Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 11

docx 30 trang thienle22 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_11.docx

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 11

  1. TUẦN 11: Thứ 2, ngày 4 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Đất quý, đất yêu I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu nội dung bài Đất quý, đất yêu. - Học sinh đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Giáo dục học sinh có tình yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa - Bảng phụ phần luyện đọc III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Hộp quà may mắn ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng. - Học sinh khá giỏi đọc toàn bài. - Học sinh cả lớp dò bài đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp, chú ý các từ khó đọc: Ê – ti – ô – pi – a, thiêng liêng, ruột thịt . - Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài. - Luyện đọc toàn bài theo hình thức đọc các đoạn trong nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm trước lớp. - Cùng nhau giải nghĩa từ khó: Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục . - Học sinh đọc lại toàn bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, trôi chảy lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Biết đọc phân biệt người dẫn chuyện với lời nhân vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 1
  2. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm trả lời các câu hỏi. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung câu hỏi. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Các nhóm tham gia thi đọc. - Giáo viên theo dõi, quan sát. - Học sinh thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất. IV. Hoạt động ứng dụng: Cùng chia sẻ với người thân nội dung bài học. ___ Tiết 3: TOÁN Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về dạng toán giải bằng hai phép tính. - Biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính; củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm và bớt một số đơn vị (BT1; BT2; BT3 trang 51) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 3 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi “ Đố bạn ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: * Giới thiệu giải bài toán bằng hai phép tính: - GV yêu cầu học sinh đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - GV vẽ sơ đồ thể hiện bài toán. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trình bày bài giải bài toán. - Học sinh thực hiện. - Các nhóm chia sẻ bài tập. 2
  3. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Giải bài toán - Học sinh đọc bài toán. - Tóm tắt bài toán, giải bài toán vào vở. - Cùng chia sẻ với bạn kết quả bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giải bài toán. - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo nhóm đôi. - Dựa vào tóm tắt để nêu bài toán; giải bài toán. - Các nhóm chia sẻ bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Số? - Học sinh nêu yêu cầu. - Thực hiện bài tập trên phiếu bài tập. - Các nhóm chia sẻ bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính. + Điền được số thích hợp về dạng toán gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm và bớt một số đơn vị. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Đất quý, đất yêu I. Mục tiêu: - Biết sắp xếp các tranh theo đúng trình tự. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa, biết nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học . II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa. III. Hoạt động dạy học: 3
  4. 1. Khởi động: TC “ Thi kể chuyện hay ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Kể chuyện trong nhóm - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh sắp xếp các tranh đúng trình tự. - GV hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Hoạt động nhóm: chia đoạn và kể trong nhóm. - Các nhóm thi kể trước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. Hoạt động 2: Thi kể trước lớp. - Kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ. - Hoạt động cá nhân, chọn một đoạn để kể. - Tổ chức thi kể. - Nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng nhân vật. + Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: Kể câu chuyện “ Đất quý, đất yêu” cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện đọc bài: Đất quý, đất yêu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc tốt, đọc diễn cảm, đọc đúng giọng của các nhân vật. - Học sinh đọc to rõ ràng trôi chảy, nắm được nội dung bài học. - Giáo dục học sinh yêu thích môn đọc. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Thi đọc tiếp sức ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Luyện đọc - Học sinh đọc thầm bài: Đất quý, đất yêu. 4
  5. - Học sinh khá giỏi đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn cho các em đọc còn chậm về cách ngắt nghỉ, từ khó. - Hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ câu dài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm: (Khuyến khích HS giỏi đọc bài mạch lạc, HS TB- yếu đọc từng đoạn, câu, bài, ngắt nghỉ hợp lí) Hoạt động 2: Thi đọc. - Thi đọc giữa các nhóm. - Luyện đọc giữa các nhóm. - Thi đọc diễn cảm toàn bài (đối với HS khá giỏi). * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ,ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, trôi chảy lưu loát. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sữa sai cho nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung - Đọc thầm bài. - Giao việc thảo luận nhóm. - Nêu nội dung bài tập đọc. IV. Hoạt động ứng dụng: Đọc lại thật diễn cảm cho người thân nghe bài “ Giọng quê hương ” ___ Tiết 2: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng I. Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ họ hàng trong các tình huống khác nhau. - Vẽ được sơ đồ mối quan hệ họ hàng; giới thiệu được các mối quan hệ họ hàng. - Giáo dục học sinh biết tôn trọng, và xưng hô với họ hàng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Nếu thì ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia đình. - GV giới thiệu tranh, yêu cầu học sinh quan sát. 5
  6. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi cùng nhau trả lời câu hỏi: + Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ? + Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ? + Ai là cháu ngoại, cháu nội của ông bà ? - Các cặp chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Xưng hô, đối xử tốt với họ hàng - GV hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đôi đưa ra ý kiến của mình về nghĩa vụ của anh em Quang và chị em Hương đối với những người họ hàng ruột thịt của mình. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Biết được các thế hệ trong một gia đình. + Biết cách xưng hô, đối xử với họ hàng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân những điều mình học được. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn: Bài toán giải bằng hai phép tính I.Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh giải bài toán bằng hai phép tính; thực hiện gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm và bớt một số đơn vị. - Làm đúng các bài tập trong vở Em tự ôn luyện Toán. - Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác. II. Hoạt động dạy học: Bài 1: Em và bạn cùng - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện nhóm đôi hoàn thành bài tập. - GV quan sát, giúp đỡ. Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu bài. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài. - Chia sẻ kết quả của mình. 6
  7. - GV quan sát, giúp đỡ. Bài 3: Tính - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện cá nhân. - Đổi vở, nhận xét nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành , viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết giải bài toán bằng hai phép tính. + Hoàn thành các bài tập trong vở em tự ôn luyện Toán. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân kết quả học tập trên lớp. ___ Thứ 3, ngày 5 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. - Thực hiện giải toán có lời văn bằng hai phép tính, gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần. (BT1; BT3; BT4 trang 52) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Giải bài toán - Học sinh đọc bài toán. - Tóm tắt bài toán, giải bài toán vào vở. - Cùng chia sẻ với bạn kết quả bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán. - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo nhóm đôi. - Dựa vào tóm tắt để nêu bài toán; giải bài toán. - Các nhóm chia sẻ bài tập. 7
  8. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Tính (theo mẫu) - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Hoàn thành bài tập vào vở, đổi vở nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Biết giải được bài toán có lời văn. + Thực hiện gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần. III. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân đo chiều cao các thành viên trong gia đình. ___ Tiết 2: TẬP VIẾT Ôn chữ hoa G (tt) I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa Gh (1 dòng); R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về Loa Thành Thục Vương. (1 lần) cỡ nhỏ. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. - Có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: G, Ô, T Các chữ Ghềnh Ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Đố bạn ”. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con. - GV yêu cầu học sinh quan sát các chữ hoa mẫu: Gh, R, Đ - Học sinh quan sát. - Thảo luận nêu độ cao, độ rộng, điểm bắt đầu, điểm kết thúc của các con chữ. - GV hướng dẫn viết; học sinh luyện viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ. - Yêu cầu học sinh viết tên riêng: Ghềnh Ráng; câu ứng dụng: Ai về Loa Thành Thục Vương. Hoạt động 2: Luyện viết vào vở. 8
