Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 48 trang thienle22 5750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_4_gv_le_thi_tuyet_ngan_truong_tieu_hoc_ph.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 4A: q – qu, gi ( 2 TIẾT ) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng các âm q – qu, gi, đọc trơn các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn chứa q, qu, gi. Đọc hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn văn. - Viết đúng: q, qu, gi, quả, giá. - BIết đóng vai người bán hoặc người mua hàng, nói tên các loại thức ăn thường được bày bán ở chợ và được vẽ trong tranh - HS yêu quý, biết ơn mẹ của mình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1. Một số loại hoa quả thật có trong tranh: khế, ngô, bí, rau củ - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: qua, quạ, quà, gió, giã, giò - 3 bộ tranh và thẻ chữ phóng to HĐ đọc hiểu từ (2c) - Mẫu chữ q, qu, gi phóng to. - Vở BT TV tập 1. - Vở tập viết tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV giao nhiệm vụ: Cặp đôi thảo luận: Đóng vai người bán hàng, người mua hàng. -Người bán: mời khách mua các loại quả, rau củ - Người mua: Hỏi giá, trả giá, mua hàng và trả tiền, nhận hàng. - HS nghe GV giới thiệu tên người bán, người mua hàng khi đóng vai: * HS nghe GV nêu câu hỏi: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Đây là quả gì? Cái gì? * bí, giá đỗ là nội dung bài học hôm nay. ĐGTX: *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi đóng vai người bán hàng và người mua hàng. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ * ĐỌC: từ “ quả bí” - Cả lớp quan sát GV giới thiệu viết từ quả bí ở bảng lớp: GV hỏi: - Từ: quả bí có mấy tiếng? Tiếng nào đã học, tiếng nào chưa học? -HS trả lời: Có hai tiếng, tiếng bí đã học, tiếng quả chưa học. - HS nêu cấu tạo của tiếng quả: HS có âm đầu qu, vần a, thanh hỏi. - HS đánh vần: quờ- a – qua- hỏi – quả. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần quờ- a – qua- hỏi – quả qu a qua hỏi quả - HS đọc: quờ, CN, N, Lớp Cả lớp nghe GV đọc trơn: lá HS đọc: quả CN, Nhóm, Lớp đọc: quả *ĐỌC từ: giá đỗ - HS cả lớp quan sát GV viết chữ “giá đỗ” ở bảng lớp: GV hỏi: - Từ: “giá đỗ” có mấy tiếng? Tiếng nào đã học, tiếng nào chưa học? -HS trả lời: Có hai tiếng, tiếng (đỗ) đã học, tiếng ( giá) chưa học. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - HS nêu cấu tạo của tiếng giá: HS có âm đầu gi, vần a, thanh sắc. - HS đánh vần: gi – a – gia – sắc giá. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần gi – a – gia – sắc – giá. gi a gia / giá - Tiếng giá có âm nào đã học? Âm nào chưa học? - HS: âm a đã học, âm gi chưa học. - HS đọc: gi (di) - HS đọc trơn: “giá” B. Tạo tiếng mới: * Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu qu, vần a, thanh ngang, đọc: qua - HS thảo luận nhóm đôi tìm tiếng mới: qua, quạ, quà, gió, giã, giò - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: qua, quạ, quà, gió, giã, giò ( 2 – 3 lần) - HS đọc, nhận biết chữ Q, Qu, GI, in hoa. Chữ q, qu, gi, in thường C. Đọc hiểu - HS quan sát 3 tranh: GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ quả me, vẽ cái giỏ đựng cá, vẽ ông già. - HS nghe GV giải thích nghĩa từ: quả me, giỏ cá, cụ già. - HS đọc: quả me, giỏ cá, cụ già CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng + Một vài nhóm HS thực hiện yêu cầu đính đúng từ ngữ dưới hình. *ĐGTX: + Tiêu chí: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc được âm mới q, qu, gi. Đánh vần, đọc trơn các từ: quả bí, giá đỗ. - Tìm được tiếng mới có qu, gi. Hiểu được từ: quả me, giỏ cá, cụ già. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: VIẾT - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ q, chữ qu, chữ gi cách nối ở chữ qu sang a, đánh dấu thanh hỏi trên đầu a. nối chữ gi sang a, viết thanh sắc trên đầu a + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân HS viết bảng con: q, qu, quả, giá - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS luyện viết chữ q, qu, gi, quả, giá, biết nối nét, viết đúng khoảng cách, độ cao độ rộng các chữ. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: ĐỌC a) Quan sát tranh - Cả lớp nghe GV giao nhiệm vụ: quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn đọc - Từng cặp đôi HS thay nhau hỏi đáp: - H1: Tranh SGK vẽ gì? H2: Tranh vẽ hồ cá, có nhiều loài cá đang bơi. - Những hình ảnh này giúp em hiểu rõ hơn câu mà chúng ta sẽ đọc GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 b) Luyện đọc trơn -HS nghe GV đọc mẫu đoạn. - GV đọc mẫu từng câu - Ngắt hơi sau chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi sau chỗ có dấu chấm câu. - Vài HS đọc trơn 2 câu - HS đọc truyền điện từng câu: - Cặp đôi đọc trơn từng câu, đọc cả đoạn c) Đọc hiểu: Cá nhân luyện đọc trơn, nhóm đọc trơn và thảo luận để trả lời câu hỏi và chọn ý trả lời đúng. * Hồ cá nhà Kha có gì? - Hồ cá nhà Kha có cá mè, cá cờ, cá quả - Nhóm đôi đọc trơn 2 câu và đại diện nhóm trả lời câu hỏi - HS nghe GV nhận xét từng nhóm. - Lớp đọc lại các câu. * HS biết yêu yêu quý loài cá và bảo vệ nguồn nước. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi hỏi đáp về người trong tranh, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - HS nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. BUỔI CHIỀU TOÁN: ÔN TẬP 1 ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - HS tiếp tục luyện đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 và nhận biết số 0 là số lượng vật của nhóm không có vật nào. - Xác định được số lượng vật của một nhóm và lấy được một số lượng vật đã định trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: Bộ ĐHT, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) 1. HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” + GV đưa tranh vẽ các đồ vật, HS nói số lượng đồ vật trong tranh. + HS nhận xét + GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổ chức cho hs chơi “Điểm số”: trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”. - GV phổ biến cách chơi: Nhóm HS được chọn 8, 9, hoặc 10 em xếp thành hàng dọc, HS làm nhóm trưởng đứng đầu hàng. GV hỏi nhóm trưởng: “Nhóm em có bao nhiêu bạn?”, khi đó nhóm trưởng quay xuống nói: “Cả nhóm chú ý điểm số!” và quay lại vị trí ban đầu rồi bắt đầu việc điểm số như sau: Nhóm trưởng đầu hàng giờ tay phải lên và nói “Một”, người tiếp theo giơ tay phải lên và nói “Hai”, , người cuối cùng cũng làm như vậy và nói, ví dụ: “Tám, hết!”. Tiếp theo nhóm trưởng bước lên 1 bước nói với GV: “Thưa cô, nhóm em có 9 bạn ạ”. Nhóm này chơi xong GV chọn 2 nhóm khác chơi, số lượng HS các nhóm không bằng nhau. - Các HS khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, chốt, tuyên dương đội thắng. 2. Sau trò chơi, HS trả lời một số câu hỏi: - HS trả lời câu hỏi của GV: + Muốn biết một nhóm có bao nhiêu bạn thì phải làm gì? - Hãy đọc các số đếm đến 10! - HS nhận xét. + Khi đếm, có được đếm lặp lại bạn nào không? Có được bỏ sót bạn nào không? - HS nhận xét các bạn tham gia chơi. - Gv nhận xét, chốt. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 => Câu hỏi “Có bao nhiêu?” là hỏi số lượng của một nhóm đồ vật hoặc người. Muốn biết số lượng của nhóm đó thì phải đếm. Cách đếm đúng là: đếm đúng thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ,10; đếm không lặp lại và không bỏ sót. - GV giới thiệu nội dung bài hôm nay: Chúng ta đã học đếm đến 10 và đã biết các số lượng (hay là các số): 1, 2, , 10. Ngoài ra ta còn biết số nào nữa? Hôm nay cô và chúng ta sẽ luyện tập về các số đó nhé. - GV ghi bảng: “ Ôn tập 1, tiết 2”. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết tham gia chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Cá nhân) 1.GV treo tranh HĐ 1, nêu yêu cầu của HĐ 1. “ Mỗi hộp có bao nhiêu chiếc bút chì màu?” - HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. ( 2 phút). GV theo sát những HS chưa vững, có thể gợi ý như “Muốn biết hộp này trong hộp.”, có bao nhiêu chiếc bút thì phải làm gì?”, “Hãy đếm các bút. - HS trình bày trên bảng lớp đếm số bút trong hộp được chỉ ra,viết số vào ô dưới hộp. - HS nhận xét. - GV kết luận. => Chúng ta vừa thực hành HĐ 1 giúp cho các con ôn luyện về đếm để nhận ra số lượng bút chì trong mỗi hộp. 2. - GV treo tranh của HĐ2 lên, nêu yêu cầu của HĐ 2. “ Đã tô màu bao nhiêu bông hoa?” - HS đọc lại yêu cầu bài 2. - HS viết số vào vở. GV đánh giá HS về yêu cầu cần đạt 1và 2 qua kết quả HĐ2 của mỗi HS. - HS được chỉ định đếm số bông hoa đã được tô màu trong tranh được chỉ ra, trả lời câu hỏi trước lớp. - HS nhận xét bạn trả lời. - GV nhận xét. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 => Các con quan sát kết quả đúng từ trái sang phải, từ trên xuống, số bông hoa đã được tô màu là: 2, 3, 0, 8, 7, 9, 6, 4, 1, 5, 10. - Cô thấy lớp mình qua 2 HĐ rất giỏi rồi, vậy cô đố chúng mình xem bạn nhanh nhẹn, thông minh đếm chính xác số lượng các con vật trong tranh 3.Gv treo tranh HĐ 3 và nêu yêu cầu: “ Xem tranh rồi trả lời câu hỏi?”. - HS thực hành cá nhân. Các bước hoạt động: tương tự như HĐ1 và HĐ2, rồi trả lời câu hỏi (để luyện kĩ năng diễn đạt, giao tiếp). - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn trình bày ý kiến. - GV nhận xét. => Cô mời các bạn cùng đối chiếu với kết quả của cô nào:10 con gà, 3 con mèo, 7 con bướm, 0 con thỏ. - Qua phần luyện tập cô thấy các con làm rất tốt, vậy để vận dụng được chúng ta cần xác định những gì giúp các con thực hiện tốt. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu và thực hiện được các yêu cầu của các hoạt động: đếm số lượng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV tổ chức: Trò chơi “Lấy đúng, lấy nhanh” (ở trang cuối của chủ đề 1) nhằm để HS luyện tập yêu cầu cần đạt 3. - GV nêu cách chơi HS lắng nghe GV phổ biến để biết cách chơi. - HS chơi với số lần phù hợp thời gian cho phép. - GV nhận xét. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu cách chơi và chơi được trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Củng cố - dặn dò. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Hôm nay chúng ta học bài gì? -Y/ c hs đọc nối tiếp các số từ 0 đến 10. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM q, qu, gi I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm q, qu, gi đọc trơn các tiếng, từ ngữ:qua, quạ, quà, gió, giã, giò, quả me, giỏ cá, cụ già. - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Cá quả dữ ghê. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Trong tranh có những ai? Hai người đang làm gì? - Cặp đôi đóng vai người bán hàng, người mua hàng: Mua giá đỗ, mua quả bí. - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : q, qu, gi, quả bí, giá đỗ, cụ già, giỏ cá, quả me, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 41 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(thấy hồ cá, rất nhiều cá đang bơi dưới hồ). - HS đọc bài: Hồ cá nhà Kha HS trả lời câu hỏi: a) Dưới hồ cá của nhà bạn Kha có gì? - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 19). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. qu a qua gi o / gió qu a . quạ gi a ngã giã qu a \ quà gi o \ giò - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: qua, quạ, quà, gió, giã, giò - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 19 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: cụ già, quả me, giỏ cá -HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Hồ cá nhà Kha Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 19) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 -HS đọc bài, viết tiếp vào chỗ trống Hồ cá nhà Kha có: cá quả, cá cờ, cá mè -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Cá quả dữ ghê. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 4B: p, ph, v (2TIẾT) I. MỤC TIÊU - HS đọc đúng các âm p, ph, v; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Về quê. - HS viết đúng: p, ph, v, phố, vẽ. - HS nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật thường thấy ở phố dựa vào tranh ở HĐ1 hoặc vốn hiểu biết của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: - Tranh trong SHS phóng to Thẻ chữ để luyện đọc hiểu từ và câu. 2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * HĐ1: NGHE - NÓI - Cả lớp: quan sát tranh và nêu nội dung tranh nêu tên các cảnh vật ở phố (trả lời câu hỏi Ở phố có gì nhỉ?). - Cặp đôi: + Tranh vẽ những cảnh gì, vật gì có ở phố? + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?\ - Đọc và giới thiệu các chữ: p (pờ), ph (phờ), v (vờ). - Trong tranh có các tiếng mới có trong từ khoá hè phố, giá vẽ; quan sát các chữ phố, vẽ để nhận biết âm p, ph, v mà hôm nay chúng ta sẽ học. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 4B: p, ph, v -HS nhắc lại tên đầu bài. ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS trả lời được các câu hỏi về những sự vật ở trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Đọc a. Đọc tiếng, từ - Đọc tiếng phố Viết tiếng phố lên bảng + HS đọc trơn tiếng khóa thứ nhất: phố + HS đọc nối tiếp cá nhân ? HS nêu cấu tạo tiếng phố+ HS nêu: Tiếng phố gồm có âm ph, âm ô thanh sắc. - Ghi vào mô hình / ph ô - Phát âm mẫu: ph - HS đánh vần : phờ – ô – phô – sắc – phố; - HS đọc trơn: phố, đánh vần: phờ – ô – phô – sắc – phố; - HS đọc trơn phố: cá nhân, lớp. *) Đọc tiếng vẽ : Viết tiếng vẽ lên bảng + Đọc trơn tiếng khóa thứ nhất: vẽ ? Em hãy nêu cấu tạo tiếng vẽ - GV ghi vào mô hình v ẽ GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Phát âm mẫu: ph - HS đánh vần : vờ – e – ve – ngã – vẽ → vẽ. đọc trơn: vẽ - HS thực hiện đánh vần và đọc trơn. * GV giới thiệu chữ p, ph, v, in hoa và in thường. b. Tạo tiếng mới - GV gắn bảng phụ các âm đầu, vần, thanh, tiếng lên bảng. - Cho HS đọc tiếng mẫu: pha + HS nêu: Tiếng pha gồm có âm ph, âm a - Mời cả lớp ghép nhanh tiếng pha vào bảng gài. ? Em đã ghép tiếng pha như thế nào? ph a ph o ph ô v e v ò v ẽ - GV gõ thước cho HS giơ bảng. - Cô thấy các em đã ghép tiếng pha rất tốt. Bây giờ các em sẽ ghép tiếp các tiếng còn lại vào bảng gài. - HS ghép theo dãy các tiếng (dãy 1 ghép tiếng pha; dãy 2 tiếng pho; dãy 3 tiếng phô) - HS đọc cặp đôi: pha; pho; phô.ve, vò, vẽ - GV tổ chức trò chơi Tiếp sức- Gắn chữ thích hợp vào bảng. + Bước 1: Nêu tên trò chơi + Bước 2: Hướng dẫn cách chơi - GV gắn bảng phụ và thẻ chữ lên bảng - Mời đại diện tham gia trò chơi. Mỗi đội 3 em. - Cho HS nhận xét xem các bạn gắn thẻ đúng chưa. - GV nhận xét, khen ngợi. - GV mời HS đọc các tiếng vừa gắn. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. *GV cho HS đọc lại bài trên bảng. - Mời cả lớp cất bộ đồ dùng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn được phố, vẽ. Biết tạo tiếng mới từ âm, vần, thanh đã cho; đọc trơn được các tiếng vừa ghép được. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * - HS hát một bài c. Đọc hiểu - GV gắn tranh: Trên bảng cô có bức tranh, các em hãy quan sát và cho biết: - Cả lớp: *Bức tranh 1 vẽ gì? - Tranh 1 vẽ Cảnh mẹ và Vũ đi phà qua sông - HS thảo luận cặp đôi và đọc Vũ và mẹ đi qua phà *Tranh 2 vẽ gì? - Tranh 2 vẽ dãy nhà ở phố; đọc câu dưới tranh 2: Nhà Vũ ở phố. - Đọc cá nhân , đồng thanh, nhóm - GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng + GV nêu tên trò chơi + Phổ biến luật chơi + Tổ chức trò chơi: 1 HS đọc từ, 2 HS còn lại tham gia chơi, bạn nào gắn thẻ chữ vào tranh đúng và nhanh thì bạn đó sẽ thắng. - GV nhận xét, khen ngợi. - GV chỉ thẻ chữ, mời HS đọc. - HS đọc cá nhân, cả lớp * HĐ3. Viết - Gắn chữ mẫu viết thường p, ph, v, phố, vẽ. - Hướng dẫn cách viết + Viết chữ mẫu p, ph,v cách nối nét ở chữ phố, vẽ. kết hợp hướng dẫn cách viết lần 2. - Yêu cầu học sinh viết bảng con. - Nhận xét, sửa lỗi 2 bảng của HS. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được các câu ứng dụng: Vũ và mẹ đi phà; Nhà Vũ ở phố. Viết được p, ph, v, phố, vẽ đúng quy trình. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * HĐ4. Đọc Đọc hiểu đoạn Về quê. a) Quan sát tranh. - GV treo tranh khai thác bài đọc. - Yêu cầu HS quan sát tranh: + Tranh vẽ gì? - Phà chở khách qua sông/Vũ và mẹ đi phà về quê ). b) Luyện đọc trơn GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Để biết xem bạn đoán đúng chưa? Các em nghe cô đọc bài. - GV đọc mẫu. - HS chỉ từng chữ theo. - HS đọc theo cô ( 2 lượt). - HS đọc nối tiếp. - HS đọc nhóm đôi. + 2 HS cùng đọc trơn 2 câu. + Đọc cá nhân và sửa lỗi cho nhau. - Từng nhóm đọc 2 câu. - Lớp đọc đồng thanh. - Cho cả lớp đọc. c) Đọc hiểu - Dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi: ? Khi qua phà, mẹ kể gì? - Trả lời. Khi qua phà, mẹ kể cho Vũ nghe về bà, về dì ở quê. - Đọc lại toàn bài. - GV nhận xét - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được nội dung câu ứng dụng, trả lời được câu hỏi trong bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 4C. R, S TOÁN: SỐ LƯỢNG BẰNG NHAU I. MỤC TIÊU - Bước đầu hình thành cho HS về số lượng bằng nhau. - HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra. - HS có tính tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. II. CHUẨN BỊ GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - GV: SGK, vở, bút, hình vuông vàng và xanh - HS: SGK, hình vuông vàng và xanh, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (HĐ cả lớp) - GV giơ cho cả lớp xem: Cô có một số quyển vở (6 quyển) và một số chiếc bút (6 chiếc). Hãy giúp cô cài vào mỗi quyển vở một chiếc bút. + 3 HS lên bảng thực hiện + Nêu câu hỏi: Có chiếc bút nào thừa ra không ?. Có quyển vở nào không cài được bút không ? - GV khen thưởng những HS trả lời nhanh và đúng. - GV giới thiệu bài học mới: Khi ta ghép vở và bút lại vừa vặn, không có vở hoặc bút thừa ra, thì ta sẽ nói gì về hai nhóm đồ vật này ? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết về điều đó. - GV ghi đầu bài - HS nối tiếp nhắc lại tên bài *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Bước đầu hình thành về số lượng bằng nhau - Tạo niềm tin hứng thú học tập cho HS. - Giới thiệu vấn đề cần học. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. HĐ KHÁM PHÁ (HĐ cá nhân) a. Tìm hiểu nội dung của tranh khám phá - GV treo tranh (mục khám phá) và y/c HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Nếu cứ một bông hoa có một con bướm thì có thừa ra con bướm nào không, có thừa ra bông hoa nào không ? - HS trả lời - Gọi HS trả lời trước lớp - HS nói tiếp: 3 bông hoa thì có 3 con bướm, 5 bông hoa thì có 5 con bướm. - Gv nói: Cứ một con bướm đậu một bông hoa mà vừa vặn, không bị thừa ra hoa hay bướm, nên cứ 1 bông hoa thì có 1 con bướm, 2 bông hoa thì có 2 con bướm - Gv chốt: Như vậy “Số con bướm bằng số bông hoa” - HS nói lại nhiều lần: Số con bướm bằng số bông hoa b. Chốt kiến thức bằng mô hình - GV gắn 5 hình vuông vàng và 5 hình vuông xanh lên bảng. - YCHS nối 1 hình vuông vàng với 1 hình vuông xanh - HS thực hiện dưới bảng con - Gọi HS trả lời CH: Số hình vuông vàng và số hình vuông xanh có bằng nhau không ? - HS trả lời: Số hình vuông vàng bằng số hình vuông xanh. - GV nhận xét, tuyên dương. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia phù hợp thực tế - Nhận biết và nói được rằng không thừa ra vật nào và biết kết luận rằng hai nhóm có số lượng vật bằng nhau + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. HĐ LUYỆN TẬP 3.1. Bài tập 1: Hình nào có số con ếch bằng số chiếc lá (HĐ cặp đôi) - GV nêu yêu cầu - HS nhắc lại - YCHS trao đổi cặp với nhau, tìm kết quả - GV theo sát từng cặp, gợi ý. - Đại diện cá nhóm nêu kq và giải thích trước lớp - Gv chốt kq đúng: + Hình a: Số con ếch và số chiếc lá đều là 3 + Hình b: Số con ếch và số chiếc lá đều là 5 => Vậy: Hình a và hình b có số con ếch bằng số chiếc lá. 3.2. Bài tập 2: Chỉ ra các nhóm số lượng bằng nhau (HĐ cá nhân) - GV nêu yêu cầu - YCHS suy nghĩ, tìm kết quả - GV theo sát từng HS, gợi ý. - HS nêu kq và giải thích trước lớp - Gv chốt kq đúng: + Số con mèo và số con cá đều là 5, vậy số con mèo bằng số con cá. + Số con chim và số con sâu đều là 4, vậy số con chim bằng số con sâu + Số bắp ngô và số con chuột đều là 6, vậy số bắp ngô bằng số con chuột 4. HĐ VẬN DỤNG 4. 1. Bài tập 3: Mỗi con sóc ôm một quả thông. Có bao nhiêu con sóc ? Có bao nhiêu quả thông ? (HĐ cá nhân) - GV nêu yêu cầu - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Có bao nhiêu con sóc ? + Có bao nhiêu quả thông ? - Gv cần lưu ý cho HS mỗi con sóc đều ôm một quả thông - Gv chốt kq: Có 10 con sóc, có 10 quả thông 4.2. Bạn có biết - GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện trong SHS - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Nhằm cùng cố cho HS cách xác định hai nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau - Củng cố cho HS cách xác định hai nhóm vật có số lượng bằng nhau - Rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề xác định hai nhóm vật có số lượng bằng nhau - Nhận ra thực tế xung quanh những nhóm vật có số lượng bằng nhau + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 5. Củng cố, dặn dò - Củng cố: Qua bài học hôm nay đã giúp các em biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau. - Nhận xét giờ học. TN & XH: BÀI 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - HS kể được một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình. - Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể gây đứt tay, chân, bỏng, điện giật. - Nêu được cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị thương khi ở nhà. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn, ) *Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học Hướng dẫn các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: * Hoạt động 1: Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Những đồ vật nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm? - Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt hoạt động tiếp theo. ( Các em đã biết được một số đồ vật trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bản thân mình; Vậy thì ngoài những đồ vật đó thì còn những đồ vật hay thiết bị khác nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người thì chúng ta cùng tìm hiêu hoạt động tiếp theo nhé) *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS kể được một số đồ vật gây nguy hiểm trong nhà. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Hoạt động khám phá: *Hoạt động 2: Quan sát hình và nói tên những đồ dùng có thể gây nguy hiểm. - Yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân? + Những đồ dùng nào có thể gây bỏng? - HS quan sát hình 1và thảo luận - Từng cặp HS chỉ trên hình và nói với nhau. - Đại diện các cặp tham gia trình bày - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương - Sau câu trả lời của HS, GV có thể yêu cầu học sinh giải thích: + Tại sao dao, kéo lại có thể gây nguy hiểm? + Nếu va chạm vào ấm nước đang đun sôi thì em có thể bị làm sao? - Gv có thể gợi ý thêm: + Dao, kéo có thể làm cho em bị thương như thế nào? + Rất sắc, bén, + Cốc, bát, đĩa, nếu vỡ thì có thể gây nguy hiểm ra sao? + Sử dụng ấm nước sôi, nếu không cẩm thận thì sẽ nguy hiểm như thế nào? + Có thể bị bỏng. => Gv giải thích thêm: Trong mỗi gia đình, có rất nhiều vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác: dao, kéo nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm đứt tay, chân, gây chảy máu; Cốc, bát, đĩa, ấm, chén, nếu vô ý làm vỡ có thể tạo ra những mảnh vỡ sắc, nhọn gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nếu sờ vào hay giẫm phải. Ổ cắm điện, bình nóng lạnh, các dây điện, ấm điện, nếu sử dụng không cẩn thận có thể bị điện giật. Phích nước nóng,bếp lửa, có thể gây bỏng. *Hoạt động 3:Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn - Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi: Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn? - GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý: + Khi muốn sử dụng đồ điện thì chúng ta nên làm gì? + Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc nước thủy tinh di chuyển? + Có nên lại gần bàn là khi mẹ đang là quần áo hay không? - Đại diện các nhóm lên trình bày - HS thảo luận và trả lời - HS chỉ từng hình trả lời trước lớp. Để an toàn em nên cẩn thận khi dùng dùng dao hoặc các vật sắc nhọn,các đồ dùng dễ vỡ như bát, đĩa, cốc, chén, Các đồ dùng có sử dụng điện, phích nước nóng, bếp ga, Khi sử dụng nên nhờ người lớn giúp đỡ. Tuyệt đối không được sờ vào phích cắm, ổ điện, dây điện, đặc biệt là khi tay ướt. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 => Kết luận: Để an toàn bạn nên cẩn thận khi sử dụng các vật sắc nhọn, dễ vỡ và đồ điện. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS nêu được các đồ vật có thể gây nguy hiểm và cách sử dụng an toàn những đồ vật đõ. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - GV: Trong lớp cũng như ở nhà chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp, gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết. 3. Củng cố - Dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học -Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị đồ dùng cho 2 hoạt động tiếp theo. Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 4C: r, s ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng các âm r, s; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn: Trả lời được câu hỏi đọc hiểu trong đoạn Su su. - HS viết đúng: r, s, rổ, su su. - Nêu được các câu hỏi và trả lời câu hỏi về người và vật trong tranh ở hoạt động 1. Nêu được tên một số loại rau, củ, quả. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1. - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chữ ghi tiếng(ru, rá, rễ, sò, sổ, sợ) và thẻ chữ đọc hiểu câu. - Mẫu chữ r,s phóng to. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: Nghe Gv nêu nhiệm vụ quan sát tranh, hỏi đáp theo cặp để nêu tên về đồ vật, cây cối, con vật, hoạt động của người, của vật trong tranh. - Cặp đôi: + 1 em hỏi 1 em trả lời, sau đó đổi vai. + Nói thêm những điều mình biết về người và vật được thể hiện trong tranh vẽ.( rổ, rá, su su, )để nhận biết âm r, s. - Nghe GV giới thiệu tiếng mới: rổ, su và âm r, s sẽ học. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tên ngườ và vật vẽ trong tranh. - Trả lời được các câu hỏi của GV + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ. * Đọc tiếng rổ: - Cả lớp: + Quan sát GV viết chữ rổ, su su; + Nghe GV đánh vần, đọc trơn; HS đánh vần, đọc trơn theo GV: rờ - ô – rô- hỏi- rổ, đọc trơn: rổ. * Đọc tiếng su: - Cả lớp: Nghe GV đánh vần: Sờ - u - su. Đọc trơn: su - Cá nhân, nhóm đánh vần, đọc trơn: su - Cả lớp: HS đọc trơn theo thước chỉ của GV( chống đọc vẹt): rổ, su su * Nghe GV giới thiệu chữ r, s in thường và in hoa trong sách. b, Tạo tiếng mới. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu ru , các nhóm cùng nhau tạo các tiếng khác tiếng khác trong bảng. r u ru - Nhóm: Mỗi HS trong nhóm ghép tiếng theo thứ tự các dòng. Từng HS đọc trơn các tiếng tìm được. + Nhóm sửa lỗi đọc tiếng cho nhau. + Nhóm đọc trơn các tiếng tìm được 1 – 2 lần. - Cả lớp: Thi đính nhanh các thẻ chữ trong bảng phụ ( 2 nhóm). Đọc các tiếng đã đính + Tìm thêm các từ chứa tiếng có âm đầu r, s. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các tiếng mới trong bảng. - Đánh vần và đọc trơn được các tiếng ru, rá, rễ, sò, sổ, sợ + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu câu: - Cả lớp: + QS 2 tranh và các thẻ chữ phóng to trên bảng, nêu GV nêu yêu cầu: đọc câu dưới tranh ( Mẹ ru bé ngủ/ Su su ra quả) + Thực hành mẫu( Đọc câu 1): Một HS trả lời câu hỏi của GV: Em nhìn thấy gì ở hình 1? ( Mẹ và em bé) và đọc câu 1: Mẹ ru bé ngủ + Cách làm tương tự với hình và câu 2. - Cả lớp: Đọc Mẹ ru bé ngủ. - Nhóm: + Trao đổi để được nhận xét, ví dụ: Tranh 2 vẽ giàn Su su. + Cá nhân trong nhóm đọc câu dưới hình: Su su ra quả + Một số nhóm đọc trước lớp. - Cả lớp: Đại diện một số nhóm chữa bài trước lớp: Gắn thẻ chữ với tranh thích hợp. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Đọc được câu ghi thẻ chữ trong hình. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3: Viết - Cả lớp : + Nghe GV nêu cách viết chữ r, s; cách nối nét su, rổ. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng. - Cá nhân viết vở. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng r, s, rổ, su + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc hiểu đoạn Su su: a, Quan sát tranh. - Cả lớp: Nghe Gv giao nhiệm vụ quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn - Nhóm: Từng HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? ( tranh vẽ lá và quả su su giống như mặt người: có gương mặt người già, có gương mặt trẻ con, ) b, Luyện đọc trơn. - Cả lớp: Nghe GV đọc cả đoạn, HS đọc trơn theo GV ( Nhìn GV chỉ từng chữ và nghe GV đọc chậm từng câu và đọc theo; Đọc 2 -3 lần.). - Cặp: Cùng đọc trơn từng câu và cả đoạn. c, Đọc hiểu: - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: Dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi: Quả su su nghĩ gì? - Cá nhân: Trả lời câu hỏi. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc được câu, đoạn - Trả lời được câu hỏi: Quả su su nghĩ gì? + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 4D: t, th ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng các âm t, th; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn thỏ và gà. - HS viết đúng: t, th, tổ, thú - Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật trong sở thú theo tranh ở HĐ 1. Nêu được tên của một số thức ăn của gà, thỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Tranh phóng to HĐ1; tranh ảnh để giải nghĩa từ ngữ có trong bài học + Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chữ luyện đọc hiểu câu + Mẫu chữ t, th phóng to - HS: + SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: Nghe - nói - Cả lớp: Quan sát tranh HĐ 1 GV treo trên bảng, nghe GV gợi ý: Các em hãy hỏi- đáp theo hướng dẫn - Cặp: Hỏi- đáp: + Tranh vẽ gì? Cảnh vật đó ở đâu? + Những con vật nào có ở sở thú? + Bạn có thích đi sở thú không? - Cả lớp: + Nghe GV giới thiệu các tiếng mới có trong từ khóa (tổ cò, sở thú) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 + Quan sát và nhận xét điểm giống và khác nhau của chữ t và chữ th được GV viết trên bảng *ĐGTX: -Tiêu chí: HS hỏi-đáp được theo hướng dẫn: tranh vẽ các bạn đang đi chơi ở sở thú - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a. Đọc tiếng, từ Đọc tiếng tổ: - Cả lớp: HS quan sát GV viết chữ: tổ, nghe GV đánh vần, đọc trơn; HS đánh vần, đọc trơn theo GV: tờ-ô-tô-hỏi-tổ; đọc trơn: tổ - Cá nhân, dãy bàn đánh vần, đọc trơn: tờ-ô-tô-hỏi-tổ-> tổ; tổ cò Đọc tiếng thú: - Cả lớp: Nghe GV đánh vần: thờ-u-thu-sắc-thú; đọc trơn: thú - Cá nhân, dãy bàn đánh vần, đọc trơn: thú -Cả lớp: HS đọc trơn theo thước chỉ của GV * Nghe GV giới thiệu chữ t,th in thường và in hoa trong sách * ĐGTX -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. b.Tạo tiếng mới - Cả lớp: Nhìn bảng phụ đã viết nội dung tạo tiếng mới, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu té đã tạo, các nhóm cùng nhau tạo tiếng khác trong bảng t e / Té GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Nhóm: + Mỗi HS trong nhóm ghép tiếng theo thứ tự các dòng. Từng HS đọc trơn các tiếng tìm được + Nhóm sửa lỗi đọc tiếng cho nhau + Nhóm cùng đọc trơn các tiếng tìm được một số lần - Cả lớp: + Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ (2 nhóm). Đọc các tiếng đã đính + Tìm thêm các tiếng có âm đầu t, th * ĐGTX -Tiêu chí: HS tạo được các tiếng khác ở trong bảng và đọc trơn được các tiếng đó - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. .*HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: Đọc c. Đọc hiểu - Cả lớp: + Quan sát 2 tranh và từ ngữ phóng to trên bảng, nghe GV nêu yếu cầu: đọc 2 câu dưới tranh + Thực hành mẫu: Nêu nội dung tranh 1 sau đó đọc câu dưới tranh + Nhiều em đọc câu - Nhóm: + Trao đổi để nêu nội dung tranh 2, chọn từ ngữ điền vào chỗ trống trong câu + Các cá nhân trong nhóm đọc + Một số nhóm đọc trước lớp - Cả lớp: Đại diện một số nhóm chữa bài trước lớp * ĐGTX GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ t; cách nối chữ t với h để tạo thành chữ th và hướng dẫn cách viết chữ tổ, thú + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: + Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho HS viết còn hạn chế * ĐGTX -Tiêu chí: HS viết được các chữ t, th, tổ, thú vào bảng con - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: Đọc Đọc hiểu đoạn Thỏ và gà a) Quan sát tranh - Cả lớp: Nghe GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn Thỏ và gà - Nhóm: Từng HS nêu nội dung tranh hoặc trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? b) Luyện đọc trơn - Cả lớp: + Nghe GV đọc cả đoạn + HS đọc trơn theo GV + Nhóm: cùng đọc trơn từng câu và cả đoạn c) Đọc hiểu: - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi: Thỏ đi bẻ gì? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Cá nhân tự thực hiện theo yêu cầu * Nghe GV dặn dò làm BT trog VBT * ĐGTX -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh, nêu được nội dung của bức tranh và tự hoàn thành được các câu dựa và đoạn đọc - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. TOÁN: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. MỤC TIÊU - HS nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh ảnh mục khám phá trong SHS, 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS, 5 bông hoa đỏ, 3 bông hoa xanh. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: ( Hoạt động chung cả lớp ) - GV cho HS chơi trò chơi “ Nhanh chân tìm ghế” - GV chuẩn bị 4 chiếc ghế nhỏ xếp vòng tròn, chọn 5 HS chơi. + GV phổ biến cách chơi: Cả lớp hát 1 bài hát quen thuộc ( cho HS chọn ) 5 bạn vừa hát theo vừa nhảy múa di chuyển theo nhịp bài hát vòng quanh 4 chiếc ghế. Khi bài hát vừa kết thúc thì mỗi bạn nhanh chóng tìm một chiếc ghế và ngồi vào, 1 chiếc ghế chỉ được 1 người ngồi. - Sau 1 lần “tìm ghế” thì cho HS dừng chơi và HS ngôi nguyên trên chiếc ghế mà mình “ tìm được” HS quan sát tình huống thực này , trả lời câu hỏi: “ Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế?” GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  29. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - GV giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay đó là xem trong hai nhóm đồ vật, nhóm này có nhiều đồ vật hơn hay ít đồ vật hơn nhóm kia. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết cách chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ( cá nhân hoặc cặp đôi ) - GV Chiếu hoặc treo tranh của mục khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. - YCHS quan sát tranh. - Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế? Vì sao? - GV Tóm tắt tổng hợp các ý kiến của HS và chốt: “ Các em đã thấy 1 ghế chỉ được 1 người ngồi, có 1 người thừa ra vì không đủ ghế, và ta nói Số người nhiều hơn số ghế.” - GV chốt kiến thức bằng mô hình: GV gắn hoặc vẽ 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS lên bảng. - GV Yêu cầu Hãy nối 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh. - YCHS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Ghép đôi 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh. Có hình vuông đỏ thừa ra thì nói là: số hình vuông đỏ nhiều hơn số hình vuông xanh” , cũng còn nói là “ Số hình vuông xanh ít hơn số hình vuông đỏ”. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS nhận biết được thế nào là nhiều hơn và giải thích được vì sao nhiều hơn - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( cặp đôi ) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  30. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 Bài tập 1: Câu nào đúng? - GVYC HS thực hiện HĐ 1 trong SHS theo cặp. - GV mời đại diện 1 số cặp trình bày - GV mời HS khác nhận xét - GV nhận xét chốt * ĐGTX - Tiêu chí: HS biết cách ghép đôi 1 vật của nhóm này với 1 vật của nhóm kia, nhận biết được nhóm đồ vật nào thừa ra và biết kết luận nhóm đó có nhiều đồ vật hơn, nhóm kia ít vật hơn - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (cá nhân) - GV yêu cầu HS đọc HĐ2 SHS - Các bước trong mỗi HĐ 2 a, 2b tương tự như HĐ1 nhưng việc nối ghép ở HĐ2 a là việc hình dung mỗi bạn đội một chiếc mũ xem thừa hay thiếu mũ, ở HĐ 2b nối ghép một bông hoa xanh với một bông hoa đỏ và thấy thừa ra 2 bông hoa đỏ. - YCHS trả lời - GV nhận xét chốt: 2a: Số mũ nhiều hơn số người ( giải thích nếu mỗi người đội một mũ thì thừa mũ ) 2b: Số hoa màu xanh ít hơn số hoa màu đỏ ( giải thích ghép 1 bông hoa xanh và 1 bông hoa đỏ thanh 1 cặp thì thừa ra 2 bông hoa màu đỏ ) - GV đưa ra 1 số câu hỏi với 2 nhóm đồ vật trong lớp. ( Thực hiện như vậy với khoảng thời gian còn lại của tiết học ) - YCHS trả lời -GV gọi nhận xét -GV Nhận xét, chốt. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  31. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 * ĐGTX - Tiêu chí: HS biết cách hình dung mỗi bạn đội 1 chiếc mũ xem thừa hay thiếu; nối ghép được một bông hoa xanh với một bông hoa đỏ và thấy thừa ra 2 bông hoa đỏ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà chia sẻ bài học với ông bà, cha mẹ ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN ÔN TẬP 1 I. Mục tiêu: - HS luyện đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 và nhận biết số 0 là số lượng vật của nhóm không có vật nào. - HS xác định được số lượng vật của một nhóm và lấy được một số lượng vật đã định trước. II. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: Bộ ĐHT, SGK. III. Các hoạt động dạy học: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) 1. HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” + GV đưa tranh vẽ các đồ vật. Gọi HS nói số lượng đồ vật trong tranh. + Gọi HS nhận xét + GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổ chức cho hs chơi “Điểm số”: trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”. - GV phổ biến cách chơi: Nhóm HS được chọn 9 HS xếp hàng dọc, HS làm nhóm trưởng đứng đầu hàng. GV hỏi nhóm trưởng: “Nhóm em có bao nhiêu bạn?”, khi đó nhóm trưởng quay xuống nói: “Cả nhóm chú ý điểm số!” và quay lại vị trí ban đầu rồi bắt đầu việc điểm số như sau: Nhóm trưởng đầu hàng giờ tay phải lên và nói “Một”, người tiếp theo giơ tay phải lên và nói “Hai”, , người cuối cùng cũng làm như vậy và nói, ví dụ: “Tám, hết!”. Tiếp theo nhóm trưởng bước lên 1 bước nói với GV: “Thưa cô, GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  32. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 nhóm em có 9 bạn ạ”. Nhóm này chơi xong GV chọn nhóm khác chơi, số lượng HS các nhóm không bằng nhau. - Các HS khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, chốt, tuyên dương đội thắng. 2. Sau trò chơi, HS trả lời một số câu hỏi: - GV mời HS trả lời câu hỏi: + Muốn biết một nhóm có bao nhiêu bạn thì phải làm gì? - Hãy đọc các số đếm đến 10! - Gv y/c hs nhận xét. + Khi đếm, có được đếm lặp lại bạn nào không? Có được bỏ sót bạn nào không? - GV gọi hs nhận xét. - Gv nhận xét, chốt. - GV: Chúng ta đã học đếm đến 10 và đã biết các số lượng (hay là các số): 1, 2, , 10. Ngoài ra ta còn biết số nào nữa? Hôm nay chúng ta ôn tập về các số đó * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết cách chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Cá nhân) 1.GV treo tranh BT1, nêu yêu cầu Đếm và nối . “ Mỗi nhóm có bao nhiêu đồ vật?” - Y/ c hs quan sát tranh . -Y/ c hs tự tìm câu trả lời. ( 2 phút). GV theo sát những HS chưa vững, có thể gợi ý như “Muốn biết nhóm đồ vật , có bao nhiêu thì phải làm gì?”, “Hãy đếm số đồ vật - Y/ c hs trình bày trên bảng lớp đếm số đồ vật được GV chỉ ra, nối với số thích hợp - Y/c hs nhận xét. - Gv nhận xét. => Chúng ta vừa thực hành BT1 giúp cho các con ôn luyện về đếm để nhận ra số lượng đồ vật trong mỗi nhóm - Để khắc sâu cho chúng ta nhớ lâu hơn cô mời chúng mình cùng vào BT 2 nhé. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  33. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 2. - GV treo tranh của BT2 lên, nêu yêu cầu của BT 2. “ Đếm và viết số quả. - Y/ c hs nhắc lại tên bài. - Gv y/c hs tự viết số quả vào vở. GV đánh giá HS về yêu của mỗi HS. - Y/c hs nhận xét. - GV nhận xét. 3.Gv treo tranh BT 3 và nêu yêu cầu: “ Vẽ vào mỗi ô một hình mà bạn thích?”. - Y/c hs thực hành cá nhân. - Y/c hs trình bày kết quả. - Y/ c hs nhận xét. - GV nhận xét. => Cô mời các bạn cùng đối chiếu kết quả của GV - Qua phần luyện tập cô thấy các con làm rất tốt, vậy để vận dụng được chúng ta cần xác định những gì giúp các con thực hiện tốt. Chúng ta chuyển sang HĐ tiếp theo nhé. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu và thực hiện được các yêu cầu của các hoạt động: đếm số lượng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV tổ chức: Trò chơi “Lấy đúng, lấy nhanh” (ở trang cuối của chủ đề 1) nhằm để HS luyện tập yêu cầu cần đạt 3. - GV nêu cách chơi HS lắng nghe GV phổ biến để biết cách chơi. - HS chơi với số lần phù hợp thời gian cho phép. - GV nhận xét. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu cách chơi và chơi được trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  34. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? -Y/ c hs đọc nối tiếp các số từ 0 đến 10. - Nhận xét giờ học. BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT: BÀI 2E: ÔN TẬP qu, gi, ph, v, r, s, t, th (2T) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng các âm qu, gi, ph, v, r, s, t, th và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, đã học. HS đọc lưu loát các câu, đoạn; hiểu nghĩa từ ngữ và trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu. – HS viết đúng các chữ cái, các tiếng chứa âm, vần đã học. – HS viết được từ ngữ hoặc câu ngắn theo hướng dẫn. - Nói được tên các vật có câu vần đã học. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to, ảnh , mô hình, băng hình, vật thật - Thẻ chữ luyện đọc HĐ2. - Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp/phần mềm hướng dẫn HS viết chữ. - Vở BT TV1; tập viết 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1: Nghe - nói Kể tên hàng hóa được chở trong siêu thị. - Cả lớp: + Nghe GV HD cách chơi: Từng nhóm nhìn tranh, viết tên các sản phẩm trên xe chở hàng. Nhóm nào viết đúng và nhiều tên trong cùng thời gian sẽ chiến thắng. + Thống nhất tên các mặt hàng giữa các nhóm. - Nhóm: Các nhóm chơi thep HD. - Cả lớp: Xác định nhóm thắng cuộc * ĐGTX + Tiêu chí: - Viết được tên sản phẩm trong tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2: Đọc GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  35. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 a, Tạo tiếng - Cả lớp: + Nghe và QS GV nói kết hợp viết các âm đầu vào các ô trong bảng(VD: Âm đầu qu ghép với vần có âm a thêm dấu sắc, sẽ tạo thành tiếng gì?). + Đánh vần, đọc trơn các tiếng trong bangrtheo HD của GV. - Cá nhân: Tự điền các tiếng vào ô trống và đọc các tiếng đó. - Cặp: Đọc theo cặp các tiếng đã tạo được ở trong bảng và nghe GV giải nghĩa từ khó. b, Đọc từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV HD cách thực hiện: + Việc 1: Nói về các hoạt động của mọi người trong tranh vẽ. + Việc 2: Đọc câu dưới tranh - Nhóm/cặp: QS tranh, nói ND từng tranh. + Lần lượt đọc câu dưới mỗi tranh. - Cả lớp: + 1-2 em giới thiệu tranh và đọc câu. + Nghe GV NX chung cả lớp. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các từ ngữ, câu, nói được HĐ của mọi người trong tranh. - Giới thiệu nhân vật và HĐ của nhân vật trong tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu nhiệm vụ đúng kiểu và cỡ chữ theo yêu cầu. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng. - Cá nhân: Viết bảng con(hoặc viết vở) - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng qua phà, gió to + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  36. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM: p, ph, v I. MỤC TIÊU - HS đọc đúng và rõ ràng các âm p, ph, v; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - HS hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - HS viết đúng: p, ph, v, phố, vẽ. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các loại quả, cây cối, con vật, hoạt động trong tranh, nói được tên một số loại quả, con vật có tiếng mở đầu bằng ph hoặc v. - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, làng xóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.KHỞI ĐỘNG - HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh nêu tên các cảnh vật ở phố (trả lời câu hỏi Ở phố có gì nhỉ?). + Tranh vẽ những cảnh gì, vật gì có ở phố? + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?\ - Đọc và giới thiệu các chữ: p (pờ), ph (phờ), v (vờ). - Trong tranh có các tiếng mới có trong từ khoá hè phố, giá vẽ; quan sát các chữ phố, vẽ để nhận biết âm p, ph, v mà hôm nay chúng ta sẽ học. B. LUYỆN ĐỌC b. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : p, ph, v, phố, vẽ, Vũ và mẹ đi phà, nhà Vũ ở phố theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 43 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(Mọi người đang đi phà) - HS đọc bài: Về quê Nhà Vũ ở phố. Nghỉ lễ, Vũ và mẹ về quê. Khi qua phà, mẹ kể về bà, về dì ở quê. - HS trả lời câu hỏi: Khi qua phà mẹ kể gì? - HS trả lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 20). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  37. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 ph a pha v i / ví ph a \ phà v i . vị ph ơ ? phở v o ? vở - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: pha, phà, phở, ví, vị, võ - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 20 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: Nhà Vũ ở phố; Vũ và mẹ đi phà. -HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Về quê. Viết từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 20) - Khi qua phà, mẹ kể . - HS trả lời -GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Vũ và mẹ về quê. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 4 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS biết viết chữ: qu, gi, ph, v, r, s, t, th. - HS viết từ: quả, giá, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  38. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu chữ cái viết thường. - Bộ thẻ các chữ in thường và viết thường: qu, gi, ph, v, r, s, t, th, quả bí, giá đỗ, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. - Tranh ảnh quả bí, giá đỗ, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Ai nhanh hơn. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: Mỗi HS nhặt một thẻ chữ cái hoặc thẻ từ trên bàn GV, giơ lên và đọc. Khi GV đọc đến thẻ từ nào thì từng nhóm chọn thẻ từ đó lên dán vào dưới các hình trên bảng. - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Nhận diện các chữ cái Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ cái và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: qu, gi, ph, v, r, s, t, th * ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc được: qu, gi, ph, v, r, s, t, th + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  39. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ qu, gi, ph, v, r, s, t, th. - Cá nhân: Thực hiện viết từng chữ. Nghe GV NX bài của mình hoặc của bạn. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: qu, gi, ph, v, r, s, t, th. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HS thư giãn giữa giờ. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ: quả bí, giá đỗ, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. (mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ. Nghe GV NX bài viết. Đặt bài viết để tham gia triển lãm. - Cả lớp: Xem bài viết của bạn trong triển lãm bài viết. Nghe GV NX bài viết của một số bạn. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: quả bí, giá đỗ, phố, vẽ, rổ, su su, tổ, thú, qua phà, gió to. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM r, s I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm r, s. Đọc trơn được các tiếng, từ chứa âm r, s GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  40. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng câu với hình. Đọc bài và chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. Đọc và viết câu cho sẵn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về cảnh vật trong tranh - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và hỏi đáp được các cảnh vật trong tranh - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 2 : Luyện đọc c. Đọc tiếng, từ, câu - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ, câu: rổ, su, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T44 đến T45) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ, câu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T45 và trả lời câu hỏi: Em thấy hình 1 vẽ gì? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  41. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 HS đọc câu dưới hình. Tương tự như vậy với H2 - HS quan sát tranh SGK T45 (HĐ 4) và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì ? Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. HS nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, trả lời câu hỏi * ĐGTX -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T21). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu ru tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. r u ru r a / r ê ~ - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : ru, rá, rễ, - GV giúp đỡ HS. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS hiểu yêu cầu của Bt và tạo được các tiếng mới - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Nối câu với hình (VBT T21) - HS quan sát, câu dưới tranh - HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * ĐGTX -Tiêu chí: HS nối được câu với hình phù hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  42. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 Bài 3: Đọc bài Su su . Chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống(VBT T21) - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: tranh vẽ gì? - HS chọn từ ngữ còn thiếu vào chỗ chấm: nhờ rễ, nhờ lá mà có nó. Đọc lại câu hoàn chỉnh - GV giúp đỡ HS. * ĐGTX -Tiêu chí: HS chọn đúng từ ngữ vào chỗ trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Đọc và viết (VBT T21) - HS đọc trơn câu trên - HS viết theo mẫu - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * ĐGTX: -Tiêu chí: HS đọc trơn được câu mẫu và viết được theo mẫu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN SỐ LƯỢNG BẰNG NHAU I. MỤC TIÊU: - HS biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  43. