xếp dưới số 3, số 4 thì lấy 4 que tính xếp dưới số 4 - HS tự trả lời câu hỏi: 3 lớn hơn 4, hay 3 bé hơn 4? GV: Trần Thị Sương
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS tự viết dấu bé ( 4 7 > 3 * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết sử dụng dấu >, , , dấu < TIẾNG VIỆT: BÀI 4A: ch, tr ( 2 TIẾT ) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng các âm đầu ch, tr đọc trơn các tiếng, từ ngữ, các câu trong đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn thơ: Thu về. - Viết đúng: ch, tr, chợ, trê. - Biết hỏi đáp về các vật bày bán ở chợ và được vẽ trong tranh - HS có ý thức khi đi chợ mua hàng II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1tranh ảnh, mô hình sự vật hoạt động có tên gọi mở đầu bằng ch, tr - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: chị, chú, chữ, tre, trẻ trà. - 3 bộ tranh và thẻ chữ phóng to HĐ đọc hiểu từ ngữ (2c) - Mẫu chữ ch, tr phóng to. - Vở BT TV tập 1. - Vở tập viết tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: GV: Trần Thị Sương
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp nghe GV giao nhiệm vụ: Cặp đôi thảo luận: Hỏi đáp về những đồ vật, con vật có trong tranh được bày bán ở chợ - HS1: Tranh vẽ gì? HS2: trả lời - HS1: Kể tên những đồ vật con vật có ở trong tranh.? HS2: trả lời - HS nghe GV giới thiệu và hỏi đáp * HS nghe GV nêu câu hỏi: - Đây là quả gì? Chợ, cá trê là con vật đồ vật có từ chứa tiếng là nội dung bài học hôm nay. ĐGTX: *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi hỏi đáp về nội dung trong tranh. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ * ĐỌC: từ “ chợ quê” - Cả lớp quan sát GV giới thiệu viết từ chợ quê ở bảng lớp: GV hỏi: - Từ: chợ quê có mấy tiếng? Tiếng nào đã học, tiếng nào chưa học? -HS trả lời: Có hai tiếng, tiếng quê đã học, tiếng chợ chưa học. - HS nêu cấu tạo của tiếng “ chợ” HS có âm đầu ch, vần ơ thanh hỏi. - HS đánh vần: chờ - ơ – chơ – nặng chợ . CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần chờ chơ năng chợ ch ơ chơ nặng chợ - HS đọc: quờ, CN, N, Lớp Cả lớp nghe GV đọc trơn: chợ CN, Nhóm, Lớp - HS quan sát tranh: chợ ở quê. GV có từ khóa: chợ quê - HS đọc: chợ quê. - HS đọc ch – chợ - chợ quê. CN, Nhóm, lớp. *ĐỌC từ: cá trê - Cả lớp quan sát GV giới thiệu viết từ cá trê ở bảng lớp: GV hỏi: - Từ: cá trê có mấy tiếng? Tiếng nào đã học, tiếng nào chưa học? -HS trả lời: Có hai tiếng, tiếng cá đã học, tiếng quê chưa học. - HS nêu cấu tạo của tiếng “ quê” HS có âm đầu qu, vần ê thanh ngang - HS đánh vần: quờ - ê - quê . CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần quờ ê quê - HS đọc: quê CN, N, Lớp GV: Trần Thị Sương
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Cả lớp nghe GV đọc trơn: quê CN, Nhóm, Lớp - HS quan sát tranh: GV có từ khóa: chợ quê - HS đọc: chợ quê. - HS đọc chờ – chợ - chợ quê. CN, Nhóm, lớp. B. Tạo tiếng mới: * Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu ch, vần i, thanh nặng: chị - HS thảo luận cặp đôi ghép tiếng mới: chị, chú, chữ. Tre, trẻ, trà. - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: chị, chú, chữ. Tre, trẻ, trà. ( 2 – 3 lần) - HS đọc, nhận biết chữ Ch, ch, Tr, tr, in hoa, in thường C. Đọc hiểu *HS quan sát tranh: GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ quả mẹ bế em bé, cầm cái ô. - HS nghe GV giải thích nghĩa từ và đọc câu: Mẹ che ô cho bé. - HS đọc: Mẹ che ô cho bé.CN. Nhóm, Lớp, ĐT * HS quan sát, GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ nhà bà, bộ ghế tre - HS nghe GV giải thích nghĩa từ và đọc câu: Bà có bộ ghế tre. - HS đọc: Bà có bộ ghế tre. CN. Nhóm, Lớp, ĐT *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS đọc được âm mới ch, tr Đánh vần, đọc trơn các từ: chợ quê, cá trê - Tìm được tiếng mới có chứa ch, tr. Hiểu được câu: Mẹ che ô cho bé. Bà có bộ ghế tre. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: VIẾT - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ ch, tr . Nối ch sang chữ ơ, chữ tr cách nối ở chữ tr sang a, đánh dấu thanh hỏi trên đầu a. nối chữ gi sang a, viết thanh sắc trên đầu a + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân HS viết bảng con: ch, tr, chợ, trê - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS luyện viết chữ ch, tr, chợ, trê. biết nối nét, viết đúng khoảng cách, độ cao độ rộng các chữ. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời GV: Trần Thị Sương
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: ĐỌC a) Quan sát tranh - Cả lớp nghe GV giao nhiệm vụ: quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn đọc - Từng cặp đôi HS thay nhau hỏi đáp: - H1: Tranh SGK vẽ gì? H2: Tranh vẽ mẹ, đi chợ - Những hình ảnh này giúp em hiểu rõ hơn câu mà chúng ta sẽ đọc b) Luyện đọc trơn -HS nghe GV đọc mẫu đoạn. - GV đọc mẫu từng câu - Ngắt hơi sau chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi sau chỗ có dấu chấm câu. - Vài HS đọc trơn 2 câu - HS đọc truyền điện từng câu thơ: - Cặp đôi đọc trơn từng câu, đọc cả đoạn c) Đọc hiểu: Cá nhân luyện đọc trơn, nhóm đọc trơn và thảo luận để trả lời câu hỏi và chọn ý trả lời đúng. * Ở chợ có quả gì? - Chợ quê có quả na, quả thị, quả bí, quả cà. - Nhóm đôi đọc trơn 2 câu và đại diện nhóm trả lời câu hỏi - HS nghe GV nhận xét từng nhóm. - Lớp đọc lại các câu. * HS biết yêu yêu quý cảnh vật ở chợ thôn quê, có tính tự lập tự tin khi đi chợ. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi hỏi đáp về người trong tranh, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - HS nghe GV dặn dò hoàn thành BT trong vở BT. GV: Trần Thị Sương
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM ch, tr I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm ch, tr đọc trơn các tiếng, từ ngữ: chị, chú chữ, tre, trẻ, trà, chợ quê, cá trê, mẹ che ô cho bé, Bà có bộ ghế tre. Bài thơ: Thu về. - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Mẹ bé đi chợ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Trong tranh có những ai? Vé cảnh chợ ở đâu? - Cặp đôi hỏi đáp vầ cảnh chợ quê - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : chị, chú chữ, tre, trẻ, trà, chợ quê, cá trê, mẹ che ô cho bé, Bà có bộ ghế tre. Bài thơ: Thu về. theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 51 và trả lời câu hỏi: Ở chợ có quả gì? - HS đọc bài: Thu về HS trả lời câu hỏi: -Ở chợ có quả gì? - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 19). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. ch i . Chị tr e tre ch u / chú tr e ? Trẻ ch ư Chữ tr a \ trà GV: Trần Thị Sương
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: chị, chú, chữ. Trẻ tre, trà - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 24 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: Bà có bộ ghế tre. Mẹ che ô cho bé. -HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài thơ: Thu về.Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 19) -HS đọc bài, tô màu vào thẻ chữ em chọn -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Mẹ bé đi chợ - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. GV: Trần Thị Sương
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN LỚN HƠN, BÉ HƠN. DẤU >, , , hoặc dấu - HS luyện viết 1 hàng dấu hoặc dấu 4 5 > 3 6 < 8 GV: Trần Thị Sương
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B 3. Cá nhân thực hiện HĐ 3 vở BT Toán - Cá nhân HS tự viết dấu > hoặc dấu 6 10 > 9 3 2 4. Cặp đôi TL dùng bút chì khoanh số con ngựa thành 2 nhóm. Viết số mỗi nhóm vào một ô vuông. Điền dấu > hoặc dấu , dấu 1, 3 > 2 Nối số 1, nối số 2 vối ô vuông 3 > ô vuông. * 4 , , dấu < GV: Trần Thị Sương
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2020 TOÁN: SẮP THỨ TỰ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 I. Mục tiêu - HS biết sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé một nhóm số có không quá 4 số trong phạm vi 10. - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. II. Chuẩn bị - Tranh sgk, mẫu vật - Bộ đồ dùng học Toán 1 III. Các hoạt động dạy và học cơ bản Hoạt động 1: Khởi động - HS chơi trò chơi “ Ai nhanh Ai đúng ” theo sự hướng dẫn của GV - GV gắn lên bảng mô hình hai số bằng những hình vuông theo hai cột, yêu cầu HS viết số dưới mỗi mô hình và dấu > hoặc vào giữa 2 số. - Giới thiệu vấn đề cần học. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động 2: Khám phá 1. Nhận biết thứ tự từ bé đến lớn của các số từ 0 đến 10 - Gv chiếu hoặc treo tranh phóng to trong SGK mục khám phá cho học sinh quan sát. Gv nêu yêu cầu - GV đưa mô hình bên trái, yêu cầu HS quan sát và đọc các số trên mô hình -Yêu cầu HS tự trả lời câu hỏi: “1 lớn hơn các số nào? 2 lớn hơn các số nào? 10 lớn hơn các số nào? - HS nối tiếp trả lời, lớp nhận xét - GV cùng cả lớp xác nhận kết quả GV: Trần Thị Sương
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ? Vì sao em biết 2 > 1? (Vì 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông nên 2>1) ? 3 > 2 vì sao? (Vì 3 hình vuông nhiều hơn 2 hình vuông nên 3>2) ? Số 0 lớn hơn số nào? (Sô 0 không lớn hơn số nào) ? Trong mô hình trên, số nào là số bé nhất? Vì sao em biết? (Số 0 vì số 0 không lớn hơn số nào) - GV viết 0 ? So sánh số 4 và 7, yêu cầu HS giải thích (4 7 vì 9 hình vuông nhiều hơn 7 hình vuông) - Khi đếm đúng thứ tự từ 10 đến 0, số 9 được đọc trước hay đọc sau số 7 (Đọc trước) ? Tương tự so sánh 5 và 8; 3 và 9 - HS nghe GV giới thiệu: Khi đếm đúng thứ tự từ 10 đến 0 : các số từ 10 đến 0 đọc theo thứ tự từ lớn đến bé là: 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0. Số nào được đọc trước là số lớn hơn, số nào đọc sau là số bé hơn 3. Chốt kiến thức - HS đọc thứ tự từ bé đến lơn của các số từ 0 đến 10 và thứ tự từ lớn đến bé của các số từ 10 đến 0 theo hình thức to, nhỏ, nhẩm, thầm. - HS nối tiếp đọc thuộc trước lớp 4. HS sắp thứ tự từ bé đến lớn nhóm số 4, 7, 6, 1 - HS lấy các số 4,7,6,1 và tự sắp xếp vào bảng gài - Gọi HS đọc kết quả của mình - GV cùng cả lớp xác nhận kết quả đúng: thứ tự từ bé đến lớn: 1, 4, 6,7 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nhận biết được thứ tự các số từ 10 đến 0 và từ 0 đến 10.Sắp xếp thứ tự các số đúng. GV: Trần Thị Sương
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1/SGK/32: Nêu số trên mỗi chiếc ghế theo đúng thứ tự - Chúng mình cùng đến với bài tập số 1/32: Nêu số trên mỗi chiếc ghế theo đúng thứ tự - Hãy nhắc lại yêu cầu bài tập cho cô -GV đưa tranh, giới thiệu: Dãy ghế trong tranh chính là 1 dãy số. Quan sát và cho cô biết: Chiếc ghế thứ 2 có ghi số mấy? ? Số 9 bé hơn số nào? ? Vậy ghế thứ nhất được viết số mấy? -Yêu cầu HS tự hoàn thành các ghế còn lại -GV cho HS nối tiếp nhau lên gắn số theo đúng thứ tự vào từng chiếc ghế - GV cùng cả lớp xác nhận kết quả: 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS sắp xếp được các số từ 10 đến 0. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động 3: Vận dụng 1.Bài tập 2/SGK/33: - Gv chiếu hoặc treo tranh phóng to trong SGK cho học sinh quan sát. Gv nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc nhẩm các số ở phần a và nghe GV đọc: Đổi chỗ 2 số để có thứ tự từ bé đến lớn - Gọi HS lên bảng vẽ - GV cùng cả lớp xác nhận kết quả đúng: Thứ tự từ bé đến lớn là: đổi chỗ 7 và 5, 4 và 0; Thứ tự từ lớn đến bé là: đổi chỗ 9 và 7, 6 và 7, 1 và 5 2.Bài tập 3/SGK/33: - GV chiếu hoặc treo tranh phóng to trong SGK cho học sinh quan sát. GV nêu yêu cầu - GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh Ai đúng - GV phổ biến luật chơi, cho HS chơi - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc -Cho HS đọc lại dãy số vừa nối được - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - GV cho HS thi đọc đúng thứ tự từ bé đến lớn các số từ 0 đến 10 và ngược lại GV: Trần Thị Sương
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV nhận xét, tuyên dương HS -GV chốt kến thức TIẾNG VIỆT: BÀI 5B: x, y (2T) I. Mục tiêu - Đọc đúng các âm đầu x, y; các tiếng, từ ngữ, các câu trong đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Quê Thơ. - Viết đúng: x, y, xe lu, y bạ. - Biết hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật trong tranh vẽ công trường xây dựng. - HS biết yêu quý nhũng người lao động. II. Đồ dùng dạy học - Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học. - Mẫu chữ x,y phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Tập viết 1, tập 1. III. Các hoạt động dạy và học TIẾT 1 * Tổ chức hoạt động khởi động 1. Hoạt động 1: Nghe - nói - HS quan sát tranh của HĐ 1, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh. - HS nhận xét - GV giới thiệu các âm mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 5B: x, y - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS trả lời được các câu hỏi về các hoạt động diễn ra trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Tổ chức hoạt động khám phá. 2. Hoạt động 2: Đọc a) Đọc tiếng, từ: * Tiếng “ xe” - HS nêu cấu tạo của tiếng “xe”. - HS nhận xét, 2 HS nhắc lại - Trong tiếng “xe”có âm nào chúng mình đã học rồi?(Âm e) - Vậy âm “x” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “x” - GV đưa tiếng vào mô hình. - HS nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh. GV: Trần Thị Sương
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B x e - Gv đánh vần: x-e -xe - HS đánh vần theo( Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh) - Đọc trơn : “xe” - GV giới thiệu từ “ xe lu” và giải thích nghĩa( HS đọc “ xe lu”) - HS đọc trơn một lượt: x -xe - xe lu theo tay chỉ của GV * Tiếng “ y” - Gv giới thiệu từ “ nghề y” - Trong từ “ nghề y”, tiếng nào chúng mình đã học, tiếng nào chưa học?(HS trả lời: tiếng nghề học rồi, tiếng y chưa) -GV: Tiếng “ y” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ y” -HS nêu cấu tạo của tiếng “y” - Vậy âm “y” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “y” - HS nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh. - GV đưa tiếng “y” vào mô hình y - HS đọc lại các một lượt: y – nghề y - Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 2 âm mới gì nào? (HS trả lời : x và y) - HS đọc lại toàn bộ các âm, tiếng, từ trên bảng (cá nhân, nhóm, lớp) theo tay chỉ của GV. - Giới thiệu chữ “ x” - “ y” in thường và “ X” - “ Y” in hoa. c) Tạo tiếng mới. - Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “ xa” - HS ghép tiếng “xa” vào bảng con. - HS nêu cách ghép tiếng “xa” như thế nào? - HS giơ bảng và đọ “xa” - Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết. - Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình. - Nhận xét, khen ngợi. * Trò chơi “ Tiếp sức” - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn. - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét, đánh giá. - Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được *Tìm từ có tiếng chứa âm mới học - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn được xe, xe lu, y, nghề y. Biết tạo tiếng mới từ âm, vần, thanh đã cho; đọc trơn được các tiếng vừa ghép được. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời GV: Trần Thị Sương
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B * Tổ chức hoạt động luyện tập c) Đọc hiểu - HS quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì? ). - Đọc 2 câu trong sách (cá nhân, nhóm, lớp) - HS tìm tiếng chứa âm đầu ch, tr trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có âm đầu ch, tr. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được các câu ứng dụng: Đò đã xa bờ; Bé có sổ y bạ. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời TIẾT 2 3. Hoạt động 3: Viết a) Viết" x" viết thường + HS quan sát chữ x viết thường và cho GV biết : Chữ x viết thường cao bao nhiêu ô li? Chữ “ x” gồm mấy nét?là những nét nào? - GV HD viết chữ” x” - Yêu cầu HS viết chữ “x” viết thường vào bảng con - HS nghe GV nhận xét. b) Viết "xe lu" - HS đọc chữ trên bảng lớp . - HS trả lời câu hỏi của GV: Từ “ xe lu” gồm mấy chữ ghép lại? Nêu khoảng cách giữa hai chữ trong từ” xe lu”? - HS nghe GV hướng dẫn viết “ xe lu” và viết vào bảng con. - HS nghe GV nhận xét. . Hướng dẫn tương tự với chữ “ y”, “ y bạ” - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Viết được x, y, xe lu, y bạ đúng quy trình. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Tổ chức hoạt động vận dụng 4. Hoạt động 4: Đọc a. Quan sát tranh - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì” - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi b. Luyện đọc trơn - Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi. - HS nghe GV đọc mẫu bài. - HS luyện đọc GV: Trần Thị Sương
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Lớp đọc thầm. + Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn. + Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp c. Đọc hiểu - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Nhà bà có gì? - HS nghe GV nhận xét, khen ngợi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được nội dung câu ứng dụng, trả lời được câu hỏi trong bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 5C: ua, ưa, ia. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM: x, y I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các âm x, y; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: x, y, xe lu, y bạ. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên , con vật có tiếng chứa x hoặc y. - Giáo dục HS biết yêu quý công sức của người lao động. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động 1. Hoạt động 1: Nghe - nói - HS quan sát tranh của HĐ 1, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh. - HS nhận xét - GV giới thiệu các âm mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 5B: x, y - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: GV: Trần Thị Sương
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS trả lời được các câu hỏi về các hoạt động diễn ra trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. LUYỆN ĐỌC b. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : x, y, xe, xe lu, nghề y, xa, xẻ, ý, ỷ, Đò đã xa bờ, Bé có sổ y bạ ; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 53 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(Ngôi nhà, cây cọ, đồi núi, anh nông dân, ) - HS đọc bài: Quê Thơ Quê Thơ ở Phú Thọ. Bố kể nhà bà có chè, có cọ. Lá cọ to y như là che ô. - HS trả lời câu hỏi: Nhà bà có gì? - HS trả lời + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : x, y, xe, xe lu, nghề y, xa, xẻ, ý, ỷ, Đò đã xa bờ, Bé có sổ y bạ. Đọc và hiểu nội dung bài : Quê Thơ. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 25). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. x a xa y / ý x e ? xẻ y ? ỷ - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: xa, xẻ, ý, ỷ. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 25 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: Bé có sổ y bạ; Đò đã xa bờ. -HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Quê Thơ. Trả lời câu hỏi: (VBTTV trang 25) Nhà bà có . a. cọ, chè GV: Trần Thị Sương
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B b. ô che - GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Lá cọ như là ô che. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. TN&XH: BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (T1) I. MỤC TIÊU: - Giới thiệu được các thành viên trong gia đình và nơi ở của gia đình bằng lời nói và hình ảnh. - Chỉ ra được một số đồ dùng, vật dụng nguy hiểm cần cẩn trọng khi dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng. - Đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống liên quan đến nội dung chủ đề. - Nhận xét được những việc mình đã thực hiện trong chủ đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Video bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” nhạc sĩ Nhật Tinh Anh sáng tác. Tranh ảnh trong bài. - Học sinh: sản phẩm tự sưu tầm ( tranh ảnh, tranh vẽ, đồ dùng, thiết bị .) về chủ đề. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Hoạt động khởi động - GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” - Sau khi nghe xong bài hát, GV dẫn dắt vào bài. *ĐGTX: + Tiêu chí: GV: Trần Thị Sương
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS hát và vận động theo nhạc bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Hoạt động luyện tâp Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình và ngôi nhà của bạn. a. Chia sẻ các hình ảnh về gia đình. - GV yêu cầu một số HS giới thiệu hình ảnh đã chuẩn bị sẳn về gia đình và ngôi nhà của mình. - 5,6 HS chia sẻ về gia đình và ngôi nhà của mình. b. Chọn hình vào ô phù hợp. - GV treo sơ đồ các nội dung của chủ đề lên bảng, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động: GV giải thích nội dung các hình và yêu cầu hS chọn và gắn các hình ảnh phù hợp với nội dung câu hỏi. - GV cho HS hoạt động theo tổ và yêu cầu HS trong tổ giới thiệu hình ảnh đã có của chủ đề, chia sẻ ý kiến, cách sắp xếp hình. Tổ nào đặt hình ảnh vào nhóm phù hợp trên sơ đồ nhanh nhất, đúng nhất sẽ thắng cuộc. - GV yêu cầu đại diện các tổ giới thiệu trước lớp về hình ảnh đã được sắp xếp. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp cùng đối chiếu kết quả sắp xếp hình ảnh vào sơ đồ. - GV cho HS nhắc lại các nội dung chính trong chủ đề theo từng nhóm đã sắp xếp. + Các thành viên trong gia đình thường là ông, bà , cha, mẹ, anh, chị, em + Công việc ở nhà: nấu cơm, quét nhà . + Nhà ở, đồ dùng trong nhà: có nhiều nhà khác nhau, trong nhà có bàn, ghế + An toàn khi ở nhà: Tránh xa các thiết bị có thể gây bỏng, gây giật điện *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS giới thiệu được về gia đình của mình, và ngôi nhà của mình. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *GV nhận xét, tuyên dương các em và khuyến khích HS thực hiện các việc nhà phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc bản thân, tự phục vụ và tránh làm những việc quá sức mình. - Dăn dò HS về làm bài tập trong sách bài tập trang 11,12. GV: Trần Thị Sương
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ tư ngày 07 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 5C: ua ưa ia ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các vần (nguyên âm đôi) ua, ưa, ia; các tiếng, từ ngữ, các câu trong đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Chờ mưa. - Viết đúng: ua, ưa, ia, rùa. - Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học. - Mẫu chữ ua, ưa, ia phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Tập viết 1, tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh:Tranh vẽ cảnh gì? Trong tranh có những con vật nào? Cây gì được vẽ trong tranh? - HS thảo luận nhóm đôi - GV giới thiệu các âm mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 5C:ua, ưa, ia * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tên con vật và cây vẽ trong tranh. - Trả lời được các câu hỏi của GV + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ. * Đọc tiếng rùa: - Nêu cấu tạo của tiếng “rùa”. - Gọi HS nhận xét, HS nhắc lại. - Trong tiếng “rùa”có âm nào chúng mình đã học rồi? ( âm r) - GV: âm “ua” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Âm “ua” gồm 2 chữ cái ghép lại gọi là âm đôi. Nghe cô phát âm “ua” GV: Trần Thị Sương
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS: Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh. - GV đưa tiếng vào mô hình. \ r ua - Gv đánh vần: r- ua- rua-huyền – rùa - HS đánh vần theo( Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh) - Đọc trơn : “rùa” -Gv giới thiệu từ “rùa” - GV gọi HS đọc trơn một lượt:r- rùa-rùa (-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp) * Đọc tiếng “ ngựa” - GV nêu cấu tạo của tiếng “ngựa” - HS nêu cấu tạo của tiếng “ngựa” - GV: Trong tiếng “ngựa”có âm nào chúng mình đã học rồi? ( âm ng) - GV: âm “ưa” là âm mới thứ hai mà chúng mình sẽ học. Âm “ưa” cũng gồm 2 chữ cái ghép lại gọi là âm đôi. Nghe cô phát âm “ưa” - HS nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh. GV đưa tiếng “ngựa” vào mô hình ng ưa . - Gv đánh vần + đọc trơn: ngờ - ưa – ngưa – nặng – ngựa. - HS đánh vần + đọc trơn -Gv giới thiệu từ “ngựa” - GV gọi HS đọc trơn một lượt:ưa - ngựa- ngựa *Đọc tiếng mía - GV giới thiệu âm “ia” tương tự - GV: Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 3 âm mới gì nào?( ua, ưa , ia) - Hãy so sánh 3 âm này? -HS so sánh: ua – ưa – ia - Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, tiếng, từ trên bảng. b, Tạo tiếng mới. - Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “ vua” - HS đọc - Y/c HS ghép tiếng “ua” vào bảng. - HS ghép - Em đã ghép tiếng “vua” như thế nào? - HS trả lời GV: Trần Thị Sương
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Y/c HS chỉ bảng và đọc “vua” - Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết. - HS ghép vào bảng - Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình. - Nhận xét, khen ngợi. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các tiếng mới trong bảng. - Đánh vần và đọc trơn được các tiếng vua, lụa, dừa, cửa, đĩa, mía. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * Trò chơi “ Tiếp sức” - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn. - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét, đánh giá. - Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được *Tìm từ có tiếng chứa âm mới học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu câu: - GV nêu yêu cầu của bài:Quan sát 3 tranh và các thẻ chữ. Chọn từ phù hợp với chỗ trống trong câu) - Yêu cầu HS quan sát tranh, nói nội dung từng tranh - Gọi HS đọc 3 thẻ chữ - Yêu cầu HS đọc 3 câu (có chỗ trống), chọn từ ngữ trong khung phù hợp với chỗ trống trong mỗi câu. - HS thực hiện.Một vài HS trả lời - GV chữa bài + Cho HS đọc lại câu. - Y/c HS tìm tiếng chứa các vần mới học trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng đó. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Chọn đúng từ phù hợp vào chỗ trống. - Đọc được câu ghi thẻ chữ trong hình. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. GV: Trần Thị Sương
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TIẾT 2 HĐ 3: Viết a) Viết " ua” + Quan sát chữ ua và cho cô biết : Chữ “ua” gồm mấy chữ ghép lại?Nêu độ cao các con chữ? - HS quan sát và nêu. - GV HD viết chữ” ua” - HS quan sát lắng nghe. - Yêu cầu HS viết chữ “ua” vào bảng con - HS viết. - Gv nhận xét. + Hướng dẫn tương tự với vần ưa, ia b) Viết "rùa" - Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp . - HS đọc ( rùa) - Từ “ rùa” gồm mấy chữ ghép lại? Nêu độ cao các con chữ? - HS nêu - GV hướng dẫn viết “ rùa” -HS viết bảng - GV nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng ua, ưa, ia, rùa. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc a. Phát huy trải nghiệm. - Yêu cầu HS chia sẻ những gì mình biết về những ngày nắng nóng. -HS chia sẻ - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì” -HS quan sát tranh và nêu b. Luyện đọc trơn - Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi. - GV đọc mẫu bài. - Cho HS luyện đọc + Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn. GV: Trần Thị Sương
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp c. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Trưa mùa hạ, bò và ngựa chờ gì? - HS thảo luận theo cặp và đại diện trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được một số điều về những ngày nắng nóng - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc được đoạn văn. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. GV: Trần Thị Sương
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020 BÀI 5D: CHỮ THƯỜNG VÀ CHỮ HOA(2T) I. MỤC TIÊU. • Phân biệt được chữ in thường và chữ in hoa. • Đọc được chữ cái in thường và in hoa, các tên địa lí, đọc hiểu đoạn Hồ Ba Bể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC • Bộ chữ cái in thường, in hoa. • Tranh ảnh phóng to trong SHS. • Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Đâu là chữ in hoa? - Cặp/Nhóm: Cùng nhau xác định chữ hoa (âm đầu), chữ thường. - Cả lớp: + 2-3 cặp lên chỉ chữ in hoa, chữ thường, cả lớp nhận xét. + Nghe GV nêu thêm ví dụ về các chữ hoa: Chữ đứng đầu câu, chữ dùng đầu tên bài, tên riêng của người * Đánh giá: -Tiêu chí: HS xác định được chữ hoa (âm đầu), chữ thường. - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc chữ in thường, in hoa. - Cả lớp: + Nghe GV giới thiệu bằng chữ cái chữ in thường và chữ in hoa. + Từng học sinh đọc nối tiếp bảng chữ cái ( chữ in thường): SAu đó đọc nối tiếp chữ in hoa (lần I). + Từng HS đọc nối tiếp bảng chữ in hoa (đã che chữ in thường) - (lần 2). - Cá nhân: Đọc thầm bảng chữ cái in thường và in hoa. - Nhóm: Sử dụng thẻ chữ để chơi đố nhận biết chữ in hoa (theo nhóm hoặc chung cả lớp). VD: + HS rút 1 thẻ chữ in hoa bất kì và nói tên chữ đó. + Các bạn/tổ trọng tài (hoặc GV giáo) xác nhận bạn đó nói đúng hay sai. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc được bảng chữ cái in thường và in hoa - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Tìm chữ in thường, chữ in hoa. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách làm (xác định các chữ in thường và in hoa tương ứng, VD: Chữ a in thường nối với chữ a in hoa). - Cá nhân: Từng HS làm BT trong VBT GV: Trần Thị Sương
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cặp/Nhóm: Đối chiếu kết quả nhận xét lẫn nhau. - Cả lớp: Chữa BT trên bảng lớp theo hình thức nối chữ in thường với chữ in hoa. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS xác định các chữ in thường và in hoa tương ứng - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đọc các tên địa lí. - Cả lớp: Nghe GV giới thiệu hình ảnh đẹp ở các điểm du lịch nổi tiếng. - Cả lớp/Cá nhân: Đọc các tên địa lí dưới hình theo HĐ của GV, chỉ các chữ được viết hoa. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS hỏi-đáp được theo hướng dẫn: tranh vẽ gì? Cảnh vật như thế nào?; HS đọc được các tên địa lí và nhận biết được các tên địa lí cần phải viết hoa. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tuyên dương học tập. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ5: Đọc Đọc hiểu đoạn Hồ Ba Bể. a) Quan sát tranh và đoán nội dung đoạn đọc. - Cặp/Nhóm: + Từng HS nêu nội dung tranh (Trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Cảnh vật như thế nào?). + Đọc tên đoạn, chỉ và nói tên các chữ in hoa. - Cả lớp: NGhe GV giải thích lí do các chữ được in hoa (chữ đầu mỗi câu và tên địa lí). b) Luyện đọc trơn. - Cả lớp: Nghe GV đọc cả đoạn văn. - Cặp/Nhóm: Luyện đọc nối tiếp câu. c) Đọc hiểu. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách tổ chức HĐ. + Đọc thầm đoạn Hồ Ba Bể. + Dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi. - Cặp/Nhóm: Từng em trả lời câu hỏi, nghe các bạn nhận xét, sửa theo góp ý (nếu có). - Cả lớp: + Một số HS đọc đoạn Hồ Ba Bể trước lớp theo hướng dẫn của GV. + NGhe GV giới thiệu lại nội dung đoạn, nghe câu hỏi của giáo viên để trả lời. + Trả lời câu hỏi hoặc nghe câu trả lời của bạn, nhận xét, góp ý. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc trơn được và hiểu nội dung đoạn văn Hồ Ba Bể - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tuyên dương học tập Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. GV: Trần Thị Sương
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TN&XH: BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( 2 Tiết) I. MỤC TIÊU: - Đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống liên quan đến nội dung chủ đề. - Nhận xét được những việc mình đã thực hiện trong chủ đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Tranh ảnh trong bài. - Học sinh: sản phẩm tự sưu tầm ( tranh ảnh, tranh vẽ, đồ dùng, thiết bị .) về chủ đề. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 2: Xử lí tình huống. a.Mô tả tình huống - GV yêu cầu HS quan sát tình huống và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: + Trong hình có những ai? + Đi học về, bạn trai thấy mọi người đang làm gì? + Dấu hỏi trên đầu bạn trai có ngụ ý gì? a. Xử lí tình huống: - GV yêu cầu một số HS lên mô tả lại hoạt động của mọi người . - GV đưa ra một số cách ứng xử và yêu cầu HS đóng vai bạn trai trả lời câu hỏi : + Bạn trai nên làm việc nào trước? Vì sao? (a) Giúp bố chuẩn bị đồ nấu thức ăn. (b) Ngồi ghế xem ti vi (c) Cất cặp vào bàn học (d) Ý kiến khác - GV nhận xét, giúp HS hiểu được việc bạn cần làm trước tiên là tự sắp xếp đồ dùng của mình vào đúng chỗ sau đó mới tham gia giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, không nên ngồi ngay xuống ghế xem ti vi. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh, xác định được một số tình huống và đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 3: Bạn đã làm những việc nào dưới đây?. Việc nào không nên làm? a. Nói tên các việc làm trong từng hình. - Gv cho HS quan sát hình 3,4,5,6,7, 8. - GV yêu cầu HS giới thiệu từng hình. - GV nêu câu hỏi: + Em đã làm những việc nào trong những việc trên ? b.Nhận xét việc “nên làm”, việc “ không nên làm” - GV cho HS nhận xét việc nào nên làm và việc nào không nên làm trong các hình . - GV nhận xét, tuyên dương các em và khuyến khích HS thực hiện các việc nhà phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc bản thân, tự phục vụ và tránh làm những việc quá sức GV: Trần Thị Sương
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B mình. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nhận biết được việc nào nên làm, việc nào không - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Dặn dò HS về làm bài tập trong sách bài tập trang 11,12. TOÁN: ÔN TẬP 2 I. MỤC TIÊU - Biết so sánh số lượng hai nhóm vật và nói, viết được kết quả só sánh đó. - Biết sắp thứ tự từ bé đến lớn/ từ lớn đến bé, tìm số lớn nhất/ số bé nhất đối với một nhóm số ( không quá 4 số ) trong phạm vi 10 - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng GVng cụ, phương tiện học toán. II. Đồ dùng dạy học - Tranh sgk, mẫu vật - Các thẻ có các chữ số. - Bộ đồ dùng học Toán 1 III. Các hoạt động dạy và học *Tổ chức hoạt động KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức hoạt động LUYỆN TẬP 1.Bài tập 1/SGK/34: Nói nhiều hơn hoặc ít ở ? -Chúng mình cùng đến với bài tập số 1/34: Nói nhiều hơn hoặc ít ở ? - Hãy nhắc lại yêu cầu bài tập cho GV -GV đọc câu lệnh của bài, yêu cầu HS chọn từ thích hợp -Gọi HS đọc câu trả lời ? Làm thế nào em biết được số ba lô nhiều hơn số mũ? GV: Trần Thị Sương
  30. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ? Ngoài cách làm của bạn, có cách làm nào khác không? ? Số mũ như thế nào với số ba lô? -Gọi HS nhận xét -GV cùng cả lớp xác nhận đúng: Nối mỗi chiếc ba lô với 1 chiếc mũ thấy có ba lô thừa ra, ta nói: Số ba lô nhiều hơn số mũ và cũng có thể nói: Số mũ ít hơn số ba lô -Yêu cầu HS nhắc lại * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói được nhiều hơn hoặc ít hơn ở ? - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2.Bài tập 2/SGK/34: Nói nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng ? -Chúng mình cùng đến với bài tập số 2/34: Nói nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng ? - Hãy nhắc lại yêu cầu bài tập cho GV -GV đọc câu lệnh của bài, yêu cầu HS chọn từ thích hợp -Gọi HS đọc câu trả lời ? Làm thế nào em biết được số chuối nhiều hơn số chai nước và nhiều hơn số bánh? ? Ngoài cách làm của bạn, có cách làm nào khác không? ? Số chai nước như thế nào với số bánh? ? Làm thế nào em biết số chai nước bằng số bánh? ? Ngoài cách đếm, em còn cách làm nào khác không? - Gọi HS nhận xét - GV cùng cả lớp xác nhận đúng: Nối mỗi quả chuối với 1 chai nước, thấy có chuối thừa ra, ta nói: Số chai nước ít hơn số chuối. Nối 1 quả chuối với 1 bánh, ta thấy số chuối thừa ra, ta nói: Số chuối nhiều hơn số bánh. Tương tự, ta cũng nối 1 chai nước với 1 bánh, ta thấy không thừa ra bánh và không thừa ra chai nước, ta nói: Số bánh bằng số chai nước. - GV giới thiệu: Ngoài cách nối, ghép các em có thể đếm số lượng từng nhóm vật và vận dụng thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé để nói nhiều hơn, ít hơn hay bằng - GV chỉ và gọi HS nói lại 3 câu trả lời đúng * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói được nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. Bài tập 3/SGK/34:Có bao nhiêu ? - GV nêu yêu cầu, goị HS nhắc lại - GV yêu cầu HS tự đếm rồi viết số vào ô trống phần a - GV cho HS lên bảng đếm và viết số vào ô trống - Gọi HS nhận xét - GV cùng cả lớp xác nhận lại kết quả - Yêu cầu HS suy nghĩ và điền dấu > hoặc 5 GV: Trần Thị Sương
  31. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B * Đánh giá: - Tiêu chí: HS tự đếm được rồi viết số vào ô trống và chọn được > < = - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài tập 4/SGK/35: Nêu số theo đúng thứ tự? - GV nêu yêu cầu - Yêu cầu HS đọc các số dãy a ? Dãy số a được xếp theo thứ tự nào? - Gọi HS đọc các số ở dãy b ? Dãy số b được xếp theo thứ tự nào? -Yêu cầu HS tự hoàn thành các dãy số -Gọi HS lên bảng điền số -GV cùng cả lớp xác nhận kết quả đúng: a. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 b. 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0 -Cho HS đọc lại 2 dãy số * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được số theo đúng thứ tự - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG -GV cho HS chơi trò chơi “ Tìm số, sắp thứ tự các số” -GV phổ biến luật chơi -Cho HS chơi -GV tổng kết trò chơi * Đánh giá: - Tiêu chí: HS tìm được số và sắp được thứ tự các số - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Trần Thị Sương
  32. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔN TOÁN: SẮP THỨ TỰ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 I. MỤC TIÊU: - HS biết sắp thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé một nhóm số không quá 4 số trong phạm vi 10 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 : Viết các số sau vào ô trống theo thứ tự - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT1 - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số vào ô trống theo thứ tự - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Khoanh màu xanh vào số bé nhất, khoanh màu đỏ vào số lớn nhất của mỗi nhóm số sau đây - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT2 - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết được số lớn nhất, số bé nhất - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Viết số củ cà rốt của mỗi bạn thỏ vào ô trống - HS trả lời câu hỏi: Thỏ mẹ có bao nhiêu củ cà rốt? Thỏ anh có bao nhiêu củ cà rốt? Thỏ em có bao nhiêu củ cà rốt? - HS tự điền số thích hợp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi GV tự điền số thích hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC ua, ưa, ia I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các ua, ưa, ia; các tiếng, từ ngữ câu trong đoạn - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh GV: Trần Thị Sương
  33. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ với ô trống. Đọc bài và viết từ thích hợp vào chỗ trống. Đọc và viết câu cho sẵn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về cảnh vật trong tranh - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và hỏi đáp được các cảnh vật trong tranh - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 2 : Luyện đọc c. Đọc tiếng, từ, câu - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ, rùa, ngựa, mía, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T54 đến T55) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ, câu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK Tr55 và trả lời câu hỏi: Em thấy hình 1 vẽ gì? HS đọc câu dưới hình. Tương tự như vậy với H2, H3 - HS quan sát tranh SGK T55 (HĐ 4) và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì ? Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. HS nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T26). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu vua tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. v ua Vua v ua . d ưa \ - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: GV: Trần Thị Sương
  34. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B -Tiêu chí: HS hiểu yêu cầu của Bt và tạo được các tiếng mới - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Nối từ với ô trống (VBT T26) - HS quan sát, câu dưới tranh - HS nối từ với ô trống - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nối được từ với ô trống phù hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Đọc bài Chờ mưa . Viết từ thích hợp vào chỗ trống(VBT T26) - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: tranh vẽ gì? - HS viết từ còn thiếu vào chỗ chấm: mưa. Đọc lại câu hoàn chỉnh - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được từ thích hợp vào chỗ chấm - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Đọc và viết (VBT T26) - HS đọc trơn câu trên - HS viết theo mẫu - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc trơn được câu mẫu và viết được theo mẫu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân GV: Trần Thị Sương
  35. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 5E: ÔN TẬP ch, tr, x, y, ua, ưa, ia (2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm ch, tr, x, y; các vần ua, ưa, ia ,các tiếng, từ ngữ chứa các âm vần đã học. Đọc lưu loát các câu, đoạn; hiểu nghĩa từ; trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu. - Viết đúng: ca múa, sửa xe, tỉa lá. - Nói và nghe về công việc vủa mọi người trong tranh; nghe kể câu chuyện Liến con đi học và trả lời câu hỏi. - Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. - HS yêu quý, biết ơn mẹ của mình. Yêu quý động vật. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh SHS phóng to. - Thẻ chữ luyện đọc từ, câu - Mẫu chữ luyện viết phóng to - Vở BT TV1; tập viết 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1: Nghe-nói HS làm việc theo cặp TLCH về HĐ trong tranh: + Tranh vẽ gì? Ở đâu? Mọi người đang làm gì? + Tìm trong các câu TL hoặc giới thiệu ND tranh các tiếng từ nào chứa: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. * ĐGTX + Tiêu chí: - Nói được ND tranh. - Tìm được tiếng, từ chứa: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2: Đọc a, Đọc từ ngữ - Cá nhân, cặp/nhóm/lớp: đọc các từ ngữ: tre ngà, chia quà, tỉa lá, đi xe. b, Đọc câu. - Cá nhân: QS 3 tranh, đọc các câu dưới tranh. - Cả lớp: QS và nghe GV HD nhận biết được các chữ viết hoa và giải thích lí do những chữ đó viết hoa. - Cá nhân/cặp/nhóm: Tìm tiếng chứa ua, ưa, ia trong 3 câu. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được các từ ngữ: tre ngà, chia quà, tỉa lá, đi xe. - Nhận biết được các chữ viết hoa. + PP: Vấn đáp, quan sát GV: Trần Thị Sương
  36. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu nhiệm vụ: Viết các từ ngữ (ca múa, sửa xe, tỉa lá) đúng kiểu và cỡ chữ theo yêu cầu. + Viết bảng con(hoặc viết vở) - Cá nhân: Thực hiện đúng nhiệm vụ theo HD - Cả lớp: Nghe GV nhận xét chung cả lớp. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: ca múa, sửa xe, tỉa lá + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ4: Nghe-nói Nghe kể câu chuyện Kiến con đi học. - Nghe GV HD thực hiện các việc: + QS tranh và đoán ND câu chuyện. + Nói tên con vật/nhân vật trong tranh. + Đọc tên câu chuyện và đoán ND câu chuyện. + Nghe GV kể chuyện lần 1 kết hợp tranh. + Tập nói lời đới thoại của các con vật/nhân vật theo HD của GV. + Tập kể theo/kể cùng GV khi nghe GV kể chuyện lần 2. - Cá nhân: TLCH về ND câu chuyện. *Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 5 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS biết viết chữ: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. - HS viết từ, từ ngữ: chợ, mía, cá trê, xe lu, y bạ, rùa đá, ca múa, sửa xe, tỉa lá. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia, chợ, mía, cá trê, xe lu, y bạ, rùa đá, ca múa, sửa xe, tỉa lá. - Tranh ảnh: chợ, mía, cá trê, xe lu, y bạ, rùa đá, ca múa, sửa xe, tỉa lá. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Bỏ thẻ. GV: Trần Thị Sương
  37. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: HS ngồi thành vòng tròn. Một bạn cầm thẻ chưc đi sau vòng tròn, bỏ thẻ sau lưng một số bạn cho hết thẻ. Nếu bạn nào được đặt trẻ trong tay thì đứng lên đọc chữ trên thẻ, sau đó dán thẻ lên bảng lớp đúng dươi hình vẽ. - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Nhận diện các chữ cái Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ cái và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. * ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc được: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. - Cá nhân: Thực hiện viết từng chữ. Nghe GV NX bài của mình hoặc của bạn. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: ch, tr, x, y, ua, ưa, ia. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HS thư giãn giữa giờ. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ ngữ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ: chợ, mía, cá trê, xe lu, y bạ, rùa đá, ca múa, sửa xe, tỉa lá (mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ. Nghe GV NX bài viết. Đặt bài viết để tham gia triển lãm. - Cả lớp: Xem bài viết của bạn trong triển lãm bài viết. Nghe GV NX bài viết của một số bạn. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: quả bí, giá đỗ, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. GV: Trần Thị Sương
  38. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B SHTT: SINH HOẠT LỚP: VẼ NGOÀI CỦA EM I. MỤC TIÊU: - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau xây dựng tủ sách. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Giấy màu, kéo, keo dán, bìa màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV nhận xét hoạt động trong tuần 5 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết bước đầu dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. Tồn tại: + Một số em chưa có tính tự học, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Thi đua lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam 20/10. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS yêu quý bà, mẹ và cô giáo. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS ngồi theo tổ chia sẻ với nhau bức tranh tự họa. - ĐGTX: GV: Trần Thị Sương
  39. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Tiêu chí đánh giá: - Kể được cho bạn nghe những gì mình QS được ở nhà. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm: Triển lãm tranh tự họa và giới thiệu mình qua tranh Bản chất: HS cùng nhau tham gia HĐ chung, góp tranh để trưng bày. - GV HD HS chăng dây gai trong lớp, mỗi tổ 1 góc, dùng kẹp treo tranh lên. - GV viết lên bảng: “TRIỂN LÃM TRANH TỰ HỌA LỚP 1E”. - Mỗi HS tự giới thiệu về mình với các thành viên trong tổ qua bức vẽ. - GV lần lượt ghé các góc ngắm tranh và chụp ảnh. Kết luận: Mỗi tập thể đều có nhiều thành viên “góp mặt”. Những gương mặt của từng người làm tổ thêm vui, lớp thêm vui. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đoàn kết, làm công việc chung, xây dựng trường lớp. - Biết vẽ và tự giới thiệu được về mình. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh -Cùng hứa với nhau, sẽ tiếp tục quyên góp sách và mượn sách về nhà đọc khi đã biết đọc thông thạo hoặc nhờ bố mẹ đọc cho nghe ở nhà. -GV hỗ trợ HS làm thẻ sách và HD cách ghi tên mượn sách. GV: Trần Thị Sương