  9. - GV yêu cầu học sinh viết vào vở. - Thực hành viết vào vở. - Đổi vở, nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng chữ hoa: Gh, R, Đ + Viết đúng, đẹp tên riêng và câu ứng dụng. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn về cách viết chữ hoa của mình. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Tiếng hò trên sông I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài chính tả theo hình thức văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần ong/ oong (BT2); làm được bài tập 3 a/b - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 3 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Gọi thuyền ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết: - GV giới thiệu bài: Tiếng hò trên sông. - Học sinh đọc bài. - H: + Đoạn văn có mấy câu? (có 4 câu) + Trong đoạn có những chữ nào phải viết hoa? ( những chữ đầu câu; tên riêng ). - Hướng dẫn học sinh viết bảng con những chữ dễ viết sai. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn cách ngồi và cách cầm bút Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. 9
  10. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết và trình bày đúng quy định bài chính tả. + Viết đúng chữ hoa tên riêng và chữ cái đầu câu, sau dấu chấm. Hoạt động 2: Làm bài tập. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành bài tập. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Thi tìm nhanh, viết đúng: - Học sinh nêu yêu cầu. - Hoạt động nhóm hoàn thành bài tập. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ với bạn bài viết chính tả của mình. ___ Thứ 4, ngày 6 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Bảng nhân 8 I. Mục tiêu: - Thành lập bảng nhân 8; học thuộc lòng bảng nhân 8. - Áp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân (BT1; BT2; BT3 trang 53) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng học tập: - Các tấm bìa. - Phiếu BT3 II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi “ Đố bạn ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 8. - GV hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 8. 10
  11. - GV gắn 1 tấm bìa hình tròn lên bảng. H: + Có mấy hình tròn? ( 8 hình tròn) + 8 hình tròn được lấy mấy lần ? ( lấy 1 lần) - GV nêu: 8 được lấy 1 lần nên ta có phép nhân: 8 x 1 = 8 - Học sinh đọc: 8 x 1 = 8 - Học sinh thảo luận nhóm thành lập các phép nhân tiếp theo. - Đại diện các nhóm nêu phép nhân. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Học thuộc lòng bảng nhân 8 - GV hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng nhân 8. - Học sinh đọc theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập - Thực hiện bài tập vào vở. - Cùng chia sẻ kết quả của nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giải bài toán: - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Tóm tắt bài toán; giải bài toán. - Đổi vở, nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô trống: - GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo nhóm. - Thảo luận nhóm lớn, hoàn thành bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Thành lập và ghi nhớ bảng nhân 8. + Giải được bài toán có lời văn III. Hoạt động ứng dụng: - Đọc thuộc bảng nhân 8 cho người thân nghe. 11
  12. Tiết 3: TẬP ĐỌC Vẽ quê hương I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu nội dung bài Vẽ quê hương - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài thơ. - Học sinh biết mỗi người đều có mỗi công việc có ích. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa - Bảng phụ phần luyện đọc III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Hái hoa dân chủ ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng. - Học sinh khá giỏi đọc toàn bài. - Học sinh cả lớp dò bài đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp, chú ý các từ khó đọc. - Luyện đọc toàn bài theo hình thức đọc các khổ thơ trong nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm trước lớp. - Cùng nhau giải nghĩa từ khó: Sông máng. - Học sinh đọc lại toàn bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, trôi chảy lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Biết đọc bài thơ vói giọng vui, sôi nổi. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. 12
  13. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm trả lời các câu hỏi. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung câu hỏi. Hoạt động 3: Học thuộc lòng một khổ thơ. - GV hướng dẫn học sinh học thuộc lòng khổ thơ. - Gọi học sinh tham gia thi đọc. - Học sinh tham gia thi đọc. - Giáo viên theo dõi, quan sát. - Học sinh bình chọn bạn đọc tốt nhất. IV. Hoạt động ứng dụng: Học thuộc lòng bài thơ “ Vẽ quê hương ” cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 7 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: Luyện từ và câu Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương. (BT1) - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn ( BT2); nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì? (BT3); đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 1. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Ghép từ ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm đôi, thực hiện bài tập vào phiếu bài tập. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - Các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: 13
  14. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi. - Cùng chia sẻ với bạn những từ ngữ có thể thay thế cho từ “ quê hương”. - Đọc lại đoạn văn trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện bài tập, tìm câu văn theo mẫu Ai làm gì? - Cùng chia sẻ với bạn các câu văn tìm được. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - Chia sẻ trước lớp câu mình đặt được. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành ,vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Xếp được các từ ngữ về quê hương thành hai nhóm. + Tìm được các câu văn theo mẫu Ai làm gì? Đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân các câu đã đặt theo mẫu Ai làm gì? ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh thuộc bảng nhân 8. - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 8; vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán; nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân (BT1; BT2; BT3; BT4 trang 54) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập 4. III. Hoạt động dạy học: 14
  15. 1. Khởi động: Trò chơi “ Truyền điện” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Đổi vở nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện nhóm đôi hoàn thành bài tập. - Chia sẻ với bạn kết quả bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - GV yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Đọc bài toán, tóm tắt, giải bài toán. - Chia sẻ với bạn về bài giải của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Viết phép nhân thích hợp nào vào chỗ chấm. - GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập vào phiếu. - Thực hiện theo nhóm hoàn thành bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Thuộc bảng nhân 8; vận dụng tính và giải toán. + Biết được tính chất giao hoán của phép nhân. III. Hoạt động ứng dụng: - Đố bạn các phép tính trong bảng nhân 8. ___ Tiết 4: THỦ CÔNG Cắt, dán chữ I, T (t1) I. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy định, kĩ thuật. - Nắm được quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. 15
  16. - Học sinh yêu thích gấp hình . II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ I, T; giấy màu III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu chữ mẫu I, T. - Học sinh quan sát. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Độ cao của chữ I, T ? + Độ rộng của chữ I, T ? - GV nhận xét. Hoạt động 2: Làm mẫu. - GV hướng dẫn cách kẻ, cắt, dán chữ. + Hướng dẫn cách kẻ, cắt, dán chữ I. + Hướng dẫn cách kẻ, cắt, dán chữ T. - Học sinh quan sát. - Học sinh nối tiếp nhau nhắc lại quy trình kẻ, cắt dán chữ I, T. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh nắm được quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T/ IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn quy trình kẻ, cắt dán chữ I, T. ___ Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Ôn tập: Thực hành kĩ năng giữa học kì I I. Mục tiêu: - Ôn tập và thực hành các kĩ năng đã học: Kính yêu Bác Hồ, Giữ lời hứa, Tự làm lấy việc của mình, Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em, Chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Học sinh biết ứng xử và nhận xét những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức đã học. - Giúp học sinh có các hành vi ứng xử đúng. 16
  17. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập, tranh ảnh III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Đóng vai ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Bài 1: - Hãy nêu những hiểu biết của mình về Bác Hồ kính yêu? - Để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta phải làm gì? Bài 2: Xử lí tình huống Em mượn quyển truyện của bạn và hứa là mai trả bạn, nhưng em bé của em làm rách quyển truyện đó, em sẽ làm gì? Bài 3: Bày tỏ ý kiến - GV phát phiếu bài tập cho HS , yêu cầu đánh dấu + vào ý kiến em cho là đúng. - Thu chấm 1 số phiếu, gọi 1 số hs đọc chữa bài. - Gv chốt lại lời giải đúng. Bài 4: Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? Bài 5: Em phải làm gì khi bạn gặp chuyện vui, buồn? * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Nhận biết được các hành vi đạo đức. + Có kĩ năng vận dụng các hành vi đạo đức vào cuộc sống. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng bạn bè sưu tầm các hình ảnh về Bác Hồ. ___ Tiết 3: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng I. Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ họ hàng trong các tình huống khác nhau. - Vẽ được sơ đồ mối quan hệ họ hàng; giới thiệu được các mối quan hệ họ hàng. - Giáo dục học sinh biết tôn trọng, và xưng hô với họ hàng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, phiếu bài tập. 17
  18. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Nếu thì ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ quan hệ họ hàng. - GV yêu cầu học sinh thực hành nhóm vẽ sơ đồ họ hàng. - Thực hiện bài tập theo nhóm: vẽ sơ đồ họ hàng. - GV quan sát, hướng dẫn. Hoạt động 2: Giới thiệu họ hàng. - GV hướng dẫn học sinh giới thiệu họ hàng bằng sơ đồ hình vẽ. - Học sinh lần lượt giới thiệu họ hàng bằng sơ đồ hình vẽ. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Biết vẽ sơ đồ họ hàng và giới thiệu được họ hàng của mình bằng sơ đồ hình vẽ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân sơ đồ hình vẽ họ hàng của mình. ___ Thứ 6, ngày 1 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu: - Biết làm tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Vận dụng để giải bài toán có một phép nhân. (BT1; BT2 ; BT3; BT4 trang 55) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Ai nhanh ai đúng ” 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 123 x 2 - GV giới thiệu phép nhân: 123 x 2 - GV hướng dẫn học sinh đặt tính. 18
  19. H: Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện từ đâu qua đâu? (từ hàng đơn vị đến hàng chục) - Học sinh lần lượt nêu cách đặt tính. - Thực hiện phép tính trên giấy nháp. - GV quan sát, giúp đỡ. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 326 x 3 - GV giới thiệu phép nhân: 326 x 3 - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, nêu và thực hiện phép tính. - Thực hiện phép tính trên giấy nháp. - Cùng nhau chia sẻ kết quả. - GV nhận xét. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Chia sẻ kết quả cùng bạn. - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân vào vở. - Hoàn thành bài tập. - Đổi vở, nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán. - Đổi vở, nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Tìm x: - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng bạn chia sẻ kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 19
  20. + Giải được bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn thân kết quả học tập của mình Tiết 3: Tập làm văn Nghe – kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương I. Mục tiêu: - Nghe – kể lại được câu chuyện: Tôi có đọc đâu (BT1) - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc mình đang ở theo gợi ý. (BT2). - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC “ Đố bạn ”. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện: Tôi có đọc đâu. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - GV kể 2 lần câu chuyện: Tôi có đọc đâu. - GV đặt các câu hỏi gợi ý: + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ? + Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? - GV hướng dẫn học sinh dựa theo gợi ý để kể lại câu chuyện. - Học sinh kể chuyện trong nhóm. - Các nhóm thi kể chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn học sinh nói về quê hương theo gợi ý sau: + Quê em ở đâu ? + Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? + Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? - Học sinh thảo luận nhóm: nói về quê hương. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành ,vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Kể được câu chuyện: Tôi có đọc đâu. 20
  21. + Biết nói về quê hương của mình. IV. Hoạt động ứng dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyện: Tôi có đọc đâu. Tiết 4: CHÍNH TẢ Vẽ quê hương I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ươn /ương (bt2). - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 2 III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: TC “ Đố bạn ” 2.Giới thiệu bài: 3.Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - GV giới thiệu khổ thơ cần viết. - Yêu cầu học sinh đọc 3 khổ thơ. - H: + Bài thơ viết theo thể thơ nào ? (thể thơ 4 chữ) + Các khổ thơ được viết như thế nào? (viết cách nhau một dòng). + Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? (viết hoa) - Hướng dẫn học sinh viết bảng con những chữ dễ viết sai. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn cách ngồi và cách cầm bút Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết và trình bày đúng quy định bài chính tả. + Viết đúng chữ hoa tên riêng và chữ cái đầu câu, sau dấu chấm. Hoạt động 2: Làm bài tập. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Chia sẻ với bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 21
  22. - Cùng bạn luyện viết khổ thơ 3 trong bài “ Vẽ quê hương ” Tiết 3: SINH HOẠT TUẦN 11 I. Mục tiêu: - Nắm được tình hình lớp trong tuần qua. - Biết được kế hoạch tuần 12. - Sinh hoạt, vui chơi II. Nội dung: Khởi động: Hát. 1. Đánh giá tình hình tuần qua: * Ưu điểm: - Có ý thức cao trong học tập: Kiên, Nhật Linh. - Duy trì sĩ số học sinh trên từng buổi học: 35/ 35 em. - Đảm bảo vệ sinh trường lớp. - Có ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. - Tham gia học tập tích cực. - Nhổ cỏ, chăm sóc tốt khu vực hoa được phân công. * Tồn tại: - Nghỉ học nhiều do ốm đau. - Chưa có sự tiến bộ trong học tập: Hằng, Hiệp, Mãi - Chưa chuẩn bị bài ở nhà: Khánh, Huy - Còn làm việc riêng trong giờ học. - Một số bạn còn viết sai chữ chưa đẹp. - Kĩ năng viết văn còn hạn chế: Huy, Hiệp, Hằng. 2. Nhiệm vụ tuần tới: - Tiếp tục duy trì sĩ số, đi học đúng giờ. - Học và chuẩn bị bài chu đáo. - Rèn kĩ năng viết văn: Huy, Hiệp, Hằng. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Xây dựng đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau. - Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo sức khỏe phòng tránh dịch sốt xuất huyết. - Nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Tham gia tốt ATGT. 22
  23. 3. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho HS hát tập thể. - Tổ chức các trò chơi dân gian. - Tham gia HĐNGLL đầy đủ. - Tưới nước, trồng thêm hoa ở các khu vực đã phân công ___ Ký duyệt giáo án ngày 04 tháng 11 năm 2019 P.Hiệu Trưởng Trần Thị Mỹ Dạ 23
  24. TUẦN 20 (TỪ NGÀY 14/1/2019 ĐẾN NGÀY 18/1/2019) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY1 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ 3 Đạo Đức Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo (t2) 4 Toán Phép cộng dạng 14 + 3 2 1 ÔL T Phép cộng dạng 14 + 3 CHIỀU 2 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 3 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 T.Anh Unit 9: Lesson 2 4 Toán Luyện tập 3 1 Âm nhạc Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 4 (t1) 3 Thủ công Gấp cái ví (t2) 1 Toán Phép trừ dạng 17 – 3 SÁNG 2 Thể dục Động tác vươn thở Điểm số hàng dọc theo tổ 4 3 Tiếng Việt Luyện tập 4 Tiếng Việt Luyện tập 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 3 TNXH An toàn trên đường đi học. 4 Toán Luyện tập 5 1 ÔL T Luyện tập CHIỀU 2 ÔL T Luyện tập 3 ÔLTV Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 6 3 Tiếng Anh Unit 9: Lesson 3 4 ÔL TV Vần không có âm cuối: /ưa/ 24
  25. 1 BDTV Luyện viết CHIỀU 2 BDT Phép cộng, trừ trong phạm vi 20 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 20 Ngày 14 tháng 1 năm 2019 Ký duyệt BGH TPCM Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu TUẦN 20 (TỪ NGÀY 14/1/2019 ĐẾN NGÀY 18/1/2019) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ 3 Đạo Đức 4 Toán Phép cộng dạng 14 + 3 2 1 ÔL T Phép cộng dạng 14 + 3 CHIỀU 2 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 3 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 T.Anh 4 Toán Luyện tập 3 1 Âm nhạc CHIỀU 2 HĐNGLL 3 Thủ công 1 Toán Phép trừ dạng 17 – 3 SÁNG 2 Thể dục 4 3 Tiếng Việt Luyện tập 4 Tiếng Việt Luyện tập 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 3 TNXH 5 4 Toán Luyện tập 1 ÔL T Luyện tập 25
  26. CHIỀU 2 ÔL T Luyện tập 3 ÔLTV Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 Tiếng Anh 4 ÔL TV Vần không có âm cuối: /ưa/ 6 1 BDTV Luyện viết CHIỀU 2 BDT Phép cộng, trừ trong phạm vi 20 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 20 Ngày 14 tháng 1 năm 2019 Ký duyệt BGH GV Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu 26
  27. TUẦN 8 (TỪ NGÀY 22/10/2018 ĐẾN NGÀY 26/10/2018) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 1 Tiếng Việt Âm /u/, /ư/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /u/, /ư/ 3 Toán Luyện tập 4 ÔL Toán Luyện tập 2 1 Mĩ Thuật Những con cá đáng yêu (t3) CHIỀU 2 Mĩ Thuật Em và bạn em (t1) 3 ÔL TV Âm /u/, /ư/ 1 Tiếng Việt Âm /v/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /v/ 3 T.Anh Unit 1: My classroom (Lesson 2) 4 Toán Luyện tập chung 3 1 Âm nhạc Ôn tập bài hát: Lí cây xanh. Tập nói thơ CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 2 (t3) 3 Thủ công Xé, dán hình cây đơn giản. (t2) 1 Toán Kiểm tra giữa HKI (Ôn tập) SÁNG 2 Thể dục Đứng đưa hai tay dang ngang. Đứng 4 3 Tiếng Việt Âm /x/ 4 Tiếng Việt Âm /x/ 1 Tiếng Việt Âm /y/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /y/ 3 TNXH Chăm sóc và bảo vệ răng 4 Toán Phép trừ trong phạm vi 3 5 1 ÔL T Phép trừ trong phạm vi 3 CHIỀU 2 Đạo Đức Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ 3 ÔLTV Âm /y/ 1 Tiếng Việt Luyện tập SÁNG 2 Tiếng Việt Luyện tập 3 Tiếng Anh Unit 1: My classroom (Lesson 3) 4 ÔL TV Luyện tập 6 1 BDTV Luyện tập CHIỀU 2 BDT Luyện tập 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 9 Ngày 22 tháng 10 năm 2018 Ký duyệt BGH GV Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu 27
  28. TUẦN 6 (TỪ NGÀY 01/10/2018 ĐẾN NGÀY( 5/10/2018) TIẾ THỨ BUỔI MÔN TÊN BÀI DẠY T 1 Tiếng Việt Âm /kh/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /kh/ 3 Toán Số 10 4 ÔL Toán Số 10 2 1 ÔL T Số 10 CHIỀU 2 ÔL TV Âm /kh/ 3 ÔL TV Âm /kh/ 1 Tiếng Việt Âm /l/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /l/ 3 T.Anh 4 Toán Số 8 3 1 Âm nhạc Học hát: Tìm bạn thân. CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 1 (t6) 3 Thủ công Xé, dán hình quả cam 1 Toán Luyện tập 4 SÁNG 2 Thể dục Tập hợp hàng dọc, TC: Đi qua đường 28
  29. 3 Tiếng Việt Âm /m/ 4 Tiếng Việt Âm /m/ 1 Tiếng Việt Âm /n/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /n/ 3 TNXH Chăm sóc và bảo vệ răng 4 Toán Luyện tập chung 5 1 ÔL T Luyện tập chung CHIỀU 2 Đạo Đức Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (t2) 3 ÔLTV Âm /n/ 1 Tiếng Việt Âm /ng/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /ng/ 3 Tiếng Anh 4 ÔL TV Âm /ng/ 6 1 BDTV Luyện tập CHIỀU 2 BDT Luyện tập 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 6 Ngày 01 tháng 10 năm 2018 Ký duyệt BGH TPCM Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu 29