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 : Nối một vật ở hình A với một vật thích hợp ở hình B. Đánh dấu x vào ô trống nếu thấy số lượng vật ở hai hình bằng nhau - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT1 - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * ĐGTX -Tiêu chí: HS nối được một vật ở hình A với một vật thích hợp ở hình B và đánh được dấu X vào ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Hãy tô cùng một màu những con vật có số chân bằng nhau - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Mỗi con vật sau có bao nhiêu chân? - HS đếm và trả lời câu hỏi. - HS tiếp tục trả lời: Có những con vật nào có số chân bằng nhau? - HS tô cùng một màu vào những con vật có số chân bằng nhau - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * ĐGTX: -Tiêu chí: HS quan sát tranh và trả lời được câu hỏi: có bao nhiêu; tô đúng cùng một màu vào những con vật có số chân bằng nhau - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Hãy nối mỗi đĩa thìa với một khay kem thích hợp - HS trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu kem cốc ở khay 1, khay 2? Có bao nhiêu thìa ở đĩa 1, 2? - HS nối mỗi đĩa thìa với một khay kem thích hợp GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  44. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * ĐGTX -Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra và nối được mỗi đĩa thìa với một khay kem thích hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: vẽ cho đủ số đĩa - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: có bao nhiêu chén và ấm trà? - HS đếm và trả lời câu hỏi - HS tiếp tục trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu chiếc đĩa? Còn thiếu bao nhiêu chiếc đĩa nữa? - HS tự vẽ cho đủ số đĩa - Nghe GV nhận xét tuyên dương * ĐGTX -Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra và vẽ đủ số đĩa thiếu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. TN&XH: AN TOÀN KHI Ở NHÀ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: * Qua bài này, học sinh: - Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể gây đứt tay, chân, bỏng, điện giật. - Nêu được cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị thương khi ở nhà. II. CHUẨN BỊ: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  45. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình. - Học sinh: Sưu tầm hình ảnh( hình chụp, vẽ) một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 4: Điểu gì có thể sẽ xảy ra với các bạn trong hình? Vì sao? - GV nêu yêu cầu: Quan sát hình 5, 6,7 thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV nêu gợi ý hướng dẫn, giúp đỡ: + Khi dùng tay giật dây điện thì dây điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện bị đứt, hở thì điều gì xảy ra với bạn ở hình 5? + Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ có thể làm bạn bị thương như thế nào? - Gv nhận xét, tuyên dương - Liên hệ: GV hỏi: Nếu có mặt ở đó em sẽ khuyên các bạn như thế nào? + Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà em nên chú ý điều gì? * ĐGTX -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh, xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể gây đứt tay, chân, bỏng, điện giật. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 5: Khi bị thương bạn sẽ làm gì? - GV nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ lại nội dung bài đã học và nêu cách ứng xử trong tình huống sau: Đang ngồi xem phim hoạt hình, Lan cảm thấy rất khát nước, bạn xuống bếp và rót một cốc nước. Do vội uống để kịp lên xem tiếp phim, bạn làm rơi cốc nước xuống đất. Sợ bị mẹ mắng, Lan ngồi nhanh xuống và nhặt các mảnh vỡ để vứt vào thùng rác. Không may bạn bị mảnh vỡ cứa vào tay và chảy máu. Lan bật khóc và lo lắng không biết nên làm gì. Các em hãy giúp Lan đưa ra cách ứng xử phù hợp nhé - GV nhận xét tuyên dương nhóm có cách ứng xử tốt nhất. => GV: Khi các em bị đứt tay hoặc bị thương cần nói ngay với bố mẹ hoặc người lớn để được giúp đỡ kịp thời. Nếu bố, mẹ và người lớn không có nhà, các em cần rửa sạch tay, sau đó dùng miếng băng dán y tế để băng vết thương lại. Nếu vẫn chảy máu, cần nhờ hàng xóm giúp đưa đến cơ sở y tế hoặc gọi 115 để được giúp đỡ kịp thời. - Gv hướng dẫn HS cách sử dụng dùng miếng dán y tế hoặc cách băng vết thương từ miếng vải nhỏ. * ĐGTX GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  46. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 -Tiêu chí: HS biết cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị thương khi ở nhà. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Củng cố - Dặn dò: Giáo dục HS phải biết bảo vệ bản thân, cách xử lí khi bị đứt tay. - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ bài học với người thân SHTT: SINH HOẠT LỚP: ANH EM MỘT TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau xây dựng tủ sách. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Giấy màu, kéo, keo dán, bìa màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV nhận xét hoạt động trong tuần 4 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã dần biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ, tham gia hoạt động ca múa tập thể giữa giờ khá tốt. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết bước đầu dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. Tồn tại: + Một số em chưa có tính tự học, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  47. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 - Tổng kết hoạt động tháng 9. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Thi đua lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS yêu quý mẹ và cô giáo. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình QS được ở nhà, ai là”người nghe tích cực” nhất nhà mình theo đánh giá của HS. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Kể được cho bạn nghe những gì mình QS được ở nhà. + PP: vấn đáp, quan sát. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
  48. Giáo án lớp 1A. Tuần 4 Năm học: 2020 – 2021 + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm: Tủ sách anh em Bản chất: HS cùng nhau tham gia HĐ chung, tạo cảm xúc tích cực và động lực xây dựng trường lớp. - GV liên lạc với GV lớp 5 đã giao lưu với lớp mình buổi trước để nhận sách các anh chị gửi cho các em. GV nhận sách HS đem tới. - GV đề nghị HS đưa ra các phương án đặt tên cho tủ sách và HS cùng bình chọn. Tên nào được HS giơ tay bình chọn nhiều nhất, tủ sách sẽ được đặt tên như vậy. - GV phân công công việc cho từng tổ: tô màu tên tủ sách; cắt hoa; dán hoa lên tủ sách hoặc làm dây hoa để treo; dùng khăn ẩm lau tủ/giá sách; xếp sách lên ngăn Kết luận: GV đề nghị HS phân công một vài bạn viết, vẽ lời cảm ơn gửi các anh chị lớp 5. Thật vui vì có anh, có chị trong trường, đoàn kết, yêu thương. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đoàn kết, làm công việc chung, xây dựng trường lớp. - Biết cảm ơn những người đã giúp đỡ mình. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh -Cùng hứa với nhau, sẽ tiếp tục quyên góp sách và mượn sách về nhà đọc khi đã biết đọc thông thạo hoặc nhờ bố mẹ đọc cho nghe ở nhà. -GV hỗ trợ HS làm thẻ sách và HD cách ghi tên mượn sách. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy